Chia sẻ về quyết định này, anh cho biết: "Đây là chuyên ngành phù hợp với tôi. Nó cho phép tôi học thêm các kỹ năng thực tế thay vì chỉ chú trọng kiến thức lý thuyết. Tôi thích thực hành và thực hiện nhiều dự án trong phòng thí nghiệm. Bằng cách này tôi làm chủ được công nghệ điện tử".
Được sống với niềm đam mê, ở trường Tào Bác luôn bộc lộ tài năng. Không chỉ điểm số xuất sắc, anh còn tích cực tham gia các cuộc thi kỹ năng và nhiều hoạt động xã hội.
Kể về học trò, thầy Vương Tiêu Lâm - người trực tiếp hướng dẫn Tào Bác, cho biết: "Em ít nói, chuyên môn rất chắc chắn. Các bài tập khó tôi giao, em đều hoàn thành. Minh chứng điều tôi nói, 2 lần Tào Bác góp mặt vào đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới".
Tài năng vượt trội
Trước đó, năm 2020, đại diện Trung Quốc tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 46, Tào Bác xếp vị trí thứ 4. Tháng 9/2023, tại Kỳ thi tay nghề toàn quốc lần thứ 2được tổ chức ở Thiên Tân (Trung Quốc), anh đại diện cho tỉnh Hồ Bắc, tham gia phần thi Công nghệ điện tử.
Phần thi yêu cầu thí sinh thể hiện phương án thiết kế, kỹ năng vận hành và tư duy đổi mới trong 3 mô-đun: Thiết kế máy đo huyết áp, hệ thống nhà thông minh và bộ điều khiển. Không chỉ hoàn thành nội dung thi xuất sắc, Tào Bác giành chiến thắng cả 3 hạng mục trên.
Đồng thời, anh còn đạt huy chương Vàng môn Công nghệ điện tử. Kết thúc kỳ thi, Tào Bác được trao giải thưởng Nhà vô địch xuất sắc nhất các hạng mục. Với kết quả này, Tào Bác góp mặt lần 2 vào đội tuyển quốc gia đại diện cho Trung Quốc tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47được tổ chức tại Lyon, Pháp năm 2024.
Sở hữu loạt thành tích đáng nể, Tào Bác thu hút sự chú ý của cả nước. Ở tuổi 21, anh nhận được lời mời từ một trường đại học bổ nhiệm làm phó giáo sư chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử. Ngoài ra, có trường cho phép Tào Bác trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu.
Đối với các sinh viên giỏi tốt nghiệp đại học top đầu, đây là cơ hội hiếm có. Tuy nhiên, đứng trước nhiều sự lựa chọn Tào Bác quyết định từ chối mọi sự chiêu mộ.
"Tôi biết ơn sự công nhận và lời mời thiện chí của các trường cao đẳng và đại học, nhưng tôi chưa muốn rời xa quê hương và trường học của mình. Với tôi, Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Vũ Hán là ngôi trường tốt mang lại cho tôi những thành tựu to lớn", Tào Bác nói về lý do từ chối lời mời bổ nhiệm làm phó giáo sư.
Hoàn thành 2 năm học trung cấp và 3 năm học cao đẳng, hiện tại, Tào Bác là giảng viên ngành Công nghệ Điện-Điện tử của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Vũ Hán.
Lời từ chối gây nhiều tranh cãi
Sự lựa chọn của Tào Bác gây bất ngờ và nhiều tranh cãi. Có người cho rằng, anh đang lãng phí cơ hội. Người khác lại nói, Tào Bác trốn tránh sự cạnh tranh và áp lực.
Trước những ý kiến trái chiều nghi ngờ về tài năng bản thân, Tào Bác cho biết không quan tâm đến bình luận tiêu cực. "Tôi biết nhiều người không hiểu sự lựa chọn của tôi. Nhưng mỗi người đều có lý tưởng và mục tiêu theo đuổi của riêng mình. Do đó, tôi cũng có những giá trị và quyết định riêng của bản thân.
