Từ lâu, có một số gia đình ở cả nông thôn và thành phố thường có thói quen thưởng tiền bạc khi sai khiến con làm các công việc nhà. Với cách làm như vậy ở thời điểm bắt đầu và trước mắt là khá hiệu quả khi trẻ rất năng nổ, chịu khó và hoàn thành công việc một cách đảm bảo nhất, nhanh nhất.Thế nhưng về lâu dài, xem ra cách làm này lại phản tác dụng vì trẻ sẽ không chịu làm việc nếu không thấy có tiền cho mình, và lúc này trẻ thường bắt bố, mẹ thuê mình làm theo hình thức mặc cả, ngã giá chứ không còn là “thưởng” nữa.
Sở dĩ như vậy vì khi không có tiền trẻ nhất định không làm việc nữa vì không có… tiền làm động lực.

|
Ảnh minh họa |
Thà “thuê” con hơn thuê giúp việc?!
Vợ chồng chị Nga, anh Việt bạn tôi là công chức nhà nước nên cứ từ sáng sớm tới chiều là có mặt ở cơ quan rồi. Nhà có 2 đứa con cũng không còn quá nhỏ nữa, khi đứa lớn thì học lớp 7, đứa út thì học lớp 5. Chính vì các con đã lớn nên chúng đã tự có thể làm được các công việc nhà lặt vặt và nấu cơm nước cho cả hai tự ăn rồi đi học.
Vì vậy hai vợ chồng chị Nga cũng không thuê ô sin và mỗi tháng cũng tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Tuy vậy, số tiền “tiết kiệm” được từ việc không phải thuê ô sin kia hai vợ chồng anh chị lại phải “đầu tư” vào các con của họ vì chúng làm việc ở nhà là phải được “thuê mướn”.
Theo như tôi được biết thì từ lúc con của họ còn nhỏ xíu, khi sai con làm bất cứ việc gì, dù nho nhỏ như quét nhà, dọn mâm bát, hay mang thậm chí là tự đi… tắm, chị Nga và anh Việt cũng đều thưởng tiền cho chúng. Từ thói quen này nên kể cả tới lúc lớn như bây giờ chúng vẫn luôn đòi tiền mỗi khi làm việc nhà bởi nếu không có tiền nhất định chúng không chịu làm.
Nghe tôi góp ý là ngay lập tức phải chấm dứt tuyệt đối cái việc thuê tiền cho con như vậy, chị Nga cười bảo: “Ồi, con mình chứ con ai đâu sợ thiệt! Mỗi tháng mất một chút tiền để các con siêng năng và công việc trơn tru thì nên làm quá đi chứ…”. Anh Việt thì còn tỏ ra cực đoan hơn: “Thì cứ coi như là mình cho chúng nó tiền thay vì cho “ô-sin” để người ta làm việc đi. Nếu nhà anh mà thuê ô-sin, vừa tốn cơm nuôi, vừa mất cảnh giác là mất đồ thì còn phải trả tháng 3-4 triệu đó cô”.
Tôi ngao ngán với cách nghĩ của anh chị bạn nhưng cũng cố giải thích cho họ là làm như vậy con sẽ sinh hư lúc lớn lên, hơn nữa đồng tiền được bố mẹ thưởng khi làm việc nhà ấy liệu con của họ có chi tiêu hợp lý, sử dụng có ích hay chúng mang đổ vào mấy trò games vô bổ nơi quán nét, vừa mất thời gian tiền bạc, vừa mệt người!
Mặc dù không chỉ tôi mà một số người thân khác đã giải thích đủ cách song cho đến nay, vợ chồng chị Nga vẫn không nhận ra cái dở của việc thưởng tiền cho con khi bắt chúng làm việc nhà. Tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó mà họ “tỉnh ngộ” ra việc làm của họ chỉ là làm hại con mình thì đã muộn. Lúc ấy có hối cũng không kịp.
Nín đi rồi mẹ… cho tiền!

