当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
Theo Reuters, Facebook đã thuê công ty phần mềm WiPro của Ấn Độ để chú thích từng bài đăng trên Facebook và Instagram. Việc này được phân loại theo nội dung (chụp người hay thực phẩm,...), sự kiện (sinh nhật, đám cưới,...) hay ý định của tác giả (chọc cười, kêu gọi, truyền cảm hứng,...).
260 nhân viên của WiPro đã phải phân loại từng dòng cập nhật trạng thái, hình ảnh, video theo cách như vậy. Mỗi nội dung lại được kiểm tra bởi 2 người nhằm làm giảm tỷ lệ mắc lỗi.
Xác nhận với Reuters, Facebook cho biết các bài đăng sử dụng cho quá trình dạy AI bao gồm cả những nội dung riêng tư chỉ được người dùng đăng tải cho bạn bè. Dữ liệu này đôi khi bao gồm cả tên của người dùng và nhiều thông tin nhạy cảm khác.
Facebook cũng cho biết rằng không chỉ WiPro, họ có hơn 200 đối tác như vậy với hàng nghìn nhân viên phụ trách dán nhãn trên toàn cầu.
Không chỉ Facebook, việc đọc dữ liệu dạy AI diễn ra trên toàn cầu
Các dự án như vậy là chìa khóa để phát triển trí thông minh nhân tạo. Những công ty chuyên dán nhãn xuất hiện nhiều ở những quốc gia có nguồn lao động giá rẻ, Ấn Độ hay Trung Quốc là những ví dụ điển hình.
Ở Trung Quốc, nhiều công ty được lập ra với cả trăm người lao động. Thế nhưng nhiệm vụ của họ đơn giản chỉ là dán nhãn phân loại đâu là người đi xe đạp, đâu là người đi bộ trong các đoạn video. Điều này là nhằm phát triển các thuật toán về công nghệ xe tự lái.
Việc dạy AI cũng phổ biến đến mức mà nhiều người chúng ta vẫn làm hàng ngày mà chẳng hề hay biết. Đó đơn giản là việc xác định các nội dung trong ảnh với hệ thống CAPTCHA của Google.
Việc dạy AI bằng cách dán nhãn dữ liệu diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. |
Điều này sẽ không có vấn đề gì nếu nó không động chạm đến những nội dung thuộc về quyền riêng tư. Các cuộc điều tra gần đây cho thấy, khi bạn nói chuyện với trợ lý ảo trên những chiếc loa thông minh Amazon Echo, rất có thể sẽ có một người khác đang lắng nghe câu chuyện của bạn. Đó chính xác là những gì sẽ xảy ra.
Quyền riêng tư của mỗi cá nhân còn bị xâm phạm nghiêm trọng hơn bởi chính các công ty gia công trong việc dạy thuật toán cho AI. Đây cũng là nơi có tiêu chuẩn bảo mật thấp hơn nhiều so với các công ty công nghệ lớn.
Facebook cho biết nhóm pháp lý và quyền riêng tư của mạng xã hội này đang cho ra đời một hệ thống kiểm toán để đảm bảo việc tuân thủ các kỳ vọng về quyền riêng tư. Mặc dù vậy, Facebook vẫn có khả năng phải đối mặt với quy định GDPR của Liên minh Châu Âu (EU). GDPR đặt ra những quy định rất nghiêm ngặt về cách mà các công ty có thể thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng.
Tuấn Nghĩa (Theo TheVerge)
" alt="Facebook dùng dữ liệu cá nhân để dạy AI cách phân loại bài viết người dùng"/>Facebook dùng dữ liệu cá nhân để dạy AI cách phân loại bài viết người dùng
Đứng đầu danh sách vẫn là mật khẩu dễ "kinh điển" 123456. Mật khẩu này đã đứng vững ở vị trí đầu bảng trong nhiều năm qua.
Vị trí thứ 2 cũng là một mật khẩu không thể dễ kiếm hơn "password". Các vị trí tiếp theo thuộc về "123456789", "12345678", "12345".
