Kinh doanh

App Tracking Transparency của Apple là gì mà khiến Facebook khó chịu đến vậy?

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-03 23:46:26 我要评论(0)

Người dùng Apple trên toàn thế giới đang đua nhau cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất cho iPhonlich la ligalich la liga、、

Người dùng Apple trên toàn thế giới đang đua nhau cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất cho iPhone - iOS 14.5 - với những cải tiến thú vị,ủaApplelàgìmàkhiếnFacebookkhóchịuđếnvậlich la liga như một loạt các biểu tượng emoji mới toanh.

Nhưng có một thay đổi khác "kém vui" hơn, dù rằng với nhiều người lại là thứ có ý nghĩa nhất trong bản cập nhật: sự xuất hiện của tính năng "app tracking transparency" (tạm dịch: tính năng chống ứng dụng theo dõi người dùng, viết tắt ATT).

Tính năng này hứa hẹn sẽ thúc đẩy một kỷ nguyên mới, nơi quyền riêng tư của người dùng được đề cao, và không phải ai cũng vui vẻ với điều đó, đặc biệt là Facebook - công ty dựa vào việc theo dõi thói quen duyệt web của người dùng để bán quảng cáo nhắm mục tiêu. Một số nhà bình luận đã miêu tả sự ra đời của ATT như khởi đầu của một mối thù xoay quanh vấn đề quyền riêng tư giữa hai ông lớn công nghệ.

Vậy ATT là gì?

ATT là bước đi tiếp theo trong nỗ lực trở thành một nền tảng đề cao quyền riêng tư của Apple. Tính năng mới này cho phép các ứng dụng hiển thị một thông báo pop-up giải thích những dữ liệu muốn thu thập, và dự định sẽ làm gì với số dữ liệu đó.

Người dùng không phải làm bất kỳ điều gì để tận dụng được tính năng mới này, trừ việc cài đặt bản cập nhật iOS mới nhất, vốn sẽ diễn ra hoàn toàn tự động trên hầu hết các thiết bị. Một khi đã nâng cấp, các ứng dụng có hành vi theo dõi người dùng sẽ hiển thị một thông báo để người dùng lựa chọn hoặc tiếp tục cho phép ứng dụng theo dõi, hoặc chấm dứt hành động này.

ATT hoạt động ra sao?

Theo như giải thích của Apple, tính năng ATT là một "giao diện lập trình ứng dụng" mới, hay API - một tập lệnh được sử dụng bởi các nhà phát triển nhằm tương tác với hệ điều hành.

API mang lại cho các nhà phát triển phần mềm một số chức năng định sẵn để làm những thứ như "yêu cầu cấp phép theo dõi" hoặc sử dụng cơ chế quản lý theo dõi để "kiểm tra tình trạng cấp phép" của từng ứng dụng riêng rẽ.

Nói một cách dễ hiểu, ATT mang lại cho các nhà phát triển ứng dụng một phương thức nhất quán nhằm đề nghị được cấp quyền theo dõi từ người dùng thiết bị. Nó còn có nghĩa hệ điều hành nay sẽ có vai trò trung tâm, đảm nhiệm lưu trữ và kiểm tra những quyền đã được cấp cho các ứng dụng.

Điều không thể hiện rõ là không hề có cơ chế hữu hình nào nhằm ngăn chặn việc theo dõi người dùng. Framework ATT đơn giản chỉ là một thông báo pop-up hiện ra mà thôi.

Ngoài ra, cần chú ý ngôn từ cụ thể của thông báo này: "ask app not to track" (yêu cầu ứng dụng không theo dõi). Nếu ứng dụng đang sử dụng "mã định danh quảng cáo của thiết bị" (device advertising identifiers), chọn "Không" sẽ khiến mã định danh này bị trả về 0, qua đó hạn chế khả năng theo dõi của những ứng dụng tuân thủ chính sách theo dõi của Apple.

Tuy nhiên, nếu một ứng dụng thực sự muốn theo dõi bạn, sẽ có nhiều kỹ thuật có thể cho phép chúng lén lút tạo ra những mã định danh người dùng, gây khó khăn cho việc phát hiện hoặc ngăn chặn của Apple.

Ví dụ, dù một ứng dụng có thể không sử dụng "mã định danh quảng cáo của thiết bị" của Apple, ứng dụng đó vẫn dễ dàng tạo ra một mẩu "dữ liệu ngẫu nhiên" nhỏ. Dữ liệu này sau đó sẽ được chuyền qua lại giữa các website dưới dạng những hoạt động thông thường như lấy một hình ảnh với dữ liệu nhúng trong tên tập tin. Dù đây là hành vi vi phạm các quy định nhà phát triển của Apple, phát hiện ra loại dữ liệu bí mật này có thể cực kỳ khó khăn.

