Ngày 9/9, UBND huyện Phúc Thọ (thành phố Hà Nội) và Tập đoàn T&T Group khởi công dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp (CCN) Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), góp phần cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020, có xét đến năm 2030.
Lợi thế từ vị trí đắc địa
CCN Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1 được thành lập tại Quyết định số 2800 của UBND thành phố Hà Nội, với định hướng trở thành cụm công nghiệp đa ngành, chủ yếu là công nghiệp sạch, có quy mô vừa và nhỏ, có tính chất công nghệ kỹ thuật cao tiên tiến, có giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và ít gây ô nhiễm. Theo quy hoạch, dự án có quy mô 41,7 ha, được thực hiện trên địa bàn xã Tam Hiệp và xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Các hạng mục chính của dự án bao gồm san nền; hệ thống giao thông; hệ thống thu gom, thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước thải; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống thông tin liên lạc; cây xanh; trạm xử lý nước thải tập trung. Bên cạnh đó, không gian kiến trúc, cảnh quan của dự án được bố trí đảm bảo theo quy chuẩn; mạng lưới giao thông nội bộ thiết kế linh hoạt giúp các phương tiện di chuyển dễ dàng và thuận tiện.
Những cụm công nghiệp đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Ảnh: T&T Group).
Với vị trí đắc địa trên quốc lộ 32, dễ dàng kết nối đến trung tâm thành phố Hà Nội và các quận, huyện lân cận, CCN Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1 sẽ góp phần thúc đẩy, mở rộng cơ hội hợp tác kinh tế liên vùng cũng như khai thác những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Dự án cũng trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi các dự án của T&T Group, để phát huy sức mạnh nội lực tổng hợp, tạo động lực tham gia vào phát triển kinh tế đất nước.
Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc - công trình đầu tiên trong mạng lưới logistics thông minh ASEAN, một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất miền Bắc do liên doanh T&T Group và Tập đoàn YCH (Singapore) hợp tác đầu tư xây dựng đã hoàn thành và đưa vào vận hành giai đoạn 1. Dự án đã và đang góp phần quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa nội địa, hàng hóa xuất nhập khẩu, kết nối các khu công nghiệp, cụm công nghiệp bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không trong hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN.
Cùng với ICD Vĩnh Phúc, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1 của T&T Group sẽ tạo động lực thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tập trung sản xuất kinh doanh; giúp các doanh nghiệp khai thác thế mạnh, tận dụng lợi thế lớn từ dịch vụ hậu cần, cơ sở hạ tầng, logistics, vừa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực ASEAN, vừa thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển.
Với mục tiêu tiên phong phát triển cụm công nghiệp sạch, đáp ứng xu hướng mới trong phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở nước ta hiện nay, CCN Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1 hướng đến xây dựng cộng đồng doanh nghiệp sản xuất tập trung, xanh, sạch với môi trường.
Đồng thời, dự án cũng sẽ tạo động lực đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước; thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, từng bước thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng như tăng thu ngân sách nhà nước. Dự án đi vào hoạt động dự kiến tạo quỹ đất cho sản xuất công nghiệp tập trung, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, từ đó nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Thúc đẩy công nghiệp hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Theo ông Nguyễn Đình Sơn, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, hiện nay xã Tam Hiệp và xã Ngọc Tảo có khoảng hơn 1.200 cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh may mặc, mộc, cơ khí và một số ngành nghề sản xuất khác.
"Dự án CCN Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1 được khởi công và đưa vào hoạt động sẽ góp phần phát triển mạnh ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện nói chung và trọng tâm là xã Ngọc Tảo, Tam Hiệp và các xã lân cận; giải quyết được nhu cầu về mặt bằng sản xuất; đưa hoạt động sản xuất tại các làng nghề, trong khu dân cư vào tập trung, đảm bảo việc phát triển công nghiệp của địa phương và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong đời sống nhân dân", ông Nguyễn Đình Sơn nhấn mạnh.
Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Phúc Thọ, của các Sở, ban, ngành thành phố, T&T Group - chủ đầu tư dự án và các hộ dân có đất canh tác đã ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng để tiến tới khởi công dự án.
Với ý nghĩa là công trình được thành phố lựa chọn khởi công nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), đồng thời đánh dấu việc huyện Phúc Thọ trở thành huyện đầu tiên trên địa bàn thành phố hoàn thành công tác khởi công toàn bộ 6/6 cụm công nghiệp đã được thành lập, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị T&T Group tập trung toàn bộ nguồn lực để nhanh chóng hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN, thu hút nhà đầu tư thứ phát vào sản xuất, kinh doanh để phát huy tối đa hiệu quả của dự án, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Phúc Thọ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt chủ đầu tư dự án, ông Mai Xuân Sơn, Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, khẳng định: "Với uy tín, kinh nghiệm và tiềm lực của tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam; đã và đang phát triển nhiều dự án bất động sản lớn trên khắp cả nước, đa dạng về loại hình, bao gồm cả bất động sản công nghiệp, T&T Group cam kết tập trung mọi nguồn lực để triển khai thi công đảm bảo an toàn, chất lượng và hoàn thành đúng tiến độ để đưa dự án vào khai thác, vận hành trong tháng 6/2026".