|
Nhiều bậc cha mẹ biết cách khuyến khích con làm việc thay vì “thuê mướn”. Ảnh: TL |
Một nhà hàng xóm khác của tôi là anh Sơn và chị Hà cũng có cách làm tương tự như cặp vợ chồng chị Nga, anh Việt ở trên. Ngay từ khi đứa con của họ còn ở lứa tuổi đi nhà trẻ họ đã thưởng tiền cho cậu nhỏ. Hầu như cái gì họ cũng thưởng cho con tiền từ việc “nựng” con ăn, dỗ con không khóc nữa, cho tới việc bé đi nhà trẻ cũng được thưởng tiền.
Giai đoạn bé bỏng này, giá trị của đồng tiền đã bắt đầu hình thành trong đầu trẻ và vì nó thấy tiền có thể mua được kẹo, bánh nên nó thích. Có những hôm, chỉ vì bị mẹ mắng cu cậu khóc toáng lên mãi không nín. Chỉ đến khi chị Hà bực quá bảo: “Nín đi rồi mẹ cho tiền!”, thì nó bỗng dưng im bặt ngay và lập tức đòi tiền của mẹ. Không có cách nào khác là chị Hà đành móc ví đưa tiền cho nó vì không muốn nó khóc nữa.
Khi cu cậu đã lớn, thậm chí những năm đã học tới cấp 2 vậy mà khi làm bất cứ công việc gì ở nhà cũng được thưởng tiền. Nếu ở nhà nấu 1 bữa cơm, lau dọn nhà cửa cu cậu được “thưởng” 30.000 đồng. Nếu là tự giặt quần áo cho mình thì bắt buộc bố mẹ phải “chi” thêm 20.000 đồng. Chẳng vậy mà, có những ngày cu cậu ấy đã “kiếm” được của bố mẹ cả trăm nghìn đồng nhờ sự “siêng năng chăm chỉ” được trả công hậu hĩnh.
Sự vô tâm của người bố, người mẹ của cu cậu hàng xóm là không cần biết con mình chi tiêu các khoản tiền thưởng kia vào việc gì, có ích lợi hay không (?!). Họ vẫn mải mê kiếm tiền và “thả” con mình muốn làm gì thì làm. Từ tiền được thưởng ấy, tôi thấy cu cậu ấy thường xuyên ra các tiệm nét quanh nhà để chơi games với chúng bạn.
Có hôm, nó chỉ nhanh chóng làm xong công việc nhà được bố mẹ “thuê mướn” rồi lại ra quán nét ngồi đồng và chỉ về nhà trước khi bố mẹ nó có mặt ở nhà. Điều quá lạ là, nhiều hôm đứa con quý tử của họ qua đêm vậy mà họ cũng đâu quát mắng hay răn dạy gì. Nếu giáo dục con theo kiểu này thì con họ chắc chắn hư hỏng cũng không có gì là lạ cả.
Các chuyên gia khuyến cáo thay vì mang tiền ra “nói chuyện” công việc nhà với con, các bậc làm cha mẹ có thể hứa thưởng cho con một chuyến du lịch đâu đó vào dịp hè, hay sẽ mua sắm cho con vài bộ quần áo mới, sách bút, quà tặng làm kỷ niệm… nếu thấy con chăm chỉ làm việc nhà. Việc này nên khuyến khích vì trẻ cũng sẽ có động lực làm việc rất hiệu quả và có cách suy nghĩ tích cực về lao động như một nghĩa vụ và trách nhiệm thay vì chỉ là do… có tiền thưởng!
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, giai đoạn trẻ còn nhỏ thì cha mẹ cũng có thể thưởng tiền cho con bằng những hình thức giao làm các công việc chính đáng để hướng trẻ biết làm việc và có thói quen, trách nhiệm làm việc nhà chăm chỉ.
Tuy nhiên, khi trẻ đã bắt đầu lớn dần thì chuyện thưởng tiền hay “thuê mướn” bằng tiền đổi lấy trẻ làm việc nhà là một việc vô cùng nguy hại mà các bậc làm cha mẹ phải chấm dứt hoàn toàn bởi sẽ dễ khiến trẻ sinh hư, sinh lười lao động. Lúc trẻ đã có nhận thức cơ bản về công việc, về tiền bạc, các bậc cha mẹ phải nói để trẻ hiểu làm việc nhà là trách nhiệm của trẻ đối với gia đình.
