Lễ 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo là một ngày lễ cổ truyền rất được coi trọng của người Việt Nam, vì thế mâm lễ thường được gia chủ chuẩn bị rất trang trọng.
Ngoài đồ lễ cúng ông Công ông Táo, 03 cá chép để thả thì có mâm lễ mặn. Tùy theo điều kiện và thời gian bạn có thể chuẩn bị những món ngon theo gợi ý dưới đây trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo:
- Xôi gấc
- Nem rán
- Su hào xào lòng gà
- Giò lụa-giò xào
- Ngao hấp
- Canh măng
- Gà luộc
1. Xôi gấc
Gạo nếp ngâm qua đêm với một chút muối. Thịt gấc trộn với thìa rượu trắng bóp tách hạt ngâm qua đêm. Sáng hôm sau đem xả nước cho gạo sạch rồi để vào giá cho róc nước sau đó trộn với gấc cho đều.
Đun sôi nước trong chõ, cho gạo vào đồ gần chín thì cho đường và mỡ gà vào đảo đều, đồ thêm ít thời gian nữa cho đường hòa tan. Nếu muốn xôi ngon bạn đồ hai lần nhé. Bôi chút mỡ gà vào khuôn và cho xôi vào đóng theo hình tùy thích.
2. Nem rán
Bạn có thể làm nem từ hôm trước, rán qua để tủ lạnh để dùng dần. Bạn thái nhỏ: nấm hương, mộc nhĩ, củ đậu, cà rốt, hành hoa, miến và trộn đều với thịt lợn xay, mắm, hạt tiêu, mì chính và trứng gói lại và rán vàng. Bạn lưu ý không cho nhiều trứng làm nem dễ vỡ và nhân ướt nhé
3. Su hào xào lòng gà
Lòng gà ướp gia vị cho ngấm. Su hào, cà rốt thái miếng mỏng. Phi thơm hành khô cho lòng vào xào qua sau đó cho tiếp su hào, cà rốt vào, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi su hào chín thì cho hành hoa cắt khúc thì tắt bếp.
4. Giò lụa-giò xào
Nếu có thời gian thì bạn có thể tự làm, nếu bận rộn thì bạn có thể mua sẵn.
5. Ngao hấp
Ngao ngâm nước vo gạo và rửa sạch. Đổ 1/2 bát con nước vào nồi cùng với dứa, ớt thái mỏng và chút đường. Khi nước sôi thì đổ ngao vào đậy kín vung. Khi nào ngao mở miệng là được.
6. Canh măng
Măng ngâm kỹ và luộc 2,3 lần với muối rồi rửa sạch. Tước măng thành sợi nhỏ. Sườn luộc qua bỏ nước đen. Đặt nồi lên bếp, phi thơm hành khô, cho măng vào xào, nêm chút gia vị muối, bột ngọt để măng thêm đậm đà.
Khi măng săn lại đổ nước luộc gà và sườn vào ninh nhỏ lửa cho đến khi măng và sườn mềm. Múc ra bát, cho hành tươi, rau mùi lên trên, món này ăn nóng mới ngon.
7. Gà luộc
Trong quá trình luộc gà tốt nhất là để lửa nhỏ, nếu nước sôi sung sục sẽ khiến gà chín nhanh nhưng không được ngọt mềm, và khi lửa quá to sẽ dễ làm phần thịt ở đùi gà bị co lên rất xấu và là tối kị đối với các loại gà luộc để cúng vì phải yêu cầu hình thức đẹp.
Khi thấy nước sôi tầm 5 phút bạn nên vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng thêm 15 phút, để gà mới có thể chín đều, bạn có thể dùng tăm nhỏ chọc vào phần đùi gà, nếu không thấy nước đỏ chảy ra là gà chín. Khi bắc xuống bếp vẫn nên đậy kín vung trong khoảng 20 phút.