Hiện nay, thành phố Hà Nội không chỉ là bến đỗ của nhiều doanh nghiệp lớn trên khắp cả nước mà còn là một trong những thành phố hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1 dự kiến đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
" alt=""/>T&T Group khởi công cụm công nghiệp lớn nhất Hà NộiÔng Trump và Biden trong cuộc tranh luận tổng thống tại Đại học Belmont ở Nashville trong cuộc bầu cử năm 2020 (Ảnh: AFP).
Vào ngày 27/6 giờ địa phương, hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng 2024 là đương kim Tổng thống Joe Biden, 81 tuổi và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump, 78 tuổi, sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại thành phố Atlanta, bang Georgia.
Đây là sự kiện quan trọng vì nó giúp cả hai ứng viên thể hiện chính mình để từ đó có thể thuyết phục những cử tri còn do dự.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ của cả hai ứng viên hiện vô cùng sít sao. Theo kết quả khảo sát được tổ chức Emerson College công bố hôm 21/6, ông Trump đang dẫn trước Tổng thống Biden ở 6/7 bang chiến trường, với tỷ lệ lần lượt là Arizona (47-43%), Georgia (45-41%), Michigan (46-45%), Nevada (46-43%), Pennsylvania (47-45%) và Wisconsin (47-44%).
Theo các chuyên gia, lần này, sự đối đầu hiếm hoi giữa hai đối thủ chính trị cho thấy sự tương phản rõ rệt giữa họ.
Cựu Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ tổng thống 2017-2021 đã cam kết sẽ đặt "Nước Mỹ trên hết", với quan điểm "Nước Mỹ là số 1" và thường theo chủ nghĩa biệt lập về thế giới, trong khi Tổng thống Biden nhậm chức vào năm 2021 với cam kết "Đưa nước Mỹ trở lại", tăng cường lại mối quan hệ với các đồng minh.
Có thể thấy, cả hai chính trị gia này có chung một số niềm tin cốt lõi: đều kiên quyết rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan, coi cuộc chiến dài nhất của Mỹ là không đáng với cái giá phải trả bằng xương máu và của cải của dân Mỹ. Nhưng cả hai đều chỉ trích nhau trong việc thực hiện điều đó và cho thấy rõ sự khác biệt mạnh mẽ trong tầm nhìn "về vị thế của nước Mỹ" trên trường quốc tế.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine
Tổng thống Biden đã dẫn đầu các nỗ lực quốc tế nhằm hỗ trợ Kiev sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Với sự thúc đẩy mạnh mẽ của Tổng thống Biden, quốc hội Mỹ đã phê duyệt 175 tỷ USD hỗ trợ cho Ukraine, bao gồm hỗ trợ vũ khí và ngân sách. Ông Biden cũng đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev vào năm ngoái và chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong khi đó, ông Trump đã bày tỏ nhiều hoài nghi về số tiền viện trợ cho Ukraine, nói rằng ông kỳ vọng Nga sẽ giành chiến thắng và những người ủng hộ ông tại quốc hội đã trì hoãn gói viện trợ quân sự cuối cùng cho Kiev trong nhiều tháng.
Trong khi đó, cựu Tổng thống Trump cũng đã nói về việc sẽ nhanh chóng kết thúc chiến tranh Ukraine ngay khi đắc cử tổng thống. Trong ngày 25/6, theo các nguồn tin, 2 cố vấn chính của ông Trump đã trình bày với ông một kế hoạch chấm dứt chiến tranh ở Ukraine nếu ông đắc cử tổng thống Mỹ cuối năm nay, trong đó đề cập khả năng chỉ cung cấp thêm vũ khí nếu Kiev tham gia đàm phán hòa bình và thỏa hiệp về vấn đề biên giới của mình - một đề xuất bị Tổng thống Biden kiên quyết bác bỏ vì cho rằng "chỉ có người Ukraine mới là người quyết định tương lai của mình".
Khác với ông Biden, ông Trump đã luôn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Putin.
Khu vực Trung Đông
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump là người ủng hộ mạnh mẽ Israel, thực hiện các bước đi mang tính bước ngoặt như chuyển đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem, nơi Palestine cũng muốn trở thành thủ đô tương lai của họ.
Ông Trump cáo buộc người kế nhiệm Biden đã "bỏ rơi" Israel. Tuy nhiên, ông Biden từ lâu đã tự coi mình là "người bảo vệ Israel" và đã bị phe cánh tả trong đảng Dân chủ chỉ trích vì sự ủng hộ của ông với Tel Aviv, bao gồm cả vũ khí và quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhất là trong cuộc chiến ở Gaza.
Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã xung đột với Thủ tướng Benjamin Netanyahu về vấn đề thương vong của dân thường Palestine và đóng băng một chuyến hàng vũ khí bao gồm những quả bom nặng hơn 900kg viện trợ cho Israel.
Cựu Tổng thống Trump cũng chỉ trích Thủ tướng Netanyahu, đổ lỗi cho ông Netanyahu vì đã không ngăn chặn cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10/2023 sau lần "bóng gió" về việc ông Netanyahu nhanh chóng công nhận chiến thắng của ông Biden trong cuộc bầu cử sóng gió năm 2020.
Trong vấn đề Iran, Tổng thống Biden cũng cáo buộc người tiền nhiệm Trump làm xấu đi chương trình hạt nhân của Iran bằng cách rút khỏi thỏa thuận được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Ông Trump phản bác rằng thỏa thuận hạt nhân này không đủ mạnh và ông Biden hầu như cũng đã từ bỏ nỗ lực khôi phục lại thỏa thuận này.
Các quốc gia khác
Cả ông Trump và Biden đều mô tả Trung Quốc là đối thủ lâu dài hàng đầu của Mỹ và đã nỗ lực đương đầu với vị thế ngày càng tăng của Bắc Kinh. Nhưng giọng điệu của cả hai lại khác nhau.
Ông Biden trong một số lĩnh vực đã có hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng cũng nói về việc đảm bảo không làm bùng nổ xung đột và tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực như biến đổi khí hậu.
Tổng thống Biden đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh quan trọng với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi năm 2023.
Trong khi đó, ông Trump đã tăng mạnh thuế quan từ Trung Quốc. Nhưng ông Trump cũng khẳng định ông Tập là một "người bạn tốt".
Cựu Tổng thống Trump cũng có mối quan hệ tốt với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Cả hai đã gặp nhau 3 lần.
Ông Trump chỉ trích các đồng minh phương Tây "đang hưởng lợi một cách không công bằng" từ Mỹ. Trong quá trình vận động tranh cử, ông đề nghị sẽ khuyến khích Nga "làm bất cứ điều gì họ muốn" nếu các đồng minh NATO không "thanh toán các hóa đơn của họ", ám chỉ đến chi tiêu quân sự cho liên minh này.
Còn với Tổng thống Biden, như lời Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell đã nói: "Nếu bạn hỏi tôi "học thuyết Biden" là gì thì đó sẽ là tăng cường quan hệ đối tác với các đồng minh và bạn bè".
Theo CNA" alt=""/>Tầm nhìn khác biệt của ông BidenNgày 18/4, thông tin từ Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định, các ngành chức năng tỉnh này đã có văn bản gửi Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Bình Định (trước đây là Công ty TNHH Đầu tư và phát triển FLC Faros Bình Định).
Nội dung là hủy bỏ các văn bản liên quan đến điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh tại dự án Khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn, tại phân khu số 6, Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội (thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội).
Dự án Khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn (Ảnh: Doãn Công).
Ngoài ra, các ngành chức năng tỉnh Bình Định yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm quy định về nhà ở, kinh doanh bất động sản và việc huy động vốn bằng hình thức bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Chịu trách nhiệm đối với trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn, chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền đã huy động sai quy định.
Nhiều hạng mục thi công dang dở, có dấu hiệu xuống cấp (Ảnh: Doãn Công).
Qua rà soát tiến độ dự án, các ngành chức năng tỉnh Bình Định nhận thấy dự án chậm tiến độ, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch và đã có dấu hiệu xuống cấp, dẫn đến phát sinh nhiều khiếu nại, khiếu kiện làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại Khu kinh tế Nhơn Hội.
Mặc dù các ngành chức năng đã nhiều lần tổ chức làm việc, đối thoại và có nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở, phía chủ đầu tư cũng đã nhiều lần cam kết tiến độ thực hiện dự án (bằng văn bản, biên bản làm việc), nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Nhiều hạng mục xuống cấp (Ảnh: Doãn Công).
Đáng nói, tháng 3/2023, Sở Xây dựng Bình Định thành lập tổ công tác liên ngành để tổ chức kiểm tra các dự án, trong đó có dự án Khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn.
Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bình Định không phối hợp thực hiện (không cử đại diện để làm việc, không cung cấp hồ sơ tài liệu, phản hồi thông tin...) nên buổi làm việc chưa có kết quả, thể hiện sự né tránh trong việc chấp hành các quy định pháp luật của chủ đầu tư.
Khu căn hộ thi công dang dở và được rao bán (Ảnh: Doãn Công).
Cũng liên quan đến vấn đề trên, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan (tình hình thế chấp, giải chấp của dự án trước khi ký hợp đồng mua bán với khách hàng; việc sử dụng nguồn vốn huy động,…), cử đại diện phối hợp làm việc theo yêu cầu của tổ công tác liên ngành để phục vụ việc kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn cố tình không thực hiện, cũng như không có ý kiến phản hồi.
" alt=""/>Bình Định "tuýt còi" dự án khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn