Tốc độ mạng 5G trung bình khi download (màu cam) và upload (màu đỏ) của 10 thành phố nhanh nhất thế giới.
Theo báo cáo của Open Signal, 5/10 thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới nằm ở châu Á và chiếm trọn 5 vị trí dẫn đầu. Trong đó, Jeonju, thành phố lớn thứ 16 tại Hàn Quốc, là thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới, khi người dân sống ở đây có thể đạt được tốc độ tải trung bình lên đến 415,6 Mbps (51,95 MB/s), nhanh gấp 15% tốc độ mạng 5G trung bình tại Hàn Quốc.
Thành phố xếp thứ 2 về tốc độ mạng 5G là Tân Trúc (Đài Loan, Trung Quốc), với tốc độ mạng 5G trung bình đạt 360,1 Mbps (45,01 MB/s). Riyadh, thủ đô của Ả rập Xê Út xếp ở vị trí thứ 3 với tốc độ mạng 5G trung bình 317,3 Mbps (39,66 MB/s).
Những cái tên còn lại xếp trong top 10 thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới bao gồm Dubai (285,4 Mbps), Tokyo (277,5 Mbps), Melbourne (257,6 Mbps), Zurich (245,1 Mbps), Dublin (194 Mbps), Barcelona (188,8 Mbps) và Calgary (184,1 Mbps).
Open Signal cho biết chỉ có 3 trong 10 thành phố có mạng 5G nhanh nhất thế giới là thủ đô của các quốc gia, bao gồm Riyadh thủ đô Ả rập Xê út, Tokyo là thủ đô của Nhật Bản và Dublin là thủ đô của Ireland. Đáng chú ý, dù là cường quốc số một thế giới về công nghệ, không có thành phố nào của Mỹ góp mặt trong top 10 thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới.
Quốc gia nào có mạng 5G nhanh nhất thế giới?
Open Signal cũng báo cáo danh sách 10 quốc gia có tốc độ mạng 5G nhanh nhất, trong đó các quốc gia châu Á lại một lần nữa chiếm ưu thế.
Top 10 quốc gia có tốc độ download bằng mạng 5G, tốc độ mạng 5G tối đa và tốc độ upload bằng mạng 5G tốt nhất thế giới.
Xét về tốc độ trung bình khi download bằng mạng 5G, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu danh sách do Open Signal công bố, với tốc độ download trung bình đạt 361,0 Mbps (45,12 MB/s). Các quốc gia xếp sau lần lượt là Đài Loan (309,9 Mbps), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (269,0 Mbps), Úc (239,6 Mbps), Nhật Bản (231,5 Mbps), Ả Rập Xê Út (229,8 Mbps), Phần Lan (219,5 Mbps), Kuwait (212,9 Mbps), Thụy Sĩ (173,3 Mbps) và Áo (162,8 Mbps).
Xét về tốc độ trung bình khi upload bằng mạng 5G, Đài Loan là quốc gia dẫn đầu với tốc độ 36,7 Mbps (4,5 MB/s). Đáng chú ý, Thái Lan là đại diện duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á góp mặt trong top 10 quốc gia có tốc độ upload trung bình bằng mạng 5G cao nhất thế giới, với tốc độ 21,9 Mbps (2,7 MB/s).
Dù chỉ xếp thứ 3 về tốc độ trung bình của mạng 5G, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất lại là quốc gia có tốc độ mạng 5G tối đa cao nhất, với tốc độ lên đến 863 Mbps (107,8 MB/s). Nhật Bản (856,5 Mbps), Đài Loan (845,9 Mbps), Hy Lạp (797,8 Mbps) và Ả Rập Xê Út (776,3 Mbps) là 5 quốc gia tốc độ download mạng 5G nhanh nhất thế giới.
Một số quốc gia lớn và triển khai mạng 5G sớm nhất như Mỹ, Đức, Ý, Anh… lại không góp mặt trong top 5 quốc gia có mạng 5G tốt nhất thế giới. Trong đó, dù có tốc độ mạng 5G bị đánh giá không được tốt, Mỹ lại là một trong những quốc gia có mức độ phủ sóng mạng 5G lớn nhất thế giới. Đa số các nhà mạng tại Mỹ sử dụng mạng 5G với tần số thấp, điều này sẽ khiến cho tốc độ mạng không được cao, nhưng bù lại có mức độ phủ sóng lớn hơn. Theo Open Signal, trung bình 95,3% người dùng 5G (đang sở hữu các thiết bị hỗ trợ mạng 5G) tại Mỹ có thể tiếp cận và sử dụng mạng 5G, mức cao nhất thế giới.
Theo Dantri/Open Signal, DTrends
Theo báo cáo nghiên cứu của GlobalData, doanh thu từ dịch vụ dữ liệu di động ở Hàn Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 7,1% trong giai đoạn 2020-2025.
" alt=""/>Những thành phố và quốc gia nào có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới?Đến nay, sau nhiều lần hội chẩn chuyên khoa, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là u do nấm Mucormycosis – một bệnh hiếm gặp, phát triển nhanh và nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp duy nhất để trị loại nấm này là dùng thuốc kháng nấm mạnh và cắt lọc mô hoại tử.
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc - Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ BV ĐHYD TPHCM – cho biết khi thai kỳ được 30 tuần tuổi có thể bác sĩ sẽ mổ bắt thai để nuôi em bé trong lồng kính. Sản phụ được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm trong một thời gian dài.
Quá trình nuôi dưỡng và điều trị cho 2 mẹ con chị Cầm còn lâu dài, chi phí dùng thuốc kháng nấm rất cao, lên đến hơn 600 triệu đồng. Trong khi đó, chị Cầm là lao động chính trong gia đình có 3 người. Ngày còn khỏe mạnh, công việc “gõ đầu trẻ” với mức lương 3 cọc 3 đồng chỉ đủ tiền trang trải từng bữa cơm. Khi lâm bệnh nặng, chị không thể lao động, mọi chi phí đều phải vay mượn bà con họ hàng cho đến hàng xóm láng giềng. Đến căn nhà xập xệ cũng mang đi cầm cố ngân hàng để đóng viện phí, còn chồng chị cũng phải gác hết mọi công việc, chăm lo cho vợ và đứa con còn đang trong bụng.
Hiện khối u đã xâm lấn hốc mắt trái bệnh nhân, gây suy giảm thị lực, biến dạng mặt, hô hấp khó khăn. Sức khỏe mẹ yếu ớt nên đứa con trong bụng chị cũng không phát triển, hiện em bé đã được 29 tuần tuổi nhưng chỉ nặng 800 gam.
Phan Nhơn
Chó Pitbull tấn công cháu bé 4 tuổi cùng người mẹ bé và chủ nhà. Trong đó, trẻ bị thương nghiêm trọng nhất, rách vùng cổ, ngực, đứt khí quản, cánh tay trái chảy máu nhiều.
" alt=""/>Cô giáo mang thai trải qua 3 cuộc phẫu thuật nạo khối u hiếm