Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Auxerre, 1h00 ngày 2/2: Quá khó cho tân binh
Tin sao Việt 8/5: Công Vinh hóm hỉnh viết: “Nắm chân nhau đi khắp thế gian. Chợ nổi trong khu mua sắm”. Ở phần bình luận, khi có người nói kiểu tóc của anh không đẹp, anh liền trả lời: “Tại anh chụp hình không ăn ảnh đó em, ở ngoài anh đẹp xỉu lên xỉu xuống nha em”. Một khán giả khác khẳng định thần tượng của mình đã già, anh đáp trả: “Tóc nó bạc thôi em, chứ anh trẻ, khỏe, đẹp lắm”. Chính những lời bình luận trả lời hài hước kia đã khiến cư dân mạng cho rằng người đã bình luận là bà xã Thủy Tiên chứ không phải anh. Trên trang Fanpage cá nhân, Nhã Phương đã đăng tải hình ảnh thân thiết bên các chị em của mình nhân dịp về quê nghỉ lễ. Nữ diễn viên viết: “Nghỉ lễ cả nhà làm gì nè? Phương thì dành trọn thời gian cho gia đình luôn. Thật vui vì lâu rồi chị em mới có dịp gặp mặt đông đủ thế này”. Các chị em của Nhã Phương khiến người hâm mộ chú ý với nhan sắc không kém nữ diễn viên. Nghệ sĩ hài Tự Long khoe loạt khoảnh khắc bên vợ con đồng thời nhắn nhủ đến vợ: “Cảm ơn em và con đã đến bên anh. Hãy nắm tay nhau đi hết đến tận cuối con đường nhé em. Yêu ba mẹ con em”. Thành viên Lục Huy của nhóm Uni5 khiến người hâm mộ bất ngờ khi khoe hình chụp chung cùng với thành viên nhóm Super Junior - Lee Sungmin. Anh vui vẻ viết: “Vừa đặt chân về ‘quê hương’ đã gặp ngay anh thần tượng 14 năm tại siêu thị. Duyên phận trời định. Mình bảo mình là ca sĩ Việt Nam xong anh còn khen mình đẹp trai nữa”. Bộ đôi “Cổng mặt trời” Kha Ly và Lương Thế Thành tái ngộ trong bộ phim mới sau 10 năm. Trên trang cá nhân, Kha Ly chia sẻ: “Có ai còn nhớ bé Liên và anh Bình ngày nào của Cổng Mặt Trời không? Bao nhiêu năm rồi anh em tui có thay đổi gì không? Tranh thủ nghỉ trưa hai anh em tui trốn ông Thanh Duy và bà Thuý Diễm đi chụp một bộ ảnh hơi nhí nhố để giải nhiệt cái nắng nóng oi bức của Sài Gòn”. Hình ảnh mới nhất của Phi Thanh Vân được cô đăng tải lên trang cá nhân. BB Trần chia sẻ hình ảnh bên các thành viên của chương trình “Chạy đi chờ chi”. Anh hài hước viết: “Gia đình chúng em diện đồ ngủ và mở tiệc ngủ”. Diễn viên Ngọc Lan chụp hình cùng con trai và chia sẻ: “Không gặp nhau ba ngày nên bạn ấy nhớ mình lắm. Sáng nay hơi đuối muốn ngủ cho lại sức nhưng nhớ ảnh quá nên ráng dậy đưa ảnh đi học, lên xe ảnh nói líu lo hỏi hôm qua mẹ đi đâu, hỏi cái này cái gì cái kia cái gì, rồi kêu Louis đi nhà banh. Lên tới trường ảnh ôm em bé vô lớp mà quyến luyến dữ lắm, mình chịu không nổi nên ngồi xuống ôm ảnh, ảnh câu cổ hôn mình thật chặt rồi mếu kêu ‘Mẹ, Louis nhớ Mẹ’. Sợ cô giáo đợi nên mình phải thủ thỉ vô lỗ tai bảo Louis đi học ngoan cuối tuần mẹ cho đi nhà banh, ảnh kêu ‘No, Louis ở nhà’. Dụ một hồi cũng ôm em bé lủi thủi đi theo cô giáo. Trên đường về mà cứ vừa buồn vừa vui trong bụng. Hôm nay ảnh lớn ghê, biết nghe lời, không bệnh vặt và người luôn chắc khỏe tràn đầy năng lượng vì trộm vía hạp sữa. Tính tự lập cũng tương đối tốt. Nhớ quá nên đăng hình ở Đà Lạt cho đỡ nhớ. Lúc này là mình đang chụp hình, tự nhiên ổng chạy lại kêu ‘Louis chụp hình với Mẹ’”. MC Diệp Chi tâm sự: “Cô Chi trong ảnh bình thản quá, khác xa với cô Chi đầu rối, dép lê chạy long sòng sọc mấy ngày hôm nay. Không có thời gian lên cả Facebook thì chứng tỏ là bận quá, quá bận rồi. 11 giờ đêm, khi em Sumo đã ngáy o o, nhà cửa đã gọn gàng sạch sẽ, quần áo đã phơi phóng xong xuôi, cô Chi mới có thời gian lướt Facebook đăng tấm hình. Cực kỳ nhung nhớ những ngày được thong thả rong chơi đi khắp nơi. Cố lên nào, vất vả nốt vài hôm nữa thôi rồi sẽ tha hồ nghỉ ngơi, thảnh thơi cô Chi nhá. Thi thoảng lại có người nháy cho mình một tấm hình nom rất không giống mình. Siêu thật”. Trịnh Kim Chi khoe ảnh con gái với mái tóc mới khi cô lỡ tay cắt tóc ngắn hơn chút xíu cho con. Thanh Thúy khoe ảnh con trai lên trang cá nhân và tự hào: “Cu Tết thương yêu. Hôm nay con vừa đóng clip quảng cáo cho một thương hiệu dành cho em bé, Tết quay phim ngoan lắm, diễn giỏi lắm. Và cũng là lần đầu tiên, Tết cười được ra tiếng khanh khách luôn, Tết còn làm mưa nữa chứ, nước miếng văng đầy mặt... Mẹ viết ra đây để nhớ, ngày này, Tết đúng 3 tháng tuổi và đáng yêu thế đấy”. Hà Anh khoe ảnh tình tứ cùng chồng Tây trên bãi biển. Nhi Hoàng
Gái quê nhà nghèo mắc bệnh chán ăn thành nữ hoàng sắc đẹp Việt
- Cùng nhìn lại hành trình lột xác và nỗ lực từ cô gái quê đến khi trở thành đại diện của Việt Nam ở Miss Universe 2019 của Á hậu Hoàng Thùy.
" alt="Tin sao Việt 8/5: Công Vinh hài hước đáp trả khi bị chê già" />Tin sao Việt 8/5: Công Vinh hài hước đáp trả khi bị chê già- "Tôi mong bà sau khi đọc bức thư này, hãy gạt đi những nỗi buồn cánhân mà nghĩ về con trai mình, về tương lai tươi sáng mà cậu đang hướngđến" - cô bé lớp 7 viết.
Đây là thông điệp trong bức thư vừa đạt giải nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 43. Tác giả là Phạm Phương Thảo – học sinh lớp 7B8, Trường THCS Chu Văn An, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Bí thư Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trao giải Nhất cho em Phạm Phương Thảo, học sinh trường THCS Chu Văn An, Ngô Quyền, TP.Hải Phòng. Ảnh: ICTPress
Đề tài của cuộc thi năm nay là:“Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thế nào”.Cuộc thi UPU lần thứ 43 (năm nay là năm thứ 24 được tổ chức tại Việt Nam) được phát động từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014 và đã nhận được hơn 1,3 triệu bài dự thi của các em học sinh trên khắp mọi miền.
