Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs CA Aldosivi, 07h15 ngày 22/4: Khó cho khách
Tháng 7/2020, Bộ Y tế đã công nhận Hội đồng trường Trường ĐH Y Dược TP.HCM nhiệm kỳ 2020 – 2025. PGS.TS Trần Diệp Tuấn giữ vị trí hiệu trưởng nhà trường từ tháng 4/2015 được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường.Lúc này, Trường ĐH Y Dược TP.HCM còn 2 phó hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc và TS Ngô Đồng Khanh. Tuy nhiên TS Ngô Đồng Khanh sau đó đã nghỉ hưu theo quy định. Sau đó, Hội đồng trường ĐH Y Dược TP.HCM được kiện toàn thêm 2 phó hiệu trưởng là PGS.TS Ngô Quốc Đạt và TS Hà Mạnh Tuấn.
Như vậy, ban giám hiệu Trường ĐH Y Dược TP.HCM chỉ có 3 phó hiệu trưởng, trong đó PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc làm nhiệm vụ điều hành.
 |
Gần 2.000 sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng được cấp bằng tốt nghiệp vì chưa có hiệu trưởng |
Trong khi đó, Hội đồng trường Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch do PGS.TS Ngô Minh Xuân làm Chủ tịch đã được UBND TP.HCM công nhận đầu tháng 3/2021. Trước đó, PGS.TS Ngô Minh Xuân là Hiệu trưởng từ năm 2016. Hiện PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó hiệu trưởng được giao phụ trách trường. Ngoài PGS Nguyễn Thanh Hiệp, ban giám hiệu Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch có 1 phó hiệu trưởng khác là TS Phan Nguyễn Thanh Vân.
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM khuyết hiệu trưởng từ đầu năm 2019 đến nay và đã “3 đời” phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ điều hành. Tháng 1/2019, khi PGS.TS Nguyễn Văn Thư giữ chức hiệu trưởng nghỉ hưu, PGS.TS Đồng Văn Hướng, Phó hiệu trưởng được giao phụ trách trường. Khi PGS.TS Đồng Văn Hướng nghỉ hưu, PGS Nguyễn Bá Hoàng, Phó hiệu trưởng được giao phụ trách trường. Đến ngày 1/4 vừa rồi, Hội đồng trường Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM giao PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Phó hiệu trưởng giữ chức quyền hiệu trưởng.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, khi GS.TS Nguyễn Hay nghỉ hưu theo quy định thì trường khuyết hiệu trưởng. Trường có 3 phó hiệu trưởng là PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, TS Trần Đình Lý và PGS.TS Nguyễn Tất Toàn. Đầu tháng 1/2021, PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường đã được giao quyền hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM.
Ở Trường ĐH Luật TP.HCM, từ 3/2018 đến nay khuyết vị trí hiệu trưởng khi GS.TS Mai Hồng Quỳ nghỉ hưu theo quy định. Người được giao phụ trách trường là PGS.TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng. Tháng 12/2020 Hội đồng trường Trường ĐH Luật TP.HCM đã ban hành nghị quyết để các phó hiệu trưởng là PGS.TS Trần Hoàng Hải, PGS.TS Bùi Xuân Hải, TS Lê Trường Sơn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phó hiệu trưởng. PGS Trần Hoàng Hải được giao chức vụ quyền hiệu trưởng.
Nổi bật nhất là Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Sau hơn 6 tháng ông Lê Vinh Danh bị cách chức hiệu trưởng, Trường ĐH Tôn Đức Thắng còn chưa có cả chưa ban giám hiệu. Việc kiện toàn đến nay mới chỉ dừng lại ở việc có 13 cá nhân được bầu vào Hội đồng trường (thiếu 2 thành viên so với quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH và thiếu 8 thành viên so với đề án thành lập Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng).
Trong khi đó, nhiều đại học tư thục cũng khuyết hiệu trưởng hoặc thay đổi nhân sự đảm nhiệm vị trí này liên tục. Đặc biệt là các trường thuộc tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng. Vừa rồi, Hội đồng trường Trường ĐH Hoa Sen đã bổ nhiệm PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy làm quyền hiệu trưởng. Bà Ngọc Thúy là người đứng đầu thứ 5 của Trường ĐH Hoa Sen trong 5 năm qua.
Tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, PGS Hồ Thanh Phong đã thôi làm hiệu trưởng nên vị trí này hiện vẫn trống.
Còn Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) hiện có quyền hiệu trưởng là TS Nguyễn Kim Quang…
“Chưa bao giờ các cơ sở giáo dục ĐH khuyết hiệu trưởng nhiều như hiện nay. Vấn đề này đặt câu hỏi phải chăng công tác quy hoạch có vấn đề” - một chuyên gia giáo dục bình luận.
Lê Huyền

GS.TS Hoàng Anh Tuấn làm hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa được bổ nhiệm giữ chức hiệu trưởng.
" alt=""/>Hàng chục ĐH công lập khuyết hiệu trưởng trong thời gian dài
 và chị Nguyễn Thị Kiều (50 tuổi), trú xóm 9 Vĩnh Hưng, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đang lâm vào tình cảnh hết sức bi đát.</p><p>Nhà anh Dương vốn thuộc diện hộ cận nghèo của xã, nay lại càng điêu đứng hơn khi con gái, vợ lần lượt mắc bệnh hiểm nghèo. Hơn 20 năm nay, cô con gái Nguyễn Thị Ánh (23 tuổi) mắc chứng bại não, chân tay teo tóp, nằm liệt giường. Dù đã lớn tuổi nhưng Ánh mang hình hài của một đứa trẻ, chỉ nằm một chỗ, miệng ú ớ la hét.</p><p>Từ ngày con gái chào đời cho đến nay, ngần ấy thời gian anh Dương gạt nỗi đau để cố gắng đi làm thuê cuốc mướn, cật lực lao động, kiếm tiền lo thuốc men cho con, làm trụ cột cho cả nhà.</p><table class=)
Con gái của anh nằm liệt giường 23 năm nay |
Mọi sinh hoạt của con đều trên đôi tay của người cha nghèo |
Thế nhưng, bi kịch một lần nữa ập đến gia đình anh khi người vợ lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo - ung thư vú đã di căn, bước sang giai đoạn 3.
“Từ khi Ánh chào đời đến nay đã 23 năm, con chỉ nằm một chỗ, không nhận biết được điều gì, mỗi lần nhìn con tôi thấy buốt lòng lắm. Mọi sinh hoạt, tắm rửa cho con đều trên đôi tay của tôi và vợ. Tôi cứ tưởng số phận an bài thế thì mình ráng chịu, nào ngờ nỗi khổ vẫn không buông tha khi vợ mắc bệnh ung thư. Lúc nghe tin vợ bị bệnh hiểm nghèo, tôi cảm thấy trời đất như sụp đổ”, anh Dương tâm sự.
 |
Chị Kiều mắc bệnh ung thư di căn |
 |
Con út của anh chị mới 7 tuổi |
Để lo cho vợ, không có tiền, anh Dương bán tháo hết tài sản trong nhà, cầm cố ngân hàng và vay mượn thêm người thân đưa vợ đi Hà Nội với hy vọng “còn nước còn tát”. Thế nhưng bệnh tình của chị không thuyên giảm. Sau mỗi lần hóa trị, xạ trị, tóc trên đầu chị Kiều cũng rơi rụng dần. Từ một người khỏe mạnh với cân nặng 43kg, nay chị chỉ còn vỏn vẹn 34kg.
 |
Hằng ngày anh Dương nai lưng làm nhiều việc để vợ con có tiền thuốc men |
“Con gái liệt giường là nỗi đau lớn cho gia đình. Nhìn thấy các con bằng tuổi của Ánh giờ đã trở thành những thiếu nữ xinh đẹp, còn con gái mình lại nằm một chỗ không biết gì, tôi rất thương con nhưng không còn cách nào khác. Chỉ mong con gái có thể gọi được “Mẹ ơi!” nhưng quá khó", chị Kiều chua xót.
Nhiều năm qua, anh Dương đã vất vả lo lắng cho con gái, giờ đến lượt chị lại đổ bệnh. Anh chị còn có con trai Nguyễn Xu Băng mới 7 tuổi. Gánh nặng quá sức lực với gia đình, khiến anh Dương suy sụp, bất lực nhiều. Khi cơn đau hành hạ, khó thở, lắm lúc chị Kiều nghĩ quẩn muốn chết đi để không trở thành gánh nặng cho chồng con, nhưng nhìn con út còn quá nhỏ dại, chị lại chịu đựng, mong sớm khỏi bệnh để chăm sóc các con.
 |
Hoàn cảnh gia đình anh Dương đang cần sự giúp đỡ |
Theo chị Kiều, trước đây có mọi người ủng hộ, giúp đỡ được ít tiền, hai anh chị lại dành dụm để lo thuốc thang, kinh phí đi lại cho mỗi lần xạ trị.
