Bỏ công việc 'như mơ' ở thành phố, cô gái lên Đà Lạt làm lại từ đầu
Quyết định thay đổi
Cách đây 4 năm,ỏcôngviệcnhưmơởthànhphốcôgáilênĐàLạtlàmlạitừđầxem trực tuyến bóng đá chị Dương Khánh Huyền (28 tuổi, hiện sống tại TP. Đà Lạt) trở thành trợ lý giám đốc kiêm phó phòng marketing đối ngoại tại một công ty chuyên về du lịch và sự kiện. Bên cạnh những cơ hội lớn, chị cũng phải đối mặt với muôn vàn áp lực.
Hàng ngày đến văn phòng, chị phải gánh vác nhiều trọng trách nặng nề. Kèm theo đó là những ánh mắt đố kỵ, sự bất hợp tác của một số đồng nghiệp khi bỗng dưới quyền một cô gái nhỏ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Bên cạnh công việc chính, chị Huyền còn thức khuya dậy sớm “chạy” thêm các sự kiện truyền thông bên ngoài.
Cô gái trẻ quyết "bỏ phố lên rừng" |
Nhận về thu nhập cao chót vót nhưng chị lại nhận thấy bản thân như một cái máy khi chỉ suốt ngày xoay quanh sổ sách, giấy tờ và sự ganh đua. Thời gian đi cà phê với bạn bè, ăn một bữa cơm cùng cha mẹ cũng trở thành xa xỉ. Vì thế, chị Huyền tạm gác công việc lên Đà Lạt nghỉ ngơi, đồng thời giúp đỡ bạn trai, hiện là chồng, anh Nguyễn Công Chánh (38 tuổi) chăm sóc homestay.
Chị Huyền tâm sự: “Ban đầu, bố mẹ phản đối gay gắt việc mình lên Đà Lạt. Bố mẹ sợ mình sẽ mất trắng khi lần đầu kinh doanh, đến lúc ấy quay trở lại công việc văn phòng cũng trắc trở”. Nhưng sau cùng, chị vẫn kiên định với lựa chọn này.
“Ở Đà Lạt khoảng 1 tuần, mình thấy buồn vì nhịp sống chậm. Nhưng đến khi quay lại TP.HCM mình còn lạc lõng hơn. Mình nhận ra TP.HCM không có mình vẫn nhộn nhịp, không thiếu gì và cũng chẳng vắng ai. Những nhiệt huyết trước đây cũng chẳng còn. Bạn trai khuyên mình nên tính toán lại, anh hi vọng 2 đứa được ở gần nhau. Thế là mình quyết định theo anh về Đà Lạt”, chị Huyền chia sẻ.
Những ngày đầu nơi đất khách không dễ dàng. |
Những ngày đầu lập nghiệp nơi không dễ dàng. Vì muốn tiết kiệm chi phí, chị Huyền và chồng đều tự làm hết mọi việc.
Có những hôm tinh mơ khách đã đến check-in, anh chị lại chia nhau dậy sớm tiếp đón. Nhiều hôm khách đi chơi về muộn, hai người vẫn đợi cửa. Có lúc 2 giờ sáng khách đói bụng nhờ nấu mì, chị lại ra giúp đỡ. Thời điểm quá tải, anh chị đều tự dọn dẹp, thậm chí còn dựng lều ngủ ngoài trời để nhường phòng.
Vì quá vất vả, chị Huyền đã từng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, trở lại công việc văn phòng. Nhưng nhìn ông xã một mình xoay sở, chị lại không nỡ.
Vấp ngã vì tin người
Bình yên hôm nay nhận được là muôn vàn sóng gió mà chị và anh phải đối mặt trước đó. Chị Huyền nhớ lại, bắt đầu khởi nghiệp, hai người tích góp được một khoản vốn tương đối. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các chi phí bị phát sinh, đội vốn lên bất ngờ. Tính anh Chánh hay tin tưởng bạn bè nên dù đang gặp khó khăn cũng không ngại cho vay mượn. Ít vài chục triệu mà nhiều cũng lên tới cả trăm. Rồi người trả lắt nhắt, có kẻ kì kèo rồi “quỵt” luôn.
