Ông Steve Rosenthal, một cư dân của chung cư Champlain Towers, nhớ lại lần ông nghe thấy âm thanh như "tiếng sét lớn nhất trong đời” vào khoảng 1 giờ rưỡi sáng ngày 24/6."5 giây sau, giường và phòng của tôi bắt đầu rung lắc. Lúc đầu tôi nghĩ mình chỉ đang nằm mơ", Steve chia sẻ với tờ New York Post bên ngoài khách sạn Marriott ở thành phố Miami Beach, nơi dành cho những người sơ tán khỏi tòa chung cư bị sập.
Nhưng sau đó, bụi bắt đầu đổ xuống từ trần nhà của Rosenthal. Người đàn ông 72 tuổi ngay lập tức chạy ra hành lang và nhận thấy trần khu vực này bị sụt, cùng tiếng những người hàng xóm đang kêu khóc.
|
Steve Rosenthal là một trong những người may mắn sống sót sau vụ sập chung cư Champlain Towers. Ảnh: New York Post |
"Tôi nghe tiếng mọi người la hét: “Giúp tôi với! Giúp tôi với! Hãy đưa tôi ra khỏi đây!", Steve nhớ lại. "Tôi biết những người này, họ là hàng xóm của tôi. Thật đáng buồn. Bạn không thể làm bất cứ điều gì vì tất cả bê tông và mọi thứ đã đổ sụp".
Ông cho rằng, việc bản thân may mắn thoát chết giống như một "phép màu", bởi tất cả căn hộ trước mắt ông khi đó đã hoàn toàn bị đổ sập.
Những bức ảnh Steve chụp tại hành lang ngay bên ngoài cửa nhà của ông cho thấy, lối đi đến các căn hộ khác đã bị những mảng bê tông, thép cùng các mảnh vỡ khác bịt kín. Một bức ảnh còn chụp được cảnh một thanh kim loại dài có mấu nhọn, thứ mà Steve mô tả giống như một "cây đinh ba của quỷ", treo lơ lửng trước cửa nhà mình.
|
Cảnh tan hoang ở lối đi trước căn hộ của Steve Rosenthal do chính ông chụp lại |
Steve quay lại căn hộ để thay quần áo và lấy một số đồ đạc, sau đó ra ban công và vẫy tay trong tuyệt vọng để thu hút sự chú ý của các nhân viên cứu hộ. "Tôi đã rất sợ hãi", ông kể lại. " Nhưng đột nhiên, tôi nhận ra bên ngoài có tới 40, 50, 60 xe cứu hỏa. Họ hét lên với chúng tôi rằng sẽ đến để cứu mọi người".
Ngay sau đó, một nhân viên cứu hộ ngồi trên thang nâng của một xe cứu hỏa đã đưa được Steve và vài người khác xuống mặt đất. "Tạ ơn Chúa, tôi vẫn còn sống, tôi tin rằng bản thân mình lúc đó đã được bố mẹ phù hộ", ông chia sẻ.
Steve Rosenthal sống trong một căn hộ có 2 phòng ngủ ở khu chung cư Champlain Towers suốt 20 năm qua, và chưa bao giờ phải lo lắng về tình trạng của tòa nhà cho đến khi thảm kịch xảy ra.
|
Người dân địa phương thắp nến cầu nguyện cho những người thiệt mạng và mất tích sau vụ sập chung cư Champlain Towers. Ảnh: Palm Beach Post |
“Tôi đã nhìn thấy những vết nứt trên ban công… những thứ đáng lẽ phải được khắc phục từ cách đây nhiều năm, nhưng có thể họ đã sơ suất trong việc này”, Steve cho hay. “Thật đáng sợ khi nghĩ lại điều đó".
Steve Rosenthal hôm 26/6 đã đệ đơn kiện quản lý tòa nhà, và đang tham gia một dự án từ thiện của tổ chức Global Empowerment Mission để hỗ trợ những người sống sót.
"Chúng tôi đã quyên góp được 250.000USD và đang trao số tiền đó cho những người sống sót. Mỗi người sẽ nhận được khoảng 1.500USD và một hộp đồ dùng thiết yếu", Michael Capponi, người sáng lập Global Empowerment Mission, cho biết.
Việt Anh
Báo Trung Quốc chê Mỹ ứng phó chậm vụ sập chung cư
Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, đã chê trách "khả năng ứng phó khẩn cấp" của Mỹ "tệ hơn những gì mọi người nghĩ" trong vụ sập chung cư ở bang Florida.
