Có một câu chuyện mà tôi được chia sẻ: Cách đây vài năm,ánhtiệmđồlótthìngườitiêudùngViệtđượcgìlịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày mai một trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch mời các báo tới tham dự sự kiện đưa tin về sản phẩm mới. Những ngày sau, có một tờ báo đưa tin sản phẩm chip mới trong một ô nhỏ trên mặt báo ngay dưới mẫu quảng cáo đồ lót phụ nữ. Vị giám đốc trung tâm, từ sau đó "cạch" hẳn việc mời phóng viên kia đến đưa tin. Như vậy đâu chỉ có Apple Store không thể "sống chung với đồ lót" mà ngay cả sản phẩm chip cũng thế. Mỗi doanh nghiệp hay mỗi chuỗi bán lẻ có tiêu chí, định vị riêng cho sản phẩm hay shop của mình về địa điểm, địa bàn… Đành rằng tiệm đồ lót kia chẳng có tội tình gì nhưng về phía Apple họ phải có tính toán, định liệu. Shop bán iPhone sang chảnh mà nằm cạnh tiệm đồ lót thì nhiều người có thể cảm thấy hơi kì kì, rồi nếu ngại tới, shop vắng doanh số không đạt thì cũng không thể trụ được lâu tại địa điểm đó. Nhân chuyện này lại chợt nhớ cú bắt tay giữa FPT Shop với Vinamilk: Shop của FPT bán thêm sản phẩm sữa. Thời điểm phát đi thông cáo hơn một năm trước tôi đã nhận định rằng xem chừng không hợp. FPT Shop cho biết mới thử nghiệm mà thôi, và xem ra hiệu quả cũng không ăn thua. Shop công nghệ bắt tay với một số thứ khác có khi ổn hơn nhiều. Apple kĩ tính, khó tính thì đã là chuyện biết từ lâu rồi. Điều đó như đã trở thành một thứ tố chất đặc biệt của "nhà Táo". Nhưng khó tính như Apple thì quả là xắt ra miếng vì mẫu điện thoại nào ra mắt cũng gây được dư luận, được tin dùng đặc biệt là về chất lượng. Hiện nay tại Việt Nam phân phối sản phẩm Apple chính hãng có một số chuỗi, nhưng trong đó chuỗi F.Studio là tập trung nhất và đẳng cấp sang trọng gần với phóng cách của Apple nhất. Theo ông Nguyễn Việt Anh - Phó Tổng giám đốc FPT Retail sở hữu hai chuỗi FPT Shop và F.Studio – hiện "chiếc bánh" sản phẩm Apple tại Việt Nam khoảng 900 triệu USD trong đó sản phẩm phân phối thông qua các đại lí được ủy quyền chiếm khoảng 550 triệu USD và 350 triệu USD thuộc về kênh phân phối hành xách tay. Có lẽ không có thương hiệu nào mà giá trị thị trường của hàng xách tay lại chiếm tỉ trọng cao như vậy (xấp xỉ 39%) và con số này cũng nói lên nhiều điều. Thứ nhất là hàng phân phối chính hãng của Apple mà chủ yếu là iPhone giá còn quá cao, cách biệt khá nhiều so với hàng xách tay, vì thế nhiều người yêu thích iPhone có hầu bao hạn hẹp – đa phần là giới trẻ - đành phải mua hàng xách tay sử dụng. Thứ hai, chất lượng hàng xách tay của Apple khá ổn định. Hàng mới xách tay về có chất lượng không khác gì so với hàng phân phối chính hãng tại Việt Nam; còn hàng đã qua sử dụng cũng ít "hắt hơi, sổ mũi" như các sản phẩm Android, mà nếu "đau đầu, sổ mũi" thì các điểm bán lẻ cũng bảo đảm việc bảo hành, sửa chữa rồi. Thứ ba, lợi ích của những người mua hàng chính hãng cũng chưa có khác biệt quá nhiều so với những người mua hàng xách tay, mà giá thì chênh lệch khá nhiều. Như vậy theo tôi, trong "chiếc bánh" thị trường sản phẩm Apple 900 triệu USD, thì những khách hàng thuộc miếng 550 triệu USD được hưởng lợi ích, quyền lợi gì nhiều và khác biệt so với những khách hàng thuộc miếng 350 triệu USD? Mua iPhone chính hãng được hưởng bảo hành chính hãng ở mức thông thường, còn gói bảo hành cao cấp thì phải thêm chi phí. Tất nhiên đội ngũ bảo hành hàng chính hãng có thể được Apple đào tạo và chứng nhận, sẽ được khách hàng cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn. Nhưng nói như vậy không có nghĩa các hệ thống cửa hàng bán iPhone xách tay thiếu trách nhiệm về bảo hành. Tùy theo chính sách của từng chuỗi mà có phương thức bảo hành khác nhau. Sẽ có không ít người thắc mắc, vậy thì việc Apple muốn Store tránh xa tiệm đồ lót có ảnh hưởng gì đến quyết định mua hàng chính hãng của khách hàng? Từ góc độ lí thuyết cho đến thực tế, là có, có những khách hàng yêu thích iPhone và cũng có thể thấy thích thú với các shop bán sản phẩm Apple thể hiện được sự sang trọng và đẳng cấp, mang đến cho họ xúc cảm tự hào và tự tin khi sử dụng sản phẩm. Sự định vị và khẳng định thương hiệu từ phía nhà sản xuất không bao giờ chỉ có một chiều được cho chính họ mà nếu họ làm tốt thì có thể tạo cảm hứng được cho rất nhiều bên, từ nhà phân phối, bán lẻ; khách hàng, người dùng; giới phân tích thị trường và bình luận.v.v… Nhưng với người dùng Việt thì cần hơn những điều thiết thực. Khách hàng sử dụng hàng chính hãng phải chi phí hơn so với người dùng hàng xách tay (đây là khái niệm tương đối vì đa phần hàng xách tay mới 100% còn trong hộp mang từ nước ngoài về Việt Nam cũng chính là hàng chính hãng tại thị trường nước ngoài) thì họ được "bù đắp" những lợi ích, sự chăm sóc khác biệt và rõ ràng hơn. Người dùng khi được thêm quyền lợi sẽ càng thấy tự hào, thích thú hơn thì "miếng bánh" hàng chính hãng trên thị trường Việt mới nhanh nẩy nở thêm. |