Thế giới

‘Giáo dục mà không có giá trị trung thực, có cải cách mấy cũng bằng thừa’ 

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-06 18:56:38 我要评论(0)

Thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển kinh tế - xã hội s&aacuath. bilbao đấu với getafeath. bilbao đấu với getafe、、

Thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển kinh tế - xã hội sáng nay (1/6),áodụcmàkhôngcógiátrịtrungthựccócảicáchmấycũngbằngthừa ath. bilbao đấu với getafe đại biểu Quốc hội Đinh Thị Ngọc Dung khẳng định giáo dục là vấn đề cốt lõi để phát triển đất nước và ổn định an sinh xã hội. 

“Một xã hội sẽ không phát triển nếu như thiếu nhận thức và không có nền giáo dục tốt, hay giáo dục mà không có giá trị trung thực, có cải cách mấy cũng bằng thừa” - vị đại biểu này khẳng định đó là những vấn đề mà người dân quan tâm, bên cạnh đó là những bất cập về cải cách thay đổi chương trình và các mức học phí của các bậc học.

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung

Đối với vấn đề học phí và kinh phí đào tạo, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung đặt câu hỏi tại sao lại cứ tăng kinh phí, học phí đào tạo hay các khoản phí khác tùy từng trường, từng nơi ở các cấp bậc thấp? 

“Thiết nghĩ ở các bậc tiểu học, trung học cơ sở hay phổ thông trung học chúng ta phải có cơ chế, giải pháp hạ học phí ở mức thấp nhất, hỗ trợ tốt nhất cho các em vì đó là trẻ em dưới 18 tuổi, cần phải có môi trường nhận thức và học tập để phát triển. 

Có chăng, chúng ta nên nghiên cứu điều chỉnh ở cấp bậc cao hơn, đó là đại học và sau đại học. Ở bậc học này, các em đã trên 18 tuổi, có thể tự định hướng và có trách nhiệm với cuộc sống của mình. 

Tôi thấy ở một số nước, nhiều em để tiếp tục đi học đại học đã tự đi làm thêm ngoài giờ để có thêm thu nhập, hay thậm chí đi làm thêm một hai năm, có kinh phí rồi mới đăng ký học đại học” – bà Dung nêu quan điểm.

Bà Dung còn đặt vấn đề về áp lực học tập từ nhà trường, từ gia đình đến các em học sinh. 

“Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây tự kỷ, trầm cảm với rất nhiều vấn đề sinh lý khác cho học sinh và sinh viên hiện nay. 

Đáng buồn hơn là tỷ lệ học sinh trầm cảm, tự kỷ hay gần đây có nhiều vụ việc tự tử có liên quan đến điểm số và thành tích vẫn đang không ngừng tăng lên, dẫn tới những xót xa, thương tâm và hệ lụy trong xã hội”. 

Theo bà Dung, vô hình trung, phải chăng chúng ta đang tạo ra áp lực cho giới trẻ từ nhiều phía, và có thể thấy giáo dục ở Việt Nam thiếu đi những mô hình trải nghiệm, thiếu những lớp học ngoại khóa gần gũi thiên nhiên, gắn kết với tự nhiên, thiếu đi những không gian xanh hoạt động ngoài trời chung. 

“Thay vào đó là những mô hình quy hoạch các dịch vụ kinh doanh quán xá như game, quán bia hơi, karaoke hay những nhà hàng mọc lên ở mọi nơi mà không có không gian xanh theo quy chuẩn. Giới trẻ thiếu đi sự vận động tự nhiên ngoài trời mà thay vào đó là những không gian gò bó cùng áp lực thành tích ảo, chỉ tiêu ảo do gia đình và nhà trường tạo ra.

Tôi thiết nghĩ, học tập không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn ở cả xã hội. Do vậy, cần xây dựng mô hình công cộng nhiều hơn để giải tỏa vấn đề áp lực đến trường. 

Việc học tập và vui chơi chung ở cộng đồng là rất cần thiết trong việc kích thích tương tác và phát triển khả năng tư duy sáng tạo và giải trí của giới trẻ, từ đó tránh được những áp lực từ nhiều phía cho học sinh, phụ huynh và thầy cô”.

Cần quyết liệt đổi mới dạy và học lịch sử

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết vấn đề đang được cử tri cả nước và đại biểu quan tâm là việc giảng dạy môn Lịch sử ở bậc THPT trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới. 

