Giáo viên sắp về hưu cũng lo học chứng chỉ để “giữ hạng, giữ lương”
Giữa lúc xôn xao vì chưa có đầy đủ thông tin, giáo viên liên tục nhận được tin nhắn quảng cáo các lớp học chứng chỉ “cấp tốc” với mức học phí từ 2 – 3,5 triệu đồng, học khoảng 5 ngày. Đồng thời, người đăng tin cũng “thúc giục” giáo viên đi học sớm để “khi cần là có ngay”, tránh bị lỡ các kì xét hạng, ảnh hưởng tới lương…
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài 49 đơn vị được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thì còn hàng loạt đơn vị liên kết đào tạo tổ chức các lớp học tương tự.
Có trường trung cấp điều dưỡng, quản trị kinh doanh hay truyền thông cũng liên kết với trường đại học sư phạm để bồi dưỡng loại chứng chỉ này.
Hiệu trưởng 1 trường sư phạm xin giấu tên phân tích: "Việc tổ chức một số lớp quá đơn giản, chỉ 3-5 ngày thu 2-3,5 triệu đồng/người trong khi chi phí bỏ ra thấp, nên các trung tâm, đơn vị liên kết tuyển sinh mới mọc ra nhiều như vậy. Giáo viên ít thông tin, nên khi không có hướng dẫn từ cơ quan quản lý họ sẽ đi học theo quảng cáo, hoặc người nọ chỉ cho người kia. Hơn nữa, sự thật là đa phần giáo viên không thiết tha học mà chỉ cần chứng chỉ, nên chất lượng lớp bồi dưỡng thấp là dễ hiểu".
"Nên thận trọng"
Sau khi các thông tư mới của Bộ GD-ĐT được ban hành, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra hiện tượng các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ồ ạt đăng ký tham gia học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.
Trước tình trạng này, ngày 26/2, Sở GD-ĐT Quảng Trị đã phải ra công văn hỏa tốc, trong đó nêu rõ "giáo viên phải xác định bản thân đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng nào để chọn lựa, đăng ký bồi dưỡng lấy chứng chỉ phù hợp, đảm bảo các quy định...
Trong lúc chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết của Bộ GD-ĐT và các ngành liên quan, Sở GD-ĐT đề nghị Trưởng phòng GD-ĐT và Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở phổ biến, yêu cầu giáo viên thận trọng, cân nhắc việc đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng phù hợp với hạng của giáo viên, để việc bồi dưỡng thiết thực và có hiệu quả".
Công văn hỏa tốc của Sở GD-ĐT Quảng Trị
Ông Mai Huy Phương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị, người ký văn bản này cho biết: "Sở dĩ Sở GD-ĐT Quảng Trị phải ra công văn hỏa tốc vì khi có sự thay đổi, nhiều giáo viên chưa tiếp cận đầy đủ nội dung thông tư mới. Nhiều người chưa đủ tiêu chuẩn chuyển hạng nhưng vẫn sốt ruột đi học. Đây là điều không cần thiết.
Ví dụ có giáo viên mới đi làm được 4, 5 năm đã đi học chứng chỉ hạng II, trong khi theo quy định phải 9 năm mới được chuyển hạng.
Việc ra công văn hỏa tốc cũng là để các cơ sở giáo dục có thời gian rà soát, tạo điều kiện cho giáo viên đi học bồi dưỡng, đồng thời thu xếp hoạt động của nhà trường, những ai chưa cần thiết thì có thể để sau chứ không nhất thiết học đợt này" - ông Phương nói.
"Theo quan điểm cá nhân của tôi, là người đã có một thời gian khá dài trong ngành, việc Bộ GD-ĐT nâng yêu cầu đối với giáo viên hạng 1, hạng 2.... chỉ là một phần trong việc nâng cao chất lượng giáo viên. Bên cạnh đó, chất lượng giáo viên còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác mà quan trọng nhất là tinh thần tự nguyện và sự tâm huyết – học để đạt trình độ chứ không phải để đạt bằng cấp".
Theo ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, trước đây đã có tình trạng giáo viên trong tỉnh đua nhau bỏ tiền đi học chứng chỉ nghề nghiệp, thậm chí nhiều giáo viên do không nắm rõ nên học nhầm loại chứng chỉ.
Sở GD-ĐT đã chỉ đạo phải làm bài bản, các đơn vị tổ chức phải có tư cách pháp nhân.