(Theo Giadinh.net)
" alt="'Thuê' con làm việc nhà có là… cách hay?"/>
'Thuê' con làm việc nhà có là… cách hay?
Sau khi thay đồ, mặc tạp dề, đeo khẩu trang kín mít, chị Hoa bước vào lớp con và bắt đầu quan sát.Chị Hoa (sinh năm 1986, quê Biên Hoà) hiện đang sống ở Tokyo, Nhật Bản cùng chồng đã được 10 năm nay. Con trai đầu lòng của chị, bé Trí Việt sinh tháng 9/2014, hiện tròn 22 tháng tuổi. Cách đây không lâu, chị Hoa vừa quyết định cho bé nhập học tại một trường mẫu giáo ở Tokyo.
Bà mẹ một con cho biết “Ở Nhật có hai loại trường mẫu giáo, một là trường có học phí dựa theo thu nhập của bố mẹ thường từ 2-10 triệu/tháng. Trường này khó vào, yêu cầu phải xét tuyển và bố mẹ đều phải đi làm. Kiểu trường thứ hai là trường không dựa theo thu nhập, cũng không cần xét tuyển, đóng học phí khoảng 14 triệu/ tháng. Bé nhà mình học trường loại đầu tiên. Lớp con theo học là lớp dành cho các bé 1 tuổi, tất cả đều mới nhập học được 3 tháng.
Cách đây một tháng, mình được nhà trường mời tham gia một buổi quan sát, trải nghiệm một ngày ở nhà trẻ của con mình. Đây là hoạt động thường xuyên mà tất cả các trường mẫu giáo ở Nhật đều có. Khi được hoá trang thành cô lao công để vào trường con quan sát, nhìn cách các con học, cách các cô chăm con, mình cảm thấy thật sự ngạc nhiên, thấy con khác hẳn so với lúc ở nhà với ba mẹ”.

|
Chị Hoa và bé Trí Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản |
Cùng nghe chị Hoa kể lại kỷ niệm lần giả làm lao công để thực hiện buổi quan sát đầy bất ngờ ở trường mẫu giáo Nhật Bản:
9h sáng mẹ đưa bạn đến trường, chào tạm biệt như mọi khi, sau đó được cô hiệu phó dẫn đi thay đồ. Toàn bộ quần, áo, áo tạp dề, tất chân, khăn quấn đầu, giày đi trong nhà, khẩu trang, giày đi bên ngoài được chuẩn bị sẵn.
Hôm nay có mình và hai mẹ nữa tham gia, ban đầu lo hoá trang thế nào cũng bị phát hiện, thế mà sau khi thay đồ, bịt khăn quấn đầu, đeo khẩu trang kín mít, mình nhìn một hồi mới nhận ra mẹ bạn Sana, lại được các cô bảo yên tâm, ít trường hợp bị lộ, con mà mà có nhìn vô mắt thì nhớ quay đi chỗ khác nhanh, coi như không quen biết là được nên yên tâm.
Hoá trang xong, cầm cái khăn lau giả vờ vào phòng dọn dẹp và bắt đầu quan sát.
 |
Lớp học của các bé có rất nhiều sách truyện được sắp xếp gọn gàng |
- 9 giờ: Các bạn đến lớp xong sẽ tự do chơi thoải mái đồ chơi. Bạn thì chơi búp bê, bạn thì ngồi ghép hình cho khớp với ô, bạn chơi bóng... Su ngồi xếp lego một hồi thì lấy xe ra chơi cùng bạn Hayato, hai bạn vừa chơi vừa thi nhau gào "Bư bư" (tiếng xe chạy) , thi thoảng giật xe của nhau nhưng diễn biến hoà bình vui vẻ.
- 9h20: Giờ ăn nhẹ buổi sáng. Cô phụ trách nấu nướng đẩy xe đồ ăn vào phòng gọi các bạn “Giờ ăn đến rồi, hôm nay có sữa chua, bánh qui và trà lúa mạch nhé". Thế là các bạn chạy tới bàn ăn, ngồi đúng vị trí của mình, nghiêm chỉnh đợi các cô đeo tạp dề, lau tay. Lớp Su 12 bạn, có hai cô trông chính, mỗi cô phụ trách 6 bạn, chia làm hai bàn. Các cô vừa lau mặt cho từng bạn vừa hát bài gì đó mà các bạn tỏ vẻ rất vui, hoan hô đủ kiểu.
