- "Vụ việc Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam bị truy nã với những saiphạm nghiêm trọng khiến nhiều người đặt nghi vấn về tài đức của ông?ươngChíDũngvàohànhvăncủathủkhoakhốlịch thi đấu vô địch quốc gia Ông là người cótài, đức hay là người cơ hội?... được em dẫn dụ trong bài làm Văn của mình".Nguyễn Xuân Tiến, thủ khoa khối C Trường ĐH Sư phạm Hà Nộitrao đổi với VietNamNet.
Kỳ lạ đôi bạn thủ khoa cùng tiến Thủ khoa 30 mê game Võ Lâm Kỳ tích học của cô thủ khoa Ngoại thương Rớt nước mắt cảnh nghèo của thủ khoa Dược Thủ khoa nông dân không học thêm Thủ khoa Ngoại thương khiến ba mẹ bật khóc
Nguyễn Xuân Tiến (ở giữa) chụp chung với các bạn cùng lớp.
EVNHANOI nỗ lực đảm bảo cung cấp điện trong mùa nắng nóng
Để giúp giảm chi phí tiền điện cho người dân và góp phần vận hành ổn định lưới điện Thủ đô, EVNHANOI khuyến cáo khách hàng sử dụng điện cần để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 26 - 28 độ C. Theo đại diện EVNHANOI, việc để nhiệt độ thấp không khiến điều hòa làm lạnh nhanh hơn mà còn gây tốn điện, hại máy. Trong trường hợp chưa đủ mát, người dùng có thể bật thêm quạt gió kết hợp, sẽ giúp tiết kiệm khoảng 2 - 3% điện năng so với việc bật điều hòa ở mức nhiệt thấp hơn.
Ngoài ra, việc không thường xuyên vệ sinh điều hòa cũng là nguyên nhân gây lãng phí điện năng. Sau một thời gian sử dụng, các lưới lọc gió và hốc đẩy gió lạnh thường bị bẩn, thậm chí rêu mốc khiến máy lạnh hoạt động kém hiệu quả, tốn điện, tiềm tàng nguy cơ gây hại sức khỏe.
Đại diện EVNHANOI cho biết, điều hòa sau thời gian dài sử dụng, cả giàn nóng và giàn lạnh đều có các lá tản nhiệt bị mềm, trong khi gas lạnh có thể bị hao hụt, dầu máy bị bẩn, cũng như các chi tiết cơ khí bị mài mòn. Do đó, hiệu quả làm lạnh có thể bị giảm tới 10 - 15%.
EVNHANOI khuyến cáo người dân nên cài đặt nhiệt độ điều hòa từ 26 độ C trở lên
Các thiết bị điện gia dụng khác
EVNHANOI khuyến cáo người dân cách sử dụng các thiết bị điện gia dụng để tiết kiệm điện.
Đối với bình đun nước siêu tốc, không nên để lại nước quá lâu bên trong bình, sẽ khiến bình dễ bị bám cặn. Theo đó, người dùng nên đậy kín nắp bình khi đun và đun lượng nước đúng quy định.
Đối với máy giặt, người dùng không nên cho quá nhiều quần áo vào máy giặt, không đặt các vật nặng lên trên máy giặt khi đang hoạt động. Đồng thời, người dùng nên sử dụng bột giặt, nước xả dành riêng cho máy giặt và lấy quần áo ra khỏi máy ngay sau khi đã giặt xong.
Đối với tủ lạnh, người dùng không nên đặt thức ăn nóng vào tủ và cần thường xuyên vệ sinh, làm sạch phía sau tủ. Đặc biệt, người dân không được cắm điện tủ lạnh ngay sau khi vừa di chuyển tủ, vì có thể gây rò rỉ dầu máy.
Linh hoạt với công cụ ước tính sản lượng điện tiêu thụ trong sinh hoạt
Ngoài ra, để khách hàng sử dụng điện chủ động quản lý lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai công cụ ước tính sản lượng điện tiêu thụ trong sinh hoạt tại trang web: https://uoctinhdiennang.evn.com.vn
Giao diện website: uoctinhdiennang.evn.com.vn
Công cụ này được xây dựng với giao diện đơn giản, thân thiện, phù hợp với các thiết bị phổ thông như: điện thoại di động thông minh, máy tính... để khách hàng dễ hiểu, dễ tính toán, dễ dàng sử dụng.