Dưới đây là Top 10 mật khẩu tệ nhất năm 2018:
1) 123456
2) password
3) 123456789
4) 12345678
5) 12345
6) 111111
7) 1234567
8) sunshine
9) qwerty
10) iloveyou
Danh sách đầy đủ bao gồm 100 mật khẩu, trong đó “donald” chiếm vị trí 23, “soccer” chiếm vị trí 97, và “hockey” là 89.
SlashData cũng đưa ra một số lời khuyên khi đặt mật khẩu như việc nên dùng 12 ký tự hoặc hơn, kết hợp lẫn lộn nhiều loại ký tự. Nên dùng mật khẩu khác nhau cho các dịch vụ. Hoặc có thể sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu để sắp xếp, tạo mật khẩu bất kỳ và tự động đăng nhập vào website.
Hải Nguyên (theo BI)
Một quan chức của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ) cho biết các hoạt động tấn công mạng liên quan đến Trung Quốc đang tăng lên trong những tháng gần đây.
" alt="10 mật khẩu tệ nhất, 'biếu không' cho tin tặc năm 2018"/>Trên trang cá nhân, nghệ sĩ Việt Hương cũng xúc động viết nhân ngày giỗ của danh hài Chí Tài: “9/12, 2 năm rồi. Anh về ăn cơm với gia đình nha! Nay bà chế mập nấu đúng những món anh thích”. Phía dưới bài viết, nhiều khán giả đã để lại bình luận xúc động: "Nhanh quá, đã anh Tài đã qua đời được 2 năm rồi"; "Cuộc đời này vô thường quá"; "Những kỷ niệm buồn này chẳng làm sao quên được, thương anh Tài quá"....
Kể từ khi cố nghệ sĩ Chí Tài qua đời, vợ anh thường xuyên lui tới, trò chuyện bên mộ phần của chồng hằng tuần. Thời gian đầu, cô khóc nhiều vì không tin được chồng đã đi xa và hụt hẫng khi mất đi chỗ dựa tinh thần. Sau này, bà xã cố nghệ sĩ đã nguôi ngoai nỗi đau mất chồng, tự động viên bản thân bằng công việc.
"Tôi cố gắng giữ nếp sống như ngày anh vẫn còn bên mình. Đều đặn mỗi sáng tôi thực dậy đi làm, đến chiều tan ca trở về nhà. Tôi tự mình nấu ăn, đạp xe đạp xung quanh và làm những việc lặt vặt. Cuối tuần tôi lại dành thời gian đến nghĩa trang thăm chồng. Từ khi ông xã mất, tôi sống cùng một người em để có người bầu bạn.
Nhiều người hỏi tôi có định nhận con nuôi nhưng tôi không có suy nghĩ đó. Xung quanh tôi dù ở Mỹ hay Việt Nam luôn có gia đình, bạn bè. Niềm vui, năng lượng tích cực của họ khiến tôi ít nhiều quên đi nỗi buồn để bước tiếp", ca sĩ Phương Loan từng chia sẻ với VietNamNet đầu năm 2022.
Ca sĩ Phương Loan và nghệ sĩ Chí Tài kết hôn năm 1987, không có con nhưng sống rất hạnh phúc. Khi còn sống, nghệ sĩ Chí Tài làm việc ở cả Việt Nam và Mỹ, còn Phương Loan chủ yếu ở Mỹ. Vì thế, danh hài đã mua nhà để qua dịch có thể đón Phương Loan về Việt Nam. Tuy nhiên, anh ra đi sau cơn đột quỵ cuối năm 2020 mà chưa thể thực hiện được mong muốn đón vợ sống chung ở Việt Nam.
Nghệ sĩ Chí Tài sinh năm 1958, là nghệ sĩ hài, nhạc sĩ, ca sĩ người Mỹ gốc Việt. Danh hài Chí Tài nổi tiếng qua một số vở diễn: Người nhà quê, Cổ tích một tình yêu, Dâu đất khách, Osin là ông nội, Ngao sò ốc hến (Liveshow Bảo Quốc 50 năm), Đánh ghen (Liveshow Hoài Linh - Ru lại câu hò)...
