Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), chỉ số VN-Index dự báo sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự 1.268-1.275 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Trong khi đó, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, VN-Index có cơ hội vượt vùng cao điểm 1.268 trong thời gian gần tới nhưng vẫn lưu ý áp lực chốt lời tiềm ẩn khi thị trường áp sát vùng cản 1.300 điểm.
Thị trường tăng mạnh trong thời gian vừa qua nhờ dòng tiền lớn đổ vào từ cả triệu tài khoản cũ và mới với kỳ vọng vào triển vọng tích cực và sự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp trụ cột trong nước như Vingroup, Masan, VietinBank, Hòa Phát,...
Tuy nhiên, thị trường cũng ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng theo xu hướng chung trên thị trường mà không có thông tin hỗ trợ thực sự. CTCP Quốc tế Hoàng Gia (RIC) vừa công bố lỗ ròng quý thứ 6 liên tiếp nhưng đây lại là một trong những cổ phiếu tăng vũ bão, lên gấp 10 lần trong hai tháng đầu năm rồi giảm 50% trong hơn một tháng qua.
Không ít doanh nghiệp đặt kế hoạch giảm trong 2021. Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HQC) đặt kế hoạch doanh thu thấp nhất trong 3 năm. Dù kinh doanh chưa ghi nhận chuyển biến đáng kể nhưng cổ phiếu HQC tăng mạnh trong những tháng gần đây, tăng gấp 2,2 lần so với hồi đầu năm.
Nhiều dự báo cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng sủa. Chứng khoán Việt Nam vẫn khá hấp dẫn với chỉ số giá trên thu nhập (P/E) thấp nhất trong khu vực và chỉ số này sẽ còn thấp hơn nữa khi mà dự báo tăng trưởng thu nhập của các doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán có thể đạt mức 20% trong 2021.
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,3% năm 2021 nhờ sự ổn định kinh tế vĩ mô và làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại.
Dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Đó là sự mất cân đối tài khoản, đầu tư công chậm (nhất là khi giá vật liệu xây dựng tăng cao), hiệu quả quản lý thấp... Nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khối FDI và thiếu tự chủ về công nghệ cũng như nguyên liệu trong khu vực sản xuất kinh doanh.
Chính sách tiền tệ nới lỏng mang lại cú hích đáng kể cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nó tiềm ần nguy cơ bong bóng tài sản, có thể trên thị trường chứng khoán và bất động sản. Một khi chính sách thay đổi, tác động tới các thị trường là rất lớn.
Trên thế giới, nhiều thị trường chứng khoán như Mỹ cũng được cho là đã hình thành bong bóng, nhưng khảo sát cho thấy các nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng đi lên và không muốn bỏ qua kênh đầu tư này.
Tuyết Dung không xuất ngoại, ở lại thi đấu cho đội bóng quê hương
Tuy nhiên, trong khi Huỳnh Như và Hải Yến đang hoàn tất cả thủ tục xuất ngoại thì Tuyết Dung quyết định ở lại tiếp tục cống hiến cho đội bóng quê hương.
Trước đó, Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nam, nơi Tuyết Dung đang làm viên chức, đã gửi công văn nhờ VFF xác minh sự tồn tại của CLB Lank. Đến chiều 22/9, HLV Nguyễn Thế Cường xác nhận Dung không sang Bồ Đào Nha.
Tuyết Dung cùng các đồng đội ra sân đấu T&T Thái Nguyên trong trận khai màn giải VĐ bóng đá nữ quốc gia- Thái Sơn Bắc 2020. Dù bị đánh giá thấp hơn nhưng T&T Thái Nguyên bất ngờ mở tỷ số. Tuyết Dung chính là người gỡ hoà 1-1 cho Hà Nam, nhưng sau đó chủ nhà nhận liên tiếp 2 bàn thua.
Dù vậy, Thái Nguyên không thể giữ vững thành quả bởi trong hiệp 2, Đỗ Thị Nguyên và Lê Thu Thanh Hương lập công giữ lại 1 điểm cho Hà Nam trong ngày ra quân. Trong khi đó, TPHCM 1 thắng đậm TPHCM 2 6-0, Sơn La- Than KSVN 1-4, Hà Nội 1- Hà Nội 2 6-0.