"Ánh có chế độ bảo trợ của người tàn tật, mỗi tháng được hơn 500.000 đồng. Nhiều năm qua, vì chữa bệnh cho con và tôi nên gia đình đã kiệt quệ", chị nói.
Quãng đường phía trước đầy rẫy khó khăn, cả vợ và con đều nằm một chỗ vì bạo bệnh, sau lưng còn có đứa con trai mới 7 tuổi cần tiền ăn học, anh Dương đã gần như hoàn toàn kiệt sức.
"Bệnh tình của con gái thì không thể chạy chữa được rồi, chỉ dùng thuốc bồi bổ để duy trì sự sống. Còn vợ bị ung thư phải xạ trị theo định kỳ, nợ nần chạy chữa cho vợ con nhiều lúc thấy mệt mỏi lắm. Nhưng tôi phải cố gắng thôi", anh Dương nói.
Lãnh đạo UBND xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Hoàn cảnh gia đình anh Dương rất éo le. Mong sao họ sớm nhận được sự quan tâm từ phía cộng đồng".
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Anh Nguyễn Đông Dương, trú xóm 9 Vĩnh Hưng, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. 0388385054 (Anh Dương)
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.349 (gia đình anh Dương)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản:0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. " alt=""/>Con oằn mình trên manh chiếu rách, mẹ ung thư di căn trở nặng
Bộ GD-ĐT đang triển khai việc tập huấn trực tuyến cho giáo viên, mỗi giáo viên được cấp một tài khoản riêng và được yêu cầu cập nhật kết quả đánh giá và tải minh chứng chuẩn nghề nghiệp năm học 2019-2020 lên phần mềm trực tuyến.Khi tập huấn module 1, giáo viên được yêu cầu cập nhật nhiều thông tin cá nhân lên tài khoản của mình ở phần mềm tập huấn trực tuyến của Bộ. Trong đó, có cập nhật kết quả tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm học 2019-2020. Sau khi tập huấn xong module 1 và module 2, để mở module 3, giáo viên được yêu cầu tập hợp minh chứng cho 15 tiêu chí và tải lên phần mềm.
Thời hạn cuối cùng phải tập huấn xong module 3 (phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh chương trình giáo dục mới) đối với giáo viên diện đại trà theo hình thức trực tuyến dự kiến là cuối tháng 3 này.
Giáo viên loay hoay tìm minh chứng
Với một số tiêu chí, để minh chứng, giáo viên thường chụp các biên bản họp tổ đánh giá - phân loại giáo viên, kế hoạch dạy học, sổ chủ nhiệm, kết quả học tập - rèn luyện của học sinh, biên bản họp phụ huynh, kế hoạch dạy học, bảng điểm học sinh... rồi tải lên phần mềm.
Bên cạnh đó, với các tiêu chí liên quan đến bằng cấp, chứng chỉ thì giáo viên chỉ cần chụp ảnh và đưa lên. Tuy nhiên, một số tiêu chí liên quan tiêu chuẩn nghề nghiệp rất chung chung khiến việc tìm minh chứng khá khó khăn.
 |
Vừa lo dạy học, giáo viên vừa lo tìm minh chứng để được tập huấn trực tuyến |
Theo một số giáo viên thì có những tiêu chí, giáo viên bộ môn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm minh chứng hơn giáo viên chủ nhiệm.
“Với một số tiêu chí có tính chất định tính, các giáo viên chủ nhiệm chỉ cần chụp biên bản họp phụ huynh rồi tải lên, còn giáo viên bộ môn rất khó có minh chứng” - một giáo viên THCS ở TP.HCM chia sẻ.
“Chúng tôi còn lên mạng, tìm hướng dẫn ở một số trang để xem có thể dùng những minh chứng gì cho tiện, nhất là với những tiêu chí như Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường (Tiêu chí 9), tạo mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ, xã hội để thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (tiêu chí 11)… Nhưng càng đọc hướng dẫn càng thấy rối.