Bức thư của Phương Thảo là sự hóa thân của em thành cây đàn violin viết cho bà mẹ ngăn cản cậu con trai bị mù bẩm sinh trở thành nghệ sĩ vì bà giận chồng đi theo cô nghệ sĩ chơi violin. Bức thư của em đã được dịch ra tiếng Pháp để gửi Liên minh Bưu chính thế giới tại Thụy Sĩ dự thi quốc tế.
Bức thư của Phương Thảo được Ban giám khảo đánh giá là một bức thư rất xúc động, giàu lòng nhân ái và có tính phổ quát cao.
Dưới đây là toàn bộ nội dung bức thư đạt giải Nhất của em Phạm Phương Thảo:
Kính gửi bà!
Tôi là cây vĩ cầm nhỏ của cậu Vĩ Phong - con trai út của bà. Những ngày tháng vừa qua quả là những ngày tháng căng thẳng và vô cùng đau khổ của gia đình bà. Tôi xin chia buồn. Nhưng xin bà, bà đừng làm mất đi niềm đam mê âm nhạc của cậu con trai bé bỏng.
Là một cây đàn ngày ngày được để gọn ghẽ nơi góc phòng, tôi được chứng kiến sự tình đang diễn ra trong gia đình bà. Chồng bà đã bỏ đi theo cô nghệ sĩ chơi violin nổi tiếng khiến bà buồn bã và trở nên ghét violin, ghét cái gọi là âm nhạc. Vì vậy mà bà nỡ vô tình phá hỏng ước mơ âm nhạc của cậu con trai để cậu lại trở về sống lầm lũi như trước ư?
Cậu chủ bị mù từ nhỏ. Cậu đã nhiều lần tâm sự với tôi về cuộc sống xưa kia. Khi chưa có tôi, cậu lặng lẽ, cô đơn biết bao! Không bạn bè, không vui chơi, không dám bước chân ra khỏi nhà khi không có ba mẹ… Cậu mặc cảm, tự ti, luôn dựa dẫm vào người khác. Cho đến một ngày, vô tình nghe thấy tiếng đàn violin bên tai, cậu khao khát có một cây đàn. Nhiều lần như vậy, chẳng biết từ đâu, niềm đam mê âm nhạc đã trỗi dậy trong tâm hồn nhỏ bé của cậu. Từ khi tôi đến với cậu, mọi thứ đã đổi thay hoàn toàn. Âm nhạc với cậu là từ đôi tai, nhưng hơn cả là từ trái tim. Cậu đã học chơi đàn với đôi mắt mù lòa và niềm khâm phục của cô giáo dạy nhạc. Từng đầu ngón tay khẽ lướt gậy qua khung đàn, cậu đã cảm nhận âm nhạc bằng tình yêu, niềm say mê. Cậu quá yêu âm nhạc!
Và rồi, bà biết đấy, cậu chủ đã mở lòng với cuộc sống. Cậu đòi đi học, đòi đi chơi, đòi được giao lưu, tiếp xúc với mọi người. Một phần cậu muốn khoe mình biết chơi đàn, và một phần là do sự tác động của âm nhạc với tâm hồn cậu. Âm nhạc ư? Nó không chỉ là thứ sinh ra để giải trí, mà còn làm thay đổi cuộc sống của cả một con người. Chính tôi - thứ nhạc cụ đại diện cho âm nhạc đã biến một cậu bé lầm lũi trở thành người có ước mơ, hoài bão. Bà có biết cậu đã ước mơ trở thành một nghệ sĩ chơi violin tài ba không?
Vậy là bà đã hiểu sự lay động của âm nhạc tới mỗi con người như thế nào. Cậu con trai bé nhỏ của bà là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Tâm hồn cậu trong sáng hơn, lạc quan hơn, cậu sống có mục đích hơn. Cậu muốn đi học, muốn được chơi với bạn bè, có nhiều bạn bè yêu mến. Cậu đã vứt hết cái mặc cảm của cuộc đời đen tối trước kia. Ấy là khi âm nhạc lên ngôi. Âm nhạc quá quan trọng, quá cần thiết với cậu. Nó mang đến một chân trời mới, một thế giới mới - thế giới của ánh sáng, của những thăng hoa mà cậu đã nhìn thấy không phải bằng đôi mắt. Tương lai đang đến, thử tưởng tượng một cậu bé có cái tên Vĩ Phong kiêu hãnh đứng trên sân khấu, mải miết theo những nốt nhạc cao vút và rong ruổi cùng sự tán thưởng của khán giả - thứ mà bà không mang đến được, ba cậu cũng không mang đến được.
Đó chẳng phải là một điều kì diệu ư?
Và bà chẳng phải sẽ rất hạnh phúc và tự hào ư?
Vậy mà tại sao bà nỡ cấm con trai mình chơi nhạc vì một lẽ quá ư là cá nhân. Nhưng bà có biết, mỗi khi bà ra khỏi nhà là cậu chủ vẫn lén lôi tôi ra, kéo lên những nốt nhạc bình yên, thả hồn mình vào những giai điệu trong veo. Để rồi mỗi lần bà về, cậu cuống lên vứt tôi vào xó, như những gì bà đã làm với tôi - đập tôi không thương tiếc để bà không phát hiện. Sau mỗi lần ném tôi như vậy, cậu lại sà vào chỗ tôi, ôm tôi trong lòng, thổn thức với những tiếng nấc trong đau đớn. Còn tôi, sau những trận bầm dập bởi bụi bặm, vì tình thương, sự nâng niu, trân trọng của cậu chủ, tôi vẫn sống như hôm nay.
Bà chủ đáng kính! Chẳng nhẽ bà muốn cuộc sống của con trai mình trở về sự lầm lũi ngày xưa sao? Chẳng nhẽ bà muốn cậu bé đầy khát khao và ước mơ kia phải từ giã âm nhạc, từ bỏ những tiếng đàn đã làm cho cậu tự tin như ngày hôm nay sao? Bà thật vô tâm và độc ác quá! Âm nhạc một khi đã là cuộc sống của con người thì khó có thể kéo nó ra khỏi họ.
Vì vậy, tôi mong bà sau khi đọc bức thư này, hãy gạt đi những nỗi buồn cá nhân mà nghĩ về con trai mình, về tương lai tươi sáng mà cậu đang hướng đến. Tôi rất mong có một sự thay đổi tốt đẹp.
Từ căn phòng của cậu chủ.
Cây Violin
- Nguyễn Thảo
- Sáng 11/7, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Chi giữ chức giám đốc sở GD-ĐT.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi (áo dài hồng, giữa) giữ chức giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An.
Quyết định bổ nhiệm bà Chi đã có hiệu lực kể từ ngày 27/6/2014, thay ông Lê Văn Ngọ thôi giữ chức giám đốc sở GD-ĐT về hưu theo chế độ.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi (SN 1971, quê xã Thanh Ngọc, Thanh Chương) nguyên là PGĐ Sở GD-ĐT Nghệ An từ năm 2009 đến nay.
Trước đó, UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của một số lãnh đạo để xảy ra sai phạm trong tuyển sinh, mua sắm thiết bị.
Kết quả thanh tra liên ngành cho thấy có nhiều sai phạm trong luật đấu thầu gói thiết bị tin học số 01 trị giá 9,8 tỉ đồng; tuyển sinh và xét tuyển 206 học sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu trong hai năm học 2012-2013 và 2013-2014 vô nguyên tắc; không thực hiện xét tuyển công khai khi tuyển dụng 61 giáo viên vào biên chế, 60 giáo viên vào hợp đồng.