Bằng Lăng
">
Kết quả giải bóng đá nữ VĐQG 2020, Hà Nam hoà trận ra quân
Em Lê Thanh Tú ôm thầy Hồ Văn Việt, Bí thư Đoàn Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My
4 anh em Điệp thất thần trước cái chết của ba mẹ
Hải đã mất 8 người thân trong nhà, gồm bố mẹ, hai em trai ruột, anh rể và các chú bác. Lực lượng cứu hộ tìm thấy ba Hải chiều hôm qua, ông được chôn cất tại đồi Quế cách hiện trường chỉ vài trăm mét. Mẹ Hải cùng 6 người thân khác vẫn đang mất tích.
Hải học nội trú tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My, cách vài tháng mới về nhà. Thứ 7 tuần trước Hải mới về thăm, thế mà chỉ vài ngày sau, ngôi nhà, người thân của em đã bị vùi lấp sau trận sạt lở.
“Tuần trước, mẹ em còn gói cho nắm xôi đi ăn dọc đường và cho em đôi dép mới mua, vậy mà… Ba mẹ và mọi người bỏ con mà đi, thế giờ con biết sống sao đây", Hải khóc nghẹn.
Ở góc khác, em Lê Thanh Tú ôm chặt, cúi đầu vào người thầy Hồ Văn Việt, Bí thư Đoàn trường khi chứng cả ngôi nhà của em giờ không còn một dấu tích.
Tú là con ông Lê Quang Việt - Bí thư xã Trà Leng đang mất tích. Ngoài ra, nhiều người thân khác trong gia đình của Tú vẫn đang mất tích. Rất may, lúc lở núi, bà Hồ Thị Bông (mẹ Tú) chạy thoát.
Tú kể, sáng 28/10, trước khi bão số 9 đổ bộ, em còn nhận được điện thoại của ba dặn dò: “Phải ở yên trong trường, đừng ra ngoài vì bão vào gió sẽ to mưa lớn, dễ lũ quét, sạt lở”.
Và đó, cũng là cuộc điện thoại cuối cùng của 2 ba con Tú. Đến 14h cùng ngày, núi Pa Ranh cách nhà Tú hơn 200m sạt lở, vùi lấp lấp nhà cửa và ba của em.
“Ngày 29/10, qua thông tin em biết núi sạt lở, vùi lấp tất cả. Lúc này, em gọi hàng chục cuộc cho ba mẹ và người thân trong nhà, nhưng tất cả đều không thể liên lạc được. Em không biết làm sao, chỉ biết chạy lên nhà trường để xin về nhà. Cầu mong, trời đừng mưa cho các chiến sĩ sớm tìm thấy ba em và các người thân”, Tú nói trong run rẩy.
Sạt lở núi vùi chết ba mẹ, 4 người con mồ côi
Từ khi nghe nhà bị núi lở vùi lấp, 4 anh em Hồ Thị Điệp (lớp 11, Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My) đã tức tốc về tìm kiếm ba mẹ bị vùi lấp. Điệp được thầy cô nhà trường đưa về, cả nhóm băng qua các điểm sạt lở, lội suối hơn 5 tiếng đồng hồ mới về đến xã Trà Leng.
Em Hồ Văn Hải thất thần, hướng mắt về ngôi làng của mình bị vùi lấp
Vừa đặt chân tới đầu dốc, thấy đống đổ nát, Điệp thất thần, ôm đầu sụp xuống khóc nức nở. Điệp gào khóc gọi lớn tên ba mẹ trong đau đớn.
Lúc này, người trong làng dẫn em tới hai đống đất được phủ bạt trên đồi quế. Rồi họ nói, đây là 2 nấm mộ người dân làng làm để chôn cất ba mẹ Điệp.
“Các anh ơi, ba mẹ chết rồi, 4 anh em mình sống sao đây”, Điệp khóc lớn.
Nhận được tin báo của em gái, Hồ Văn Trí (21 tuổi, anh trai Điệp) đang học đại học ở Huế đã tức tốc bắt xe về.
Khi về đến làng, Trí cũng như mọi người, không tin nổi vào mắt mình khi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng.
“Sáng 28/10, ba mẹ có điện ra dặn dò em là mưa bão phải hết sức cẩn thận. Cuối giờ chiều em điện lại cho ba mẹ thì không được. Em không ngờ đó lại là lần cuối cùng em có thể nói chuyện với ba mẹ”, Trí nghẹn lại.
