Cao Phương Hà hiện là tổng giám đốc điều hành của tổ chức giáo dục Quốc tế EF Education First Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sỹ MBA từ Đại học Harvard Phương Hà từng làm việc cho Ngân hàng Thế giới – World Bank và một số tập đoàn quốc tế khác. Ngoài ra cô còn tham gia tư vấn tài chính, chính sách cho chính phủ cũng như các cơ quan của Mỹ và Trung Quốc. Cô từng là giám đốc điều hành một công ty nhân sự trực tuyến hàng đầu của châu Á.Tôi làm việc vì “tình” chứ không vì “tiền”
Bạn tốt nghiệp Harvard, có hơn 14 năm làm việc ở nước ngoài với nhiều vị trí cao, cuối cùng lại trở về Việt Nam là việc, có khi nào bạn tiếc nuối vì đã về ?
Tôi không tiếc nuối gì cả. Khi học Harvard, tôi không nghĩ mình sẽ về Việt Nam, đặc biệt sau quãng thời gian đã học và làm việc ở Mỹ. Có lẽ do chữ duyên, cuối cùng tôi đã về châu Á làm việc, và trước khi về nước thì tôi cũng có hai năm làm việc ở Bắc Kinh (Trung Quốc).
|
Cùng bạn bè quốc tế ở Mỹ |
Phải thú nhận, thời gian đầu về nước, tôi gặp khá nhiều khó khăn bởi môi trường làm việc rất khác biệt. Tôi học quản trị kinh doanh và dự tính sẽ làm về lĩnh vực tài chính. Lúc về, tôi cũng được mời làm việc cho một quỹ đầu tư nhưng mặt bằng lương của Việt Nam rất thấp. Ngay cả khi làm việc ở một quỹ đầu tư tài chính thì lương cũng thấp hơn nhiều so với mặt bằng tôi nhận được ở Mỹ.
Theo quan sát cá nhân tôi, nhiều người học xong sẽ đi theo lối mòn mà xã hội, trường học đã đưa ra trước đó. Nếu học MBA là làm tư vấn tài chính hoặc vào các ngân hàng, các quỹ đầu tư vì đây là những ngành nghề khá hót, thu nhập lại cao hơn các nghề khác. Tôi từng đi theo lối mòn này cho đến khi về Việt Nam và nghĩ sẽ không làm vì tiền mà sẽ làm cái tôi mong muốn. Đó cũng là điều may mắn và quyết định sáng suốt nhất khi tôi đi theo tiếng gọi trái tim.
Tôi nhớ, khi còn học trung học đã từng nói công việc mơ ước của tôi là làm nhà báo. Sau này tôi may mắn có thời gian thấm hiểu khi làm cho một công ty truyền thông. Nhưng sau 3 tháng, tôi nhận ra công việc của mình là nhằm phục vụ mục đích cho tập đoàn, và dù việc này cũng tốt nhưng tôi đã không được lựa chọn khách hàng và không thấy có nhiều ý nghĩa xã hội như đã mong muốn.
Ngoài ra, tôi thấy mình đang làm việc cho một công ty có cách điều hành rất truyền thống. Nếu không được sự hỗ trợ ở phía trên, chắc chắn sẽ không có sự thay đổi, bứt phá công việc theo hướng mình mong muốn. Vì lý do đó tôi quyết định không nên ở lại công ty truyền thông nữa.
Sau đó, tôi cũng có cơ hội mới với vị trí tổng giám đốc của một công ty nhân sự. Khi nhận ra dùng công nghệ để giải quyết vấn đề nhân sự là điều không phải thế mạnh, thoả mãn lý tưởng xã hội của tôi nên sau hai năm gắn bó tôi lại tiếp tục ra đi.
|
Cao Phương Hà cùng ông nội nuôi |
Hai tháng trải nghiệm ở Ấn Độ là khoảng lặng giúp tôi nhận ra cái mình muốn làm là giáo dục vì đây là gốc rễ của mọi thứ. Và tôi quyết định ở lại Việt Nam gắn bó với giáo dục, đây là cái ngộ của bản thân rất đúng đắn.
Câu hỏi với mức lương như vậy tôi về Việt Nam để làm gì đã từng đặt ra. Nếu vì tiền, tôi nghĩ mình nên quay lại Mỹ, qua Singapore hoặc Hồng Kông... Ở Việt Nam chắc chắn tôi không làm việc vì tiền mà vì đam mê. Tôi cũng thường nói đùa với những người bạn mình sẽ không làm vì tiền mà vì tình (cười).
Từ bỏ nhiều cơ hội thăng tiến để làm công việc mình mong muốn chắc chắn bạn cũng nhận những những giá trị nhất định?
Tôi từng nghĩ không bao giờ về Việt Nam vì đã có cuộc sống, mọi thứ tiện nghi ở Mỹ và quen với cuộc sống ở nơi này. Đã có lúc tôi băn khoăn với việc trở về khi môi trường làm việc, việc quản trị ở Việt Nam còn truyền thống, bó buộc… nhưng khi trải qua tôi biết ơn vì đã trở về.
