Ngôi nhà của anh Huỳnh Phi Long (phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM) được thiết kế theo phong cách Đông Âu kết hợp những điểm nhấn Á Đông. Nhà có 2 giếng trời và hệ cửa lớn tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi. |
Phía trước nhà là hồ bơi mini - nơi vui chơi cho các bạn nhỏ và khu vực để xe rộng rãi |
 |
Toàn bộ mặt tiền được thiết kế hệ cửa rộng, tạo không gian mở, giúp căn nhà dù nhỏ nhưng vẫn đón ánh nắng và gió. |
Ở tầng trệt, phòng khách thông bếp, tăng tính gắn kết, liền mạch. Nhờ đó, không gian thoáng rộng hơn, cảm giác diện tích căn nhà được nâng lên đáng kể.
 |
Bậc cầu thang được bọc bằng gỗ tự nhiên, giúp phòng khách hiện đại và sang trọng hơn |
Toàn bộ hành lang đều thông với giếng trời, giúp ngôi nhà ngập tràn ánh sáng. Bên cạnh đó, cây xanh được bài trí tinh tế mỗi góc, tăng thêm sinh khí, năng lượng “xanh”.
 |
Phòng ngủ master rộng cùng phòng tắm lớn, có bồn tắm thư giãn và thông ra giếng trời |
Bên cạnh phòng ngủ master, tầng 1 còn có phòng chiếu phim mini với hệ thống âm thanh vòm 7.1 và TV màn hình lớn. Theo đó, gia chủ vừa làm phòng chiếu phim, vừa làm phòng karaoke, cùng gia đình quây quần, giải trí.
Tầng 2 được bài trí tinh tế với phòng ngủ tiêu chuẩn và nội thất tối giản, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Phòng tắm kèm theo phòng xông hơi, kết hợp khu vực giặt vừa đủ để “chill” vừa tối đa công năng sử dụng. Ở tầng 2 còn có không gian đặt máy chạy bộ để gia đình rèn luyện sức khỏe.
Thanh Ngọc
" alt="Chỉ 50m2, nhà phố vẫn đủ công năng nhờ thiết kế tài tình"/>
Chỉ 50m2, nhà phố vẫn đủ công năng nhờ thiết kế tài tình
Làm trái quy trình, quy địnhTTCP vừa có kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP.HCM. Trong đó, chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án KĐT Sài Gòn Bình An.
Đây là dự án do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) làm chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng.
Theo kết luận thanh tra, dự án KĐT Sài Gòn Bình An được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch là khu liên hợp sân golf thể thao và nhà ở vào năm 2001, theo quyết định số 57/QQĐ-TTg.
Sau đó, ngày 15/2/2017, Thủ tướng có văn bản số 224/TTg-CN chấp thuận cho điều chỉnh thành dự án khu đô thị với tổng diện tích hơn 1.174.000m2.
 |
TTCP chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án KĐT Sài Gòn Bình An. Tháng 3/2021, dự án được khởi công sau hơn 20 năm triển khai (Ảnh: AnPhong Construction) |
Trước đó, ngày 30/11/2015, UBND TP.HCM có quyết định số 6292 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 KĐT Sài Gòn Bình An, phường An Phú, quận 2.
Trong đó, UBND TP.HCM phê duyệt tầng cao xây dựng tối đa là 30 tầng trước khi có văn bản số 305 ngày 1/9/2016 của Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình. Điều này là thực hiện không đúng trình tự, quy định Nghị định 20/2009 của Chính phủ.
Ngoài ra, UBND TP.HCM không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe đối với khối nhà ở, nhà chung cư kết hợp thương mại, dịch vụ là chưa phù hợp quy định và đảm bảo diện tích đỗ xe theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam năm 2008.
Cũng theo TTCP, do thay đổi hướng tuyến đường dẫn cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây, dẫn đến việc chồng lấn ranh quy hoạch của dự án KĐT Sài Gòn Bình An đã được Thủ tướng giao đất tại số 57/TTg-KTN ngày 12/1/2001. Trong đó, có 7.228,3m2 thuộc dự án được UBND quận 2 (cũ) đền bù trước đó nhưng không sử dụng do thay đổi hướng tuyến đường. Đồng thời, UBND TP.HCM đã thu hồi 35.773m2 đất của dự án được chủ đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng, làm đường. Việc này dẫn đến làm thay đổi diện tích đất của dự án KĐT Sài Gòn Bình An so với quyết định thu hồi và giao đất của Thủ tướng.