Thầy Hồ Văn Việt, Bí thư Đoàn Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My cho biết, nhà trường đã biết thông tin hôm xảy ra vụ việc, nhưng chưa dám cho các em về ngay, vì sợ học trò sốc.
“Hiện 6 em đang theo học tại trường có người thân, ba mẹ chết và mất tích trong vụ sạt lở Trà Leng. Thầy cô trong nhà trường sẽ cố gắng lo cho các em tiếp tục ăn học. Chúng tôi sẽ nuôi dạy các em như con cái của mình”, thầy Việt nói.
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn. Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.mienTrung Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Ngành giáo dục thiệt hại hơn 600 tỷ vì mưa lũ
Bão lũ tại các tỉnh miền Trung khiến hàng chục giáo viên, học sinh thiệt mạng, nhiều trường học ngập sâu, thiết bị dạy học, sách vở bị cuốn trôi, hư hỏng nặng..., thiệt hại ước tính hơn 600 tỷ đồng.
Tổng kinh phí tiêm phòng cho 75 triệu người ước tính khoảng 25.200 tỉ đồng
Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19. Việc thành lập quỹ để đảm bảo cơ chế tài chính trong tiếp cận vắc xin, để người dân Việt Nam đều được tiếp cận vắc xin.
Ngay khi có chủ trương thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng ủng hộ hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng để Chính phủ có kinh phí mua vắc xin phòng chống Covid-19.
Tập đoàn Vingroup đã trao tặng Bộ Y tế 4 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, cùng tham gia đóng góp chương trình tiêm vắc xin Covid-19 cho người Việt. Trước đó, tập đoàn này đã tài trợ 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng ngừa Covid-19 "Made in Vietnam" COVIVAC cho Viện vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế sản xuất, tài trợ cho 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19 ; tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch... với số tiền lên tới trên 1.277 tỷ đồng trong năm 2020.
Tập đoàn Vingroup trao tặng Bộ y tế 4 triệu liều vắc xin phòng Covid-19
Hàng loạt ngân hàng thương mại cũng đã trao hàng trăm tỷ đồng để Chính phủ mua vắc xin phòng chống Covid-19 cho người dân. Cụ thể, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã trao tặng 100 tỉ đồng (mỗi ngân hàng 25 tỉ đồng) để mua vắc xin phòng Covid-19.
Các ngân hàng BIDV, Viettinbank, Vietcombank, Agribank tặng tổng 100 tỷ đồng mua vắc xin phòng Covid-19
Ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank cũng thay mặt Tập đoàn Sovico Group và cán bộ, viên chức của Ngân hàng HDBank trao 60 tỷ đồng ủng hộ việc mua vắc xin.
Ngày 25/5/2021, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã trao 15 tỷ đồng làm kinh phí mua vắc xin phòng Covid-19. Kể từ khi bùng phát dịch bệnh đến nay, SHB đã ủng hộ gần 30 tỷ đồng cùng cả nước chống dịch. Trước đó, trong năm 2020, SHB đã ủng hộ hơn 42 tỷ đồng cho công tác phòng chống Covid-19 và các hoạt động an sinh xã hội trên cả nước.
Chủ tịch HĐQT SHB - ông Đỗ Quang Hiển cho biết: “Bên cạnh phát triển kinh doanh, SHB luôn quan tâm chú trọng tới các hoạt động an sinh xã hội, đặc biệt là công tác phòng chống Covid-19. Với những hành động thiết thực và đóng góp của mình, SHB tin tưởng rằng Việt Nam sẽ có được nguồn lực dồi dào để phòng, chống và từng bước đẩy lùi dịch bệnh”.
Ngân hàng SHB tặng 15 tỷ đồng mua vắc xin phòng Covid-19
Tập đoàn T&T Group cũng đã ủng hộ 1 triệu liều vắc xin phòng Covid -19.
Cùng ngày, ông Nguyễn Việt Thắng - Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát đã trao tặng 50 tỷ đồng vào Quỹ mua vắc xin phòng chống Covid-19 của Chính phủ.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã quyết định hỗ trợ Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 30 tỷ đồng.