Lê Phương
Hoài Linh hôn lên bia mộ cố nghệ sĩ Chí Tài khi tới MỹHình ảnh danh hài Hoài Linh tới thăm mộ cố nghệ sĩ Chí Tài khi tới Mỹ khiến người hâm mộ xót xa." alt="Việt Hương, vợ Chí Tài xúc động nhớ cố nghệ sĩ trong ngày giỗ năm thứ 2"/>Việt Hương, vợ Chí Tài xúc động nhớ cố nghệ sĩ trong ngày giỗ năm thứ 2
Nhận định, soi kèo Monterrey vs Necaxa, 8h05 ngày 2/2: Chiến thắng đầu tay
Hiện trên cả nước, tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng (Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng) là 54 doanh nghiệp.
Theo đại diện Cục ATTT, chỉ số này cho thấy tình hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam đã có chuyển biến. Đặc biệt, các chiến dịch xử lý mã độc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ TT&TT (Cục ATTT) phối hợp cùng 2 thành phố triển khai thời gian qua đã đạt được hiệu quả nhất định.
Đây là một thông tin tích cực trong bối cảnh Việt Nam thường xuyên nằm trong top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất năm 2018.
Theo báo cáo của Kaspersky Security Network, Quý I/2018, Việt Nam đứng thứ 1 trong top 20 quốc gia có tỷ lệ tấn công mạng trên máy tính ICS hàng đầu (với 75,1%) và thường xuyên thuộc top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới.
Một trong những định hướng quan trọng của Bộ TT&TT và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là Việt Nam cần phải trở thành một cường quốc trong lĩnh vực an ninh mạng. Ảnh: Trọng Đạt |
Chỉ mới đây, hồi giữa tháng 3, qua theo dõi không gian mạng, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT - Bộ TT&TT) phát hiện một chiến dịch phát tán Mã độc tống tiền GandCrab 5.2 đang nhắm vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Mã độc này thường phát tán qua email giả mạo Bộ Công an Việt Nam với tiêu đề “Goi trong Cong an Nhan dan Viet Nam”, có đính kèm tệp documents.rar.
Theo VNCERT, mã độc tống tiền GandCrab rất nguy hiểm. Nó có thể đánh cắp thông tin và mã hóa toàn bộ dữ liệu trên máy bị nhiễm. Tin tặc khai thác và tấn công sẽ gây lên nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Trọng Đạt
" alt="Số lượng các cuộc tấn công mạng nhằm vào Việt Nam giảm mạnh"/>Logo của Google tại một cửa hàng ở New York, Mỹ. Ảnh: Reuters.
Google vừa khiến cộng đồng quảng cáo Việt Nam bất ngờ, khi công bố hoạt động chính thức của văn phòng tại Việt Nam từ 2025.
Cụ thể, Google đã tiến hành gửi email đến các khách hàng tại Việt Nam vì những thay đổi quan trọng đối với các điều khoản ảnh hưởng đến Google Ads và các sản phẩm khác của mình sắp tới.
Email cho biết, kể từ ngày 1/4/2025, Google Asia Pacific Pte. Ltd. có trụ sở tại Singapore sẽ chuyển nhượng các quyền lợi và nghĩa vụ theo hợp đồng các đối tác khách hàng quảng cáo của mình tại Việt Nam về Công ty TNHH Google Việt Nam (tên tiếng anh: Google VietNam Company Limited – tên viết tắt: Google VietNam) có trụ sở tại TPHCM.
Đồng thời, kể từ ngày 1/3/2025, các đối tác trở thành khách hàng của bất kỳ sản phẩm nào được liệt kê trong phần Việt Nam, Công ty TNHH Google Việt Nam sẽ là đối tác chính thức chịu trách nhiệm, thay vì Google Singapore như trước đây.