Xong mỗi bạn được phát hai cái bánh, một hũ sữa chua, một ly trà. Tất cả đều tự xúc, tự cầm ly uống ngoan ngoãn. Bạn nào ăn xong thì đưa lại chén bát cho cô, đứng dậy không quên kéo cái ghế lại cho ngay ngắn vào bàn.

|
Tấm bảng ghi thực đơn các món ăn trong ngày |
- Hơn 10 giờ
Xong là đến màn thay bỉm, chuẩn bị đi ra ngoài chơi. Cô vừa ra hiệu “đi ra ngoài chơi", mở cửa phòng một phát là tất cả các bạn nhanh như chớp lao ra ngoài, đến đúng vị trí bỏ mũ của mình lấy mũ, vô cùng nhanh gọn rồi cùng chạy ra cầu thang xuống tầng 1.
Ngạc nhiên nhất là khúc này, đến cầu thang tất cả cùng quay mông lại và bò xuống, nhìn nguyên một đám bé xíu, đầu đội mũ hồng, bò bò xuống cầu thang, rồi các cô lại hoà nhịp “xuống nào, xuống nào" mà không nhịn được cười, quá sức dễ thương. Xuống dưới tầng là tự chạy tới đúng hộp để giày của mình, cầm ra cho các cô đi vào cho.
Ra đến sân trước khi lên xe đẩy thì ngồi ở bậc sân để cô điểm danh, trật tự và nhanh lẹ.Hôm nay lịch trình của các bạn là sẽ đi xem tàu, vì trường gần đường tàu chạy qua.
 |
Cô vừa ra hiệu “đi ra ngoài chơi", mở cửa phòng một phát là tất cả các bạn nhanh như chớp lao ra ngoài, đến đúng vị trí bỏ mũ của mình lấy mũ, vô cùng nhanh gọn. |
- Hoạt động đi ngắm tàu hoả
Đoạn đường khoảng hơn 200m thôi mà bao nhiêu thứ mới lạ, đầu tiên là gặp con chó đang đi cùng một bác già mà các bạn gào lên "Wan wan" um sùm, xong “bye bye" kịch liệt, rồi đi qua mấy chậu hoa cũng chỉ chỏ, đi qua cửa kính của một cửa hàng, thấy hình mình trong kính thì giơ tay làm trò, ồ à xì xồ, rồi đi ngang qua hai chậu cá nhà nào để trước nhà lại chào cá, “bye bye” cá...
Đến nơi là một con đường nhỏ, một bên là đường tàu chạy, có hàng rào, môt bên là hàng cây mát rượi, có bậc thềm nhỏ. Ngồi đợi tàu chạy qua,sự háo hức ngón trông hiên rõ, mỗi lần có tiếng kẻng kêu “kan kan” là các bạn đứng dậy ra đu hàng rào ngóng tàu, reo hò phấn khích. Hôm nay trời nắng to, xem được ba bốn lần tàu chạy là đã nắng lắm rồi nên phải về lại trường.

|
Chiếc xe đẩy đặc trưng của các trường mẫu giáo Nhật |

|
Các em bé đứng ngắm xem tàu hoả, đây là một hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ |
- Đây là khúc mà mình cảm động nhất, muốn khóc luôn
Lúc đi mình thấy mỗi xe đều có một bạn sẽ xuống đẩy cùng với cô, nghĩ đơn thuần là chắc mấy bạn không chịu đứng lên xe, đòi đi bộ. Thì ra không phải, các bạn sẽ thay phiên nhau đẩy xe, đợt về hôm nay là tới phiên bạn Su.
Trời nắng, đoạn đường hơn 200m mình nghĩ chắc Su chỉ đẩy nừa đường là cùng, vậy mà bạn đẩy đến cuối cùng, tay cứ bám thành xe, mặt đôi khi nhăn lại vì nắng nhưng không hề dừng lại, xong lại còn chơi "inai inai ba (ú oà) với các bạn đứng trên xe.