Từ những dữ liệu ước tính do công cụ cung cấp, khách hàng sử dụng điện có thể biết được cơ bản những thiết bị điện trong gia đình tiêu thụ 1 tháng bao nhiêu số điện (kWh). Qua đó, khách hàng có thể điều chỉnh thói quen, hành vi của mình để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm hơn, đặc biệt vào những ngày thời tiết nắng nóng.
Trung tâm chăm sóc khách hàng EVNHANOI (Hotline (24/7):19001288)
EVNHANOI tiếp nhận các ý kiến phản ánh của khách hàng; đồng thời kiểm tra, xử lý và giải đáp một cách nhanh chóng mọi vướng mắc của khách hàng sử dụng điện ở Hà Nội.
Tìm hiểu thông tin chi tiết qua Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVNHANOI với tổng đài 19001288 (phục vụ 24/7).
Minh Tuấn
" alt="EVNHANOI chỉ cách tối ưu thiết bị điện mùa nắng nóng"/>
Khi Khương thôi học, bố mẹ Khương đã phản đối kịch liệt đến mức từ mặt, đuổi ra khỏi nhà. Nhưng Khương vẫn quyết định từ bỏ.
Nhưng rồi một ngày, Khương nghĩ về ước mơ hồi nhỏ của mình chỉ yêu thích học nghề, anh lủi thủi, giấu mình ở phía ngoài lớp nhiếp ảnh, nhưng do tiếng ồn ào của xe cộ, anh không nghe được gì.
Tại thời điểm đó, Khương muốn khẳng định bản thân bằng cách cố gắng mỗi ngày, phương châm của Khương là “Đừng xin ai một cơ hội, chính mình phải từ tạo ra cơ hội”. Và đây cũng là khoảng thời gian bắt đầu cho sự cố gắng đi tìm lại ước mơ của Khương.
Khương bắt đầu đi tìm việc làm thêm để trang trải sinh hoạt. Ngoài thời gian đi làm, Khương tự tìm tòi, sáng tạo theo phong cách, cá tính riêng của mình, mặc dù anh không có máy ảnh chuyên nghiệp. Anh đã thay đổi bằng chiếc điện thoại, tận dụng những thanh công cụ trong điện thoại. Anh tự an ủi bản thân mình rằng trang thiết bị hiện đại không phải là tất cả, sẽ cố gắng hơn nữa để chứng minh những điều mình nghĩ.
Phạm Vĩnh Khương tập trung, tìm tòi, sáng tạo trong lúc quay
Anh đến tất cả những địa điểm bắt mắt để quay những cảnh vật, con người xung quanh... Anh chia sẻ, thời gian đầu tiếp xúc với điện thoại không được quen trong việc lấy góc quay cận cảnh, góc cao, ngang, thấp, tay hay bị rung, các tư thế đứng, ngồi, quay phải thực sự khéo léo mới có thể quay được. Tuy nhiên với sự kiên trì, mỗi ngày Khương học thêm một ít. Anh thuần thục mọi góc quay. Anh tập trung nhiều đến việc quay những video: Fashion film, y khoa,.. thu hút sự chú ý của đông đảo người xem.
Khi Khương chứng minh được thực lực của mình trong lĩnh vực nghệ thuật thì gia đình không còn phản đối con đường của mình. Sau đó, anh được tuyển vào hãng phim, rồi theo đoàn phim truyền hình. Cũng chính tại đây, anh tự học được thêm rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, quy trình sản xuất phim.
Phạm Vĩnh Khương dần khẳng định mình
Nỗ lực theo đuổi đam mê, Khương được mời đi chụp album ảnh nghệ thuật cho nhiều nghệ sĩ. Anh bận rộn với các dự án dài hạn quảng bá thương hiệu cho nhiều đối tác trong lĩnh vực y khoa. Khương cũng được nhiều tập đoàn mời hợp tác trong lĩnh vực truyền thông, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Hiện nay Khương đang thành lập studio kiêm showroom nhằm đẩy mạnh thị trường kinh doanh.
