
Sao Việt ngày 21/6: 'Vua cá Koi' Thắng Ngô đăng ảnh chụp khoảnh khắc cười rạng rỡ của bà xã - ca sĩ Hà Thanh Xuân tại một sự kiện.












Mỹ Loan
Sao Việt ngày 21/6: 'Vua cá Koi' Thắng Ngô đăng ảnh chụp khoảnh khắc cười rạng rỡ của bà xã - ca sĩ Hà Thanh Xuân tại một sự kiện.
Mỹ Loan
Chủ tịch Hội KTS Việt Nam - TS.KTS Phan Đăng Sơn vừa ký văn bản gửi UBND TP Hà Nội góp ý về kiến trúc dự án cầu Trần Hưng Đạo.
Theo Hội KTS Việt Nam, cầu Trần Hưng Đạo là dự án giao thông quan trọng bắc qua sông Hồng, 1 trong 18 cây cầu hiện đại được xây dựng theo đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô - Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cầu được xây dựng sẽ góp phần vào phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của thủ đô, đồng thời tạo diện mạo kiến trúc đô thị Hà Nội một điểm nhấn kiến trúc quan trọng. Việc lựa chọn hình thức kiến trúc cầu cần được cân nhắc xem xét, nghiên cứu cẩn trọng.
![]() |
Theo Hội KTS Việt Nam, cầu Trần Hưng Đạo là tuyến có mật độ giao thông lớn nên kiến trúc cầu cần mạch lạc, thanh giản nhằm đạt an toàn cao khi sử dụng, đồng thời tạo được dấu ấn biểu tượng |
“Đây là cơ hội cho Hà Nội thêm khẳng định cho Hà Nội thêm khẳng định vị thế của một thành phố sáng tạo, đổi mới đi đầu cả nước” – Hội đánh giá.
Hội cho rằng cầu Trần Hưng Đạo cần phải trở thành một biểu tượng của thời đại, phản ánh tư tưởng của thời kỳ, phải là kết tinh của công nghệ, khoa học và trí tuệ hiện tại, hướng tới tương lai. Cây cầu nên trở thành một biểu tượng về lịch sử, thẩm mỹ và văn hoá đương đại.
Đánh giá về phương án được Hội đồng tuyển chọn kiến trúc cầu mang “phong cách cổ điển xứ Đông Dương” Hội KTS Việt Nam nêu quan điểm không nên lặp lại phong cách kiến trúc “Đông Dương” như thuyết minh của tác giả đồ án.
“Hơn nữa, phương án đưa ra từ đầu đến nay cũng không phải là phong cách kiến trúc Đông Dương mà là hình thức mô phỏng khiên cưỡng, pha trộn với nhiều chi tiết kiến trúc châu Âu từ thời trung cổ… Nếu muốn khai thác giá trị kiến trúc Pháp thuộc thì chỉ nên phát triển tinh thần cốt lõi của kiến trúc đó trong kiến trúc cầu hiện đại. Đó là sự ổn định, đĩnh đạc, sang trọng, thanh nhã” – Hội KTS đánh giá.
Hội KTS Việt Nam góp ý, kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo rất cần và nên mang tinh thần mới, đơn giản, thanh thoát. Cần xem xét kỹ càng về tỉ lệ và kiến trúc tất cả các bộ phận hình thái như các tháp - trụ cầu, mố cầu, lan can cầu… Chú ý đến cả các điểm dừng ngắm cảnh bố cục trên phần đường đi bộ của cầu.
Về mặt lưu thông, đây là tuyến có mật độ giao thông lớn nên kiến trúc cầu cần mạch lạc, thanh giản nhằm đạt an toàn cao khi sử dụng, đồng thời tạo được dấu ấn biểu tượng.
![]() |
Không nên tiếp tục vận dụng yếu tố quá độ quy định pháp luật theo hình thức tuyển chọn mà nên thực hiện thi tuyển kiến trúc, theo quy định của Luật Kiến trúc |
Theo Hội KTS nếu vẫn bắt buộc tiếp tục phát triển theo hướng đã lựa chọn của hội đồng tuyển chọn là phương án bố trí hai cụm trụ thì phải chỉnh sửa căn bản để đạt được yêu cầu. Có hình thái kiến trúc tiếp biến bản sắc Việt Nam kết hợp với hiện đại, không bị trùng lắp với các công trình cùng dạng đã có.
Nên thi tuyển theo quy định của Luật Kiến trúc
Cầu Trần Hưng Đạo là công trình công cộng rất quan trọng, điểm nhấn trong khu lõi đô thị và trên các tuyến đường chính của Hà Nội nên quy trình thực hiện cần đặt lên hàng đầu yếu tố cẩn trọng tuyệt đối, tránh hậu quả đáng tiếc, không còn cơ hội sửa chữa.
