当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
HLV Thomas Tuchelthừa nhận sai lầm khi để Andreas Christensen ‘chọi’ với Vinicius Junior, người chơi cực hay với sự ăn ý tuyệt vời cùng Karim Benzema – tác giả cú hat-trick vào lưới Chelsea.
Chiến lược gia người Đức ý thức rất rõ, Chelsea có thể còn gặp ‘thảm họa’ hơn thế, khi đến làm khách ở Bernabeu vào đêm thứ Ba tới đây, ở cuộc tái đấu lượt về với Real Madrid.
Ông bộc bạch đầy cay đắng với Guardian, càng xem lại càng thấy tức giận, giận bản thân vì Chelsea đáng ra hoàn toàn phải chơi tốt hơn nhiều.
“Tôi đã xem lại trận đấu với Real Madrid ở nhà và tôi tức giận vào nửa đêm. Sau đó sáng hôm sau, tôi xem lại và tôi lại tức giận. Tôi cần rất nhiều chocolate để làm dịu lại.
Số lượng chocolate tôi cần để xem trận đấu là vô cùng nhiều. Bạn viết và viết, sau đó nhấn nút để xem với tốc độ nhanh gấp đôi thì bạn biết mình không giỏi. Tôi đã phải dừng lại để vào trong bếp để bình tĩnh lại”.
Vô cùng thất vọng và cũng tự trách mình vì trận thua của đội nhà nhưng Thomas Tuchel khẳng định, Chelsea không bị phân tâm vì tình hình hiện tại ở CLB (chưa biết chủ mới là ai, khi nào xuất hiện). Ông thẳng thắn, nếu vin vào đó cho thất bại thì đó chỉ là cái cớ.
Với tình hình hiện nay, Chelsea rất khó để lật ngược thế cơ ở Bernabeu, lúc 2h ngày 13/4, tứ kết lượt về Champions League.
L.H
" alt="Thomas Tuchel cay đắng khi xem lại Chelsea thua Real Madrid"/>Ở cấp THCS và THPT, học sinh các lớp 6, 7, 8, 10, 11 cũng đến trường hôm nay và vào học bài mới từ ngày 11/5.
Tại Trường THCS Võ Trường Toản, Quận 1, từ sáng sớm học sinh đã tới trường sau kỳ nghỉ dài. Nhiều học sinh được phụ huynh đưa đi. |
Tại các trường tiểu học sáng nay chỉ có học sinh lớp 5 tới trường, các em lớp 4 tới vào buổi chiều. Trước đó, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường không tổ chức bán trú khi chưa thực sự an toàn. Quy định này gây không ít khó khăn cho phụ huynh. |
Mỗi học sinh TP.HCM được phát miễn phí 9 khẩu trang vải kháng khuẩn để sử dụng trong ba tháng. Kinh phí mua khẩu trang nằm trong gói cứu trợ hơn 2.500 tỷ đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua. |
Chiều hôm qua 7/5, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các địa phương và nhà trường, yêu cầu không để học sinh sử dụng mũ, nón chắn giọt bắn, không bắt buộc đeo khẩu trang trong lớp học. Trong lớp, học sinh không ngồi giãn cách, các em chỉ đeo khẩu trang khi ra chơi, ra khỏi lớp và trên đường về nhà. Điều này giúp các trường giảm áp lực trong việc phòng chống dịch, đặc biệt khi sĩ số đông. |
Ngày đầu tới trường, hầu hết học sinh đã chuẩn bị khẩu trang và mang sẵn từ nhà để chủ động sử dụng. |
Theo lịch, ngày hôm nay học sinh các khối 4,5 - 6,7,8 - 10,11 không học mà cùng thầy, cô thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, bệnh. Vừa đến trường, các em được đo nhiệt độ, hướng dẫn giãn cách, khử khuẩn tay trước khi vào lớp. Trước đó, các trường cũng thực hiện khử khuẩn, vệ sinh lớp học, lắp thêm các bồn rửa tay, mua các dụng cụ đo nhiệt... |
Học sinh sẽ vào học chính thức từ ngày 11/5 đến khi hoàn thành chương trình học kỳ II trước ngày 11/7 với 10 tuần thực học. |
Thời gian 2 tuần đầu khi học sinh tiểu học đi học trở lại, các trường hướng dẫn kỹ năng phòng chống dịch, ôn tập nội dung đã học trực tuyến, hướng dẫn các môn chưa học và phụ đạo cho học sinh chưa tham gia học trực tuyến. Một tuần tiếp theo ôn tập, củng cố, kiểm tra, đánh giá kết quả học trực tuyến, kiểm tra giữa học kỳ 2 học sinh lớp 4, lớp 5. 7 tuần tiếp theo là thực học - từ tuần 29 đến 35 theo phân phối chương trình, thực hiện ôn tập, kiểm tra định kỳ cuối năm học, xét hoàn thành chương trình lớp học. Từ ngày 13-15/7 là tổng kết và kết thúc năm học. |
Lê Huyền - Ảnh: Thanh Tùng
- Các trường đào tạo khối ngành sức khỏe trong cả nước không tổ chức kỳ thi riêng.