Petrovietnam đã quyết định hỗ trợ Quỹ vắc-xin kinh phí 30 tỷ đồng. Trong đó, Công ty mẹ - Tập đoàn hỗ trợ 5 tỷ đồng; Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS) hỗ trợ 10 tỷ đồng; Liên doanh Việt - Nga (Vietsopetro) hỗ trợ 5 tỷ đồng; Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) hỗ trợ 5 tỷ đồng; Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) hỗ trợ 5 tỷ đồng. Ngoài các đơn vị nêu trên, Petrovietnam đang tiếp tục kêu gọi các đơn vị thành viên tiếp tục tham gia hỗ trợ Quỹ vắc-xin.
Ngoài ra, cũng trong sáng 25/5, Tập đoàn Ecopark đã trao 1 triệu USD vào quỹ Vắc xin Covid-19 của Chính phủ. Ecopark còn là chủ đầu tư đầu tiên tại Việt Nam công bố tài trợ 100% chi phí tiêm vaccine Covid-19 cho tất cả cư dân của khu đô thị.
Ngày 28/05/2021, tại trụ sở Bộ Y tế, Đại diện Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam (GELEX) đã trao tặng 30 tỷ đồng tài trợ kinh phí mua vắc xin cho cuộc chiến phòng chống Covid-19 của Chính phủ nhằm giúp cho người dân sớm được tiêm ngừa, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Đồng hành cùng ngành Y tế và cả nước trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, GELEX đã tham gia và triển khai nhiều hoạt động, mang lại kết quả thiết thực. Năm 2020, GELEX đã trao tặng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương số tiền 5 tỷ đồng để bổ sung thêm các trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
Đại diện Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam (GELEX) đã trao tặng 30 tỷ đồng tài trợ kinh phí mua vắc xin
Tiếp tục ngày 4/6, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu Đào Hồng Tuyển vừa chuyển 100 tỷ đồng đến số tài khoản của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, trích 70 tỷ đồng chuyển cho quỹ vắc-xin phòng Covid-19, 30 tỷ đồng còn lại sẽ chuyển vào quỹ vắc-xin phòng Covid-19 của tỉnh Quảng Ninh.
Cũng trong cùng ngày, tập đoàn Vingroup thông báo đã nhập về Việt Nam 30 máy xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở từ Singapore và 2 triệu mẫu test, tổng trị giá hơn 460 tỷ đồng. Tính đến nay, tập đoàn đã tài trợ hơn 2.287 tỷ đồng trong cuộc chiến chống Covid-19.
Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu Đào Hồng Tuyển vừa ủng hộ 30 tỷ đồng đến Quỹ vắc xin phòng Covid-19 của tỉnh Quảng Ninh
Đó chỉ là một trong số những doanh nghiệp đang tiên phong ủng hộ kinh phí để Chính phủ mua vắc xin phòng chống Covid-19. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, để thực hiện những chiến lược tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 nhanh nhất, rộng nhất, yếu tố rất quan trọng là cần nguồn tài chính đảm bảo, do đó việc huy động sự đóng góp, ủng hộ của các tập đoàn, doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng góp tài chính cho Quỹ vắc xin là rất cần thiết.
“Thực tế cho thấy sự hỗ trợ quý báu của các tập đoàn, doanh nghiệp thực sự hiệu quả, góp phần vào thành công của cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 ở nước ta. Chúng tôi mong muốn các đơn vị tiếp tục đồng hành với ngành y tế và cả nước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nói.
Nhiều người dân, doanh nghiệp cho biết sẽ sẵn sàng ủng hộ kinh phí để Chính phủ thực hiện mục tiêu tiêm chủng cho toàn dân. Danh sách sẽ còn nối dài và sức mạnh đoàn kết của toàn thể dân tộc trong lúc này sẽ là chìa khóa để Việt Nam nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định sản xuất, sinh hoạt.
Thu Hiền
Nhiều doanh nghiệp hỗ trợ Quỹ vắc xin của Chính phủ
Sáng nay, thông qua Bộ Y tế, đại diện 8 doanh nghiệp, tập đoàn tại Việt Nam đã trao 125 tỷ đồng, 1 triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng) và 1 triệu liều vắc xin Covid-19 cho công tác phòng, chống dịch.
">
Người dân, doanh nghiệp chung tay ủng hộ Chính phủ mua vắc xin phòng chống Covid