Căn cứ các yêu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương, của ngành, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ thị toàn ngành giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản trong năm học 2020-2021.Tiếp tục đổi mới và đảm bảo chất lượng
Mục tiêu xuyên suốt trong 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu năm học 2020-2021 là tiếp tục đổi mới và đảm bảo chất lượng giáo dục.
|
Năm học 2020-2021, ngành giáo dục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Ảnh: Thanh Tùng |
Cụ thể, các nhiệm vụ được xác định gồm:
Thứ nhất, rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước. Trong đó, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.
Thứ hai, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Trong đó, có chính sách thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm; quan tâm xây dựng các chính sách, cơ chế mang tính đặc thù phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Thứ ba, ngành giáo dục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức; lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên.
Thứ tư, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
Thứ sáu, đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ đối với các cơ sở giáo dục.
Thứ bảy, hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Trong đó, đẩy mạnh việc thu hút các cơ sở giáo dục nước ngoài có uy tín vào Việt Nam thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của các cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Thứ tám, tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.
Thứ chín, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Xử lý nghiêm tiêu cực
Từ đó, Bộ GD-ĐT cũng xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản được duy trì và phát triển theo hướng trọng tâm, chi tiết. Cùng với hoàn thiện thể chế, tăng cường nguồn lực đầu tư, khảo thí, kiểm định chất lượng và truyền thông, đáng chú ý là nhóm giải pháp “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo”.
Chỉ thị nêu rõ, triển khai bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, lối sống văn minh đối với cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt, rà soát các vấn đề trong toàn ngành để chủ động chỉ đạo giải quyết dứt điểm, khắc phục những hạn chế, bất cập.
Trong năm học 2020-2021, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm sẽ được tăng cường. Theo đó, sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin; thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc những vấn đề nóng mà dư luận xã hội quan tâm.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học, nhất là việc thực hiện quy định về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình; công tác tuyển sinh, các chương trình liên kết giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các hoạt động tư vấn du học. Xem xét dừng tuyển sinh các chương trình, các ngành đào tạo không đảm bảo chất lượng.
Chỉ thị nhấn mạnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; tăng chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm có tổ chức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý Nhà nước về giáo dục.
Hải Nguyên
Giảm tải kiến thức 10 môn học ở cấp THCS và THPT
Bộ GD-ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS và THPT. Theo đó, điều chỉnh theo hướng tinh giản các nội dung ở 10 môn học.
" alt="Bộ Giáo dục tính 5 giải pháp cho năm học 2020"/>
Bộ Giáo dục tính 5 giải pháp cho năm học 2020
|
Ngọc Thị Hoàn - sinh viên năm 3 ngành Thiết kế đồ họa, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Ảnh: NVCC |
Sinh ra trong một gia đình thuộc hộ cận nghèo ở huyện miền núi tỉnh Bắc Giang, từ nhỏ Ngọc Thị Hoàn (sinh năm 2000) đã phải gắn bó với đồng ruộng và nghề làm bánh truyền thống của gia đình.
Là con út trong gia đình có 4 chị em gái, khi các chị lên thành phố đi học, bố mẹ chỉ trông đợi vào một mình Hoàn để đỡ đần việc gia đình.
Cứ 4h30 phút mỗi sáng, Hoàn lại thức dậy cùng mẹ gói bánh cho kịp phiên chợ sáng. Nhiều lần em bùi ngùi nhìn theo dáng mẹ xiêu vẹo gánh hàng đi bán mà thương.
Hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ, Hoàn chẳng bao giờ kêu ca nửa lời dù có hôm đi học thêm đến tối mịt mới về, em lại vội vàng lao vào giúp mẹ gói bánh.
Vốn có học lực tốt, Hoàn và bố mẹ đều có một khao khát là em sẽ đỗ vào một trường đại học mà em yêu thích. Vốn yêu thích lập trình từ hồi cấp 2, em đăng ký ngành An toàn thông tin của Học viện Kỹ thuật mật mã. 3 năm cấp 3 Hoàn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, lại nhiều năm được chọn đi thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Tin học, ước mơ của Hoàn vốn nằm trong tầm tay.
Nhưng đến cuối năm lớp 12, khi bố mẹ em đã gần 60 tuổi, ốm đau cũng nhiều hơn trước. Thương bố mẹ phải nuôi mình 5 năm học đại học, Hoàn bắt đầu có ý định từ bỏ ước mơ đại học.
Cầm tờ giấy báo đỗ đại học trong tay, nhưng em bắt đầu tìm hiểu thông tin về các trường nghề. Chỉ trong vòng 2-3 tuần, Hoàn quyết định đăng ký ngành Thiết kế đồ họa của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội – nơi mà em chỉ mất 3 năm theo học.