Ví dụ như với Tiêu chí 9, để được mức khá thì phải có minh chứng là “Bản kế hoạch thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường, trong đó thể hiện được biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, đồng nghiệp và sự phối hợp với cha mẹ học sinh trong thực hiện nhiệm vụ năm học; hoặc biên bản họp hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ năm học; Hoặc Biên bản họp cha mẹ học sinh/ý kiến của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên đã phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có)…” – một cô giáo ở Quận Tân Bình cho biết.
“Không rõ minh chứng để làm gì?”
Mặc dù vẫn tuân thủ các quy định do Bộ đặt ra, nhưng giáo viên vẫn băn khoăn về mục đích của việc làm này.
Thầy A.S., giáo viên một trường THCS ở Quận 3 cho biết để hoàn thành các tiêu chí: thực hiện dân chủ trong nhà trường (tiêu chí 9), thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (tiêu chí 10); ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ (tiêu chí 15)…, thầy và các giáo viên khác trong trường phải nhờ bộ phận khối văn phòng nhà trường trích lục các hồ sơ, kế hoạch, tài liệu của nhà trường để sao chụp lại.
“Thật tình, tôi không hiểu những minh chứng này có tác dụng gì đối với việc tập huấn. Trong khi đó, để làm xong chúng tôi phải mất quá nhiều thời gian, nhất là đang trong thời điểm kiểm tra giữa học kỳ II và còn ôn tập cho học sinh cuối cấp” – thầy A.S. nói.
Tại TP Biên Hòa, Ban giám hiệu một số trường học đã họp và thống nhất danh sách các tài liệu minh chứng cho các tiêu chí của Bộ đưa ra. Các trường này cũng tổ chức nhiều cuộc họp tổ chuyên môn, lập biên bản đánh giá phân loại, chỉ đạo bộ phận văn phòng tích cực hỗ trợ giáo viên trích lục, sao chụp hồ sơ…
Sở GD-ĐT Lạng Sơn yêu cầu 100% cán bộ quản lý, giáo viên rà soát lại toàn bộ việc cập nhật kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp năm học 2019-2020 và đưa minh chứng lên hệ thống TEMIS trước ngày 17/3.
Tuy nhiên, sau đó Sở này phải “gia hạn” đến ngày 22/3.
Một cô giáo ở TP Lạng Sơn chia sẻ mặc dù có thể ghi “Không đạt” để khỏi phải tìm minh chứng ở một số tiêu chí quá khó tìm, nhưng đa phần giáo viên đều không muốn ghi như vậy vì sợ bị ảnh hưởng đến việc đánh giá, xếp loại cuối năm học nên “mọi người đều loay hoay tìm cách để bổ sung đủ”.
Một trong các tiêu chí mà nhiều giáo viên thắc mắc nhất là trong khi Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đều đã bỏ tiêu chí về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, nhưng ở phần mềm tập huấn vẫn yêu cầu giáo viên phải có minh chứng là chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (tiêu chí 14) hoặc chứng chỉ tin học (tiêu chí 15).
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Quận 10, TP.HCM cho rằng việc tìm minh chứng kiểu này chỉ khiến giáo viên tìm cách làm đối phó, bởi không khó để nhận thấy rằng với hàng triệu giáo viên tham gia tập huấn, Bộ GD-ĐT chẳng thể nào đủ nhân lực để kiểm tra cụ thể bản khai của từng người.
“Hàng năm, nhà trường và các tổ chuyên môn đều đã có đánh giá xếp loại giáo viên và lưu vào hồ sơ. Kết quả này đều được trường báo cáo lên phòng và Sở GD-ĐT nên việc Bộ yêu cầu minh chứng rồi mới ở tài khoản cho giáo viên tập huấn là không cần thiết”.
Phương Chi

Vụ trưởng 'hiến kế' gỡ khó chuyện chứng chỉ thăng hạng giáo viên
Định hướng mới là xây dựng công cụ đánh giá viên chức, trong đó có giáo viên để biết được năng lực, trình độ của từng người thì sẽ không còn tranh cãi chuyện chứng chỉ nữa.
" alt=""/>Giáo viên 'đối phó' với yêu cầu minh chứng của Bộ GD