“… Đối với giáo viên, để tránh lãng phí thì đến lúc cần thiết hãy đăng ký học. Ví dụ như còn 6, 7 năm nữa mới tới hạn nâng bậc thì học từ bây giờ làm gì? Hay còn thiếu các điều kiện khác nữa thì cứ bổ sung đi rồi hãy học” – ông Thành nói.
Trước đó, ngày 24/2, Sở GD-ĐT Nghệ An đã có công văn đề nghị các Phòng GD-ĐT, trường học trên địa bàn rà soát cơ cấu, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Trong đó, lưu ý xác định từng giáo viên phải đào tạo trình độ nào, phải bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng bao nhiêu và khuyến cáo giáo viên không tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng online do các đơn vị không đủ điều kiện, không có chức năng bồi dưỡng để tránh lãng phí không đáng có.
Từ ngày 20/3, giáo viên các cấp sẽ được tính lương theo cách xếp hạng, bậc mới
Ông Thái Văn Thành khẳng định, để công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo hiệu quả, chất lượng và không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường, Sở GD-ĐT Nghệ An sẽ phối hợp với một số cơ sở có năng lực, được Bộ GD-ĐT cho phép để triển khai hoạt động này.
Cần sớm có hướng dẫn cụ thể
TS Trương Đình Thăng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị nhận định, cả nước có hơn 1 triệu giáo viên, nên khi một chính sách mới có hiệu lực sẽ gây những xôn xao. Đây là chuyện bình thường. Điều cần thiết nhất bây giờ là có hướng dẫn thật cụ thể để tránh tình trạng giáo viên đổ xô đi học chứng chỉ.
Thầy giáo Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cũng đồng tình với đề nghị này.
“Dù sao thì giáo viên là nhóm yếu thế nên hay lo lắng. Lợi dụng việc này, các trung tâm, đơn vị không biết hợp pháp hay chưa, đã nhảy vào mời chào, lôi kéo giáo viên. Giáo viên vì lo lắng quá mà đăng ký học và tạo điều kiện cho những trung tâm không hợp pháp trục lợi, tốn kém nhưng không chắc có kết quả” – thầy Tuấn Anh phân tích.
Bên cạnh đó, theo thầy Tuấn Anh thì cần phân loại để hướng dẫn từng nhóm giáo viên về yêu cầu chứng chỉ.
“Như giáo viên có chứng chỉ cao nhất có thay thế được cho các chứng chỉ các hạng thấp hơn được hay không? Có chứng chỉ hạng 1 có phải học chứng chỉ hạng 3 không, hay cứ bắt buộc phải đi học cả 3 loại chứng chỉ…
Rồi với những trường hợp còn vài năm nữa sẽ nghỉ hưu, khi đang ở hạng này rồi, có cần thiết bổ sung thêm chứng chỉ hay không. Hay nếu trong trường hợp không cần học cũng được thì cần nói rõ…” – thầy Tuấn Anh đề xuất.
Ngân Anh - Thanh Hùng
Chuyển từ quản lý theo chứng chỉ sang quản lý theo thực tài
Then chốt thay đổi ở toàn bộ câu chuyện quản lý viên chức chính là chuyển từ quản lý theo văn bằng, chứng chỉ sang quản lý theo thực tài.
" alt="Giáo viên ồ ạt đi học chứng chỉ, lo 'giữ hạng, giữ lương', các giám đốc Sở nói gì?"/>
Căn bệnh ung thư quái ác khiến gương mặt con bị biến dạng.
Kim Oanh bắt đầu có biểu hiện bệnh từ đầu tháng 4, mắt trái của con khi ấy bị sưng nhẹ. Chị Bích đưa con đi khám ở cơ sở y tế tư nhân, bác sĩ kết luận con bị viêm đường giác mạc, nhưng uống thuốc kháng sinh nhiều ngày vẫn không khỏi, thậm chí càng bị lồi thêm ra.
Thấy bệnh của con bất thường, chị Bích vét sạch tiền tiết kiệm được hơn 20 triệu đồng, đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 2, rồi Bệnh viện Mắt TP.HCM để khám. Sau khi có kết quả chụp MRI, bác sĩ Bệnh viện Mắt chẩn đoán con bị bướu trong hốc mắt, yêu cầu nhập viện để theo dõi. Giữa tháng 4, Kim Oanh trải qua ca phẫu thuật mổ cục bướu và gửi mẫu đi xét nghiệm sinh thiết tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Đến đầu tháng 5, bệnh viện thông báo con bị khối u ác tính.
Những ngày đầu biết được bệnh của Kim Oanh, vợ chồng chị Bích bị khủng hoảng tinh thần. Họ không thể tin nổi đứa con bụ bẫm, dễ thương của mình lại mắc phải căn bệnh quái ác. Rồi chính nụ cười vô tư của con gái đã đánh thức bản năng chiến đấu của họ.
