- Đó là phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với tập thể cán bộ chủ chốt của Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Tổng công ty MobiFone) diễn ra chiều ngày 13/6/2017 tại trụ sở Tổng công ty. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng chỉ rõ, Tổng công ty MobiFone phải xây dựng chiến lược trở thành nhà khai thác đa dịch vụ, kết hợp truyền hình viễn thông và CNTT để đẩy mạnh doanh thu ở các lĩnh vực mới.Nỗ lực vượt khó
Báo cáo với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Đoàn công tác của Bộ TT&TT tại buổi làm việc, ông Cao Duy Hải, Tổng giám đốc Tổng công ty MobiFone cho biết, trong năm 2016, MobiFone vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, doanh thu Công ty mẹ đạt 35.297 tỷ đồng (106,5% kế hoạch), lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ đạt 4.223 tỷ đồng (101,4% kế hoạch), nộp ngân sách 6.570 tỷ đồng. Năm 2016, MobiFone được xác định là một trong 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
|
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. |
Mặc dù công tác đầu tư năm 2016 còn chậm tuy nhiên so với năm 2015, MobiFone cũng đã có những tiến bộ nhất định. Cụ thể, năm 2016, MobiFone giải ngân cho đầu tư phát triển gấp 3 lần năm 2015; phát sóng gần 6.500 trạm BTS mới (2G và 3G), hoàn thành và đưa vào sử dụng 3.300 cơ sở hạ tầng mới, gấp 4 lần năm 2015.
Trong 6 tháng đầu năm 2007, tốc độ tăng trưởng của MobiFone đạt 15% so với cùng kỳ 2016, đạt được 46% chỉ tiêu kế hoạch giao. Cũng trong tháng 5/2017, Tổng công ty MobiFone đã thu hồi về kho 4.237.000 thuê bao; khóa 825.000 tài khoản và xử lý tổng cộng 63 người dùng vi phạm. Tổng số tin nhắn rác đã bị nhà mạng này chặn trong tháng 5 là trên 11 triệu tin nhắn rác.
Ông Cao Duy Hải khẳng định, ưu tiên số 1 hiện nay đối với Tổng công ty MobiFone là tập trung mọi nguồn lực hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2017. Trong tuần qua, lãnh đạo Tổng Công ty MobiFone đã trực tiếp làm việc với 9 công ty khu vực thuộc MobiFone để tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh bổ sung các chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn.
“Hôm nay, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn thăm và làm việc với Tổng công ty MobiFone là nguồn động viên lớn cho cán bộ nhân viên của MobiFone. Hiện tinh thần cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty MobiFone đang rất nỗ lực, quyết tâm và tin tưởng sẽ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và cả năm 2017”, ông Cao Duy Hải cho biết.
MobiFone cần có khát vọng vươn ra thị trường thế giới
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá: Trước sức ép và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường viễn thông trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự bùng nổ của IoT và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cuộc cách mạng 4.0), MobiFone cần phải nhanh chóng chuyển mình từ một doanh nghiệp viễn thông truyền thống để sớm trở thành một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ thông tin đa phương tiện với nền tảng là viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình.
Trong bối cảnh phải có sự chuyển đổi lớn về định hướng và mục tiêu phát triển, kinh doanh như trên, MobiFone cũng đồng thời phải tiếp tục chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa, và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác được giao trong suốt thời gian vừa qua thực sự đã thể hiện được bản lĩnh, năng lực của tập thể các đồng chí lãnh đạo Tổng công ty cũng như sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên người lao động của Mobifone.
"Nhân dịp này, cá nhân tôi cũng như toàn thể Ban Cán sự Đảng Bộ TT&TT cũng ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể Tổng Công ty Mobifone trong suốt thời gian vừa qua” Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu.
|
Toàn cảnh buổi làm việc của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tại Tổng công ty Mobifone. |
Cũng tại buổi làm việc, người đứng đầu ngành TT&TT lưu ý, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, xu thế hội tụ số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường viễn thông Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình để bước vào một giai đoạn mới, mà tại đó yếu tố cạnh tranh quyết định không còn là dịch vụ viễn thông truyền thống như trước đây mà thay vào đó là các dịch vụ dữ liệu và các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền viễn thông (CNTT, truyền hình,..). Đây là cơ hội, nhưng đồng thời cũng là thách thức với các doanh nghiệp viễn thông. Nếu để mất lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ rất khó để lấy lại lợi thế cạnh tranh của mình khi thị trường đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định. MobiFone cũng phải có tầm nhìn xa ra thị trường quốc tế. Vì vậy, MobiFone phải làm chủ công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp để giúp cho MobiFone giảm chi phí điều hành khai thác và tích cực tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng thương hiệu của MobiFone là một doanh nghiệp có bản sắc về CNTT, viễn thông và tiến ra thị trường quốc tế.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng chia sẻ, cá nhân Bộ trưởng và Tập thể Ban cán sự Đảng cũng hết sức quan tâm, thông cảm với những khó khăn của toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động của Tổng công ty. Trên tinh thần đó, trong thời gian vừa qua, về phía Bộ TT&TT cũng đã có những chia sẻ, ủng hộ tạo điều kiện rất cụ thể đối với toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động của Tổng công ty MobiFone.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu, Ban lãnh đạo Tổng công ty MobiFone phải nhanh chóng ổn định tư tưởng cho cán bộ, công nhân viên, người lao động, tập trung triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và cả năm 2017.