Apple dường như đã sẵn sàng để "đấu đến cùng" với các nhà phát triển không chơi theo luật. Những bổ sung mới nhất trong bộ quy tắc App Store của Apple nói rằng: các nhà phát triển "phải nhận được cấp phép rõ ràng từ người dùng thông qua API App Tracking Transparency mới được theo dõi hoạt động của họ".

Các nhà phát triển ứng dụng lớn nhiều khả năng sẽ không muốn làm trái luật - nếu bị Apple cấm cửa khỏi App Store, thiệt hại sẽ vô cùng lớn. Nhưng Apple cũng khó mà "cấm vận" một công ty lớn như Facebook hay TikTok bởi đằng sau quyết định đó hẳn phải có hàng loạt những cuộc thương lượng hết sức gay cấn.

Tại sao Facebook lại phản đối ATT?

Facebook được "nuôi sống" bởi dữ liệu người dùng web. Bất kỳ thứ gì ngáng đường mạng lưới doanh thu khổng lồ của họ đều bị xem là một mối đe doạ. Năm 2020, doanh thu từ quảng cáo của Facebook đã vượt quá 84 tỷ USD - tăng đến 21% so với năm 2019.

Vấn đề này trên thực tế rất sâu xa và phản ánh những mô hình kinh doanh rất khác biệt của hai gã khổng lồ công nghệ. Mô hình kinh doanh của Apple là bán laptop, máy tính, điện thoại, và đồng hồ - một phần đáng kể thu nhập của họ xuất phát từ hệ sinh thái rộng lớn gồm các ứng dụng và các mặt hàng bán trong các ứng dụng chạy trên những thiết bị đó. Doanh thu từ ứng dụng của Apple được ước tính khoảng 64 tỷ USD trong năm 2020.

Nhằm đảm bảo các khách hàng luôn trung thành và hài lòng trong quá trình sử dụng các thiết bị của mình, Apple đang có thời cơ rất thuận lợi để mang lại những tính năng về quyền riêng tư mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận kinh doanh.

Tôi có nên dùng ATT không?

Suy cho cùng, đó là lựa chọn của người tiêu dùng. Nhiều ứng dụng và dịch vụ hiện được cung cấp hoàn toàn miễn phí cho người dùng. Các nhà phát triển ứng dụng thường bù đắp chi phí thông qua các mô hình gói trả phí (subscription), các mặt hàng trong ứng dụng (in-app purchase), hoặc quảng cáo trong ứng dụng. Nếu đủ lượng người dùng quyết định nắm quyền kiểm soát quyền riêng tư của mình, các nhà phát triển hoặc phải thay đổi mô hình kiếm tiền (có thể là chuyển ứng dụng sang trả phí), hoặc tìm nhiều con đường khác để theo dõi người dùng nhằm duy trì doanh thu từ quảng cáo.

Nếu bạn không muốn dữ liệu của mình bị thu thập (và bán cho các bên thứ ba không rõ danh tính), tính năng này sẽ mang lại một giải pháp để hạn chế dữ liệu của bạn bị mang ra mua bán.

Nhưng cũng cần nhớ rằng theo dõi người dùng và thiết bị là một công cụ giá trị nhằm tối ưu hoá quảng cáo thông qua xây dựng nên một bức tranh toàn cảnh về mỗi cá nhân. Nó sẽ giúp tăng mức độ liên quan của từng quảng cáo trong khi giảm chi phí quảng cáo (bằng cách chỉ nhắm đến những người dùng nhiều khả năng có hứng thú với nó). Người dùng cũng được hưởng lợi bởi họ sẽ thấy nhiều quảng cáo liên quan hơn đến những sở thích của mình.

Tóm lại, ATT có thể trì hoãn tần suất chúng ta thấy những quảng cáo được cá nhân hoá trong các ứng dụng và website, nhưng thay đổi này sẽ không thể đặt dấu chấm hết cho những quảng cáo số đang xâm phạm quyền riêng tư của chúng ta. Về cơ bản, đó là cái giá chúng ta phải trả để được tiếp cận miễn phí đến những dịch vụ thường ngày.