Với nền tảng sẵn có và nỗ lực không ngừng, chỉ sau 1 năm học đầu tiên, Hoàn đã có thể nhận thiết kế. Thu nhập của em đủ để lo chi phí sinh hoạt cho bản thân, thậm chí còn có thể mua quà gửi về cho bố mẹ.
Năm 2019, Hoàn đạt giải Ba nghề Thiết kế đồ họa kỳ thi tay nghề thành phố. Ở trường, Hoàn được đánh giá là một sinh viên tích cực, năng nổ trong các hoạt động học tập cũng như ngoại khóa.
Năm nay, cũng là năm học thứ 3, Hoàn tự xin thực tập ở một doanh nghiệp chuyên về truyền thông, làm đúng chuyên ngành mà mình đã theo học. Sau một thời gian thử việc, Hoàn được công ty nhận vào làm chính thức với mức thu nhập 8-10 triệu đồng/ tháng ngay khi còn đang là sinh viên năm cuối.
Nói về quyết định của mình, cô nữ sinh người dân tộc Tày chia sẻ: “Em thấy mình đã có một sự lựa chọn đúng đắn. Hiện tại, em yêu thích và hài lòng với công việc mình đã chọn”.
“Em biết là có nhiều trường đại học cũng đào tạo chuyên ngành này, nhưng em tự tin vào những kỹ năng mà mình có. Em cũng nhận thấy, bây giờ các doanh nghiệp không còn quá coi trọng bằng cấp nữa, mà họ chú ý nhiều hơn tới kỹ năng thực tế của người lao động, giống như ở công ty em đang làm”.
Hoàn cho rằng, thành kiến của xã hội về việc học nghề đã thu hẹp hơn rất nhiều. “Vì thế, em thực lòng khuyên các bạn, nếu cảm thấy học nghề phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình, thì hãy mạnh dạn lựa chọn”.
|
Hoàn và các bạn trang trí tường cho khoa Ngoại ngữ - Kinh tế của trường. Ảnh: NVCC |
Chia sẻ về cô sinh viên Ngọc Thị Hoàn, cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang – trưởng bộ môn Thiết kế đồ họa, khoa Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nhận xét: “Hoàn là một cô lớp trưởng rất chăm chỉ, năng động, có khả năng học tập cũng như quản lý tốt. Đúng như năng lực của em, dù mới là sinh viên năm cuối, em đã có được một công việc tốt ở một doanh nghiệp”.
Chia sẻ về ngành Thiết kế đồ họa, chị Trang cho biết nhu cầu của ngành nghề này đang rất lớn.
“Chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, riêng nghề này thì không có gì phải lo. Hằng năm, nhà trường thường tuyển sinh 2 lớp, mỗi lớp 30-40 sinh viên. Chương trình học của chúng tôi trải dài từ các môn cơ bản như vẽ tay, các định luật, định lý, thiết kế… đến nhận diện thương hiệu, quay phim, làm phim, thiết kế 3D… Chính vì sự đa dạng trong chương trình học như vậy nên sau năm thứ nhất, các bạn đã có đủ kiến thức để xin làm những công việc ‘part-time’. Hoàn là một trong những sinh viên như vậy”.
Nữ giáo viên này cũng tiết lộ, với nghề thiết kế đồ họa, trung bình sinh viên mới ra trường thu nhập tối thiểu từ 5-7 triệu đồng/ tháng. Nếu các em thành thạo những kỹ năng sâu hơn, mức thu nhập sẽ cao hơn, thậm chí có nhiều bạn sinh viên của trường đã đạt mức thu nhập gần 20 triệu đồng/ tháng.
“Bản thân tôi cũng có nhiều mối liên hệ với các doanh nghiệp, tôi nhận thấy các doanh nghiệp bây giờ dần dần không còn cần đến bằng cấp hay kinh nghiệm như trước nữa, mà họ sẽ nhìn vào thực tế xem sinh viên làm được cái gì”.
'Nếu được chọn lựa lại, tôi vẫn đi con đường học nghề'
“Học nghề mang đến cho tôi nhiều cơ hội. Đến nay nhìn lại thành quả đạt được, tôi càng thấy lựa chọn năm xưa của mình là đúng. Nếu được chọn lựa lại, tôi vẫn đi con đường này”, đại sứ kỹ năng nghề Nguyễn Văn Lượng tâm sự.
" alt="Nữ sinh chọn học nghề, năm 3 đã xin được việc lương cao"/>
Nữ sinh chọn học nghề, năm 3 đã xin được việc lương cao
1. Sau 3 tuần tổ chức trên fanpage CLB HAGL, cuộc bình chọn những cầu thủ được yêu thích nhất trong lịch sử đội bóng phố Núi đưa ra kết quả gây nhiều tranh cãi.Một bộ phận fan HAGL lâu năm tỏ ra bất bình với tiêu chí ban đầu mà BQT fanpage đưa ra, đồng thời hoài nghi về kết quả. Đương nhiên, với những fan thuộc thế hệ trẻ thì khẳng định đây là cuộc bình chọn yêu thích, thay vì xuất sắc nhất như ban đầu.