Tại buổi làm viêc, Bộ trưởng đã nêu ra 9 nhiệm vụ trọng tâm cho Tổng Công ty MobiFone cần tập trung quyết liệt thực hiện nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2017. Cụ thể,
Một là, Mobifone cần ổn định tư tưởng cho cán bộ, công nhân viên và người lao động trong toàn Tổng công ty; phải gắn kết, đồng lòng, chung tay chung sức để nỗ lực, cố gắng, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 do Bộ giao. Đây là ưu tiên số một mà Tổng công ty cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như vậy, Bộ TT&TT sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Mobifone có cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh ở trong và ngoài nước; sẵn sàng tạo môi trường chính sách về dịch vụ nội dung và giá trị gia tăng để Mobifone phát triển bình đẳng với các doanh nghiệp viễn thông trong nước.
Hai là, Mobifone cần tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, đặc biệt là đầu tư cho hệ thống 4G, tạo thế cân bằng về hạ tầng với các doanh nghiệp viễn thông lớn khác trên thị trường, nâng cao tính chủ động và lợi thế cạnh tranh của Mobifone.
Ba là, Mobifone cần nhanh chóng thay đổi tư duy phát triển viễn thông truyền thống, nắm bắt xu thế hội tụ đa công nghệ để triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin trên nền viễn thông, nhằm khai thác hiệu quả dịch vụ 4G. Mobifone phải xây dựng chiến lược để trở thành nhà khai thác đa dịch vụ, kết hợp truyền hình viễn thông và CNTT để đẩy mạnh doanh thu ở các lĩnh vực mới. Coi trọng yếu tố con người, thu hút nhân tài xây dựng đội ngũ CNTT, viễn thông có chất lượng cao để có thể có những sản phẩm CNTT đưa ra thị trường quốc tế.
Bốn là, kiện toàn cơ chế, chính sách, khuyến khích sáng tạo thực chất, hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp trong chính Mobifone. Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ Mobfone trong công tác truyền thông đẩy mạnh và phát huy tinh thần khởi nghiệp trong chính nội tại của Mobifone bằng các biện pháp cụ thể. Đặc biệt, cán bộ, công nhân viên và người lao động của Tổng công ty phải có khát vọng đưa dịch vụ CNTT của Việt Nam hội nhập với bản đồ CNTT thế giới.
Năm là, ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ CNTT, dịch vụ viễn thông có tính chất dấu ấn, sáng tạo, đặc trưng của Mobifone, phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 và vươn ra thị trường quốc tế.
Sáu là, thực hiện tốt chủ trương, định hướng, chính sách của Bộ TT&TT về thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh. Trong đó tập trung vào việc quản lý thông tin thuê bao di động trả trước, thu hồi SIM kích hoạt sẵn, ngăn ngừa SIM rác, tin nhắn rác, thực hiện nghiêm túc các quy định về khuyến mại đối với thuê bao trả trước và hướng tới phát triển thuê bao trả sau.
Bẩy là, Mobifone cần rà soát lại tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kể cả hệ thống phân phối bán lẻ của mình xem dự án nào đầu tư không hiệu quả, đầu tư dàn trải để sắp xếp cho phù hợp tính đến hiệu quả về lâu dài.
Tám là, sau khi mua lại AVG, MobiFone là nhà mạng duy nhất có thể cung cấp dịch vụ phát sóng truyền hình số mặt đất, MobiFone cần tận dụng tối đa lợi thế này để phát huy lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, Tập thể Lãnh đạo Mobifone cần chỉ đạo AVG cần sớm thực hiện dứt điểm việc thoái vốn tại 2 hạng mục đầu tư ngoài ngành. Nếu thực hiện thành công, việc thoái vốn này sẽ đem lại khoảng 2.500 tỷ đồng, đây là nguồn vốn bổ sung cần thiết, trong giai đoạn MobiFone đang chuyển mình trở thành doanh nghiệp dịch vụ thông tin đa nền tảng, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền hình.
Chín là, MobiFone cần tiếp tục quan tâm đến công tác xây dựng Đảng cũng như các tổ chức đoàn thể khác, tạo môi trường làm việc phấn khởi, hăng say sáng tạo, xây dựng được niềm tin của thương hiệu MobiFone đối với cán bộ công nhân viên, đối tác và xã hội để làm tăng giá trị thương hiệu phục vụ công tác cổ phần hóa sau này.
N.X.