Tố Uyên
" alt="9X kiếm tiền nhờ làm phim bằng điện thoại"/>
Một nghiên cứu cho biết 56% người đã kết hôn tin rằng chia sẻ công việc nhà là chìa khóa quan trọng để có một cuộc hôn nhân thành công.
Các bạn cần có sự phân công nhiệm vụ, tùy thuộc vào khả năng và lịch trình của mỗi người. Vợ chồng cũng có thể cùng nhau làm một số việc nhà để gắn kết tình cảm hơn.
3. Trung thực về tiền bạc
Giống như việc nhà, các khoản chi tiêu trong gia đình nên được coi là trách nhiệm chung. Các cặp vợ chồng cần thảo luận về kế hoạch phân chia các hóa đơn như thế nào, tùy thuộc vào mức lương cá nhân.
Đối tác phải luôn trung thực về vấn đề tiền bạc để tránh các vấn đề về lòng tin. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, để tránh những tranh cãi về tài chính, các cặp đôi nên thường xuyên ngồi lại để xem xét các khoản chi tiêu và kế hoạch tiết kiệm.
4. Học cách đối phó, chấp nhận thói quen xấu của nhau
Khi bắt đầu sống cùng nhau, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các tật xấu của đối phương như để tất bẩn trên sàn, nhai quá to, ngủ ngáy…
Để các cặp đôi tránh làm nhau phát điên, họ nên tìm cách giải quyết những thói quen khó chịu này. Bạn nên học cách chấp nhận, cảm thông hoặc thẳng thắn trò chuyện để đi đến sự thống nhất chung.
5. Cùng nhau thực hiện các hoạt động
\
Một bài báo từ tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Người tiêu dùng nói rằng, những cặp đôi thực hiện các việc nhỏ cùng nhau sẽ trải qua “những cảm xúc tích cực và sự hài lòng hơn trong mối quan hệ”.
Những việc có thể đơn giản như cùng nhau tập thể dục, thư giãn trên ghế trong khi xem phim hoặc bôi kem dưỡng da cho nhau…
6. Dành cho bạn đời không gian riêng
Sống chung không có nghĩa là bạn phải dành từng giây, phút cho nhau. Để cho nhau có thời gian ở một mình cũng là điều rất tốt cho các mối quan hệ.
Thời gian một mình cho phép chúng ta suy ngẫm về nhiều thứ, bao gồm cả bản thân và có thể giúp chúng ta trưởng thành, chín chắn hơn.
7. Đặt ra các quy tắc cho khách đến chơi nhà
Các cặp đôi có mức độ thoải mái khác nhau khi ở cùng gia đình và bạn bè của vợ hoặc chồng vì vậy, điều quan trọng là phải đặt ra các quy tắc cơ bản cho khách. Họ cần phải thống nhất về việc ai có thể đến, thời điểm lý tưởng là bao lâu và họ có thể ở lại trong bao lâu.
Thảo luận về các vấn đề chuẩn bị trước khi khách đến, như kế hoạch bữa ăn và các hoạt động dự kiến, cũng có thể giúp ngăn ngừa tranh cãi.
8. Không nhất thiết giải quyết xung đột trước khi đi ngủ
Các cặp vợ chồng có thể biến ngôi nhà của họ thành một không gian an toàn về mặt tình cảm bằng cách tạo ra một môi trường tích cực và giải quyết mọi xung đột.
Theo Tiến sĩ tâm lý học xã hội Amie M. Gordon, lời khuyên: “Đừng bao giờ đi ngủ khi tức giận” đã lỗi thời. Những người căng thẳng và kiệt sức dễ phản ứng tiêu cực hơn. Gordon khuyên bạn nên nhấn nút tạm dừng và ngủ, nếu cần. Xung đột được xử lý tốt hơn khi cả hai đối tác ở trạng thái tinh thần tối ưu và trong điều kiện tối ưu.
Mỗi lần đăng bài như thế lại có 1 nick lạ không hiển thị ảnh người dùng vào nói những lời không hay, lúc thì nói tôi xấu đừng đăng bán hàng kèm hình người bán, lúc lại bảo thơ phú không ra gì cũng đăng. Ban đầu tôi có bình luận lại lịch sự xong tôi xóa bình luận và chặn nick (tên tài khoản mạng xã hội).