Cuộc chiến “nội bộ” giữa các fan HAGL càng lên đến đỉnh điểm khi hàng loạt cái tên nổi đình nổi đám được hâm mộ chẳng kém lứa học viện của bầu Đức như Lee Nguyễn, Evaldo vắng mặt trong danh sách.
|
Đội hình được fan yêu thích nhất của HAGL trong 20 năm qua vừa được fanpage đội bóng nhà bầu Đức công bố |
2. Sẽ không có chuyện gì quá lớn, nếu một tài khoản được xác định chính danh của chân sút Evaldo Goncalves – một siêu "dội bom" ở sân Pleiku sau thời Kiatisak vào thẳng fanpage phàn nàn về kết quả bình chọn càng khiến mọi chuyện thêm căng thẳng
Cựu tiền đạo dội bom bậc nhất không chỉ ở HAGL mà còn tại V-League nói thẳng: "Chỉ tính V-League, tôi ghi được 67 bàn cho HAGL. Tính cả các giải đấu Cúp Quốc gia, tôi ghi hơn 80 bàn, đủ để là chân sút số 1 lịch sử đội - hay tôi nhầm nhỉ? Tôi nghĩ mình đóng góp cũng nhiều cho đội nhưng có vẻ không phải thế...” làm nhiều fan chân chính phải muối mặt
Vẫn biết cuộc bình chọn này đơn thuần... cho vui, nhưng cái cách mà fan HAGL thể hiện dành cho cựu tiền đạo ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử đội bóng phố núi khiến những người ngoài cuộc hơi thất vọng và ngán ngẩm.
|
ngay lập tức gây tranh cãi khi một huyền thoại như Evaldo không được nhắc tên, khiên chân sút người Brasil phải mỉa mai trên fanpage đội bóng cũ |
Bởi nên nhớ, thành tích tốt nhất của HAGL trong giai đoạn trước khi lứa học viện được đôn lên có công rất lớn từ Evaldo, một sát thủ thực sự với 68 bàn thắng trong 4 mùa giải đầu quân cho đội chủ sân Pleiku.
3. Cảm giác của Công Phượng khi biết tin fan hâm mộ mình bình chọn vào danh sách những cầu thủ được yêu thích nhất bên cạnh huyền thoại Kiatisak thế nào?
Chắc có lẽ khó mà tự hào nổi, bởi với một người khá thông minh, tương đối hiểu chuyện như chân sút người xứ Nghệ đủ biết mình ở đâu so với nhiều đàn anh, đàn chú đi trước. Tương tự như thế với Hồng Duy, Văn Thanh, Văn Toàn...
|
Công Phượng được fan yêu thích, nhưng xứng đáng với tình yêu đó thì e rằng là... chưa |
Chẳng những khó tự hào, thậm chí còn ngượng ngùng, bởi ngoài việc tạo ra làn sóng hâm mộ mới cho HAGL ra thì phần còn lại Công Phượng hay các đồng đội khác chưa thể làm nổi: giúp bầu Đức hoàn thành những kỳ vọng như vô địch V-League, hay ra nước ngoài chơi bóng thành công.
Một cuộc bình chọn vui, cũng như không phải chính danh đương nhiên cũng chẳng đáng để quá bận lòng. Nhưng cái cách yêu của fan HAGL bây giờ dành cho Công Phượng, Xuân Trường, Văn Thanh... chẳng khác gì những liều thuốc độc “bọc đường” đầy mê hoặc.
Có nghĩa, nếu không tỉnh táo rất dễ ảo tưởng để rồi sớm nở tối tàn như rất nhiều ngôi sao trẻ, tài năng trước đây của bóng đá Việt Nam, dù đó mới chỉ được tung hô ở một mức độ vừa phải, và thời điểm chưa có mạng xã hội như lúc này.
Hy vọng, Công Phượng hay các đồng đội khác biết mình ở đâu hay nhìn vào đội hình được xếp chung cùng những huyền thoại thực thụ ở HAGL như Kiatisak, Dusit... mà phấn đấu sao cho xứng với sự kỳ vọng của bầu Đức.
Video Công Phượng biểu diễn tâng giấy vệ sinh:
Xuân Mơ
" alt="Công Phượng sánh ngang Kiatisuk: Được yêu thế cũng... ngại!"/>
Công Phượng sánh ngang Kiatisuk: Được yêu thế cũng... ngại!