Việc này đồng nghĩa, Google VietNam cũng sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động liên quan đến hoá đơn tại Việt Nam, theo đó khách hàng khi thanh toán các dịch vụ sẽ nhận được hoá đơn tính bằng đồng tiền Việt Nam (VND) và sẽ có khoản thuế VAT 10% theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Phía Google cũng yêu cầu các đối tác khách hàng của mình cung cấp mã số thuế, tên và địa chỉ, cho công ty Google tại Việt Nam, trùng với thông tin đã đăng ký với đơn vị thuế, để nhận được hoá đơn hợp lệ và sẽ không có sự thay đổi nào được thực hiện khi hoá đơn đã được xuất.
Google cũng thông tin, các đối tác khách hàng sẽ nhận được một bản sao các điều khoản dịch vụ được cập nhật để xem xét kể từ 1/1/2025 trở đi và việc chuyển nhượng hay thay đổi này không gây ra bất kỳ gián đoạn nào cho dịch vụ.
Trả lời VietNamNet về việc Google mở văn phòng tại Việt Nam, đại diện truyền thông Google cho biết, hiện công ty có một đội ngũ nhân viên tại chỗ để phục vụ khách hàng quảng cáo ở Việt Nam tốt hơn và hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty TNHH Google Việt Nam được thành lập từ 31/05/2023, đang hoạt động, được quản lý bởi Cục thuế TPHCM và cập nhật mã số thuế lần cuối cùng vào ngày 3/12/2024.
Cũng cần lưu ý rằng, đây là văn phòng tập trung vào kinh doanh và tiếp thị, chủ yếu hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp trong nước, trong khi đó trụ sở chính của Google Châu Á Thái Bình Dương vẫn được đặt tại Singapore.
Đại diện một công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo Google tại Việt Nam cho biết, với việc Công ty TNHH Việt Nam đi vào hoạt động và chính thức xuất hoá đơn bằng tiếng Việt, trong đó có thuế VAT 10% sẽ đem đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp chạy quảng cáo trong nước, vì lúc đó việc hạch toán hay kiểm toán sẽ đơn giản hơn thay vì phức tạp như trước đây.
Bên cạnh đó mọi thông tin sẽ được minh bạch hoá khi sử dụng các dịch vụ xuyên biên giới, cũng như việc được khấu trừ thuế VAT… Nhà nước cũng thu được thuế một cách rõ ràng và nguồn thu từ các khoản thuế sẽ tăng lên nhiều so với trước đây.
Google vượt qua OpenAIMặc dù công bố Veo muộn hơn, Google đã phát hình mô hình AI tạo sinh video này trước đối thủ Sora của OpenAI. " alt="Công ty Google Việt Nam chính thức hoạt động từ 2025"/>Công ty Google Việt Nam chính thức hoạt động từ 2025 Sách "Đến Apple học về sáng tạo" do NXB Thế giới phát hành. |
Apple là đế chế của ngành công nghệ, với những sản phẩm nổi tiếng như iPhone, iPad, iPod và máy tính Mac. Không ngừng đổi mới, liên tục sáng tạo là một trong những bản sắc góp phần tạo nên thành công cho Táo khuyết.
Qua cuốn sách Đến Apple học về sáng tạo, cựu kỹ sư phần mềm, nhà thiết kế Ken Kocienda đã mô tả văn hóa, quá trình phát triển sản phẩm tại Apple thập niên 2000. Đây là một trong những giai đoạn thành công nhất lịch sử Táo khuyết, với sự ra đời của hàng loạt thiết bị mang tính biểu tượng, góp phần dẫn dắt xu hướng công nghệ.
Cuốn sách chủ yếu phản ánh văn hóa “lựa chọn sáng tạo” (creative selection) của Apple, thông qua những dự án mà Kocienda từng tham gia, từ các buổi trình bày (demo) đến hàng loạt vấn đề kỹ thuật.
Tác giả còn viết về cảm giác khi làm việc cùng Steve Jobs, câu chuyện bên lề tại các sự kiện ra mắt sản phẩm, cùng những giá trị cốt lõi tại công ty. Tất cả được kết hợp để tạo nên văn hóa đặc trưng của Apple.
Cựu kỹ sư phần mềm Ken Kocienda có 15 năm làm việc tại Apple. Ảnh: CUNA News. |
Mở đầu cuốn sách, Kocienda kể lại những buổi demo phần mềm bàn phím vào năm 2009 dành cho mẫu tablet sắp ra mắt (tên chính thức là iPad). Sau thành công của iPhone trước đó 2 năm, các lập trình viên iOS như Kocienda có nhiệm vụ tạo ra sản phẩm kế thừa thành công ấy.
Demo là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển sản phẩm, mang đến cái nhìn tổng quan về cách hoạt động, đặc tính kỹ thuật và lợi ích của những tính năng, thiết bị mới.
Thông qua các buổi demo, Kocienda đã khắc họa tư duy hướng đến hoàn hảo, sự chăm chút trong từng chi tiết của Steve Jobs. Thời điểm đó, ông là người đưa ra quyết định cuối cùng về giao diện, cách hoạt động của những tính năng mới.
“Có những lúc ông sẽ tặc lưỡi nếu cảm thấy không hứng thú với nội dung demo, dù người trình bày có là quản lý cấp cao làm việc cùng ông hàng ngày hay chỉ là một lập trình viên mà ông chưa từng gặp mặt như tôi”, trích nội dung sách.
Kocienda cũng đánh giá cao cách điều hành các buổi demo của Apple, được diễn ra đơn giản nhưng hiệu quả, với các nhóm nhỏ cùng người quyết định (decider). Những quyết định được đưa ra dựa trên giá trị cốt lõi của Apple, hướng đến sự đơn giản và dễ tiếp cận.
Buổi demo tiếp tục được Kocienda dùng để dẫn vào mạch nội dung chính của cuốn sách, kể lại giai đoạn Apple "dưới trướng" Steve Jobs vào những năm 2000.
Thời điểm gia nhập công ty, Kocienda cùng Don Melton, nhân viên cũ của startup phần mềm Eazel, được giao nhiệm vụ phát triển trình duyệt miễn phí để cạnh tranh với Mozilla Firefox, Internet Explorer…
Từng làm việc tại Mozilla nên Melton muốn phát triển trình duyệt mới dựa trên Firefox. Tuy nhiên do cơ sở mã nguồn của Mozilla quá phức tạp, Melton và Kocienda quyết định tìm giải pháp mới. Lúc ấy, Apple vừa tuyển lập trình viên có tên Richard Williamson.
2 trong những bố cục bàn phím từng được Kocienda thử nghiệm cho iOS. Ảnh: Ken Kocienda. |
Williamson nhanh chóng tạo ra một phiên bản của cơ sở mã KHTML, được dùng bởi trình duyệt mã nguồn mở Konqueror nhưng đã tinh chỉnh để chạy trên Mac OS X. Ý tưởng được Apple nhanh chóng chấp nhận, dù họ được biết đến như một công ty khép kín và bí mật.
Quá trình phát triển Safari gặp nhiều trở ngại, thậm chí được Kocienda so sánh với phát minh bóng đèn trong thế kỷ XIX của Thomas Edison.
Trong suốt thời gian viết nên trình duyệt mới, Kocienda nhấn mạnh chỉ thị duy nhất của Jobs: tốc độ. Đó là lúc khả năng truyền cảm hứng, sự chăm chút và tính cầu toàn của ông được thể hiện rõ nhất. Cố CEO Apple từng cân nhắc nhiều tên gọi khác nhau, trước khi chọn Safari.