Vì vậy, về mặt pháp lý, Hội KTS cho rằng, không nên tiếp tục vận dụng yếu tố quá độ quy định pháp luật theo hình thức tuyển chọn mà nên thực hiện thi tuyển kiến trúc, theo quy định của Luật Kiến trúc (điều 17, khoản 2). Nhiều địa phương cũng đã thực hiện thi tuyển kiến trúc công trình cầu như cầu Thủ Thiêm 2 (TP.HCM), cầu đi bộ qua sông Hương (TP Huế, Thừa Thiên Huế).
Hội cũng cho biết sẵn sàng cử kiến trúc sư giàu kinh nghiệm để cùng UBND TP Hà Nội tiếp tục quá trình lựa chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo tốt nhất, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra thông qua thi tuyển phương án kiến trúc.
Liên quan đến vấn đề này, như VietNamNetthông tin, mới đây, Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội đã trình UBND TP kết quả phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng. Hội đồng tuyển chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đã đánh giá, xếp hạng 3 phương án đều do Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) đề xuất trong đó phương án 3 được 13/15 thành viên hội đồng lựa chọn với điểm số cao nhất.
Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông đề xuất UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng với phương án 3 - kiến trúc cầu mang phong cách cổ điển xứ Đông Dương, mang dáng vẻ cổ điển, thơ mộng, gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính.
Ngay khi thông tin này được công bố đã có nhiều ý kiến trái chiều về phong cách kiến trúc “xứ Đông Dương”. KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, chuyên gia phản biện độc lập cho biết, lịch sử kiến trúc Việt Nam chưa từng ghi nhận cái gọi là phong cách xứ Đông Dương, đây là sai lầm về nhận thức.
Đồng quan điểm, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội khẳng định phong cách kiến trúc xứ Đông Dương không được định danh trong nghiên cứu.
“Kiến trúc xứ Đông Dương hay phong cách cổ điển xứ Đông Dương đều không có định danh cơ sở, đó là sự định danh tuỳ tiện. Không thể bịa ra một danh xưng tuỳ tiện rồi khoác lên những câu chuyện cho cây cầu Trần Hưng Đạo” – ông Ánh nói.
Nói tới xứ Đông Dương, KTS Phạm Thanh Tùng cũng đặt vấn đề cần tìm lại nguồn gốc cái tên này. Khi đô hộ, người Pháp đặt cho khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm Việt Nam, Lào, Campuchia là liên bang Đông Dương và lấy Hà Nội làm thủ phủ của xứ Đông Dương với chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
“Cây cầu mang tên Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng như một cửa ngõ để khi đi từ phía Bắc về Hà Nội, qua cầu sẽ cảm nhận được đặc trưng của Hà Nội nhưng lại mang phong cách “xứ Đông Dương” thì ý nghĩa ở đây là gì? Phải hiểu về lịch sử và thấy rằng ngày hôm nay Hà Nội phát triển vì đây là thành phố của hòa bình, thành phố sáng tạo, thành phố của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, thành phố của thời đại mới chứ không phải của xứ Đông Dương xưa.
Tinh thần trong Nghị quyết XIII của Đảng cũng thể hiện rõ văn hóa là động lực cho phát triển kinh tế bền vững. Người ta nói là kiến trúc đô thị là hình ảnh phản chiếu thời đại, thời đại nào thì kiến trúc đó. Ở thế kỷ XXI, Hà Nội hôm nay đã có sức vóc mới tại sao lại lấy cảm hứng quay về thời kỳ xứ Đông Dương?” – ông Tùng nêu ý kiến.
Ngày 1/9 vừa qua, UBND TP Hà Nội có văn bản số 2880 chấp thuận cho Công ty CP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư. Trước đây, UBND TP Hà Nội đã có chủ trương giao Công ty CP Him Lam nghiên cứu, đề xuất dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Tuy nhiên, Luật đầu tư theo phương thức PPP ra đời đã bãi bỏ loại hợp đồng BT. Vì vậy, ngày 11/6/2021, doanh nghiệp này đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức BOT. Theo thiết kế cơ sở, dự án cầu Trần Hưng Đạo có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm. Điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên. Chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5 km, mặt cắt cầu 6 làn xe cơ giới. Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến hơn 8.900 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022-2025. |
Thuận Phong
Nhiều chuyên gia, kiến trúc sư (KTS) khẳng định không có phong cách kiến trúc cổ điển “xứ Đông Dương”, không thể khoác lên cho cây cầu Trần Hưng Đạo một định danh tuỳ tiện không có trong nghiên cứu.