Do vậy, TTCP đề nghị UBND TP.HCM xem xét để xử lý theo thẩm quyền, trong đó bồi thường cho chủ đầu tư dự án phần diện tích 35.773m2 do thay đổi hướng tuyến đường cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây.
 |
Phối cảnh dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An khu nhà ở gồm biệt thự, nhà liên kế, căn hộ cao cấp và khu liên hợp sân golf với các công trình khu nghỉ dưỡng spa, sân golf 18 lỗ… |
Cùng với đó, tiếp tục xem xét để giao cho nhà đầu tư 7.228,3m2 đất thuộc quy hoạch của dự án đã được Thủ tướng chấp thuận tại văn bản 224/TTg-CN ngày 15/2/2017 do UBND quận 2 thực hiện đền bù. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM tính tiền sử dụng đất theo quy định, tránh kéo dài đầu tư xây dựng, lãng phí đất và tài sản của nhà nước.
Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM vượt quyền Bộ
Theo kết luận thanh tra, về quản lý môi trường, theo quy định, dự án do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư thì phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên Môi trường.
Tuy nhiên, ngày 28/4/2016, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM có quyết định số 1038 phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án.
“Việc này là không đúng thẩm quyền, vi phạm quy định của Nghị định 18/2015 của Chính phủ” – TTCP nêu rõ.
Ngày 15/2/2017, Thủ tướng có văn bản số 224/TTg-CN chấp thuận đầu tư dự án KĐT Sài Gòn Bình An, tuy nhiên đến thời điểm thanh tra, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM và UBND TP.HCM chưa thực hiện các thủ tục đầu và chưa tính, thu tiền sử dụng đất theo quy định. Lý do là việc đền bù, giải phóng mặt bằng kéo dài từ năm 2004 đến năm 2015 và trong thời gian đó, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 867/TTg-KTN ngày 18/6/2015 chấp thuận điều chỉnh quy hoạch sân golf thành dự án khu đô thị.
Đến thời điểm thanh tra, dự án đã và đang thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật và nhà ở. Do đó, TTCP đề nghị UBND TP.HCM xem xét xử lý đối với các tồn tại, vi phạm. Đồng thời, chỉ đạo, thực hiện xác định để thu tiền sử dụng đất và xử lý các vấn đề còn tồn tại của dự án theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Trong đó, có việc thực hiện trình tự, thủ tục của dự án theo quy định sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tường tại văn bản 2241TTg-CN ngày 15/2/2017.
Vào tháng 3 vừa qua, nhà thầu xây dựng An Phong đã phối hợp cùng Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Tường Việt khởi công dự án KĐT Sài Gòn Bình An sau hơn 20 năm triển khai. Được biết, KĐT Sài Gòn Bình An được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Sản xuất Thiên Hải cùng các công ty liên doanh khác để thực hiện dự án trên khu đất có tổng diện tích 120 ha nằm trên địa bàn phường An Phú vào tháng 1/1999. Sau đó, dự án được các cơ quan chức năng chấp thuận thêm phần tiện ích sân golf An Phú dẫn đến phần diện tích dự án tăng lên 137ha vào năm 2000. Sau đó, Chính phủ ban hành quyết định thu hồi, giao đất cho SDI Corp để thực hiện dự án tại Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 12/1/2001. Lúc này, KĐT Sài Gòn Bình An có tên gọi là Khu liên hợp sân Golf – Thể dục thể thao và nhà ở (tên thương mại là Saigon Golf Country Club and Residences). Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích khu đất chỉ còn khoảng 117ha theo Quyết định số 6296/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 ngày 30/11/2015. Theo giới thiệu, KĐT Sài Gòn Bình An được chia thành hai khu vực gồm khu nhà ở 22ha với 193 nền biệt thự, nhà liên kế sân vườn và 2 block chung cư với 132 căn hộ cao cấp, 8 căn penthouse; khu liên hợp sân golf rộng 92ha với các công trình khu nghỉ dưỡng spa, sân golf 18 lỗ… |
Thuận Phong

Thanh tra Chính phủ điểm mặt sai phạm hàng loạt dự án nhà ở tại TP.HCM
Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị UBND TP. HCM chủ trì, xem xét xử lý các sai phạm trong công tác quản lý xây dựng, quy hoạch, đất đai.