- Cao Thái
Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà
- Soi kèo góc Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
- 'Hòa Thân' Vương Cương 71 tuổi khoe cuộc sống vui vẻ bên con 11 tuổi
- Đã có bài văn tốt nghiệp điểm 9
- Vietnam Post cần triển khai hiệu quả sàn Postmart và nền tảng địa chỉ số
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Celta Vigo, 22h15 ngày 2/2: Cơ hội cho Bầy dơi
- Lễ tốt nghiệp trường quân sự hàng đầu nước Mỹ
- Phát hiện 12 cán bộ công chức chưa tốt nghiệp THPT
- Nhạc của con, công của mẹ
-
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Inter Milan, 0h00 ngày 3/2: Derby màu xanh
Phạm Xuân Hải - 02/02/2025 05:25 Ý ...[详细]
-
Sàn giao dịch bất động sản được xây dựng theo mô hình mạng xã hội
Bên cạnh chức năng giao dịch bất động sản, Propcom bổ sung nhiều tính năng kết nối thành viên. Trên ứng dụng này có những khoá học về bất động sản, công nghệ, tài chính được cập nhật thường xuyên. Sau mỗi khoá học sẽ có các bài kiểm tra kiến thức để thành viên tự kiểm tra năng lực của mình.
Bên cạnh các hoạt động trực tuyến, ứng dụng này còn tổ chức các hoạt động gặp gỡ trực tiếp các thành viên thông qua những hoạt động cộng đồng, sự kiện trực tiếp, đào tạo. Tại đây, thành viên có thể tự do giao lưu, mở rộng mỗi quan hệ trong công việc, sự nghiệp, bán hàng,...
Trả lời ICTnews, bà Nguyễn Nhung, Giám đốc điều hành Propcom, cho hay nhân viên bất động sản sẽ được cập nhật trực tiếp các kiến thức liên quan đến công nghệ, tài chính, để phù hợp với tình hình thực tế chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.
Các kiến thức công nghệ không xa vời, mà tập trung vào những kỹ năng thực dụng, như thành lập và quản trị website, tối ưu hoá website, làm các bảng tính, vi tính văn phòng,...
Song song đó, các kỹ năng, kiến thức về tài chính dành cho nhân viên bất động sản cũng được các chuyên gia đào tạo cho thành viên.
Với việc trang bị những kiến thức đầy đủ nói trên, bà Nhung cho rằng các thành viên tham gia Propcom sẽ thích nghi với môi trường kinh doanh đậm chất công nghệ như hiện nay, đồng thời nâng cấp bản thân và gia tăng thu nhập.
Hải Đăng
Rót tiền đầu tư vào thị trường bất động sản trong thế giới ảo
Một thị trường bất động sản mới mẻ nhưng không kém phần sôi động tại một vũ trụ song song với thế giới thực.
" alt="Sàn giao dịch bất động sản được xây dựng theo mô hình mạng xã hội" /> ...[详细] -
Chuyện ở ngôi trường thay biển 'Tiên học lễ...'
- Trường THCS Tô Hoàng (Hà Nội) từ vài năm nay đã thay khẩu hiệu truyền thống “Tiên học lễ, hậu học văn” theo tinh thần của Khổng Tử bằng các biển hiệu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" - mục đích học tập mà UNESCO đề xướng. Khẩu hiệu 'Tiên học lễ…' nên bỏ?" alt="Chuyện ở ngôi trường thay biển 'Tiên học lễ...'" /> ...[详细]
-
Nhu cầu gửi hàng về quê ăn Tết tăng mạnh
Bên trong kho của đơn vị vận chuyển hàng hoá vào dịp cuối năm. (Ảnh: Ninja Van) Nhu cầu vận chuyển hàng hoá gia tăng giai đoạn cuối năm có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao sau một thời gian phải ở nhà do dịch. Thứ hai, các chương trình lễ hội cuối năm như 11/11, 12/12, Black Friday... kích thích nhu cầu mua sắm. Trong đó, nhiều người ở thành phố mua hàng trong các lễ hội mua sắm để gửi về quê cho gia đình đón Tết.
Theo Deloitte dự đoán, doanh số thương mại điện tử trong kỳ nghỉ lễ 2021-2022 sẽ tăng từ 11-15% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, thống kê từ đợt mua sắm 12/12 vừa diễn ra, các sàn thương mại điện tử cũng nhận định người Việt tận dụng việc giảm giá để mua hàng phục vụ Tết Nguyên đán.
Chẳng hạn, các mặt hàng trang trí, dọn dẹp nhà cửa trên Lazada có sức mua tăng mạnh. Cụ thể, ngành hàng nhà cửa & đời sống tăng trưởng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái; các sản phẩm bán chạy nhất là nệm ngủ, ga giường và dụng cụ lau dọn nhà cửa.
Doanh thu của ngành hàng điện tử gia dụng cũng tăng cao gấp 5 lần so với ngày thường. Trong đó, tủ lạnh, nồi chiên không dầu và tivi là các sản phẩm được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
Cùng ghi nhận mức tăng trưởng cao gấp 5 lần ngày thường là ngành hàng bách hóa: sữa và nước giặt, nước xả vải là hai nhóm được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất.
Riêng ngành hàng sức khoẻ và làm đẹp tiếp tục dẫn đầu với doanh thu tăng hơn gấp đôi.
Thống kê trên phù hợp với số liệu Shopee đưa ra trong lễ hội mua sắm 12/12 trên nền tảng này. Trong đó, những ngành hàng bán chạy có nhà cửa & đời sống, sức khoẻ & sắc đẹp, điện thoại & phụ kiện.
Trên Shopee, một số thương hiệu được ưa chuộng nhất bao gồm Samsung, Abbott, La Roche-Posay, Lock&Lock và Unilever.
Tương tự đánh giá của Ninja Van, Shopee cho hay xu hướng người dùng tại các tỉnh mua hàng thương mại điện tử ngày càng nhiều. Chẳng hạn, Nam Định và Nghệ An có số lượng đơn đặt hàng tăng mạnh nhất vào ngày 12/12 năm nay.
Ông James Dong, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan, đánh giá những kết quả đáng khích lệ của mùa mua sắm cuối năm cho thấy tín hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau một năm nhiều thử thách.
Hải Đăng
Người Việt tận dụng đợt giảm giá cuối năm để sắm Tết
Trong đợt giảm giá 12/12 mới đây trên thương mại điện tử, xu hướng mua sắm chuẩn bị cho lễ Tết thể hiện khá rõ.
" alt="Nhu cầu gửi hàng về quê ăn Tết tăng mạnh" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Thitsar Arman vs Hantharwady United, 16h00 ngày 3/2: Tưng bừng bàn thắng
Hồng Quân - 02/02/2025 16:28 Nhận định bóng đ ...[详细]
-
Rơi nước mắt trước tâm sự của Thành Lộc về người mẹ vừa qua đời
Mẹ nghệ sĩ Thành Lộc - bà Huỳnh Mai đã qua đời vào ngày 13/5, hưởng thọ 90 tuổi. Sau lễ tang được diễn ra tại nhà riêng, linh cữu của bà được hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, TP.HCM. Theo di nguyện của cố nghệ sĩ, gia đình sẽ mang tro cốt của bà rải xuống biển.