Theo bà Quyên Thanh, với nhiều ý kiến phân tích và nhìn nhận từ nhiều góc độ đã khẳng định tầm quan trọng của môn học Lịch sử.  Ngành giáo dục - đào tạo đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm trong đổi mới phương pháp dạy và học Lịch sử. Đã có nhiều mô hình và cách dạy Lịch sử rất hay và sinh động, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân. 

Vị đại biểu này “trân trọng đề nghị Bộ GD-ĐT quyết liệt hơn nữa trong đổi mới phương pháp dạy và học Lịch sử sao cho hấp dẫn học sinh".

" Việc dạy học cần chú trọng hơn việc dạy học sinh kỹ năng tìm hiểu, phân tích các thông tin về lịch sử thay cho phương pháp học vẫn còn khá nặng hiện nay là học sinh phải cố học thuộc để nhớ.

Cần dẫn dắt học sinh tìm đến môn học Lịch sử bằng sự chủ động, biến những bài học lịch sử thành những câu chuyện sinh động, dễ nhớ và nhớ lâu, khơi gợi và hình thành ở các em sự yêu thích đối với môn học Lịch sử. 

Bên cạnh đó, để hình thành ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đối với học sinh không chỉ có ở môn học Lịch sử trong nhà trường mà còn có trong mọi sinh hoạt từ gia đình đến xã hội, từ mọi nguồn thông tin mà học sinh tiếp cận hằng ngày, từ các hoạt động mà các em được tham gia, được trải nghiệm từ cộng đồng" - bà Thanh đề xuất. 

Thực tế, theo bà Thanh, hiện nay học sinh chưa có nhiều điều kiện để học lịch sử từ cuộc sống, thông tin các em tiếp cận hàng ngày cũng chưa có nhiều thông tin về lịch sử. 

Bên cạnh đó, học sinh nói riêng và giới trẻ hiện nay nói chung có quan điểm, cách nhìn, cách nghĩ về cuộc sống có nhiều thay đổi, các em tìm sự chia sẻ, đồng cảm, giao tiếp và học hỏi qua môi trường mạng với nguồn thông tin vô tận và khó kiểm soát. 

“Tôi tin và luôn mong muốn việc giáo dục về lịch sử nói riêng cũng như giáo dục nói chung không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà phải của toàn xã hội và của mỗi gia đình, và cần có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa giữa các bên trong thời gian tới” - bà Thanh bày tỏ. 

Trần Thường - Phương Chi

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Một trong những kết quả nổi bật nhất của Báo cáo chỉ ra rằng khách du lịch trên toàn thế giới có xu hướng du lịch ngắn ngày hơn với mật độ thường xuyên hơn, mục đích chủ yếu là gắn kết gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó, nguy cơ thất lạc hoặc mất cắp tiền mặt tại điểm đến vẫn là nỗi lo thường trực. So với các quốc gia khác, người Việt có hành trình du lịch ngắn nhất trên thế giới với 74% chuyến đi kéo dài trong 4 đêm hoặc ít hơn.

Kết quả báo cáo cho thấy ranh giới giữa những động lực thúc đẩy người dân đi du lịch đang dần bị xoá nhòa. Sự kết hợp của “mục tiêu khám phá” và “mục tiêu tận hưởng” là những động lực chủ yếu.

Trong số 5 động lực chính khi đi du lịch, những người du lịch vì cảm giác “tận hưởng” thường đi để gắn kết hơn với bạn bè và người thân hay đơn giản là tận hưởng thời gian một mình; những người du lịch “khám phá” có xu hướng trải nghiệm nhiều hơn các nền văn hóa mới và thăm thú nhiều điểm đến hấp dẫn.

Cứ 10 người du lịch quốc tế thì có 6 người (63%) trả lời rằng họ đi du lịch vì cả hai lý do này. Tỉ lệ tương ứng ở Việt Nam là 72%, có nghĩa là 7/10 người.

Nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng của du khách Việt Nam thường thực hiện các chuyến đi dần ngắn hơn. Trung bình chuyến du lịch gần nhất của họ chỉ kéo dài 4 đêm, ngắn hơn rất nhiều so với con số trung bình ở Châu Á Thái Bình Dương (7 đêm). Họ lựa chọn các điểm đến có thời gian di chuyển trung bình là 4,5 giờ.

" alt="Người Việt du lịch ngắn ngày nhất so với thế giới" width="90" height="59"/>

Người Việt du lịch ngắn ngày nhất so với thế giới