“Steve Jobs cũng có vài ý tưởng nhưng chúng làm tôi nhăn mặt khi lần đầu được nghe. Ban đầu Steve thích cái tên ‘Thunder’ nhưng rồi chuyển qua ‘Freedom’. Tôi thấy cả hai cái tên này dở tệ”, trích nội dung sách. Cuối cùng, Jobs quyết định chọn Safari. Cái tên được đưa ra bởi Giám đốc Phần mềm Scott Forstall.
Giữa những năm 2000, bàn phím vật lý của BlackBerry vẫn là tiêu chuẩn trong ngành di động. Do đó, không ai chắc chắn dự án phát triển bàn phím ảo của Kocienda sẽ thành công. Tương tự Safari, dự án bàn phím ảo cho iOS là ví dụ để Kocienda khắc họa rõ nét văn hóa của Apple.
Nhìn đơn giản nhưng ẩn sau bàn phím ảo là nhiều vấn đề kỹ thuật, bao gồm thuật toán tự sửa lỗi, gợi ý chữ, kích thước và bố cục phím.
Kocienda từng tạo ra bố cục “giọt nước”, sử dụng thao tác chạm và vuốt để gõ văn bản nhưng cuối cùng, ông quay về bố cục QWERTY truyền thống, được tinh chỉnh để phù hợp cho màn hình cảm ứng.
Nhìn chung, phần lớn quá trình phát triển bàn phím trên iOS là ví dụ cho văn hóa và quy trình tạo ra sản phẩm của Apple, chú trọng vào sự hoàn hảo, lấy người dùng làm trọng tâm, nhận phản hồi từ các buổi demo để chỉnh sửa. Mọi thứ cứ lặp lại như thế.
Steve Jobs trong một buổi ra mắt sản phẩm của Apple. Ảnh: CNBC. |
Phần cuối cuốn sách nói về sự kết hợp giữa công nghệ với “nghệ thuật khai phóng” (liberal arts), một trong những triết lý nổi bật của Steve Jobs. Chúng được thể hiện thông qua các buổi ra mắt sản phẩm, thông cáo báo chí và hình ảnh thương hiệu Apple trước công chúng.
Tất cả được thể hiện xuyên suốt nội dung sách, với phần tóm tắt của tác giả về văn hóa “lựa chọn sáng tạo” của Apple:
“Một nhóm nhỏ gồm những cá nhân tâm huyết, tài năng, giàu trí tưởng tượng, nhạy bén, luôn thích tìm tòi, xây dựng văn hóa làm việc dựa trên việc áp dụng cảm hứng, sự hợp tác, tính cẩn trọng, kỹ năng, sự quyết đoán, óc thẩm mỹ và sự đồng cảm, thông qua một quá trình dài gồm rất nhiều vòng thử nghiệm – phản hồi, liên tục tinh chỉnh cũng như tối ưu các phép suy nghiệm và thuật toán, kiên trì vượt qua những hoài nghi và thất bại, lựa chọn ra những cải tiến tiềm năng nhất trong mỗi bước, tất cả vì mục tiêu tạo ra các sản phẩm tốt nhất có thể”, Kocienda viết.
Sau thành công với iPhone hay iPad, Kocienda tiếp tục làm việc với Apple đến năm 2017. Trong phần kết, tác giả thừa nhận văn hóa của Táo khuyết đã thay đổi sau khi Steve Jobs qua đời. Các cộng sự được nhắc trong cuốn sách hầu hết đã rời công ty.
Đến Apple học về sáng tạolà tác phẩm phù hợp cho những người muốn tìm hiểu về văn hóa, tích cách cũng như quá trình phát triển sản phẩm của Táo khuyết dưới thời Steve Jobs. Triết lý của Jobs và Tim Cook hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, di sản của đồng sáng lập Apple vẫn sẽ không thay đổi.
Nhiều câu chuyện công nghệ chỉ được tìm thấy trong những cuốn sách, khi các tác giả dành hàng năm trời để tiếp xúc với những lãnh đạo mảng công nghệ, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.
Mục Công nghệ giới thiệu những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan, mang đến cho bạn đọc những thông tin ít khi được bật mí.