Đường Điện Biên Phủ - Quận Bình Thạnh (TP.HCM) thường xuyên xảy ra tình trạng sinh viên của Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) qua đường rất nguy hiểm.
Đường Điện Biên Phủ - Quận Bình Thạnh (TP.HCM) thường xuyên xảy ra tình trạng sinh viên của Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) qua đường rất nguy hiểm.
Trong ngày hôm qua (20/7), Hội đồng tư vấn xét điểm sàn khối ngành sức khỏe cũng và đã chốt đề xuất cho các ngành thuộc khối ngành này.
2 ngành có điểm sàn bậc đại học cao nhất (21 điểm) là Y khoa và Răng hàm mặt; điểm sàn các ngành Y học cổ truyền, Dược là 20; các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng đều có sàn là 18 điểm.
2019 là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT yêu cầu đối với ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng xét tuyển sinh với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Ngoài khối ngành sư phạm và sức khỏe, đối với các ngành khác theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, các trường phải công bố và chủ động cập nhật ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đúng thời gian quy định trước ngày 22/7, tại trang thông tin của nhà trường, trên Cổng thông tin tuyển sinh và trang nghiệp vụ tuyển sinh.
Thí sinh cần lưu ý rõ, đây là ngưỡng điểm tối thiểu vào trường chứ không phải mức điểm chuẩn chính thức của trường.
Từ ngày 22/7, thí sinh được chính thức thay đổi nguyện vọng theo hai phương thức là Trực tuyến hoặc bằng Phiếu đăng ký xét tuyển.
Trước khi đăng ký, thí sinh cần tham khảo điểm chuẩn các trường, các ngành mà mình yêu thích của những năm trước. Dựa trên số điểm tổ hợp môn xét tuyển, thí sinh nên sắp xếp vị trí các nguyện vọng phù hợp trên nguyên tắc ưu tiên sở thích, nguyện vọng xếp từ cao đến thấp.
Thúy Nga
- Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố kết quả xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT.
" alt=""/>Trường ĐH Y Hà Nội nhận hồ sơ xét tuyển từ 18Ông Yuan (55 tuổi) làm shipper cho một nền tảng giao đồ ăn tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Ông qua đời sáng 6/9, khi đang ngủ trên chiếc xe giao hàng của mình sau một ngày làm việc dài 18 tiếng.
Ông Yuan từng được ca ngợi là "thánh giao hàng" vì sự tận tụy, chăm chỉ.
"Có những ngày, ông ấy làm đến 3h sáng, chợp mắt chút ít rồi lại dậy lúc 6h để tiếp tục. Nhiều khi ông chóng mặt vì mệt mỏi, chỉ nghỉ tạm trên xe rồi lại lao đầu vào công việc", một đồng nghiệp của ông kể lại.
Một tháng trước khi qua đời, ông Yuan bị gãy chân trong một tai nạn khi đang đi giao hàng. Thay vì nghỉ ngơi hồi phục, ông quay lại làm việc sau 10 ngày, cố gắng tích lũy tiền để chi trả học phí cho con trai.
Trong một vụ việc khác gây xôn xao mạng xã hội, một người giao hàng đã tức giận, đập điện thoại xuống đường sau khi bị khách hàng đánh giá 1 sao. "Họ muốn chúng tôi chết sao?", nam shipper hét lớn.
Cái chết của ông Yuan và sự giận giữ của người giao hàng ở trên chỉ là hai trong số nhiều câu chuyện cho thấy áp lực khắc nghiệt mà những người làm nghề shipper ở Trung Quốc đang phải đối mặt.
Chật vật kiếm sống
Khoảng 12 triệu shipper là xương sống của mạng lưới giao đồ ăn khổng lồ ở Trung Quốc. Họ từng giữ vai trò thiết yếu trong đại dịch Covid-19, khi người dân phải ở nhà vì các lệnh phong tỏa.
Giờ đây, họ là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của Trung Quốc, giao đồ ăn cho khách hàng bất kể trời mưa lớn hay bão gió.
Tuy nhiên, người làm nghề này ngày càng khó khăn. Thu nhập giảm dù giờ làm tăng lên, áp lực từ công ty quản lý và khách hàng tăng cao.
Theo báo SCMP, ở Trung Quốc, áp lực mà các shipper phải đối mặt hàng ngày được xem là bình thường. Họ có thể bị sa thải nếu không giao đúng hẹn hay bị người dùng phản ánh tiêu cực.
Thậm chí, có shipper còn bị khách hàng lăng mạ, sỉ nhục.
Theo Trung tâm nghiên cứu việc làm mới của Trung Quốc, năm 2018, các shipper kiếm được trung bình hơn 1.000 USD/tháng (hơn 25 triệu đồng), nhưng đến 2023 còn khoảng 900 USD/tháng (22,7 triệu đồng).
Jenny Chan, Phó giáo sư Xã hội học tại Đại học Bách khoa Hong Kong, nhận định: "Họ phải làm việc nhiều hơn và chịu áp lực lớn vì các nền tảng giao hàng muốn duy trì chi phí thấp".
Suy thoái kinh tế khiến khách hàng gọi các bữa ăn rẻ hơn, kéo thu nhập của shipper đi xuống. Điều này buộc các shipper phải làm việc nhiều giờ hơn để duy trì mức lương.
Lu Sihang (20 tuổi) tiết lộ, anh làm 10 tiếng mỗi ngày, giao khoảng 30 đơn và kiếm được 30 - 40 USD/ngày (750.000 - 1 triệu đồng). Với mức thu nhập này, Lu phải làm việc liên tục, gần như không có ngày nghỉ.
Trong bối cảnh kinh tế trì trệ và việc làm khan hiếm, thị trường lao động trở nên cạnh tranh gay gắt hơn. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc lên tới 18,8% vào tháng 8/2024.
Yang (35 tuổi) thừa nhận nghề làm shipper không còn dễ kiếm tiền như trước. Nhưng với anh, nó phù hợp vì linh hoạt. "Nếu muốn kiếm nhiều tiền, bạn cần làm nhiều hơn. Nếu muốn nghỉ ngơi, bạn có thể làm ít lại".