(Theo VnReview, TheNextWeb)

Apple ra sức vận động ngăn chặn luật "cho không" App Store

Apple ra sức vận động ngăn chặn luật "cho không" App Store

Dự luật sửa đổi của bang Arizona cho phép các nhà phát triển ứng dụng sử dụng nền tảng thanh toán của bên thứ ba, tránh phải cắt chi phí từ 15 đến 30% cho Apple hay Google. Apple ra sức vận động hành lang để phản đối.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 Syndra hỗ trợ trở nên phổ biến kể từ khi cô nàng không còn là sự lựa chọn hàng đầu ở đường giữa do sự nổi lên của các vị tướng ưa dùng Sát Lực. Syndra có thể đối đầu tốt với  Malzahar, là một trong những ích lợi đáng kể của một vị tướng muốn chơi tốt ở đường dưới ở metagame hiện tại.

Với phong cách “all-in”, Syndra có phong cách chơi tương tự như  Annie hỗ trợ và hiệu ứng làm choáng trên diện rộng có thời gian hồi chiêu ngắn cùng chiêu cuối  xóa sổ đơn mục tiêu…Nữ Chúa Bóng Tối trong vai trò hỗ trợ chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.


CHƠI THẾ NÀO?

Ngọc Bổ Trợ:Ngọc Tím xuyên kháng phép, Ngọc Đỏ xuyên kháng phép, Ngọc Vàng giáp cộng thẳng và Ngọc Xanh xuyên kháng phép.

Bảng Bổ Trợ:12-18-0, lấy Điểm Then Chốt  Ý Chỉ Thần Sấm.

Nâng kỹ năng:Q, E, W rồi theo tiến trình ưu tiên R > Q > E > W.

Phép Bổ Trợ: Tốc Biến +  Kiệt Sức.

Trang bị khởi đầu: Lưỡi Gươm Đoạt Thuật + 02  Bình Máu/  Thuốc Tái Sử Dụng.

Trang bị chính: Mắt Phù Thủy, Giày Pháp Sư, Quỷ Thư Morello, Mặt Nạ Đọa Đày Liandry, Trượng Hư Vô và Mũ Phù Thủy Rabadon.

TẠI SAO LẠI LÀ SYNDRA HỖ TRỢ?

Hiệu ứng làm choáng/ hất tung trên diện rộng với thời gian hồi chiêu ngắn

Là một tướng hỗ trợ, khả năng đa dụng của Syndra phụ thuộc phần lớn vào cú làm choáng của  Quét Tan Kẻ Yếu (E). Với nó, Syndra có thể làm choáng cả đội hình địch ở tầm tối đa, mà không cần dúng tới Tốc Biến. Liên quan tới điểm mạnh này, Syndra hỗ trợ có thể chơi như  Morgana phiên bản tấn công chủ động hơn và tìm kiếm cơ hội để mở đầu giao tranh.

Khắc chế tốt Malzahar hỗ trợ

Khi mà Malzahar hỗ trợđang là lựa chọn hàng đầu ở metagame hiện tại,  Ý Lực (W) của Syndra cho phép cô nàng ngăn chặn những con Bọ Hư Không sản sinh liên tục từ phía Malzahar – biến Nữ Chúa Bóng Tối  trở thành khắc chế cứng bậc nhất của tướng hỗ trợ phổ biến nhất vào thời điểm này.

Sức mạnh xóa sổ một mục tiêu đơn lẻ

Mặc dù khả năng để Syndra hỗ trợ có thể tung kỹ năng hạ sát một chủ lực đối phương thấp hơn hẳn khi được sử dụng ở đường giữa, nhưng sát thương cơ bản của cô nàng vẫn rất tốt và có thể kéo đi phần lớn lượng máu của mục tiêu nhắm đến. Syndra sẽ khiến chúng “què quặt” và thế là đủ để những chủ lực đồng minh làm nốt phần việc còn lại.

PHẢI CÓ ĐIỂM YẾU CHỨ?

Không tạo giáp, không hồi phục

Do đó, Syndra không thể tận dụng tối đa  Dây Chuyền Chuộc Tội khiến cho năng lực trong những pha giao tranh kéo dài tỏ ra yếu thế hơn các tướng hỗ trợ truyền thống.

Yêu cầu kỹ năng cá nhân cao

Trên đường, các hỗ trợ thường dễ dàng quấy rối kẻ địch hơn bởi các xạ thủ thường có xu hướng chơi xoay quanh các hiệu ứng khống chế. Tuy nhiên, càng về cuối trận, Syndra lại tỏ ra là một vị yêu cầu kỹ năng rất cao từ phía người chơi để có thể sử dụng hiệu quả cú làm choáng đa mục tiêu…

TÓM LẠI

Syndra là một tướng hỗ trợ tệ hơn hẳn về mọi mắt nếu so sánh với khi được sử dụng ở đường giữa. Tuy nhiên, Nữ Chúa Bóng Tối lại là một khắc chế cứng với Malzahar hỗ trợ và có thể trở nên rất mạnh mẽ nếu phải đối đầu với cặp đôi đường dưới mỏng manh.

