Chủ tịch nước trong các cuộc gặp với lãnh đạo Hoàng gia, Chính phủ, chính trị gia Nhật Bản.
Chuyến thăm có kết quả quan trọng và toàn diện, trong đó dấu ấn nổi bật là việc hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.
Bộ trưởng Ngoại giao chia sẻ, việc nâng cấp phản ánh mức độ tin cậy chính trị cao và sự chín muồi của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở ra thời kỳ hợp tác mới thực chất và hiệu quả hơn.
Hai bên đã đạt nhất trí cao về định hướng lớn, quan trọng trong thời gian tới, đã ký kết 5 văn kiện hợp tác trong chuyển đổi năng lượng, y tế, nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, vệ tinh vũ trụ, di sản văn hóa.
Bộ trưởng cũng cho biết, chương trình chuyến thăm phong phú, toàn diện với gần 40 hoạt động chính, thể hiện sự tin cậy, gắn bó cao giữa lãnh đạo, người dân, địa phương hai nước.
Phía Nhật Bản đã dành cho Chủ tịch nước cùng phu nhân sự đón tiếp hết sức trọng thị, đặc biệt.
Nhà vua, Hoàng hậu Nhật Bản đã chiêu đãi, trao đổi thân tình, trọng thị với Chủ tịch nước và phu nhân. Chủ tịch nước có nhiều cuộc trao đổi, tiếp xúc với lãnh đạo Hoàng gia, Chính phủ, Quốc hội và đông đảo các tổ chức kinh tế-xã hội, hội hữu nghị, các chính trị gia…; cùng lãnh đạo và bạn bè Nhật Bản dự kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao tổ chức trọng thể tại Nhà khách Hoàng gia Minh Trị.
Bài phát biểu của Chủ tịch nước tại Quốc hội Nhật Bản được đánh giá cao. Ảnh: TTXVN
Đặc biệt, Chủ tịch nước có bài phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản là điểm nhấn của chuyến thăm. Thông qua bài phát biểu, Chủ tịch nước đã truyền tải thông điệp tới lãnh đạo, người dân Nhật Bản về một đất nước Việt Nam đổi mới, mở cửa, yêu chuộng hòa bình, khát vọng phát triển, về chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển...
Về ưu tiên hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, hai nước cần tập trung triển khai cụ thể khuôn khổ quan hệ mới Đối tác chiến lược toàn diện.
Trong đó, tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì giao lưu, tiếp xúc cấp cao hàng năm bằng nhiều hình thức linh hoạt trên kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.
Việt Nam và Nhật Bản cần tăng cường liên kết kinh tế; thúc đẩy hợp tác đảm bảo thịnh vượng, an ninh kinh tế. Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tiếp tục cung cấp cho Việt Nam ODA thế hệ mới.
Nhật Bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Nhật Bản; đẩy mạnh triển khai dự án đầu tư quy mô lớn, chất lượng cao tại Việt Nam, bao gồm lĩnh vực nông nghiệp.
Một số hoạt động của Chủ tịch nước trong chuyến thăm.
Hai nước thúc đẩy mở rộng hợp tác trong lĩnh vực mới như bán dẫn, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả các cam kết, trong đó có việc giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo cán bộ cấp chiến lược.
Hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN, Mekong, APEC...
Bộ trưởng Ngoại giao bày tỏ tin tưởng với khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản sẽ phát triển mạnh mẽ, thực chất trên tất cả lĩnh vực, nhất là trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác nói trên.
Kể cả trường hợp công chức đang làm ở cấp huyện trở lên được luân chuyển, điều động về xã, phường, thị trấn, khi quay trở lại các cơ quan, tổ chức của đơn vị hành chính cấp huyện trở lên cũng phải kiểm tra, sát hạch.
Mọi hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện trở lên đều nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân - đều là các hoạt động công vụ, nhưng cán bộ, công chức cấp xã không được bổ nhiệm và giao giữ một ngạch công chức và chỉ được xếp lương theo ngạch ứng với trình độ đào tạo....
Những mâu thuẫn này dẫn đến sự băn khoăn trong đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn, suy giảm động lực làm việc, chưa tạo nên một nền công vụ thống nhất từ Trung ương đến cấp xã.
"Thực tế hiện nay, cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn cơ bản vẫn bị phân biệt với cán bộ, công chức ở cấp huyện trở lên, trong khi chức trách, nhiệm vụ dù làm việc ở cơ quan nhà nước nào cũng có tính chất, đặc điểm tương đồng và cũng là thực hiện nhiệm vụ của hệ thống công vụ, phục vụ nhân dân”, nguyên Thứ trưởng Nội vụ phân tích.
Ngoài ra, ông Trần Anh Tuấn cũng chỉ ra thực tế, khi đến giải quyết công việc ở xã, phường, thị trấn, mặc dù đã cải cách hành chính rất nhiều, nhưng thời gian thực hiện, kỹ năng giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn vẫn còn hạn chế.