" alt=""/>MobiFone phải tập trung phát triển để sớm trở thành nhà khai thác đa dịch vụ
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành quyết định về việc uỷ quyền trên cho UBND quận Hai Bà Trưng.Thời gian uỷ quyền là 6 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Quyết định cũng nêu rõ trách nhiệm của UBND quận Hai Bà Trưng là ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì để bàn giao cho Ban quản trị (BQT) nhà chung cư, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
|
UBND TP Hà Nội quyết định uỷ quyền cho UBND quận Hai Bà Trưng trong việc cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chung cư Hoà Bình Green City để bàn giao cho Ban quản trị |
Đồng thời tổ chức việc cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chung cư Hoà Bình Green City (505 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy) theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.
Ngoài ra, UBND quận Hai Bà Trưng kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quyết định cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì này, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện.
UBND TP cũng giao Sở Xây dựng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện của UBND quận Hai Bà Trưng; tổng hợp, báo cáo UBND TP tình hình triển khai, kết quả thực hiện nội dung được uỷ quyền.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, ngày 27/3/2020, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1270 xử phạt vi phạm hành chính về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với Công ty TNHH Hoà Bình (Công ty Hoà Bình) - chủ đầu tư dự án chung cư Hòa Bình Green City do chậm bàn giao kinh phí bảo trì cho BQT. Theo đó, Công ty Hoà Bình bị phạt vi phạm hành chính với số tiền 125 triệu đồng.
Tuy nhiên sau hơn 1 năm, Công ty Hoà Bình không thực hiện việc nộp phạt. Vào tháng 7 vừa qua, UBND quận Hai Bà Trưng đã có văn bản yêu cầu Công ty khẩn trương thực hiện quyết định của UBND TP Hà Nội ban hành từ tháng 3/2020 về việc nộp phạt 125 triệu đồng, bàn giao quỹ bảo trì.
Chung cư Hòa Bình Green City do Công ty TNHH Hòa Bình làm chủ đầu tư bắt đầu bàn giao cho cư dân về ở từ năm 2014. Dự án được thiết kế với 2 tòa tháp cao 27 tầng, xây dựng trên diện tích đất 1,7ha.
Hòa Bình Green City được quảng cáo là chung cư cao cấp “dát vàng” với chất lượng 6 sao, chất lượng xây dựng cao, dịch vụ hoàn hảo, cư dân đã bỏ tiền tỷ ra để được sử hữu căn nhà “trong mơ” tại dự án. Tuy nhiên, từ khi bàn giao cư dân tại chung cư “dát vàng” này đã nhiều lần xuống đường căng băng rôn đòi quyền lợi yêu cầu chủ đầu tư trả sổ hồng cho cư dân, công khai quỹ bảo trì…
Đại diện BQT toà B chung cư Hòa Bình Green City cho biết, đã 7 năm nay nhiều hộ vẫn chưa được cấp sổ hồng khiến các chủ sở hữu không thể mua bán, nhiều người đã mất không thể làm thủ tục kế thừa…
Cũng theo vị này, vấn đề về quỹ bảo trì, BQT toà B đã gửi đơn tới các cấp chính quyền trong suốt gần 3 năm qua nhưng cũng chưa nhận được bàn giao quỹ bảo trì, nhà sinh hoạt cộng đồng, hồ sơ dự án.
Về việc bàn giao kinh phí bảo trì tại chung cư này, theo báo cáo của UBND quận Hai Bà Trưng, mặc dù BQT đã nhiều lần yêu cầu, UBND quận và UBND phường Vĩnh Tuy đã nhiều lần họp hướng dẫn, đôn đốc nhưng chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao (theo chủ đầu tư báo cáo khoảng 40 tỷ đồng) cho BQT quản lý.
Về việc cấp sổ hồng cho các căn hộ, UBND quận Hai Bà Trưng thông tin, UBND quận và UBND phường Vĩnh Tuy cũng đã nhiều lần họp hướng dẫn nhưng chủ đầu tư chưa thực hiện.
Tháng 6/2020, UBND quận đã có văn bản báo cáo thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT). Tuy nhiên, theo báo cáo của chủ đầu tư đến nay trong tổng số 1528 căn hộ của 2 toà, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã thẩm định hồ sơ pháp lý cho toà A là 556 căn hộ và đã cấp được sổ hồng cho 352 căn hộ còn lại 972 căn hộ chưa được cấp.
Vướng mắc do chủ đầu tư chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định, toà B chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. UBND quận đề nghị Sở TN&MT, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội tiếp nhận, thẩm định hồ sơ pháp lý và xem xét giải quyết việc cấp sổ hồng cho cư dân.
Thuận Phong
Thanh tra Hà Nội vào cuộc vụ chung cư dát vàng ‘om’ quỹ bảo trì
UBND TP Hà Nội giao Thanh tra TP chủ trì phối hợp với các Sở, ngành kiểm tra, phân loại, xử lý nội dung liên quan đến việc bàn giao quỹ bảo trì tại chung cư Hoà Bình Green City (505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng).
" alt=""/>Hà Nội quyết cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì ở chung cư dát vàng