Khi vớt gà ra bạn nên cho ngay vào nồi nước lạnh hoặc cho vào rổ inox rồi xối nước lạnh trực tiếp lên, sờ cho đến khi da gà nguội hẳn mới chặt rồi xếp vào đĩa.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Cách làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo vừa đẹp vừa ngonĐể thực hành bảo quản tốt thực phẩm ; các loại thực phẩm cần phải được bảo quản, lưu giữ trong khu vực, dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho thực phẩm như: tủ lạnh, buồng lạnh, kho lạnh... Đồ đựng, bao gói thực phẩm phải bảo đảm an toàn, không nhiễm bẩn, không rách thủng, không gỉ sét, có nắp đậy và dễ chùi rửa sạch sẽ. Cần bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn, bảo đảm thời gian bảo quản. Không để tình trạng ô nhiễm chéo thực phẩm trong quá trình bảo quản hoặc ô nhiễm từ môi trường, côn trùng như ruồi bọ. Không dùng các chất bảo quản hoặc phương pháp bảo quản thực phẩm không được quy định.
Các nhà khoa học đã phân chia 4 loại nhiệt độ vùng cần chú ý trong việc bảo quản thực phẩm: nhiệt độ vùng lưu trữ thực phẩm đông lạnh từ -15oC - 0oC; nhiệt độ vùng lưu trữ thực phẩm lạnh từ 0oC - 5oC; nhiệt độ vùng nguy hiểm từ 5oC - 60oC (ở vùng nhiệt độ nguy hiểm này các loại vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, nảy nở và phát triển nhanh chóng). Trên thực tế, để bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp làm lạnh nên giữ cho thực phẩm ở nhiệt độ không quá 5oC nhằm có thể ngăn cản, làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm. Tuy nhiên, có nhiều loại vi sinh vật có nhu cầu dinh dưỡng cao thường có khả năng gây biến chất thực phẩm và một số vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể phát triển được ngay ở cả nhiệt độ 0oC nên thực phẩm vẫn bị ô nhiễm mặc dù chúng được bảo quản, lưu trữ ở nhiệt độ tiếp nối giữa vùng lạnh và vùng đông lạnh.
Khi bảo quản, lưu trữ thực phẩm bằng tủ lạnh; cần lưu ý đến những vấn đề có tính nguyên tắc như: không được để thực phẩm đã chế biến dưới thực phẩm chưa chế biến. Không được để các hộp đựng thực phẩm không có nắp đậy chồng lên nhau. Không được đặt trực tiếp thực phẩm không được bao gói vào trong tủ lạnh. Không được để quá nhiều thực phẩm làm chật tủ lạnh, gây cản trở việc lưu thông không khí trong tủ lạnh dẫn đến tình trạng thực phẩm không được làm lạnh nhanh. Không được để thực phẩm vừa chế biến nóng vào ngay trong tủ lạnh mà cần nên để thực phẩm nguội dần ở nhiệt độ bình thường của phòng trong khoảng thời gian khoảng từ 15 - 20 phút trước khi cho vào tủ lạnh để lưu trữ và bảo quản.Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng phương pháp cấp đông: nên nhớ rằng khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đông lạnh sẽ hình thành các tinh thể đóng băng dẫn đến số lượng các tế bào bị giảm ngừng đột ngột do bị sốc. Ngay sát sau thời gian giảm ngừng các tế bào, tỉ lệ diệt chết sẽ chậm lại và một số chủng loại vi sinh vật có thể tồn tại với thời gian dài hơn. Trên thực tế, hầu hết các loại thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp đông lạnh đều sử dụng kỹ thuật cấp đông trong thời gian nhanh thường trước 30 phút. Tại một số cơ sở bảo quản đông lạnh thực phẩm, thiết bị để làm thời gian hạ nhiệt độ xuống tới mức nhiệt độ đông lạnh -18oC rất nhanh, thường dưới 20 phút hoặc ít hơn.