Chia sẻ về sự ra đi của mẹ, nghệ sĩ Thành Lộc cho hay: "Sức khỏe của mẹ như ngọn đèn gần cạn dầu, quy luật sinh tử thôi chứ không phải đau yếu gì hết. Trước lúc ra đi một tháng, mẹ bị ngã từ trên giường do mẹ trườn xuống đất mà đùi mẹ yếu. Chắc có va chạm đầu từ lúc đó nên sức khỏe xuống trầm trọng".
Nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ trước đây, các chị của anh muốn đưa mẹ sang nước ngoài ở cùng để báo hiếu nhưng cố nghệ sĩ không đồng ý, vì muốn ở cạnh con trai. "Mẹ nói: 'Tao ở đây với thằng Lộc, nó chưa có gia đình nên miếng ăn giấc ngủ của nó tao phải lo", nghệ sĩ Thành Lộc nói thêm.
Nghệ sĩ Thành Lộc cho biết mẹ luôn là người chăm sóc, lo lắng cho anh từng miếng ăn, giấc ngủ. Dù khi nam diễn viên đã ngoài tuổi tứ tuần nhưng bà vẫn luôn quan tâm đến con trai. "Thật ra, người sống gần mẹ nhất là chị chứ không phải là tôi, vì các chị trưởng thành, có nghề nghiệp, tên tuổi trong nghề hát thì lúc đó tôi mới 12, 13 tuổi. Khi các chị đi định cư ở nước ngoài thì thời điểm đó, tôi mới gần gũi với mẹ nhiều hơn. Lúc đó tôi cũng kịp suy nghĩ, ý thức được có mẹ với mình quý như thế nào", anh nói.
Nghệ sĩ Thành Lộc cho biết mẹ anh luôn là người chăm từng miếng ăn, giấc ngủ cho con trai. Dù sau này do sức khỏe yếu, bà phải nằm một chỗ nhưng vẫn luôn hỏi han, lo lắng cho nam diễn viên.
"Khoảng thời gian mẹ còn khỏe thì mẹ là người chăm miếng ăn, giấc ngủ cho tôi. Cho đến khi bà không thể nấu ăn được nữa thì cũng gần 20 năm. Tôi không muốn để mẹ nấu ăn nữa vì mẹ hy sinh cho chồng cho con nhiều rồi.
Mẹ làm nội trợ từ trước rồi. Hồi xưa dùng lò xô (bếp dầu xưa - PV) chứ chưa có bếp gas, sau 1975 thì dùng lại than củi, than hỏa bàn,... ảnh hưởng sức khỏe của mẹ nhiều khiến mẹ bị nám phổi. Khi có sự nghiệp, có thu nhập cao thì tôi không muốn mẹ nấu nữa để mẹ nghỉ ngơi", nam diễn viên chia sẻ.
Khi mẹ hấp hối, anh đã ở bên cạnh suốt cả buổi sáng để chờ mẹ ra đi nhưng đến khi mẹ qua đời thì anh lại không có mặt vì đang phải tập diễn ở sân khấu. "Nhiều lần mẹ la không cho tôi ăn gà bên ngoài vì dịch này kia, tôi hay nói là con mấy chục tuổi rồi đâu phải đứa con nít. Mẹ tôi nói: 'Mày có 70, 80 tuổi thì mày vẫn là con tao', tôi mới cười nghĩ đúng đúng.
Tôi vẫn là người đàn ông độc thân, với suy nghĩ của ba mẹ thì còn độc thân vẫn là con nít. Mẹ luôn nghĩ là mẹ không thoát khỏi trách nhiệm với tôi. Càng như vậy thì tôi thấy mình còn thiếu sót vì còn thiếu gì đó để mẹ tin tưởng là đã trưởng thành", nam diễn viên bộc bạch.
Nghệ sĩ Thành Lộc cho biết khi anh có sự nghiệp thì phải ra đường nhiều hơn ở nhà, ít thời gian được cạnh mẹ. Khi các chị của anh sang nước ngoài định cư thì nam diễn viên đã dành nhiều thời gian ở bên cạnh mẹ hơn. "Thời gian mấy chị đi hết rồi thì chỉ còn mình tôi. Tôi cảm thấy như là thượng đế muốn vậy, muốn tôi gỡ lại khoảng thời gian dài vô tâm, trẻ con của mình, được bù lại nhiệm vụ gần gũi, lo cho mẹ", anh nói.
Nam nghệ sĩ kể vào thời điểm mẹ hấp hối thì anh đã vuốt nhẹ đầu mẹ, giống như hồi xưa bà từng làm với anh và thì thầm vào tai mẹ: "Mẹ cứ đi đi, mẹ cứ ra đi cho nhẹ nhàng, ông bà, ba đang đợi mẹ. Mẹ cứ yên tâm ra đi, chúng con trưởng thành lớn rồi, không phải hối tiếc chuyện gì cả".
"Tôi cứ thì thầm với mẹ như vậy, như hình ảnh hồi nhỏ mẹ hay thì thầm vào tai tôi: 'Mau hết bệnh đi con, mau hết bệnh đi con'. Nó như thước phim trong cuộc đời mình, nó cứ quay ngược lại đi ngược chiều nhau", anh nói thêm.
Mặc dù, khi bà hấp hối anh đã ở bên cạnh suốt cả buổi sáng đề chờ mẹ ra đi. Nhưng cuối cùng, nam diễn viên vẫn không thể có mặt khi bà nhắm mắt xuôi tay vì phải đi tập diễn ở sân khấu.
"Lúc mẹ qua đời thì tôi đang đứng trên sân khấu tập tuồng 'Ngày xửa ngày xưa', không có ở nhà. Suốt buổi sáng mẹ hấp hối thì tôi ở đó chờ mẹ đi mà không chờ được vì tới giờ tập.
Giao lại cho hai chị lớn thì hai chị suốt cả ngày đứng bên cạnh đọc kinh cho mẹ nghe, chờ mẹ đi mà mẹ không đi. Hai chị vừa bước chân ra nhà sau uống nước thì mẹ đi. Đúng là tuổi Canh Ngọ của người phụ nữ, đúng tuổi của bà thì ra đi con cái không nhìn thấy. Con cái đang đứng đó nhưng lúc ra đi không thấy đứa nào", anh kể lại.
Nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ mẹ anh đã hy sinh nhiều cho chồng con. Nghệ sĩ Thành Lộc bộc bạch mẹ anh đã hy sinh rất nhiều vì chồng con và cũng có nhiều lần bà tủi thân cũng vì chồng con không hiểu mình. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, anh vẫn không biết được mẹ buồn vì lý do gì.
"Mẹ đi rồi thì tôi thấy yên tâm, vì tôi sợ mẹ bị cảm giác người phụ nữ cả cuộc đời chỉ nghĩ tới chồng con thôi, già nằm một chỗ như vậy thì chịu nỗi đau thể xác nữa. Tôi biết trong cuộc đời mẹ có những lúc tủi thân vì chồng hoặc những đứa con không hiểu mình. Tới bây giờ chúng tôi vẫn không biết mẹ tủi thân vì chuyện gì.
Tại vì đó là những chuyện không phải mình mẹ tôi mà bất cứ một người mẹ nào cũng luôn có những nỗi buồn âm thầm chịu đựng. Nhắc tới điều này chạnh lòng lắm, đôi khi mình nghĩ mình có lầm lỗi điều gì mà tới giờ mình cũng không biết bản thân đã lầm lỗi gì với người sinh ra mình", anh nói.
Lưu Hằng - Hải Bình
Ảnh, clip: Khánh Hòa
Mai Bảo Ngọc kể về kỷ niệm đóng cảnh bị đánh dù đang mang bầu
- Xuất hiện trong chương trình “Giải mã tri kỷ”, nữ diễn viên Mai Bảo Ngọc đã có những chia sẻ về cuộc sống hôn nhân cùng chồng là đạo diễn Thanh Hòa cũng như những phân cảnh bị đánh trong một bộ phim khi cô đang mang thai.
