Nói về thực trạng lạm phát điểm 10, độc giả Tran Huu Nghichia sẻ: "Thời buổi bây giờ, học sinh nào cũng dễ dàng đạt điểm 10, học sinh xuất sắc. Ngày nay kiếm được một học sinh có học lực khá còn là chuyện hiếm. Có khi, giáo để học sinh của mình bị xếp loại khá còn bị kiểm điểm, nên ai cũng cố nâng điểm cho học trò. Cháu tôi ở nhà suốt ngày mải chơi, không chịu học bài, làm bài tập. Tới giờ học, mẹ phải kè kè kèm cặp bên cạnh mà cháu còn nhớ nhớ quên quên, không hiểu bài. Mới học chút xíu cháu đã than nhức đầu. Ấy vậy mà vừa rồi tổng kết năm học, cháu đạt loại xuất sắc, đòi bố mẹ thưởng hẳn một chuyến đi du lịch biển mới chịu".
Cùng chung nỗi hoài nghi về chất lượng dạy và học ngày nay, bạn đọc Luan Nguyenbày tỏ: "Chất lượng học sinh bây giờ quả là không biết dùng từ gì để diễn tả. Con tôi có kết quả thi cuối kỳ vừa rồi chỉ 3,5 điểm. Ấy vậy mà đi họp phụ huynh, nhìn trong học bạ, tôi thấy có một điểm 10 Toán. Tôi đem thắc mắc về hỏi con xem có thật là con từng được 10 điểm môn Toán hay không? Con tôi trả lời rằng 'không có'. Thế mới thấy điểm số trong học bạ giờ cũng khó mà tin được".
Đánh giá câu chuyện nâng điểm học bạ từ góc nhìn của giáo viên, độc giả Thai Nguyencho rằng: "Vợ tôi cũng làm giáo viên nên tôi biết rõ thực trang nâng điểm. Từ nhà trường cho đến giáo viên, và cả phụ huynh, học sinh, ai cũng muốn có thành tích cao hết. Thế nên, dù học sinh học đến lớp 9 vẫn viết sai chính tả một nửa; mất căn bản Toán, chỉ làm được cộng, trừ, nhân, chia... nhưng cũng vẫn chín năm liền xếp loại giỏi, năm nào cũng lãnh thưởng, học bạ thì toàn 8 điểm trở lên. Các em này mà mang học bạ đi xét điểm đại học vào những ngành như bác sĩ, kỹ sư, CNTT thì chắc chỉ làm rầu thêm cho các trường đại học và công ty tuyển dụng".
>> 'Học bạ đẹp nhưng đi thi vẫn điểm kém'
Nhấn mức độ trầm trọng của bệnh thành tích trong ngành giáo dục, bạn đọc Nguyen Milanobình luận: "Bệnh thành tích đang làm hỏng cả một thế hệ trẻ nhỏ. Đề nghị ngành giáo dục bỏ hoặc giảm bớt áp lực thành tích cho các thầy, cô. Ngoài ra, việc đánh giá năng lực của giáo viên cũng cần phải dựa thêm vào các tiêu chí khác nữa ngoài điểm số để giảm nhẹ việc phụ thuộc từ thành tích học tập của các con. Ví dụ như đánh giá đạo đức của học sinh có tiến bộ hơn so với trước không, nghị lực của các con có phát triển không...? Kiến thức chỉ là một phần của cuộc sống, không nên chỉ chú trọng vào một mặt mà bỏ qua các mặt khác của học sinh".
Làm gì để giảm bớt việc nâng điểm cho học sinh của giáo viên, độc giả Tuệ đề xuất: "Phải có hình thức răn đe, cảnh cáo, kiểm soát việc cho điểm học bạ của các thầy, cô giáo, để họ không thể chấm điểm một cách tùy tiện. Đơn giản là so sánh điểm thi và điểm học bạ, chỉ cần có sai số lớn (khoảng cách khác biệt giữa điểm thi và học bạ) thì phải có thanh, kiểm tra xem có hiện tượng chấm nới tay, mua điểm học bạ... hay không? Trường hợp nào vi phạm thì phải tiến hành xử lý, từ cảnh cáo đến buộc thôi việc với các giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Bigdata là công nghệ có thể dự đoán, sàng lọc được các tình huống chấm học bạ nới tay này. Tăng cường các cuộc thi, chấm điểm có tính giám sát, kiểm tra để đối chứng kết quả trong nhà trường bằng việc thuê bên kiểm định chất lượng giáo dục riêng cũng là một cách có thể áp dụng. Chúng ta không thể để các nhà trường vừa chấm điểm, vừa đào tạo, vừa tự tung hô, làm đẹp thành tích của mình như hiện nay. Phải tách bạch hai bên: một bên đào tạo; một bên quản lý, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục riêng".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Những điểm 10 học bạ rỗng tuếchKhông có tinh trùng, teo tinh hoàn trên tinh hoàn ẩn bẩm sinh do biến chứng bệnh quai bị từ thuở nhỏ nên lập gia đình 2 năm, vợ chồng anh Hoàng Nam vẫn không có tin vui. Đi khám sức khỏe sinh sản, bác sĩ cho hay không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch của anh. Trải qua hai lần phẫu thuật lúc 2 tuổi và năm 24 tuổi để đưa tinh hoàn xuống, nhưng anh Nam vẫn không có tinh trùng.
"Nhiều bệnh viện từ chối điều trị, khuyên xin tinh trùng hiến tặng nên vợ chồng tôi rất bế tắc. Nhưng Tại BVĐK Tâm Anh TP HCM, các bác sĩ cho biết vi phẫu thuật micro-TESE sẽ cho tôi cơ hội tìm thấy tinh trùng trong tinh hoàn và đã có hơn 70% nam giới như tôi đã thành công", anh nói.
Trong khi các chuyên gia Nam học vi phẫu tích tìm từng con tinh trùng quý hiếm, thì tại trung tâm IVF Tâm Anh, người vợ cũng được chọc hút trứng sẵn sàng cho quá trình thụ tinh. Khâu tìm tinh trùng rất vất vả, 22 mẫu tinh trùng thu được sau 2 tiếng phẫu thuật phải được đưa ngay về tủ an toàn sinh học trong labo, được rửa và xé nhỏ trong đĩa petri chứa môi trường chuyên dụng. Kỹ thuật viên phòng labo tỉ mẩn xé từng ống sinh tinh, truy bắt từng con tinh trùng trên kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại trên 200 lần, rồi tiến hành thụ tinh tạo phôi cho cặp vợ chồng hiếm muộn.
"Chúng tôi như bắt được vàng, vì đã thấy tinh trùng của chồng, lấy được 18 trứng trưởng thành của vợ, tạo được 12 phôi ngày 3, nuôi lên được 5 phôi ngày 5. Sự phát triển của phôi được theo dõi bằng tủ nuôi cấy timelapse cho dữ liệu rất tốt, điểm rất cao. Chúng tôi quyết định canh chu kỳ tự nhiên không dùng thuốc, sau đó người vợ được đặt thuốc và chuyển 1 phôi ngày 5 duy nhất và đậu thai", Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh – Trưởng Labo IVFTA HCM cho biết.
Nhận kết quả siêu âm "có một thai sống trong tử cung" sau 10 ngày chuyển một phôi ngày 5 duy nhất tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM, anh Nam đã bật khóc vì vui mừng.