" alt=""/>Hội Kiến trúc sư Cầu Trần Hưng Đạo pha trộn hỗn tạp kiến trúc trung cổ![]() |
Nhan nhản bảng rao bán đất gần khu vực Dự án CHK quốc tế Long Thành |
“Loạn” quảng cáo
Sáng 25/8, PV Báo Giao thông đã có chuyến khảo sát giá đất tại khu vực các xã nằm sát dự án CHK quốc tế Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Vừa đến thị trấn Long Thành, nằm ven QL51, chúng tôi đã bắt gặp hàng loạt biển quảng cáo bán đất được treo trên cột điện, hàng rào… Những biển quảng cáo này giới thiệu những lô đất có vị trí đẹp với giá rao từ 2,5-4,5 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó là một đội quân “xe ôm” làm cò mồi rất hùng hậu tiếp cận mời chào đi xem đất.
Theo lời các tay “cò” này, sở dĩ đất nơi đây giá cao là nhờ gần đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, gần QL51 lại nằm sát dự án sân bay tương lai. Dẫn chúng tôi đi xem một cánh rừng cao su bạt ngàn nằm gần đường cao tốc, một tay “cò” tên Quang quả quyết: “Anh mua lô đất này là rất ngon bởi mai mốt đường cao tốc sẽ có nhánh rẽ vào đây! Tôi chơi thân với mấy ông dự án nên biết rất rõ, không lừa anh đâu…”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, từ điểm giao giữa QL51 chạy dọc tuyến đường ĐT769, nơi đặt dự án một khu đô thị đất được rao bán rầm rộ. Những khu đất mặt tiền QL51 và Tỉnh lộ 25B, phụ cận với dự án CHK được rao bán từ 174 triệu đồng/nền nhưng không thấy diện tích đất. Tại xã Lộc An, nhiều biển quảng cáo rao các khu đất gần trụ sở UBND xã diện tích 125m2 có giá 90 triệu đồng, 500m2 giá 320 triệu đồng. Trao đổi theo số điện thoại ghi trên bảng quảng cáo, một “cò” xưng tên là Đương cho hay, khu đất này nằm gần UBND xã Lộc An nhưng phải đi theo con đường nhỏ vào sâu gần 2 km. “Trước đây, khu vực này là đất nông nghiệp đã phân lô thành 60 nền nhưng đến nay chỉ còn 20 nền, đất có sổ đỏ đàng hoàng. Khi nào có nhu cầu anh cứ alô em, nhưng phải nhanh không thôi thì... hết”, “cò” Đương cho hay.
Cẩn thận trước khi mua
Theo tìm hiểu của chúng tôi và thông tin của nhiều cư dân ở đây, thời gian gần đây tình trạng “sốt” đất bùng lên nhộn nhịp ở khu vực các xã nằm sát dự án CHK quốc tế Long Thành. Đi đâu cũng nghe bà con bàn tán chuyện mua bán đất và hoa hồng cho người môi giới bao nhiêu phần trăm… Nắm bắt được tình hình này, nhiều nhà đầu tư biết được quy hoạch đã chọn mua hầu hết những vị trí đẹp để phân lô bán nền. Điều đáng nói là những lô đất này hiện vẫn chỉ là đất nông nghiệp, chưa làm thủ tục đóng thuế lên đất thổ cư nhưng những người mua này vẫn rao bán với giá thổ cư.
Thấy làm dịch vụ “cò” đất ngon ăn, nhiều nông dân ở xã Suối Trầu cũng nhảy sang làm “cò”. Gia đình ông T. có bốn anh em làm “cò” ở xã Lộc An, huyện Long Thành, cho biết, giá chuyển nhượng đất thời gian gần đây có tăng. Biết tôi là người TP HCM xuống tìm mua đất, ông T. nhiệt tình giới thiệu tôi về Sài Gòn gặp ông Lê. Liên lạc qua điện thoại, ông Lê mời chúng tôi đến một điểm giao dịch của ông tại quận 7 để trao đổi thêm về các dịch vụ và các thủ tục trước khi đặt tiền cọc. Ông Lê còn nhiệt tình mời chúng tôi đóng tiền phí tham quan đất dự án ở Sân bay Long Thành vào đầu tháng 9. Theo lời ông Lê, trung bình hai tuần ông tổ chức một chuyến đi từ TP HCM đến Long Thành bằng xe 24 chỗ cho những ai có nhu cầu “tham quan” xem đất. Mỗi người đi đều có đóng phí, trong đó có phí một bữa ăn trưa và xe đi về. Khi chúng tôi hỏi phí bao nhiêu thì ông Lê nói chỉ thu... tượng trưng, chứ không nói số tiền cụ thể.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Ngô Thế Ân, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành cho biết, hiện nay huyện Long Thành tiếp tục hoàn thiện phương án bồi thường GPMB và trình UBND tỉnh trong tháng 9 này. Trên toàn huyện Long Thành có hàng nghìn hộ dân bị giải tỏa, trong đó xã Suối Trầu gần như phải giải tỏa trắng, còn những xã như: Lộc An, Long An, Bàu Cạn, Bình Sơn… phải giải tỏa một phần. Đối với những xã người dân bị giải tỏa một phần cũng có nhu cầu mua đất để ổn định cuộc sống nhưng không nhiều vì đã được quy hoạch vào các khu tái định cư. Khi xảy ra tình trạng giá đất tăng cao so với trước. Các công ty đầu tư dự án bất động sản bắt đầu tăng tốc quảng bá, tiếp thị dự án đến khách hàng.