Nhìn bạn nhễ nhại mồ hôi, mặt đỏ bừng, xong đến nơi được cô khen vì giúp cô, đã cố gắng nhiều " Viet kun, arigato yoku ganbatta ne", bạn cười tươi ơi là tươi mà lúc đó muốn chạy lại ôm bạn ghê gớm!

|
Con trai chị Hoa phụ trách giúp cô đẩy các bạn về lại trường |
Về tới trường, xuống xe là ngồi bậc thềm điểm danh đầy đủ, cất dép vào vị trị, tự leo lên cầu thang, cất mũ, trước khi vào lại phòng từng bạn ngồi xuống để cô lau chân, vào phòng chạy đến chỗ rửa tay để cô rửa cho.
Tất cả các hành động đều diễn ra trật tự, tự lập, các cô chỉ nhắc miệng thôi. Xong các cô đọc ehon ( sách ảnh), các bạn ngồi nghe chăm chú, thích thú lắm luôn, chẳng bù ở nhà mẹ đọc là bạn ý cứ đòi lật trang khác cho nhanh.
-11h20
Tới giờ ăn trưa, cô phục vụ lại đẩy xe đồ ăn vào, nói to "giờ ăn trưa tới rôi, hôm nay có bánh mì, thịt gà, canh đậu hũ và rau xà lách nhé". Các bạn nhanh chóng ngồi vào ghế, cô đeo tạp dề, lại hát bài gì đó trước khi ăn, các bạn lại vỗ tay vui vẻ.
Bữa trưa diễn ra không suôn sẻ như ban sáng, bắt đầu có bạn không muốn ăn, bạn thì chỉ ăn bánh mì, không chịu ăn rau, bạn thì chỉ nghịch. Thịt gà hôm nay các cô không cắt nhỏ hẳn, để nguyên miếng nên nhiều bạn không cắn được dứt ra, đâm ra toàn bỏ thịt. Mình cứ nghĩ sao cô không cắt nhỏ ra cho dễ ăn nhỉ, vì thây Su cũng muốn ăn mà không cắn đuọc thêm nên bỏ nửa. (lúc về cô mới giải thích là để tập dần cho các bạn tự dùng răng cửa cắn miếng nhỏ cho quen).
30 phút ăn trưa, cô phải xoay mòng mòng, mình thấy mà chóng mặt. Thế nào mà cuối cùng các bạn cũng đều ăn gần hết phần của mình chứ.
Ăn xong đến tiết mục thay quần áo, thay bỉm chuẩn bị đi ngủ, có bạn đi ị luôn lúc này, các cô lại phải thay chùi rửa đủ kiểu. Mình đến giờ này theo dõi không thôi mà còn thấy chóng mặt. Thực sự hâm mộ các cô.

|
Mẫu minh hoạ các món ăn của bé cho cha mẹ dễ hình dung quan sát |
- 12h giờ:
Tất cả trong tình trạng sạch sẽ no nê, được lùa qua phòng bên cạnh, chăn nệm của từng bạn đã được trải sẵn. Cô ngồi giữa các bạn, xoa đầu xoa chân, hát ru, một hồi là các bạn khò khò ngon lành hết. Quá vi diệu, không một tiếng khóc.
Bạn ngủ xong là mẹ hết giờ hoá trang, xuống nói chuyện với cô rồi về. Các bạn ngủ trưa dậy là sẽ được chơi, 3 giờ chiều ăn thêm một bữa nhẹ nữa, nhảy mùa hát hò và chờ ba mẹ tới đón, kết thúc một ngày ở nhà trẻ.
"Mới hai tháng thôi mà con đã học được nhiều thứ như thế này, từ những điều nhỏ nhất, tỉ mỉ nhất, thật lòng khâm phục và biết ơn các cô giáo rất nhiều. Hơn hết là cảm giác yên tâm, hanh phúc vì con đang được học ở một môi trường thật tốt, mà nếu chỉ ở với ba mẹ không bao giờ có được" chị Hoa hạnh phúc kết luận.
(Theo Khám phá)
" alt="Mẹ Việt giả làm lao công ở trường mẫu giáo và cái kết bất ngờ"/>
Mẹ Việt giả làm lao công ở trường mẫu giáo và cái kết bất ngờ