Làng công nghệ thế giới vừa được một phen bất ngờ với sự ra đời của mẫu iPad Ryonghung được sản xuất tại Triều Tiên. Dù mang tên gọi là iPad, những mẫu máy tính bảng Triều Tiên này lại không thuộc sở hữu của thương hiệu Apple.
Với sự cô lập của mình với thế giới, Triều Tiên dường như không mấy bị tác động bởi các công ước quốc tế. Do vậy, việc sử dụng tên mẫu máy tính bảng của Táo khuyết không khiến nhiều người lấy làm lạ.
Trước đó, hệ điều hành có tên gọi Red Star được sử dụng phổ biến ở Triều Tiên được nhiều người cho rằng chính là một phiên bản khác của hệ điều hành Mac OS X. Tuy nhiên, vẫn chưa có những thông tin cụ thể về hệ điều hành sẽ sử dụng trên mẫu máy tính bảng iPad Ryonghung vừa ra mắt. Nhiều khả năng mẫu tablet này sẽ sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở Android dù mang trên mình tên gọi của Táo khuyết.
iPad Ryonghung sở hữu một chip xử lý lõi tứ với xung nhịp 1.2 GHz. Máy có 1GB RAM và có bộ nhớ trong 8GB. Thiết bị này được trang bị một cổng HDMI và cả một bàn phím rời để kết nối bên ngoài. Máy có 40 ứng dụng được cài đặt sẵn. Các ứng dụng khác có thể được cài đặt thêm thông qua thẻ nhớ SD.
Trước thông tin về iPad Ryonghung, Apple vẫn chưa có bất cứ ý kiến phản hồi nào. Trước đó, Apple đã từng phải trả cho một công ty có tên Proview số tiền 60 triệu USD để được sử dụng tên gọi iPad tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, Apple có lẽ sẽ chẳng có tham vọng gì tại thị trường máy tính bảng ở Triều Tiên và vì thế rất có thể họ sẽ làm ngơ với hành động này.
Tuấn Nghĩa(Theo Phonearena)
" alt=""/>Triều Tiên bất ngờ ra mắt iPad chạy AndroidThật may, gần đây các nhà nghiên cứu đến từ Đại học kỹ thuật Munich – Đức đã tung ra một công cụ, nhằm chiến đấu chống lại những video giả mạo trên. Họ đã phát triển một thuật toán, gọi là XceptionNet để nhanh chóng phát hiện ra các video hình ảnh bị ghép đang được phát tán trên internet.
"Mục tiêu của chúng tôi, đó là tích hợp công cụ XceptionNet vào thẳng trình duyệt trên thiết bị của bạn", giáo sư Matthias Niessner – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết. "Về cơ bản, công cụ sẽ chạy ở chế độ nền, và sẽ theo dõi liên tục các video hình ảnh bạn đang xem. Nếu phát hiện ra những video hoặc hình ảnh nào bị ghép mặt, nó sẽ ngay lập tức thông báo cho bạn biết".
Nhóm nghiên cứu bắt đầu đào tạo, dạy cho AI của XceptionNet bằng cách cho nó xem hơn 1.000 video và 500.000 bức hình. Họ sẽ cho XceptionNet biết được hình hoặc video nào là giả mạo, hình video nào là thật. Dần dần XceptionNet đã nhận ra sự khác biệt giữa hai hình/video trên và sẽ xử lý chính xác.
"Đối với những video đã nén, những người tham gia trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cũng không thể phân biệt được đâu là video gốc, đâu là video đã bị thay đổi khuôn mặt, nhưng AI đã dễ dàng phân biệt hai video kia. Nếu như con người chỉ có khoảng 50% là chọn đúng, thì AI có tỉ lệ chọn đúng từ 87% đến 98%. Điều này rất ấn tượng vì những video và hình ảnh đã nén thường rất khó phân biệt hơn những video hình ảnh gốc".
Quả quýt dày có móng tay nhọn, những video giả mạo kia dù có chính xác đến đâu thì cũng sẽ có những công nghệ sẽ "lột trần" chúng. XceptionNet cũng đang minh chứng rằng, việc sử dụng AI vào đúng mục đích sẽ có lợi như thế nào.
" alt=""/>Nhờ AI, những video giả mạo khuôn mặt 'deepfake' nay đã có thể dễ dàng bị phát hiệnChiều 2/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về công nghệ không dây Nhật Bản - Việt Nam và Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc giữa Công ty Phát thanh Nhật Bản (Japan Radio Co.Ltd) và Tổng Công ty quản lý Bay Việt Nam (VATM).
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm. Ảnh: Trọng Đạt |
Phát biểu tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm cho rằng: “Trong lĩnh vực thông tin truyền thông, lĩnh vực thông tin vô tuyến là một công cụ rất hiệu quả, giúp người dân nhanh chóng kết nối, đến gần với nhau, và mở rộng quan hệ hợp tác với thế giới”.
Trước sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của các ứng dụng thông tin vô tuyến, từ nhiều năm nay, Bộ TT&TT luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp khai thác thông tin vô tuyến trong và ngoài nước tại Việt Nam có cơ hội phát triển.
Sự phát triển của các mạng thông tin di động 4G, 5G với tốc độ truyền dữ liệu rất cao (1000Mbp/s), độ tin cậy rất cao và độ trễ thấp đòi hỏi cơ quan quản lý phải dành lượng băng tần vô tuyến lớn để phát triển mạng lưới.
Lễ ký kết chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc. Ảnh: Trọng Đạt |
Xu hướng phát triển CNTT cho thấy, công nghệ không dây có mặt ở khắp mọi nơi. Bất cứ ứng dụng hay dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển dữ liệu đều có một giải pháp không dây tương ứng. Tuy nhiên đi cùng với nó, Bộ TT&TT sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về mặt quản lý, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Sự phát triển nhanh của ngành dịch vụ vận tải hàng không, hàng hải kéo theo những đòi hỏi về các mạng lưới thông tin liên lạc. Thông tin vệ tinh cũng cho thấy sự hữu dụng của mình đối với việc truyền thông, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai. Do đó, Bộ TT&TT đã nghiên cứu những chính sách phù hợp về băng tần vô tuyến nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các ứng dụng không dây giá thành rẻ.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm: “Sự phát triển đa dạng và mạnh mẽ này tạo ra mạng thông tin vô tuyến đan chéo nhau, có khả năng gây can nhiễu, có hại cho nhau”.
Do vậy Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định, việc nghiên cứu, xây dựng các hệ thống kiểm soát, giám sát thông tin vô tuyến cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT. “Bộ luôn ủng hộ, và có chính sách đầu tư phù hợp về hệ thống kiểm soát vô tuyến nhằm giảm thiểu tình trạng can nhiễu giữa các hệ thống vô tuyến”, Thứ Trưởng Phan Tâm chia sẻ.
Trọng Đạt
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ TT&TT hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
" alt=""/>Nhật giúp Việt Nam thử nghiệm hệ thống quản lý máy bay