" alt="Loạt sai phạm biến dự án sân golf thể thao và nhà ở thành KĐT Sài Gòn Bình An"/>
Loạt sai phạm biến dự án sân golf thể thao và nhà ở thành KĐT Sài Gòn Bình An
 đến nặng (thở máy không xâm nhập, xâm nhập, ECMO) chiếm khoảng 9,5% tổng ca mắc.</p><p>Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế thông tin, công suất, cung ứng oxy trên cả nước mỗi ngày đạt khoảng gần 1.200 tấn oxy lỏng, có thể nâng lên thêm 50%- 100% khi cần thiết.</p><p>Tình trạng hạ tầng kỹ thuật oxy y tế cơ bản đáp ứng công tác khám chữa bệnh thường quy, tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế khi lượng bệnh nhân Covid-19 tăng cao.</p><p>Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở khám chữa bệnh tuyến quận, huyện chưa có hệ thống oxy trung tâm; thiếu vỏ chứa oxy (như chai, bình, bồn) và không dự phòng cơ số vỏ chứa khi phải luân chuyển hoặc hỗ trợ điều trị, quản lý tại nhà, vận chuyển cấp cứu...</p><p>Các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận nguồn cung ứng oxy; khả năng điều phối, huy động nguồn cung ứng chưa đáp ứng kịp thời trong tình huống dịch bệnh tăng cao hoặc khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ như bão lụt.</p><p>Để bảo đảm đủ oxy y tế phục vụ chữa bệnh, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Đề án Tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19.</p><p>Mục tiêu chính của Đề án là hướng dẫn chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức kết nối chặt chẽ cung - cầu để khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất oxy y tế trong nước. Đồng thời, chuẩn bị cơ sở hạ tầng oxy y tế điều trị người bệnh Covid-19 theo các kịch bản, diễn biến dịch bệnh với phương châm “4 tại chỗ”.</p><p>Sáng 13/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chủ trì Hội nghị tập huấn trực tuyến, triển khai Đề án tới hơn 1000 điểm cầu của 63 tỉnh/thành phố.</p><p><strong>Thứ trưởng yêu cầu các địa phương thực hiện ngay 4 vấn đề:</strong></p><p><em><strong>Thứ nhất,</strong></em>rà soát, đánh giá thực trạng hạ tầng kỹ thuật oxy y tế tại các cơ sở y tế, kể cả tuyến xã. Căn cứ trên hướng dẫn của Bộ Y tế để triển khai đầu tư cải thiện hạ tầng kỹ thuật hệ thống oxy y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.</p><table class=)
Hội nghị tập huấn trực tuyến, triển khai Đề án tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 |
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn phát biểu tại Hội nghị |
Thứ hai,đánh giá khả năng sản xuất oxy, mạng lưới nhà cung cấp oxy. Từ đó, lên kế hoạch và triển khai mở rộng quy mô sản xuất, cung ứng oxy, bảo đảm đáp ứng nhu cầu theo các kịch bản dịch Covid-19 trên địa bàn.
Thứ ba,kết nối, điều phối hiệu quả giữa các bên liên quan: sản xuất, cung ứng, vận chuyển và sử dụng oxy để đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị liên tục, không bị gián đoạn trong các tình huống dịch bệnh tăng nhanh, thiên tai, thảm họa…
Thành lập Bộ phận điều phối oxy y tế tại các địa phương: phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, TP làm trưởng bộ phận, lãnh đạo Sở Y tế làm phó thường trực bộ phận. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều phối oxy y tế. Đồng thời, kiểm soát giá oxy y tế tại địa phương, bảo đảm giá thành không là rào càn khi nhu cầu oxy tăng cao, các cơ sở khó tiếp cận nguồn oxy.
Thứ tư,thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, chủ động chuẩn bị, sẵn sàng và kịp thời đáp ứng về oxy y tế trong cấp cứu, điều trị Covid-19. Dự trù và mua sắm vỏ chứa oxy y tế và các vật tư, trang thiết bị cần thiết, đáp ứng diễn biến dịch trên địa bàn. Liên tục đào tạo và đào tạo mở rộng cho nhân viên y tế các tuyến về liệu pháp oxy y tế trong điều trị, phù hợp với từng tuyến.
Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: “Chúng ta phải xác định, đầu tư cho hệ thống cung cấp oxy y tế là một cách đầu tư dài hạn. Bởi việc mở rộng quy mô sản xuất, mạng lưới cung ứng và hạ tầng kỹ thuật oxy y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh không chỉ cho dịch Covid-19 mà còn được duy trì và sử dụng bền vững sau đại dịch; cứu mạng sống của người bệnh Covid-19 và tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho tương lai”.
Nguyễn Liên

Bộ trưởng Y tế: 3 quận, huyện tại TP.HCM đã kiểm soát được dịch
Tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM đang có những chuyển biến khả quan. Có 3 quận huyện là quận 7, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ gần như không phát hiện ca nhiễm mới sau 5 vòng xét nghiệm.
" alt="Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đầu tư cho hệ thống cung cấp oxy y tế"/>
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đầu tư cho hệ thống cung cấp oxy y tế