" alt="Rơi nước mắt trước tâm sự của Thành Lộc về người mẹ vừa qua đời" /> ...[详细] -
Vén màn bí mật ‘lò’ đào tạo CEO công nghệ của Ấn Độ
IIT ghi ấn tượng với nhà tuyển dụng khi đạt điểm số 70/100, nhưng lại có hạn chế là thiếu sinh viên, đội ngũ giảng viên quốc tế. Giám đốc IIT Delhi, ông V. Ramgopal Rao giải thích lý do có quá ít sinh viên quốc tế theo học tại các cơ sở IIT là do người nước ngoài khó có thể vượt qua cái mà ông cho là “kỳ thi tuyển sinh khó nhất hành tinh”.
Dù tổ chức các kỳ thi đầu vào tại những trung tâm như Dubai và Singapore, sinh viên nước ngoài “có bất lợi lớn khi không theo học tại Ấn Độ và hoàn thành chương trình giảng dạy nghiêm ngặt”, ông Rao cho biết. Thực tế, IIT Delhi chỉ có duy nhất một học sinh nước ngoài vượt qua kỳ thi đầu vào, đó là một sinh viên Hàn Quốc từng theo học trung học tại Ấn Độ.
Trong khi đó, việc thiếu đội ngũ giảng viên quốc tế là do mức lương quá thấp tại các cơ sở do chính phủ tài trợ. Giám đốc IIT Delhi chỉ kiếm được 60.000 USD/năm trong khi con số trả cho vị trí tương đương tại MIT là 1,25 triệu USD (năm 2018). Vị trí trợ giảng tại IIT được trả mức lương 25.000 USD/năm.
Mặc dù vậy, Chetan Bhagat, một tiểu thuyết gia Ấn Độ từng tốt nghiệp IIT, cho biết: “thương hiệu của trường vẫn có thể giúp bản lý lịch xin việc trở nên hoàn hảo”.
Các nhà tuyển dụng hàng đầu 2021 đến từ Microsoft, Qualcomm, Google, Airbus và Amazon đang tìm kiếm các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật phần mềm, R&D (nghiên cứu và phát triển), phân tích tài chính, khoa học dữ liệu cũng như các lĩnh vực khác. Cũng trong năm nay, một sinh viên 22 tuổi vừa tốt nghiệp kỹ sư công nghệ phần mềm tại IIT đã được Uber đề nghị mức lương 263.000 USD/năm.
Kỳ thi đầu vào “siêu khó”
Một trong những yếu tố khiến sinh viên tốt nghiệp IIT luôn được săn đón, đó là kỳ thi tuyển sinh đầu vào cực khó của trường nhằm phân loại và chỉ giữ lại những người thông minh nhất. Chương trình đào tạo tại đây tập trung vào việc xây dựng nền tảng toán học vững chắc “giúp phát triển các kỹ năng phân tích của học sinh”, ông Rao chia sẻ. Học sinh được rèn luyện cách tư duy, áp dụng lý thuyết vào thực tế cũng như kỹ năng làm việc nhóm.
Các bậc phụ huynh tham vọng thường đặt mục tiêu đỗ IIT cho con trai họ (học sinh trong trường vẫn chủ yếu là nam giới mặc dù có 20% chỉ tiêu dành cho nữ). Ngay cả khi con cái họ không quan tâm tới kỹ thuật, bằng cấp của IIT cũng giúp các bạn trẻ có những cơ hội nghề nghiệp được trả lương cao.
“Hãy đặt Harvard, MIT và Princeton cùng với nhau và bạn sẽ hình dung được danh tiếng của cơ sở đào tạo này tại Ấn Độ”, Leslie Stahl, người dẫn chương trình của CBS đã thốt lên trong một chương trình về IIT năm 2003.
Vipul Singh, 32 tuổi, người từng theo học IIT và là đồng sáng lập và Giám đốc điều hành hãng máy bay không người lái Aarav Unmanned Systems, chia sẻ: “Là một thiếu niên, bạn phải quên đi cuộc sống của mình trong vòng 3-4 năm, bạn phải quên đi tất cả thế giới xung quanh cũng như các hoạt động ngoại khoá khác, nhưng bạn sẽ được đền đáp nếu vượt qua kỳ thi, vì bạn sẽ được học cùng với những người giỏi nhất”.
Năm 2020, có 1.118.673 học sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh chung kéo dài 6 giờ. Trong số đó, 150.838 người lọt vào kỳ thi nâng cao và chỉ có 43.204 người đủ tiêu chuẩn đầu vào. Nhưng chưa dừng lại, nhóm học sinh cuối cùng này tiếp tục phải cạnh tranh cho 13.000 chỉ tiêu đối với các khoá học kỹ sư phần mềm, khoa học vật lý hoặc kiến trúc sư, phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể và điểm số xếp loại quốc gia.
Cạnh tranh cũng không kết thúc ngay cả khi sinh viên đã bước chân vào IIT. “Các sinh viên được xếp thành từng cặp tương đối. Và chúng tôi yêu cầu họ cạnh tranh với nhau, điều đó khiến họ trở thành người giỏi nhất trong bất kỳ công việc gì mà họ làm”, Giám đốc IIT Delhi cho biết. “Không dễ gì trở thành sinh viên IIT, và còn khó khăn hơn nữa để tồn tại với chương trình đào tạo khắc nghiệt như vậy, nhưng nếu bạn hỏi những người đã từng vượt qua, mọi thứ sau đó sẽ chỉ như một con đường bánh ngọt”.
Tất nhiên áp lực học tập và mong muốn đạt điểm cao làm vui lòng cha mẹ cũng có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần của học sinh. Ông Rao nói: “Chúng tôi có nhiều quy trình mở rộng, nhiều chuyên gia tư vấn và xác định những người đang tụt lại phía sau để hỗ trợ họ”.
Mặc dù vậy vẫn có những chuyện không hay xảy ra. Năm 2019, Chính phủ cho biết trong 5 năm trước đó, đã có 50 sinh viên IIT tự tử. Tại Ấn Độ, áp lực thi cử và nỗi sợ thất bại dẫn đến số lượng lớn học sinh tự tử, trong giai đoạn từ năm 1995 tới 2019, đã có hơn 170.000 học sinh ở mọi lứa tuổi lựa chọn cái chết để giải thoát, theo Cục quản lý tội phạm quốc gia Ấn Độ.
Mạng lưới cựu sinh viên
Đầu những năm 2000, đã có một cuộc di cư khổng lồ của các tài năng IIT sang Mỹ, đặc biệt là tới thung lũng Silicon, hiện tượng được coi là “chảy máu chất xám” đáng lo ngại với Ấn Độ.
Tuy nhiên, giờ đây các sinh viên tốt nghiệp IIT có nhiều khả năng ở lại quê hương hơn khi số lượng các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Ấn Độ tăng vọt. Ông Rao cho biết, 20 năm trước có tới “80% cử nhân công nghệ thường chọn ra nước ngoài, nhưng hiện nay, chưa tới 200 trên tổng số 10.000 sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm ở nước ngoài”.
Kunal Bahl, đồng sáp lập công ty thương mại điện tử Snapdeal, cho biết tính tới tháng 9, tại Ấn Độ có 4.079 start-up do sinh viên IIT thành lập, trong đó 593 ý tưởng của các sinh viên tốt nghiệp IIT Delhi và 529 dự án của IIT Bombay.