" alt=""/>Những tiếng kêu cứu đầy ám ảnh từ tòa chung cư bị sập ở Mỹ
Nếu bạn đang tìm kiếm oxy ở San Pedro Sula, Honduras thì Pedro Sandoval là người bạn nên gọi. Với khoảng 60USD mỗi tuần, ông Sandoval sẽ giao hàng và lắp đặt một bình điều áp dưỡng khí. Với những người thích mua riêng, ông có thể nhập một chiếc từ Trung Quốc với giá khoảng 400USD.Những người bán hàng rong như ông Sandoval đang xuất hiện nhan nhản ở hàng chục quốc gia, hầu hết là nghèo để đáp ứng nhu cầu tăng cao về oxy trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Đây là thực tế trớ trêu tàn nhẫn: oxy là nguyên tố dồi dào nhất trên Trái đất, nhưng sự khan hiếm của nó tại các bệnh viện đang gây ra hàng nghìn cái chết có thể phòng tránh được.
|
Thế giới điêu đứng vì thiếu oxy điều trị Covid-19 |
Một liên minh các tổ chức y tế quốc tế, các nhà đầu tư và cơ quan chính phủ đang cố gắng giải quyết vấn đề. Song, việc này không hề dễ dàng.
Nhu cầu oxy đang vượt quá nguồn cung trong bối cảnh đại dịch. Các bệnh viện trên khắp thế giới đang báo cáo tình trạng thiếu dưỡng khí cứu người. Tuy nhiên, việc xác định quy mô của sự thiếu hụt có thể rất khó, do sự khác biệt về thời gian các bệnh nhân nằm viện và lượng oxy họ được cung cấp, vốn có thể dao động trong khoảng từ 6 - 50 lít/phút tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Một cách đánh giá phạm vi vấn đề ở một quốc gia cụ thể là xem xét số lượng trường hợp mắc Covid-19 nặng và nguy kịch đang được báo cáo cho các cơ quan y tế công. Bằng phương pháp này, PATH, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Seattle (Mỹ) tính toán rằng, tính đến ngày 1/3, chỉ riêng nhu cầu ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã vượt quá 1,1 triệu bình (7,9 triệu m3) oxy mỗi ngày.
Những nỗ lực để đáp ứng nhu cầu này thường bị cơ sở hạ tầng yếu kém cản trở. Ở các quốc gia giàu có, các bệnh viện được trang bị những bể cỡ lớn để lưu trữ oxy, theo dõi mức cung cấp và truyền trực tiếp đến bệnh nhân tại giường điều trị. Tuy nhiên, ở các nước nghèo, họ chủ yếu dựa vào các bình dưỡng khí nhỏ lẻ từ việc phân phối đến khả năng tương thích với các thiết bị khác trong bệnh viện, điều cũng gây ra vô số chuyện đau đầu về khâu hậu cần.
Các bệnh viện ở vùng sâu, vùng xa có thể cách nhà cung cấp oxy gần nhất tới hàng trăm kilômét. Khi mua được dưỡng khí, họ có thể không có nhân viên hoặc chuyên gia kỹ thuật để quản lý chúng đúng cách.
Ngoài ra, việc sản xuất lượng lớn oxy dùng cho y tế đòi hỏi máy móc phức tạp, trong khi các nhà máy có khả năng sản xuất lượng lớn dưỡng khi chỉ coi đây là sản phẩm phụ và thiếu động lực để sản xuất chúng ở quy mô đủ đáp ứng thị trường.
Để giải quyết vấn đề, Jayasree Iyer, Giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Quỹ Tiếp cận Y tế đề xuất các chính phủ liệt kê oxy như một loại thuốc thiết yếu, đưa nó vào danh sách đấu thầu của nhà nước và hoàn lại tiền cho các bệnh viện để bệnh nhân không phải bỏ tiền túi để điều trị.
Tuy nhiên, Jim Stunkel, người phụ trách hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận Mỹ Cứu trợ quốc tế tin, việc chuyển vốn cho các dự án địa phương có thể gặp khó khăn ngay cả khi các quốc gia ưu tiên oxy. Và để một kế hoạch viện trợ phát huy hiệu quả, đơn vị thực hiện phải tính đến việc đào tạo kỹ thuật và bảo trì thiết bị.
Một điều đáng chú ý về cuộc khủng hoảng oxy là nó đang thúc đẩy hành động để giải quyết một vấn đề sức khỏe mạn tính toàn cầu. Bệnh viêm phổi đang giết chết hàng triệu người mỗi năm. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Các nhà đầu tư, nhà cung cấp dưỡng khí và các cơ quan y tế công cộng đang cam kết cung cấp oxy nhiều hơn và những nỗ lực của họ sẽ mang lại lợi ích cho các nước nghèo ngay cả sau khi đại dịch kết thúc.
Tuấn Anh(Theo The Economist)
IMF khen ngợi thành công kinh tế của Việt Nam giữa đại dịch Covid-19
Bất chấp đại dịch Covid-19, nề kinh tế Việt Nam vẫn phục hồi, tăng trưởng trong năm 2020 đạt 2,9% - mức cao hàng đầu thế giới – và được cho là lên tới 6,5% năm 2021.
" alt=""/>Thế giới điêu đứng vì thiếu oxy điều trị Covid