Chị Bích phải đưa con về quê tận Nghệ An để xin giấy chuyển viện, sau đó cô bé bắt đầu nhập viện Bệnh viện Ung bướu TP.HCM từ đầu tháng 6 để hóa trị. Đã 3 tháng trôi qua, chị Bích vẫn còn run sợ mỗi khi nhớ lại hình ảnh con gái trong 2 đợt truyền thuốc hóa trị đầu tiên.
Ngày thường, Kim Oanh là đứa trẻ hay cười, hoạt bát và vui vẻ. Nhưng thời gian đó, con hành sốt liên tục 7 ngày, môi và miệng lở loét, đau xuống tận họng. Hễ cứ ăn vào là ói ra, ngủ mê sảng. Có ngày, thấy con mắt bên phải của con bị đỏ và hơi sưng, chị Bích tá hỏa gọi bác sĩ, tưởng khối u của con di căn. Chị cứ thế khóc nức nở.
Giấc ngủ nhọc nhằn của em bé 5 tuổi. Trên tay con, kim truyền vẫn đang rót từng giọt thuốc hóa chất vào cơ thể nhỏ bé.
Đau lòng hơn khi mỗi ngày chị chải đầu cho con, mái tóc mềm mại cứ rụng dần tơi tả. “Con mới 5 tuổi, đã biết gì đâu. Khi thấy mắt sưng hoài không khỏi, con hay hỏi tôi: “Sao con ong chích con mãi mà không khỏi?”. Tôi nghe mà buốt cả ruột gan”, chị Bích nghẹn ngào tâm sự.
Khổ sở càng thêm chất chồng khi cô bé phát bệnh vào mùa dịch Covid-19. Giao thông công cộng tê liệt, mỗi lần từ nhà trọ ở Đồng Nai lên bệnh viện, chị Bích phải bắt xe taxi cả đi và về hết gần 2 triệu đồng. Thời gian đầu, mẹ con chị ở trọ trong một khu tồi tàn, mỗi ngày hết 120 nghìn đồng. Nhưng dịch Covid-19 đã càn quét đến, chị buộc phải kiếm căn phòng trọ khép kín để 2 mẹ con tá túc.
Tính ra, cả tiền chữa bệnh, mà chủ yếu là tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế, thêm tiền trọ và tiền đi lại, mỗi tháng vợ chồng chị phải tiêu hết 15-20 triệu đồng. Con số hoàn toàn vượt khả năng của họ.
3 năm trước, chị Bích mang bầu con gái út. Ở quê quanh năm làm ruộng, họ chẳng có nổi một đồng dư dả, đành dắt díu nhau vào Đồng Nai làm công nhân. Sau khi sinh, chị Bích ở nhà chăm con và nhận trông thêm vài đứa trẻ hàng xóm để phụ chồng tiền sữa cho con. Một mình anh Hùng đi làm, lương tháng cao điểm cũng chỉ được 8 triệu, còn tháng không tăng ca chỉ được 6 triệu đồng. Họ sống chắt bóp lắm cũng chỉ dư vài trăm nghìn.
Người mẹ trẻ cầu cạnh khắp nơi mong lo được chi phí cho con chữa bệnh
Thời điểm Kim Oanh mới phát bệnh, chị Bích đã vét sạch tiền tiết kiệm để đưa con đi khám, làm xét nghiệm và mổ lấy khối u. Bởi vậy, những đợt sau đó đưa con đi hóa trị, họ chỉ có thể vay mượn. Đáng tiếc gia đình nghèo chẳng có gì thế chấp nên không còn ai dám cho họ vay thêm. Chẳng còn cách nào xoay sở, họ đành phải cầu cạnh khắp nơi để tìm đường sống cho con.
“Nhiều lần thức giấc lúc nửa đêm, tôi cảm thấy những ngày này giống như một cơn ác mộng. Tôi ao ước sáng mai mở mắt ra, con gái lại là đứa trẻ khỏe mạnh như trước”, người mẹ trẻ nắm chặt bàn tay nhỏ bé của con, nước mắt tuôn rơi.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng CTXH Bệnh viện Ung bướu TP.HCM hoặc chị Lưu Thị Ngọc Bích (hoặc anh Nguyễn Thế Hùng); Địa chỉ: ấp Long Phú, Xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; Điện thoại: 0989828575. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.276 (bé Nguyễn Thị Kim Oanh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Xót thương bé gái xinh xắn bị biến dạng khuôn mặt vì ung thư"/>
"Ngoài các bệnh già như tim mạch, tiểu đường, huyết áp ra thì đáng lo nhất hiện nay là chú cảm thấy có hiện tượng tê bì mất cảm giác nửa dưới cơ thể, lan dần lên trên. Tìm trên mạng họ bảo khả năng cao dễ đột quỵ,..", ông Việt lo sợ.