Theo công ty phần mềm kế toán Sage của Anh, IIT xếp hạng thứ 4 trên toàn cầu về cơ sở đào tạo có các sinh viên tạo ra “kỳ lân” (các công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỷ USD).
Những sinh viên muốn khởi nghiệp đều tìm được sự hỗ trợ thông qua những người đi trước tại IIT.
“Mạng lưới cựu sinh viên của IIT rất mạnh, họ đến và cố vấn, họ là đầu mối liên hệ cũng như mang đến các kiến thức thực tế cho sinh viên”, Aarav Singh của Unmanned Systems cho biết. Một số sinh viên thành công trở thành “nhà đầu tư thiên thần” rót vốn cho dự án của các sinh viên IIT khác.
Một nhà đầu tư từng tốt nghiệp IIT tiết lộ, “làm việc với người cũng theo học tại IIT nghĩa là chúng tôi nói cùng một ngôn ngữ”. Nhà đầu tư giấu tên này đã rót vốn cho 6 công ty khởi nghiệp có sự tham gia của các cựu sinh viên IIT.
Giám đốc IIT Delhi cũng cho hay, các cựu sinh viên đã đóng góp rất nhiều cho ngôi trường họ từng theo học. “Chỉ trong 3 tháng, chúng tôi (IIT Delhi) đã nhận được cam kết đầu tư 12-13 triệu USD. Đó là kiểu kết nối chúng tôi có. Các cựu sinh viên không chỉ quay lại đóng góp kinh nghiệm mà còn cả gây quỹ nữa”.
“Tất cả những điều này đã tạo nên không khí rất sôi động tại đây”, ông Rao khẳng định.
Vinh Ngô (Theo SCMP)
Ba lời khuyên cho người muốn khởi nghiệp của CEO startup triệu đô
Khi cựu quản lý tài chính Keith Tan từ bỏ công việc năm 2015, ông hầu như không nghĩ đến con đường khởi nghiệp phía trước.
" alt="Vén màn bí mật ‘lò’ đào tạo CEO công nghệ của Ấn Độ" /> ...[详细] -
Các hãng công nghệ kém tiếng tỏa sáng trên TTCK châu Á năm 2021
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của Nhật Bản và Trung Quốc giành thắng lợi lớn trên sàn chứng khoán châu Á năm nay, khi tăng gấp đôi định giá so với năm trước, trong bối cảnh nhu cầu sản xuất công nghệ cao tăng mạnh.
Sau 1 năm bùng nổ với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty kỹ thuật số trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thị trường chứng khoán châu Á năm 2021 đón nhận những tin không vui khi các cổ phiếu quan trọng tại Trung Quốc bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan chức năng. Nhưng nhu cầu chip tăng cao trên thế giới đã trở thành cơ hội với một số công ty ít tên tuổi hơn, trong đó có cả các công ty tài chính và hậu cần đang dần hồi phục sau đại dịch.
Dựa trên dữ liệu QUICK-FactSet (tới ngày 21/12), có tới 50% trong khoảng 600 công ty vốn hoá 10 tỷ USD tại thời điểm cuối năm 2020, đã bị thổi bay giá trị trong năm 2021. 50% công ty còn lại ghi nhận giá trị định giá tăng lên.
Nằm trong nhóm chiến thắng, có công ty Lasertec của Nhật Bản với mức tăng vốn hoá 162%, đạt 26 tỷ USD. Lasertec là công ty thị trường ngách lĩnh vực bán dẫn, chuyên sản xuất thiết bị kiểm tra photomask (linh kiện sử dụng trong sản xuất mạch tích hợp), vốn được dùng để tạo mẫu mạch trên tấm silicon.
Naura Technology Group, nhà sản xuất thiết bị vi xử lý lớn nhất Trung Quốc, tăng 103% giá trị vốn hoá, cán mốc 28 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận ròng công ty đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Nhìn chung, chứng khoán châu Á năm nay kém hiệu quả so với chứng khoán toàn cầu. Chỉ số vốn hoá thị trường MSCI châu Á giảm 1% so với năm 2020, trong khi MSCI thế giới tăng 17%.
“Việc thắt chặt các quy định vĩ mô và vi mô đã gây ra khó khăn đáng kể đối với các nhà đầu tư cổ phiếu, là nguyên nhân chính dẫn tới thị trường tại Trung Quốc kém hiệu quả trong năm 2021”, Chetan Seth, nhà đầu tư chiến lược tại Nomura, Singapore, đề cập tới việc Bắc Kinh kiềm chế lĩnh vực bất động sản cũng như các lĩnh vực giáo dục, thương mại điện tử và công nghệ tài chính.
Do đó, các doanh nghiệp giáo dục Trung Quốc là những người thua lỗ lớn nhất trong năm. Định giá thị trường của các công ty gia sư Gaotu Techedu và TAL Education Group lần lượt giảm tới 96% và 94%. Hàng chục nghìn giáo viên đã bị sa thải sau khi các công ty phải chuyển thành các tổ chức phi lợi nhuận theo chính sách “cắt giảm kép” của chính phủ để giảm tải cho học sinh cũng như gánh nặng tài chính với phụ huynh.
Các doanh nghiệp công nghệ nổi bật của Trung Quốc, Alibaba và Tencent, “bay” ra khỏi top 10 công ty vốn hoá lớn nhất toàn cầu, với mức định giá lần lượt giảm 51% và 22%.
Những công ty này chịu tác động chủ yếu từ việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh chống độc quyền và bảo mật dữ liệu, chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của chính phủ Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung leo thang. Theo Dan Wang, Gavekal Research, các quy định chặt chẽ hơn là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tập trung vào công nghệ cứng (như công nghệ bán dẫn) hơn là tiêu dùng Internet.
Người thắng lớn nhất năm 2021 là China Telecom, một trong ba nhà mạng quốc doanh Trung Quốc, khi vốn hoá tăng kỷ lục 162%. Tuy nhiên, bước nhảy vọt về giá trị của doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải hồi tháng 8 với sự hậu thuẫn của nhà nước. Động thái này diễn ra sau khi China Telecom huỷ niêm yết tại sàn New York.
Việc niêm yết tại Đại lục được cho là không giống như niêm yết trên các thị trường khác, khi cơ chế định giá trong nước có sự khác biệt ngay cả đối với cùng một công ty được giao dịch tại nơi khác, ví dụ như ở Hong Kong. Vì vậy, rất khó xác định việc vốn hoá của China Telecom tăng mạnh có phản ánh sự thay đổi cơ bản về giá trị công ty hay không.
Với các cổ phiếu kỹ thuật số ngoài Trung Quốc, tập đoàn thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến Singapore, ghi nhận tăng trưởng 24%, thấp hơn nhiều so với năm 2020. Công ty Kakao của Hàn Quốc tăng 48%, cho thấy dịch vụ kỹ thuật số vẫn được hi vọng sẽ tăng trưởng khi đại dịch đã thay đổi lối sống người dân.
Trong tương lai, các nhà sản xuất bán dẫn và thiết bị sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi nhu cầu sử dụng vi xử lý trong máy chủ tăng cao, phản ánh sự đầu tư mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon, Microsoft và Google.
“Nhu cầu đối với các vi xử lý hiệu năng cao sử dụng trong các trung tâm dữ liệu sẽ tăng mạnh”, Hirashi Moriyama, chuyên gia phân tích tại JPMorgan, dự báo năm tới sẽ là năm bận rộn với các hãng đúc chip như TSMC, hiện là công ty vốn hoá lớn nhất tại châu Á.