Vì bán hàng nên bài viết tôi để công khai, cũng cần nhiều bạn bè để tìm được khách hàng nên tôi đồng ý kết bạn với nhiều nick mà không xem tiểu sử hay gì. Chặn hết nick nọ lại có nick kia vào bình luận thiếu thiện chí.
Chồng tôi làm công chức nhà nước, sáng đi làm, tối về nhà, không la cà, lương cũng đưa cả nên tôi không bao giờ nghi ngờ chồng. Tối về cơm nước xong anh hay ôm điện thoại, hỏi thì anh nói đọc báo hoặc lướt Facebook xem bạn bè thế nào, tôi cũng lờ đi không để ý.
Tình cờ một lần đang xem điện thoại thì bác hàng xóm nhờ chồng tôi sang bê giúp tủ, anh bỏ luôn điện trên giường và chạy sang giúp. Anh vừa đi thì có cuộc gọi từ messenger, tôi liếc nhìn xem ai thì thấy tên nick một người con gái lạ, tôi liền bắt máy mà không nói gì. Đầu bên kia tiếng người con gái giận dỗi “sao em nhắn tin anh không trả lời, anh giận gì em à?”, tôi vội vàng tắt máy và đưa điện thoại của chồng cho con chơi để chồng tôi không nghi ngờ gì.
Tôi âm thầm xem điện thoại của chồng lúc anh không để ý hóa ra cô gái kia đang tấn công chồng tôi nhưng chồng tôi chỉ ậm ờ, không từ chối cũng không đồng ý. Trong tin nhắn với chồng tôi cô ấy chê tôi xấu, lùn, vô duyên. Cô ấy còn nói muốn phát điên khi tôi đăng ảnh hai vợ chồng tôi tình cảm với nhau.
Tính tôi hơi khác người, tôi biết chồng tôi không chấp nhận tình cảm với cô ta nên tôi kệ. Thỉnh thoảng tôi nấu bữa ăn ngon rồi chụp ảnh cả gia đình đăng Facebook. Có lúc còn ôm chồng hay bắt chồng cõng khi đi chơi rồi chụp ảnh đăng lên, tôi muốn chọc tức cô ta. Thỉnh thoảng có nick lạ vào bình luận không hay tôi lại đưa chồng tôi xem. Tôi còn tâm sự với chồng những chuyện tiểu tam ghen ngược, tất nhiên tôi không nói mình, anh ấy dường như hiểu gì đó.
Lâu lâu tôi lại lén kiểm tra điện thoại chồng, tôi không còn thấy tiểu tam nhắn tin và tên cô ta cũng không còn trong danh sách bạn bè của chồng nữa.
Độc giảHồng Trang
Mẹ chồng chơi lô đề, bắt gia đình tôi phải gánh nợ
Chồng tôi làm ở siêu thị điện máy còn tôi làm giáo viên mầm non, chúng tôi yêu nhau được hai năm thì về chung một nhà. Vợ chồng tôi sống cùng mẹ chồng bởi bố chồng đã mất.
" alt="Người thứ ba ghen ngược và chiêu đối phó của vợ với người chồng ngoại tình"/>
Đồng quan điểm, anh Trần Nghị cho rằng: “Chồng bạn suy nghĩ khá thấu đáo. Khi mắc Covid-19, bạn có nghĩ gia đình mình sẽ như thế nào không? Bạn nên xem lại mình”.
“Phú Quốc giáp Campuchia - quốc gia có tình hình dịch căng thằng mà còn đòi đi du lịch. Đi về, nhiễm dịch bệnh lại làm khổ người khác”, độc giả Lê Hoa phân tích.
“Cuộc sống còn dài, thiếu gì cơ hội để đi. Nếu suôn sẻ thì không sao, còn chẳng may xuất hiện ca bệnh, mình lại tiếp xúc gần, cả gia đình phải cách ly 28 ngày. Thời gian đó, chúng ta không có thu nhập, con cái phải nghỉ học, lại bị dư luận lên án thì hối hận cũng đã muộn”, một độc giả khác nhấn mạnh.