Để động viên ông vượt qua khó khăn trước mắt, Báo VietNamNet đã hỗ trợ phần quà trị giá 500.000 đồng gồm các nhu yếu phẩm cần thiết. Dịch bệnh đang dần được kiểm soát nhưng những người lao động như ông Việt vẫn bị ảnh hưởng nặng nề.
Những phần quà từ Báo VietNamNet tiếp sức thêm cho người lao động
Với mong muốn được hỗ trợ người dân kịp thời trong lúc chờ gói an sinh của Nhà nước, Báo VietNamNet phát động chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet.
Chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo, lao động tự do, người thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương…, những nơi chưa tiếp cận được gói cứu trợ.
Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo trang thiết bị y tế cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch, đồng lòng cùng chống dịch Covid-19.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected] để đăng ký.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.
Danh sách bạn đọc ủng hộ chương trình ngày 23/9:
Ngày
Số tiền
Thông tin ủng hộ
23/9/2021
5,000,000
MBVCB.1381666103.ung ho MS 2021.Covid19.CT tu 054XXXXXXX122 NGUYEN VIET HUNG toi0011002643148 BAO VIETNAMNET
23/9/2021
2,000,000
593388.230921.213648.Chuyen tien uh MS 2021 COVID19
23/9/2021
1,000,000
291791.230921.190638.NGUYEN QUANG DIEN chuyen tien Ung ho MS 2021. covid 19
23/9/2021
500,000
621372.230921.171839.NGUYEN MINH LUAT ung ho MS 2021.covid 19
23/9/2021
500,000
950042.230921.105847.Ung ho ms 2021.covid FT21266700604035
23/9/2021
100,000
MBVCB.1380086015.ung ho MS 2021.Covid19.CT tu 051XXXXXXX025 NGUYEN CHAU QUANG HUY toi0011002643148 BAO VIETNAMNET
23/9/2021
100,000
388090.230921.082834.UNG HO MS 2021.COVID19-230921-08:28:34 388090
23/9/2021
2,000,000
MBVCB.1379903875.Ung ho MS 2021.Covid19.CT tu 007XXXXXXX153 VO THAI KHUYEN toi0011002643148 BAO VIETNAMNET
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế. NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19” - Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet STK: 0011002643148- Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. STK: 114000161718- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội Swift code: ICBVVNVX126 Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ: - Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. " alt="Báo VietNamNet tiếp tục trao quà của bạn đọc đến người lao động"/>
Đại diện Báo VietNamNet cùng cán bộ Khoa và PCTXH trao số tiền 35.510.500 đồng đến tận tay anh Đoàn Văn Ngân
Anh Ngân mắc bệnh rối loạn đông máu, không chỉ sức khoẻ giảm sút mà tính mạng bị đe doạ. Vợ chồng anh quanh năm lam lũ, làm việc nặng nhọc cũng chỉ đủ ăn, không dư giả, các con đang đi học, mẹ già tai biến nằm một chỗ nhiều năm nay. Để có tiền cho chồng chữa bệnh, chị Thanh đã hỏi vay khắp nơi hơn 60 triệu đồng.
Trong lúc gia đình gặp khó khăn nhất, may mắn bạn đọc Báo VietNamNet đã kịp thời giúp đỡ, động viên. Số tiền 35.510.500 đồng, tấm lòng của bạn đọc đã được Báo trao đến tận tay gia đình anh Đoàn Văn Ngân.
Thay mặt người nhà bệnh nhân, TS Lý Thị Hảo, Trưởng phòng CTXH Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Báo VietNamNet cùng các nhà hảo tâm đã chung tay giúp đỡ hoàn cảnh anh Ngân. Đây là nguồn động viên, khíc lệ anh có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật.
Phạm Bắc
Em Nguyễn Thị Trang mắc 5 bệnh hiểm nghèo được bạn đọc giúp đỡ
Mắc 5 căn bệnh hiểm nghèo từ khi còn nhỏ, 26 năm qua, Trang đã kiệt quệ hoàn toàn cả về sức khoẻ lẫn tinh thần. Bản thân em từng tuyệt vọng muốn từ bỏ việc điều trị.
" alt="Trao hơn 35 triệu đồng đến anh Đoàn Văn Ngân bị rối loạn đông máu"/>