Seth của Nomura cho biết, mặc dù chính sách “diều hâu” của Cục dự trữ liên bang Mỹ và tình hình biến thể Omicron có thể sẽ tạo ra các biến động trong quý đầu tiên năm tới, nhưng triển vọng đối với chứng khoán châu Á trong năm 2022 là “tích cực”.
Đối với Trung Quốc, chuyên gia của Nomura nhận định rằng chính sách tài khoá và tiền tệ của nước này đang mang tính hỗ trợ hơn khi chính phủ tập trung hỗ trợ tăng trưởng. “Điều này là trợ lực đối với chứng khoán Trung Quốc, thị trường lớn nhất khu vực, từ đó tác động tích cực tới châu Á nói chung”.
Vinh Ngô (Theo Nikkei Asia)
10 công ty vốn hoá lớn nhất thế giới: Vắng bóng Trung Quốc
Danh sách các công ty vốn hoá lớn nhất thế giới chứng kiến sự thống trị của các công ty công nghệ Mỹ và vắng bóng đại diện từ Trung Quốc.
" alt="Các hãng công nghệ kém tiếng tỏa sáng trên TTCK châu Á năm 2021" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
Hư Vân - 04/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...[详细]
-
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực công nghệ Việt Nam
Với chủ đề “Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022”, hội thảo nhằm nhận diện các cơ hội, thách thức do chuyển đổi số mang lại, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số. Giá trị giao dịch M&A lĩnh vực công nghệ đã tăng gấp 3 lần
Theo Tiến sĩ Nguyễn Công Ái, thị trường M&A Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021, với tổng giá trị được ghi nhận ở mức 8,8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2021, tương ứng tăng trưởng 17,9% so với cả năm 2020.
Giá trị giao dịch bình quân đã tăng từ 28 triệu USD trong năm 2019 lên 43 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2021. Thị trường vẫn thể hiện xu hướng tăng mạnh, ngay cả trong trường hợp loại trừ các thương vụ có giá trị trên 300 triệu USD.
Mặc dù tài chính ngân hàng, hàng tiêu dùng và bất động sản vẫn là 3 ngành chính đóng góp nhiều nhất cho các thương vụ M&A tại Việt Nam thời gian qua, song số liệu của KPMG thu thập được đã cho thấy, ngành công nghệ đã trở thành 1 trong những những ngành quan trọng, với số thương vụ tăng từ 22 năm 2020 lên 42 vào năm 2021 và đóng góp gần 1 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2020.
Có thể kể đến một số giao dịch đáng chú ý như: Tiki (vòng gọi vốn 258 triệu USD do Bảo hiểm AIA dẫn dắt), Sky Mavis (vòng gọi vốn 152 triệu USD do Andreessen Horowitz dẫn dắt), Momo (vòng gọi vốn 100 triệu USD do Warburg Pincus dẫn dắt).
Theo Tiến sĩ Nguyễn Công Ái, năm 2021, số lượng giao dịch M&A lĩnh vực công nghệ đã tăng gấp đôi trong khi tổng giá trị giao dịch tăng hơn gấp 3 lần, đạt gần 1 tỷ USD. Tiến sĩ Nguyễn Công Ái cũng cho hay: “Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam là rất lớn. Gần đây chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản quan tâm đến Internet Economy, Fintech, Edutech, Media tại Việt Nam”.
Lý giải về sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ, đại diện KPMG Việt Nam cho rằng, một nguyên nhân là do chính sách của Chính phủ Việt Nam đưa ra trong việc hỗ trợ startup, tạo dựng phong trào startup đã có tác dụng lan tỏa tới cộng đồng đầu tư quốc tế.
Cùng với đó, còn bởi chất lượng nguồn nhân lực công nghệ tại Việt Nam ngày càng dồi dào, đã có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước. “Đây cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chọn tham gia vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam”, ông Nguyễn Công Ái nói.
Thương mại điện tử, Fintech sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư
Bàn về hoạt động M&A trong lĩnh vực CNTT thời gian qua, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) thông tin: Trước năm 2015, M&A của Việt Nam chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh bất động sản… không có M&A công nghệ số.
Giai đoạn 2015 - 2018, đã xuất hiện một số thương vụ M&A trong lĩnh vực công nghệ số có giá trị chuyển nhượng lớn như: VNG mua 38% vốn điều lệ, tương ứng sở hữu 3,72 triệu cổ phần của Tiki. Năm 2018, Vingroup mua 51% cổ phần Mundo Reader, công ty chủ quản của thương hiệu smartphone BQ.
Và đến giai đoạn 2019 – 2021, đã xuất hiện hàng loạt thương vụ lớn như VNPay nhận đầu tư 300 triệu USD từ SoftBank Vision Fund và Quỹ GIC; thương vụ Temasek đầu tư 100 triệu USD vào nền tảng thương mại điện tử Scommerce; Affirma Capital đầu tư 34 triệu USD vào Siêu Việt Group , FPT mua lại nền tảng quản trị doanh nghiệp Base...
Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, dự báo Việt Nam cũng có sự chuyển dịch làn sóng M&A ở hầu hết các lĩnh vực từ sản xuất hàng hoá đến công nghệ trên nền tảng Internet. Đại diện Vụ CNTT còn cho hay, trong 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã thúc đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, sẽ là tiềm năng cho M&A.
Thời gian tới, M&A lĩnh vực công nghệ số chính là mảng đầu tư rất hứa hẹn cho các nhà đầu tư. Hoạt động M&A mang cơ hội và nguồn lực cho các doanh nghiệp công nghệ số. Trong đó, thương mại điện tử, đi kèm với sự phát triển của các ứng dụng trung gian thanh toán là mảng thu hút dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nhất. Fintech cũng là một điểm nhấn đầu tư trong giai đoạn chuyển đổi số sắp tới
Tuy vậy, vị Phó Vụ trưởng Vụ CNTT cũng chỉ ra hạn chế của hoạt động M&A lĩnh vực công nghệ, đó là: các công ty công nghệ ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thành hình, phần nhiều vẫn còn ở hình thức các công ty khởi nghiệp. Nhiều công ty có thể có ý tưởng sản phẩm công nghệ tốt, nhưng chưa thể phát triển thành các doanh nghiệp hoạt động quy mô bài bản, có nền tảng, bởi còn hạn chế về năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, cũng như năng lực tài chính chưa đủ mạnh.
Mặt khác, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang còn nhiều hạn chế và sản phẩm công nghệ số phần lớn đang chỉ phục vụ cho thị trường trong nước, chưa nhiều sản phẩm có tính khu vực và toàn cầu thì hoạt động M&A còn chưa thực sự bùng nổ, tạo nên kênh huy động vốn cho phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam.
“Chất lượng hàng hóa của các công ty công nghệ tại Việt Nam chưa thật sự “khớp” với kỳ vọng của bên mua, để đủ giúp làn sóng M&A trong lĩnh vực công nghệ thật sự bùng nổ”, ông Nguyễn Thanh Tuyên nhấn mạnh.
Ở góc độ của một nhà đầu tư trong nước, ông Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc Công nghệ Nova Tech cho biết, đơn vị này lấy chiến lược M&A làm trọng tâm để nhanh chóng chuyển đổi số toàn diện.
Hiện Nova Tech đang tìm kiếm các doanh nghiệp CNTT có khả năng hiện thực hóa những mục tiêu phát triển, doanh nghiệp thực hiện những ý tưởng công nghệ sáng tạo và thực tế; doanh nghiệp có sự phát triển, định hình rõ ràng. “Ngoài ra, thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ cũng là nhiệm vụ trọng tâm để Nova Tech có thể tiến dài và nhanh trong thời gian tới”, ông Vinh chia sẻ thêm.