Không chỉ vì lý do tình hình dịch Covid-19 trên thế giới đang căng thẳng, độc giả Ngọc Dung nhấn mạnh rằng, đi chơi vào dịp lễ thường xuyên quá tải, chen lấn, không khác gì “hành xác”.
“Ngày lễ bao giờ cũng đông đúc và chi phí đắt đỏ. Đi du lịch vào dịp này không phải là ý hay”, một độc giả nhấn mạnh.
Bạn đọc Peter Cao cũng khuyên gia đình chị N.K nên dành thời gian nghỉ lễ ở nhà hay ở quê sẽ an toàn hơn. Ở trong trường hợp tương tự, độc giả Hoàng Anh chia sẻ câu chuyện của chính gia đình mình: “Không đi thì tiếc, đi thì sợ. Nhà tôi cũng quyết định hủy chuyến đi Hà Giang vào 4 ngày nghỉ sắp tới vì lo lắng vì dịch bệnh".
Đàn ông tử tế không ai đánh vợ
Mặc dù ủng hộ quan điểm, lập luận của người chồng nhưng nhiều độc giả không đồng tình với hành vi đánh vợ của anh chồng trong bài viết.
Độc giả Thanh Hải viết: “Về lý, tôi thấy chồng đánh vợ là sai và sau cái tát đó, vợ chồng khó mà bình thường như trước”.
Bạn đọc Anh Hà cũng đồng tình, chuyện không có gì to tát mà hai vợ chồng đã căng thẳng. “Anh ấy nghĩ cho gia đình, nhưng lại nóng tính quá. Bạn khéo léo nhẹ nhàng một chút, không đi chuyến này thì đi chuyến khác, còn lỡ bị sao thì ân hận cả đời”, Anh Hà khuyên.
“Chồng bạn khuyên đúng, nhưng tát vợ là sai, đàn ông không ai tát vợ cả. Theo tôi thì dịp lễ này cả nhà tạm hoãn, vẫn hoãn được vé và phòng khách sạn mà bạn. Ở nhà cho lành, khéo léo góp ý với chồng, động chân động tay với phụ nữ là không đáng mặt đàn ông”, người đọc Phương Phương tỏ ra bất bình với hành vi đánh vợ.
Độc giả Giang cũng cho rằng hành động của ông chồng là thái quá. Theo chị, anh phải xem xét tình hình dịch bệnh đến đâu, nhà nước có lệnh cấm như thế nào rồi phân tích lại cho vợ.
Đây là thói xấu của các ông chồng ở Việt Nam - hay nóng giận lên là đánh vợ”, độc giả này nhấn mạnh.
Một bạn đọc khác ký tên Hưng cũng phân tích, hai vợ chồng chị N.K mới có chuyện nhỏ như vậy mà đã quá căng thẳng. Cuộc đời này còn nhiều việc phức tạp, khó quyết định hơn và lúc đó không biết họ sẽ cư xử như thế nào.
"Mất 30 triệu đồng mà không khí vui vẻ thì vẫn tốt hơn là tiết kiệm 30 triệu mà không khí luôn căng thẳng”, anh Hưng đưa ra lời khuyên.
Một độc giả khác cũng bày tỏ: "Sau khi xảy ra xung đột thì tốt nhất nên nghỉ lễ ở nhà. Hai vợ chồng cùng nhìn nhận lại mình để khắc phục. Đặc biệt anh chồng, hy vọng đây là lần cuối anh đánh vợ".
Nam Phương(tổng hợp)
Bạn có thể gửi ý kiến cho chúng tôi về địa chỉ: [email protected] hoặc dưới phần bình luận. Ý kiến của bạn không nhất thiết phải trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn.
Tôi bị chồng tát vì không hủy chuyến đi chơi dịp lễ
Kế hoạch cho chuyến đi Phú Quốc đã xong thì chồng tôi muốn hủy vì lo dịch Covid đang phức tạp. Tôi phản đối cho rằng anh lo lắng thái quá và bị cái tát trời giáng.
Tát vợ là không đáng mặt đàn ông!
Cô vợ nhận được rất ít lời khuyên chân tình mà chỉ thấy các anh vào bảo "cho thêm cái tát nữa", "chị đáng bị đánh". Thật đáng sợ khi thói vũ phu của đàn ông được cổ vũ nhiệt tình.