Nguyên Thứ trưởng Nội vụ dẫn chứng qua khảo sát ở một số địa phương, dư luận vẫn cho rằng vẫn còn tình trạng phiền hà và làm mất thời gian của người dân diễn ra ở một số chính quyền cấp xã.
“Chúng ta hãy thử ra xã, phường, thị trấn nào đó, đừng nói mình là ai, làm ở đâu, có quen biết ai không, để đề nghị giải quyết một công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp xã thì sẽ biết ngay cần làm gì với đội ngũ công chức ở đó”, ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, nói đi cũng phải nói lại, chúng ta yêu cầu cán bộ, công chức cấp xã phải liêm chính, trách nhiệm, tận tụy với phục vụ người dân, nhưng cần xét lại ở góc độ các cơ quan nhà nước cũng phải có trách nhiệm đối với cán bộ, công chức cấp xã.
"Nhà nước phải đánh giá đúng địa vị pháp lý, vai trò và có chính sách phù hợp, công bằng đối với cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn để ứng xử, quan tâm thế nào với công chức đó", nguyên Thứ trưởng Nội vụ bày tỏ.
Không nhất thiết vị trí nào ở cấp xã cũng cần trình độ đại học
Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Nguyễn Hữu Thành nêu thực tế, có những giai đoạn, đặc biệt sau năm 1945, chúng ta gần như không để ý đến tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã, thậm chí chưa có trình độ văn hóa cũng được xếp vào trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Quy định của nhà nước ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau và từng bước được chuẩn hóa. Chế độ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, các quy định về cán bộ, công chức cấp xã được nâng cấp, tiệm cận dần với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trở lên.
Khi xây dựng Nghị định 33/2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ đã tính đến việc liên thông và đưa ra một số quy định như một bước tiếp cận việc này.
Ví dụ, quy định về tuyển dụng công chức cấp xã, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng được áp dụng như đối với cán bộ, công chức cấp huyện trở lên.
Tiêu chuẩn, trình độ của cán bộ, công chức cấp xã từ sơ cấp, trung cấp đã nâng lên đại học, để bảo đảm chuẩn hóa về trình độ và phù hợp với tiêu chuẩn đối với ngạch bậc của cán bộ, công chức cấp huyện.
Theo ông Thành, vướng nhất hiện nay của việc liên thông là trình độ của đội ngũ cán bộ đoàn thể của cấp xã. Trong cán bộ đoàn thể cấp xã có cả những người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, đối tượng nhiều nhất là cựu chiến binh, mà để đáp ứng các điều kiện đặt ra cũng rất khó khăn.
“Chúng tôi rất trăn trở, làm thế nào để nâng chuẩn được trình độ, tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ đoàn thể của cấp xã”, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương băn khoăn.
Ông Thành cho biết thêm, đối với cán bộ đoàn thể có hai loại, cán bộ và người hoạt động không chuyên trách và quy định giữa hai đối tượng này là khác nhau nên khi liên thông cũng là vấn đề đặt ra.
“Từ khi bắt đầu là công chức, chúng tôi đã được nghe những nguyên tắc căn bản của nền hành chính thông suốt từ cơ sở đến trung ương, đi kèm theo đó là cơ chế chính sách, tiền lương, thu nhập”, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh chia sẻ.
Vì vậy ông bày tỏ ủng hộ việc liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện để tạo nên một chế độ công vụ thống nhất.
Ông Minh cho rằng, vị trí vai trò của công chức cấp xã là phải gần dân, sát dân, xử lý công việc của dân, không nhất thiết vị trí nào cũng cần trình độ đại học. Thực tế có những vị trí nhân viên, phục vụ chỉ cần trình độ trung cấp, cao đẳng.
“Quan trọng là bố trí đúng người đúng việc. Và từng vị trí cần có những yêu cầu cụ thể. Việc bố trí sử dụng phải phù hợp, có điều động, luân chuyển có thể từ xã này sang xã kia, huyện này sang huyện kia”, ông Minh nói.
Kết luận hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam cho rằng, cần tham mưu sửa đổi các quy định về cán bộ, công chức theo hướng không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh, nâng cao vị thế của cán bộ, công chức.
Năm 2024, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển 2.350 sinh viên với các phương thức gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ; Xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội; Xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Học phí dự kiến của Trường ĐH Ngoại ngữ năm nay dao động 15 - 62,5 triệu đồng/năm học. Trong đó, mức cao nhất áp dụng với chương trình liên kết ngành Kinh tế - Tài chính. Các ngành ngôn ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc cùng có mức học phí là 38 triệu đồng. Với ngành Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Ả Rập có học phí là 21 triệu đồng; ngành Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia có học phí là 15 triệu đồng.
Tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2024 trên VietNamNetTừ 17h ngày mai 17/8, các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thí sinh có thể tra cứu điểm chuẩn trên VietNamNet nhanh gọn, chính xác." alt=""/>Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2024