Gnar_G(Theo nerfplz.com)

" alt="[LMHT] Lựa chọn ‘đặc dị’: Syndra hỗ trợ" width="90" height="59"/>

[LMHT] Lựa chọn ‘đặc dị’: Syndra hỗ trợ

Hồi tuần trước, giá một đồng Bitcoin giảm xuống dưới 10.000USD, tức giảm hơn 50% so với mức giá kỷ lục nó tạo vào tháng trước. Sự sụp đổ này tương phản rõ rệt so với năm ngoái, khi đồng tiền kỹ thuật số này gia tăng như không thể ngăn cản được.

Trong thời kỳ bùng nổ, các nhà đầu tư nghiệp dư say mê với cơn sốt đã dùng thẻ tín dụng để mua Bitcoin, thế chấp tài sản của họ và bỏ việc làm để dấn thân vào đồng tiền mã hoá.

Đồng thời, một làn sóng gian lận nổi lên trên mạng và các nhà tài chính kỳ cựu kết tội Bitcoin như một cơn nghiện. Mức giảm giá gần đây rất dễ so với nghiên cứu bong bóng tài sản cổ điển của Jean-Paul Rodrigue và đã có các nhà đầu tư hỏi liệu Bitcoin đã đạt đến đỉnh điểm hay không.

Tháng Giêng ảm đạm

Các đồng tiền kỹ thuật số đã có một tháng Giêng không êm ả, nhưng đây không phải là tháng Giêng đầu tiên chứng kiến việc này. Mức giá các đồng tiền này thường có xu hướng xuống thấp trong tháng đầu tiên của năm, do tác động ngược lại của cái gọi là "Cuộc mít tinh Santa", trong đó thị trường chứng khoán có xu hướng tăng trong tháng mười hai.

Mặc dù Bitcoin tăng giá kỷ lục trong năm 2017, nhưng riêng tháng 1/2017 đồng tiền này chỉ tăng 0,51%. Bitcoin giảm 12,7% trong tháng 1 năm 2016 và 27,3% trong tháng 1 năm 2015.

Gavin Brown, giảng viên kinh tế tài chính tại Đại học Manchester Metropolitan và là người đồng sáng lập Quỹ phòng hộ tiền mã hoá Blockchain Capital, cho rằng sự giảm của đồng Bitcoin có thể do dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Người dân các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Á khác có xu hướng bán Bitcoin để lấy tiền tiêu Tết. Một làn sóng bán Bitcoin để lấy tiền mặt có thể ảnh hưởng đến giá cả.

Nếu mức giảm chỉ dừng ở đây thì có thể việc xuống giá này chỉ là tạm thời.

Những rào cản từ các chính phủ

Lý do rõ ràng nhất cho việc giảm giá các đồng tiền số trong tháng qua là do các nhà quản lý đang ngày càng quan tâm đến nó. Bitcoin luôn có một phần của thế giới ngầm - nhiều người ủng hộ nó xem nó như là một cơ hội để giải phóng hệ thống tài chính khỏi sự can thiệp của chính phủ. Thực tế ai cũng có thể tạo một tài khoản trữ tiền ảo, và nó sẽ là công cụ thanh toán của những kẻ tống tiền và các đại lý ma túy trực tuyến.

Trong khi Bitcoin không ngừng tăng trưởng và xâm nhập vào dòng tài chính chính thống, các cơ quan quản lý lo ngại về sự ổn định tài chính. Điều này đặc biệt xảy ra ở các quốc gia như Hàn Quốc nơi công chúng chấp nhận Bitcoin rất nhiều.

Một số chính phủ đã tiếp tục cảnh báo về Bitcoin trong năm nay, nhưng Hàn Quốc tạo ảnh hưởng lớn nhất. Hôm thứ ba, chính phủ nước này cho biết họ đang cấm kinh doanh tiền mã hoá nặc danh, và họ đã cảnh báo rằng có thể cấm hoàn toàn việc mua bán trực tuyến.

Hàn Quốc là một thị trường đặc biệt, do đó việc cấm dùng tiền mã hoá có ảnh hưởng không nặng nề đến giá của đồng tiền. Tuy nhiên, nhiều cơ quan chính phủ khác vẫn chưa quyết định sẽ điều chỉnh Bitcoin như thế nào và chúng ta vẫn chưa được thấy hậu quả của những chính sách này.

" alt="Ngày tàn của Bitcoin đã điểm?" width="90" height="59"/>

Ngày tàn của Bitcoin đã điểm?