Tôi chưa bao giờ hối hận về sự lựa chọn của mình. Điều này, giống với việc tôi chọn học trung cấp và cao đẳng. Với nhiều người, học nghề thấp kém hơn đại học, nhưng tôi vẫn tự hào với lựa chọn này. Tôi tự tin về chuyên ngành bản thân được học", Tào Bác bộc bạch.
Anh chia sẻ thêm, chọn cao đẳng không phải do không vượt qua kỳ thi đại học, mà vì coi trọng việc thực hành và kỹ năng. Trong khi đó, giáo dục đại học lại chú trọng vào lý thuyết và nghiên cứu khoa học.
"Giáo dục cao đẳng phù hợp với sở thích của tôi. Nó cho phép tôi nắm vững công nghệ nhanh hơn và áp dụng trực tiếp vào công việc, đời sống. Tôi không muốn dành nhiều thời gian cho việc học lý thuyết. Tôi muốn chứng minh năng lực bản thân bằng hành động thiết thực. Điều này, được phản ánh qua những thành tựu tôi đạt được", anh nói thêm.
Tào Bác nhấn mạnh, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng không thua kém đại học. Tuy nhiên, mỗi hệ có những đường hướng phát triển riêng, trọng tâm và ưu điểm khác nhau.
Anh cho rằng, giáo dục cao đẳng chú trọng đến việc trau dồi khả năng thực tế, đổi mới và giải quyết thực tiễn của sinh viên. "Đây là những khả năng quan trọng đang bị thiếu hụt trong xã hội hiện đại. Hệ trung cấp nghề và cao đẳng có nền giáo dục linh hoạt, không khép kín và cứng nhắc", anh nói.
Sinh viên đại học có thể nâng cao trình độ và tiêu chuẩn học tập thông qua việc tham gia kỳ thi học thuật, nghiên cứu, tuyển sinh sau đại học và công chức… Trong khi đó, sinh viên cao đẳng cũng có thể chứng minh trình độ bằng cách tham gia các cuộc thi tay nghề thực hành, ứng dụng và một số hoạt động khác.
Câu chuyện của Tào Bác, giúp mọi người thấy được giá trị, ý nghĩa của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng. Đây là nền giáo dục thiết thực, hiệu quả, không thấp kém, lạc hậu. Giáo dục nghề nghiệp chú trọng đến việc trau dồi kỹ năng thực hành của sinh viên và nâng cao khả năng thích ứng tốt với nhu cầu của xã hội, thị trường lao động.
Theo Sohu
Trước câu hỏi của VietNamNet về việc thí sinh nhường quyền trả lời trong trường hợp này liệu có đúng luật chơi, bà Tạ Bích Loan, Trưởng Ban Sản xuất các chương trình Giải trí (VTV3) - Đài Truyền hình Việt Nam, cho hay: “Đó là một cách nói khác của thí sinh về việc không trả lời được. Khi thí sinh không trả lời được câu hỏi, nghiễm nhiên các bạn chơi khác được quyền giành quyền trả lời”.
Theo bà Loan, thí sinh có “nhường” hay không đưa ra được câu trả lời, chương trình chỉ ghi nhận là không đưa ra được đáp án. “Chỉ xét hệ quả của sự kiện chứ không xét cách nói”, bà Loan chia sẻ.
Một thành viên ban sản xuất chương trình Đường lên đỉnh Olympia cho biết thêm: “Khi thí sinh bước vào chương trình thì thí sinh được làm chủ tất cả diễn tiến phần chơi của mình và không ai có quyền can thiệp”.
Theo vị này, chương trình không quy định luật lệ gì thêm. Cũng theo vị này, thực ra những tình huống nói “nhường lại” tương tự này cũng đã từng diễn ra trong các chương trình Đường lên đỉnh Olympia trong nhiều năm qua.
Với vòng nguyệt quế của Lê Xuân Mạnh, đến nay, đã có 18/63 tỉnh, thành có quán quân Đường lên đỉnh Olympia, gồm: Vĩnh Long, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP.HCM, Quảng Bình, Quãng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Tiền Giang, Quảng Trị, Nghệ An, Ninh Bình, Thái Bình và Thanh Hóa.