“Mình vẫn nhớ năm đó về TP.HCM ăn Tết nhưng mùng 1 đã quay trở lại Đà Lạt cho nhân viên về nghỉ. Khi ấy trong túi 2 đứa chỉ còn đúng 2 triệu nhưng một cậu em hỏi mượn, anh cũng đưa ngay”, chị Huyền chia sẻ.
Các dự án nhận thầu công trình xây dựng và thiết kế quán xá, chị cũng vì cả nể mà bị người ta “quỵt” mất phần tiến độ giai đoạn cuối. Trong khi đó, mọi chi phí như lương thưởng nhân công, đi lại, điện nước, địa điểm… chị đều chi trả trước không thiếu một xu. Công việc mỗi lúc càng ngổn ngang. Lắm lúc công nhân đã về hết, anh chị vẫn ở lại với công trình đến khuya muộn. Vậy nên suốt 2 năm, hoạt động kinh doanh của chị Huyền và chồng dù có khách hàng thì vẫn không dư đồng nào.
Có thời điểm còn khó khăn đến nỗi nồi cơm trong nhà bị hỏng, anh chị chỉ biết nhìn nhau vì không có tiền mua chiếc mới. Thấy con gái vất vả, bố mẹ xót nên lên Đà Lạt phụ giúp. “Mình chẳng chu toàn được. Cơm canh bữa đực bữa cái nhưng sợ mình tủi thân, bố vẫn ăn ngon lành dù bị đau bao tử. Khi ấy mình không kìm nổi lòng, tự trách bản thân sao lại để bố mẹ vất vả như vậy”, chị bộc bạch.
Dù khó khăn chất chồng nhưng chị Huyền và chồng chưa từng bỏ cuộc. Anh chị tin rằng bản thân cứ chịu khó làm lụng, mỗi lần sai là một lần rút kinh nghiệm thì mọi thứ sẽ ổn.
Sau tất cả, chị Huyền thấy bản thân có cái nhìn thực tế, nghiêm túc và trầm ổn. |
4 năm lên xứ lạ rồi cũng hóa quen, công việc của anh chị đã thuận lợi hơn. Nhiều du khách đến lần đầu rồi trở lại, còn giới thiệu đến bạn bè gần xa. Đôi lúc anh chị đi vắng, họ không ngại tự phục vụ hay giúp trông nhà.
Sau tất cả, chị Huyền thấy bản thân có cái nhìn thực tế, nghiêm túc và trầm ổn. Chị biết chọn lọc và sắp xếp công việc, trân trọng những gian nan đã trải qua. Ngoài công việc chính, chị vẫn không ngừng học hỏi thêm về lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing... Kinh tế của vợ chồng chị cũng ổn định và an toàn, có thể lo cho tổ ấm nhỏ và đỡ đần bố mẹ.
Chị Huyền bày tỏ, cuộc sống ở Đà Lạt còn bận rộn hơn so với hồi ở TP.HCM nhưng chị được thoải mái làm những điều mình thích. Chị hài lòng với cuộc sống hiện tại khi cuối cùng mọi nỗ lực đã được bù đắp xứng đáng. Chị không hề hối hận với quyết định năm xưa. Với chị, mọi thứ đang diễn ra tự nhiên, hài hòa và ổn định.
Thanh Thanh
(Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Xưởng hương ở làng quê Việt được nhiều người nước ngoài tìm đến
Xưởng hương nằm ở vùng quê chiêm trũng nhưng nhiều đối tác nước ngoài vẫn tìm đến tận nơi để quan sát, đánh giá, ... không ít người trong số đó đã ăn ở tại xưởng nhiều ngày để hiểu rõ về cách làm việc của nơi này trước khi ký hợp đồng.