“Việc mua bán đất theo giá cả thị trường và có tình trạng “cò” đất thổi giá lên cao không đúng giá thật. Người mua đất cần đến chính quyền địa phương tìm hiểu kỹ khu vực mình định mua có nằm trong quy hoạch dự án hay không nhằm tránh tình trạng tiền mất, tật mang”, ông Ân nói.
Theo Báo Giao thông
8 rủi ro với đất nền sân bay Long Thành" alt=""/>Thận trọng khi mua đất gần dự án Sân bay Long Thành
Nhà tắm sạch sẽ giúp bạn thư giãn, không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đây là không gian dễ dàng lây nhiễm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli, virus viêm gan A, cảm lạnh thông thường hay các mầm bệnh đường ruột, phổi, da. Dưới đây là một số thói quen không tốt bạn cần bỏ ngay:
Không đậy nắp bồn cầu khi xả nước
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta xả nước trong bồn cầu, những giọt nước nhỏ bắn ra trong không khí và có thể lây lan một số bệnh nhiễm trùng. Nước có thể bắn tới độ cao khoảng 1,8m trong không khí từ bệ ngồi. Vi khuẩn trong những giọt nước đó có nguy cơ tồn tại trong không khí lâu hơn, tạo thành một lớp màng bẩn thỉu khắp phòng, khiến bạn bị bệnh.
Để bàn chải đánh răng trong nhà vệ sinh
Giữ bàn chải bên trong khu vực WC tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trên bề mặt. Bạn nên để bàn chải ở bên ngoài nhà vệ sinh.
Không giặt bông tắm
Môi trường ẩm ướt là nơi vi khuẩn sinh sôi. Giữ bông tắm trong WC sau khi sử dụng có thể tích tụ nhiều vi khuẩn vì món đồ này có lưới xốp. Tránh để bông tắm trong WC, hãy phơi khô dưới ánh nắng mặt trời sau khi dùng. Làm sạch bằng xà phòng và nước ấm mỗi tuần một lần.
Treo khăn trong WC
Bạn không nên treo khăn trên móc phòng tắm. Khăn ướt sẽ thu hút các vi khuẩn, nấm mốc, virus phát triển. Một chiếc khăn bẩn có thể gây ra nấm da, mụn cóc. Sau khi lau, hãy phơi khăn ngoài trời, để tất cả các mầm bệnh truyền nhiễm bị tiêu diệt.
Bạn nên định kỳ vệ sinh khu WC
Không bật quạt thông gió
Hãy tạo thói quen bật quạt thông gió để đẩy hơi ẩm và vi khuẩn ra khỏi phòng tắm. Nếu không, vi khuẩn tiếp tục tồn tại ở đó, gây mùi hôi cũng như một số bệnh nhiễm trùng.
Mang theo điện thoại di động
Khi để trên kệ phòng tắm, điện thoại sẽ nhiễm vi khuẩn và gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khi bạn sử dụng sau này. Ngay cả khi bạn rửa tay, hãy luôn nghĩ đến việc khử trùng điện thoại để tránh rủi ro hoặc biến phòng tắm thành khu vực không có điện thoại.
Không vệ sinh đầu vòi hoa sen
Tắm rửa làm sạch bụi bẩn trên cơ thể, tuy nhiên, sẽ không có ích gì nếu đầu vòi hoa sen của bạn bị bẩn. Các lỗ ẩm và tối trên vòi hoa sen trở thành nơi hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi. Khi nước chảy xuống, vi khuẩn có thể tiếp xúc với người đang tắm. Vì vậy, hãy tạo thói quen làm sạch đầu vòi hoa sen hai tuần một lần và để nước nóng chảy qua trước một phút giúp giảm sự xâm nhập của vi khuẩn.
Ngoài ra, còn có một số thói quen trong phòng tắm bạn nên loại bỏ nếu có: Vứt khăn ướt, bao cao su, dụng cụ hỗ trợ băng bó, khăn ăn trong nhà vệ sinh; ngồi trên bồn cầu quá lâu (tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ); không lau chùi phía sau bồn cầu…
An Yên(Theo Boldsky)
Các nhà khoa học cho rằng ít có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi tiếp xúc gần nếu đeo khẩu trang đầy đủ, biết chắc về đối phương.
" alt=""/>Các thói quen trong nhà vệ sinh có hại cho sức khỏe