Vân Anh
Việt Nam đặt mục tiêu có 10 doanh nghiệp công nghệ số đạt doanh thu trên 1 tỷ USD
Việt Nam đặt mục tiêu hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số, có năng lực cạnh tranh quốc tế và có doanh thu trên 1 tỷ USD vào năm 2025.
" alt="Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực công nghệ Việt Nam" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Nữ Mazatlan vs Nữ Chivas Guadalajara, 10h05 ngày 3/2: Thêm một lần vùi dập
Sứ mệnh phá bỏ rào cản và truyền cảm hứng từ giải thưởng VinFuture
“Thông qua việc nâng cao nhận thức về những đột phá trong Khoa học và Công nghệ, chúng ta có thể phá bỏ các rào cản, tạo sự chú ý cho những phát triển mới và truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai”, GS. Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture viết.
Tôn vinh những người có thể mang lại thay đổi cho thế giới
Bài viết của GS. Richard Friend được đăng tải tại chuyên mục Góc nhìn của tờ báo nổi tiếng có hàng chục triệu độc giả trên khắp thế giới với tiêu đề “Khoa học và Công nghệ là chìa khóa của một tương lai bền vững - chúng ta cần khuyến khích sự đổi mới”.
Bài báo của Giáo sư Sir Richard Friend, FRS – Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture trên tờ The Independent Mở đầu bằng việc đề cập tới những cam kết tích cực tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc - COP26, GS. Richard Friend cho rằng: “Sự sáng tạo và khám phá của mỗi cá nhân vẫn là yếu tố quan trọng để giải quyết các thách thức toàn cầu, và Khoa học - Công nghệ chính là chìa khóa để mang lại một tương lai bền vững và trao quyền vào tay mọi người”.
Vấn đề là làm sao để con người thực sự nắm giữ chìa khóa quan trọng ấy. Theo vị giáo sư của Đại học Cambridge, cải thiện kinh phí nghiên cứu là chưa đủ. Quan trọng hơn là khuyến khích sự đổi mới mang tính đột phá, tạo nên nền tảng cho những sáng kiến ít được biết đến tại các lĩnh vực mới. Đặc biệt, ông nhắc tới sự cần thiết của việc tôn vinh những người có thể mang lại thay đổi tích cực cho mọi người trên thế giới.
Sir Richard Friend, FRS - Giáo sư Vật lý tại Đại học Cambridge, nổi tiếng với các nghiên cứu về OLED được ứng dụng để phát triển màn hình phẳng, màn hình cuộn, màn hình chuyển động. Ứng dụng được biết đến nhiều nhất là TV màn hình OLED Vị giáo sư lấy ví dụ về Giải thưởng toàn cầu VinFuture trị giá 4,5 triệu USD được công bố lần đầu vào tháng 12/2020, dành cho các nghiên cứu khoa học và đổi mới mang tính đột phá, giúp tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của con người trên khắp thế giới. Và đây cũng chính là điểm khác biệt của Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu do người Việt Nam khởi xướng.
“Các giải thưởng uy tín tồn tại nhưng vẫn chưa có nhiều giải tập trung rõ ràng vào cách khoa học và công nghệ có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”, bài viết trên The Independent có đoạn.
VinFuture - nơi “trau đồi và nuôi dưỡng sự đổi mới”
Giải thích thêm về sức tác động của những Giải thưởng như VinFuture, GS. Richard Friend khẳng định, VinFuture rõ ràng đã giải quyết hai vấn đề lớn là “trau dồi và nuôi dưỡng sự đổi mới”.
Điều ý nghĩa trước hết được vị giáo sư chỉ ra là: “Thông qua việc nâng cao nhận thức về những đột phá trong khoa học và công nghệ, chúng ta có thể phá bỏ các rào cản, tạo sự chú ý cho những phát triển mới và truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai”. Điều này có thể hiểu rằng, việc ghi nhận những thành tựu khoa học tại các giải thưởng như VinFuture sẽ giúp thúc đẩy sự đa dạng trong cộng đồng khoa học và mở rộng cơ hội tiếp cận của nhiều đối tượng trong ngành Khoa học, Công nghệ.
Với VinFuture, ngoài giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD, điều khác biệt còn ở 3 giải đặc biệt (trị giá 500.000 USD/mỗi giải) dành cho nhà khoa học nữ, các nhà khoa học đến từ các nước đang phá triển và nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực mới.
Đó có lẽ là nguồn cảm hứng để GS. Richard Friend nhắc tới việc cần khuyến khích các nhà khoa học từ nhiều nhóm hoặc quốc gia khác nhau. Theo ông, phụ nữ thực tế vẫn ít được vinh danh tại nhiều lễ trao giải danh giá trên thế giới , bao gồm cả lĩnh vực khoa học công nghệ. Vị giáo sư dẫn thống kê tại Anh, phụ nữ chỉ chiếm 20% lực lượng lao động trong các ngành STEM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học).
“Chúng ta không thể bỏ lỡ việc huy động các tài năng nữ trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác”, ông cảnh báo.
Tương tự, vị giáo sư nhắc tới tình trạng, tiếng nói của các nhà khoa học từ các nước đang phát triển thường “không được lắng nghe rộng rãi như những gì họ xứng đáng được có”. Khẳng định sự bất bình đẳng có thể rất nguy hiểm, ông lấy ví dụ về việc phân bổ vắc xin không đồng đều đã cho thấy sự chênh lệch giữa các quốc gia giàu và nghèo có thể đe dọa an ninh toàn cầu ra sao.
Nói về tương lai, vị giáo sư cho rằng, mặc dù con người đã có những tiến bộ vượt bậc nhưng những đổi mới có thể giải quyết những thách thức toàn cầu vẫn chưa được chú trọng. “Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để tiếp thêm sinh lực, động lực và truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo của các nhà khoa học và kĩ sư - những người sẽ tạo ra những đổi mới này”, GS. Richard Friend nhấn mạnh.
VinFuture ra mắt ngày 20/12/2021. Đây là một trong các giải thưởng Khoa học Công nghệ thường niên có giá trị lớn bậc nhất thế giới. Người sáng lập Giải thưởng VinFuture là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân là bà Phạm Thu Hương. Ngay trong năm đầu tiên, VinFuture đã tiếp nhận tới gần 600 dự án đến từ hơn 60 quốc gia và 6 châu lục.
Theo công bố mới nhất, VinFuture đã hoàn tất thẩm định và thống nhất tôn vinh 4 công trình khoa học kiệt xuất. Chủ nhân 4 giải thưởng VinFuture lần thứ Nhất sẽ công bố tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 20/01/2022 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.
GS. Richard Friend hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Ông là một trong các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới với hơn 20 bằng sáng chế, 164.623 trích dẫn khoa học trong các công bố khoa học uy tín trên Thế giới và là tác giả/đồng tác giả của hơn 1.000 ấn phẩm khoa học.
Minh Tuấn
" alt="Sứ mệnh phá bỏ rào cản và truyền cảm hứng từ giải thưởng VinFuture" />
- Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
- Trẻ Việt ‘cày’ tiếng Anh nhưng vẫn sợ giao tiếp
- Sao Hàn 27/5: Hyorin bị tố là đầu gấu học đường chuyên bắt nạt bạn bè
- Học bổng Mỹ dành cho giáo viên THPT
- Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Auxerre, 1h00 ngày 2/2: Quá khó cho tân binh
- Nhan sắc chân phương hơn 10 năm trước của dàn sao Việt
- Mỗi năm dư 12 nghìn cử nhân tài chính, ngân hàng