" alt="Học sinh tiểu học, THCS tiếp tục trở lại trường trong ngày Sài Gòn nắng gắt"/>Học sinh tiểu học, THCS tiếp tục trở lại trường trong ngày Sài Gòn nắng gắt
Chị Đỗ Thị Toàn, lao công Trường THCS Lê Quý Đôn (TP.HCM) |
Cũng như các trường học khác ở TP.HCM, thời gian vừa rồi, Trường THCS Lê Quý Đôn đóng cửa do dịch Covid-19. Việc này đồng nghĩa trường không có khoản tăng thêm để chi trả cho đội ngũ tạp vụ, giám thị. Đã có 3/5 người làm tạp vụ phải tinh giản.
Chị Toàn là người may mắn được trường giữa lại. Ba tháng qua, chị không phải làm công việc của mình thường xuyên vì học sinh nghỉ, trường vắng hoe.
Dù khó khăn nhưng chị Toàn bảo mình thấy biết ơn vì không thất nghiệp giữa lúc dịch bệnh. Trước đây, mỗi tháng cộng các khoản, chị được trả 7-8 triệu đồng (bao gồm lương và phụ cấp). Từ tết đến giờ, tuy không trọn vẹn nhưng chị vẫn được nhận đầy đủ. Cùng với cóp nhặt từ người chồng chạy xe ôm, chị Toàn có thể đảm đương cuộc sống tối thiểu cho con cái, người mẹ già và chi trả tiền thuê nhà mỗi tháng.
Khi trường học mở cửa trở lại, hơn một tuần nay, công việc của chị Toàn đã bình thường như trước. Để học sinh tới trường khi chỗ học, chỗ chơi đã sạch đẹp, ngày làm việc của chị bắt đầu lúc 4h sáng. Từ 3h30, người phụ nữ này đã ra khỏi nhà.
“Chúng tôi làm từ giờ đó tới khi học sinh đến trường mới xong việc. Yêu cầu của nhà trường là phải đảm bảo hành lang, lớp học, nhà vệ sinh sạch sẽ, mọi thứ phải tươm tất khi ngày học bắt đầu. Tuy vất vả nhưng trường học sạch sẽ ai cũng thích, mình cũng vui” - chị Toàn kể.
Theo chị Toàn, trước đây khi đội ngũ tạp vụ có 5 người thì phân chia phụ trách từng khu vực trong trường. Nhưng do hơn một nửa nhân sự đã bị cắt giảm nên chị nhiều việc hơn. Dù vậy, ở chị không có sự mệt mỏi mà là tự hào về công việc vì đã góp phần cho ngôi trường thêm sạch sẽ.
Tuy thu nhập từ nghề làm tạp vụ ở trường không cao, nhưng 8 năm nay chị Toàn không còn nỗi lo thất nghiệp. Việc được vào “biên chế” giúp chị quên đi những ngày mệt nhọc trước đây. Từ năm 2003, khi cả gia đình quyết rời Thanh Hóa đưa nhau vào TP.HCM tìm việc, để kiếm sống chị Toàn từng làm công nhân vàng mã. Đã có những ngày khó khăn cùng cực, nhất là lúc chị Toàn sinh con và hai mẹ con phải tá túc ở chùa suốt 3 tháng.
Không trình độ, không người quen, người phụ nữ lần mò xin đi làm lao công và may mắn được Trường THCS Lê Quý Đôn nhận.
“Tôi thuộc kiểu người tiết kiệm nên không tiêu xài gì. Những ngày dịch bệnh, tôi đi lấy gạo ở ATM miễn phí. Còn tiền mình có bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu. Điều tôi hạnh phúc là mình còn được trả lương đầy đủ trong mùa dịch nên đỡ được phần nào chứ nhiều người thất nghiệp lắm. Có lẽ, trời thương tôi".
Cô Nguyễn Thị Diễm Trang, hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, cho hay trường có 100 giáo viên biên chế. Những tháng qua, các thầy cô vẫn được hưởng lương theo chế độ, còn một số nhân viên thuộc bộ phận tạp vụ, giám thị tăng thêm thì phải tinh giản, vì trường không có nguồn thu để đảm đương chế độ.
Theo cô Trang, khi hoạt động học tập trở lại bình thường, trường sẽ tuyển thêm người để đảm bảo lại công việc như trước.
Lê Huyền
Trong ngày hôm nay 8/5, hàng trăm nghìn học sinh TP.HCM tiếp tục trở lại trường học sau thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19.
" alt="Điều khiến chị lao công trường học hạnh phúc"/>