Bảo quản thực phẩm sống trước và sau khi chế biến chín
Trước khi chế biến, thực phẩm sống cần được bảo quản theo đúng quy định. Phải có dụng cụ chứa đựng riêng biệt cho loại thực phẩm sạch và thực phẩm chưa sạch. Phải có dụng cụ chứa đựng riêng biệt cho các loại thực phẩm khác nhau. Tuyệt đối không được di chuyển thực phẩm ngược chiều của quy trình chế biến đã quy ước. Đối với thực phẩm đông lạnh cần phải rã đông đúng phương pháp trước khi chế biến theo 4 cách như: rã đông thực phẩm ở trong tủ lạnh dưới nhiệt độ 5oC hoặc thấp hơn; ngâm thực phẩm ngập dưới vòi nước sạch ở nhiệt độ 21oC hoặc thấp hơn; đặt trong lò vi sóng để rã đông nếu thực phẩm đó sẽ được chế biến ngay sau khi rã động; nấu miếng thực phẩm như là một phần của quá trình chế biến cho đến khi nhiệt độ bên trong của miếng thực phẩm đạt tới nhiệt độ thích hợp đủ để tiêu diệt vi khuẩn.Sau khi chế biến chín, thực phẩm cũng phải được bảo quản cẩn thận trước khi ăn. Thực phẩm sau khi nấu chín nên được chuyển vào phòng phân chia và phân phối. Phòng phân chia thực phẩm đã chế biến phải được giữ gìn sạch sẽ, vô trùng, diệt khuẩn để tránh gây ô nhiễm thực phẩm. Các loại dụng cụ chứa đựng thực phẩm đã nấu chín phải hợp vệ sinh. Những suất ăn sau khi được phân chia cũng phải được bảo quản thận trọng để tránh bụi bay vào, ruồi bám và cần được giữ ở nhiệt độ ngoài vùng nhiệt độ nguy hiểm 5oC - 60oC. Lưu ý thức ăn sau khi đã được chế biến, nấu chín kỹ và bảo quản đến khi ăn không được để quá 2 giờ vì sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm thực phẩm.
TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh
(Theo Sức khỏe & Đời sống)" alt=""/>Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnhBữa cơm chiều nay nhà mình sẽ có các món:
- Đùi gà rô-ti
- Súp lơ xào thịt
- Canh nấm đậu hũ
- Dưa chuột chẻ
Đùi gà Rô-ti
Chặt nhỏ thịt gà rồi đem rửa sạch. Khứa vài đường trên bề mặt các miếng thịt. Đem ướp thịt cùng chút bột nêm và chút ớt bột. Đặt chảo lên bếp, cho khoảng 10ml dầu ăn vào, mở lửa vừa. Cho thịt gà vào áp chảo khoảng 20 phút.
Trở các mặt để thịt chín đều. Đập dập, bóc vỏ, băm nhuyễn 1 tép tỏi và 1 củ hành tím. Làm nước sốt ướp bằng cách pha 600g nước dừa cùng 30ml nước tương, 15g bột nêm, 5ml dầu hào, 10ml dầu ăn. Khuấy đều để gia vị hòa vào nhau.
Khi thịt gà chuyển sang màu vàng, nhẹ nhàng đổ nước sốt vào chảo, tiếp tục nấu đến khi nước sốt sánh lại. Dọn thịt gà ra dĩa/ tô. Thịt gà rô-ti có thể ăn chung với cơm hoặc các loại rau, xà lách, dưa leo,...
Súp lơ xào thịt
Thịt rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Súp lơ rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Cho chút dầu vào chảo phi thơm hành rồi cho thịt vào xào, nêm gia vị cho thịt đậm đà. Thịt chín tới thì cho súp lơ vào xào cùng, đảo đều tay, nêm lại gia vị cho vừa miệng. Súp lơ chín tới thì múc ra đĩa là xong.
Canh nấm đậu
Cà chua rửa sạch thái nhỏ, nấm cắt chân rửa sạch để ráo. Đậu hũ thái thành những khoanh tròn cho chút dầu ăn vào xoong rồi cho cà chua vào nấu nhừ.
Chế nước sôi vào rồi nêm gia vị cho vừa miệng. Canh sôi thì thả nấm và đậu vào nấu thêm 3 phút. Sau đó rắc hành vào và múc ra tô là xong.
Dưa chuột chẻ
Dưa chuột rửa sạch ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút. Khi ăn thì gọt vỏ rồi chẻ dọc bày ra đĩa là xong.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Thực đơn 4 món khiến cả nhà mê mẩn