Ở Việt Nam, tôi có cơ hội mà ở Mỹ hay ở châu Âu mọi người sẽ không có được. Nói thẳng ra, dù học Harvard thì ở xã hội phương Tây tôi cũng chỉ là một người bình thường, nhưng về nước, cái tôi có được là thế mạnh.
Ngoài công việc, điều quý giá nhất là việc phát triển con người của tôi cũng đã tròn đầy, chín chắn, trưởng thành hơn vì hiểu rõ nguồn cội. Với một nền văn hoá thiên về tình cảm, cộng với lý trí từ phương Tây, bản thân mình có cuộc sống thi vị, nhân sinh quan phong phú và hạnh phúc vì điều đó.
Như nhiều người vẫn nói phương Tây là bộ óc, còn phương Đông là trái tim, tôi thấy mình đang có hai cái này.
Khi bạn có sự kết hợp của phương Đông, phương Tây chắc chắn suy nghĩ của bạn trong giải quyết công việc cũng đã có sự thay đổi?
Chắc chắn là có, đây là sự cân bằng cần thiết. Nhiều người vẫn nói để xử lý một vấn đề tâm phục khẩu phục phải có lý và tình. Tôi đã xử lý công việc kết hợp cả khối óc và trái tim. Vì nếu lý trí quá, mọi người sẽ nghe nhưng không phục, ngược lại nếu tình quá sẽ phục nhưng công việc không chạy. Tôi cũng nhận ra những khoá học MBA ở phương Tây vẫn còn thiếu khi chưa có sự cân bằng giữa lý trí và tình cảm.
Học hai tháng ở Ấn Độ hơn 2 năm ở Harvard
Mỗi lần trải trải nghiệm một vị trí, có nghĩa cũng là sự khởi đầu. Sau những quyết định, bạn rút ra được gì cho bản thân mình?
Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là luôn lắng nghe trái tim. Tôi là người biết mình muốn gì nhưng không đủ dũng cảm để thừa nhận hoặc đi theo tiếng gọi cho đến khi có biến cố. Tất nhiên tiếng gọi trái tim phải cân bằng với lý trí.
Tôi cũng biết mình cần sự dũng cảm. Ở Harvard tôi từng nghĩ muốn giúp trẻ em học tiếng Anh và giúp mọi người phát triển khả năng lãnh đạo. Thế nhưng khi về nước tôi không đi thẳng vào việc giáo dục mà phải đi vòng qua truyền thông, nhân sự… rồi mới tới giáo dục. Và hiện nay công việc của tôi đúng như mong muốn tôi đã từng thổ lộ ở Harvard. Tôi nghĩ 80% các bạn học Harvard ra biết mình muốn làm gì nhưng các yếu tố như danh vọng, xu thế, tiện dụng có thể khiến các bạn chưa làm được cái mình muốn.
|
Với giám đốc Khu vực châu Âu của EF nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn đại sứ Thuỵ Điển ở vp chính phủ. |
Một câu nói của Steve Jobs khiến tôi rất tâm đắc là, “bạn đừng có bằng lòng cho đến khi chạm được vào cái bạn yêu thích”. Có thể chưa đến được ngay, nhưng tôi nghĩ phải cân bằng giữa lý tưởng và cơ hội, kiểm tra bản thân.
Mọi người hay hỏi tôi đã học được gì ở Harvard. Bản thân tôi thấy mình học được 2 tháng ở Ấn Độ nhiều hơn. Tất nhiên ở Harvard tôi được học thuật về kiến thức, kỹ năng nhưng ở Ấn Độ tôi được học về chính bản thân mình, đó là cái học về trải nghiệm. Tôi cũng biết rằng, có những bài học sẽ phải học trong cuộc đời này, và khi vượt qua được những khó khăn đó không có nghĩa là sẽ ổn và sẽ luôn có những cái khó khăn khác. Nhưng nếu quyết tâm con người sẽ vượt qua được mọi thứ. Và những cái tôi học được là những cái rất bình dị, đời thường chứ không đao to búa lớn.
Bản thân tôi luôn nghĩ mọi thứ diễn ra đều có sự hợp lý. Ngay cả việc chảy máu chất xám luôn bị cho là xấu nhưng từ một khía cạnh nào đó, tôi nghĩ nó hợp lý ở chỗ thị trường Việt Nam chưa tận dụng được thì việc chảy máu chất xám là hợp lý. Nhìn theo hướng tích cực, chảy máu chất xám là đang có nhiều bạn được đi học tập, làm việc ở nước ngoài và điều này tốt cho bạn ấy, cho gia đình bạn ấy.
Tôi nghĩ điều chúng ta đang thiếu chính là tư duy tích cực, trực diện giải quyết và phản biện vấn đề. Nghĩa là chúng ta thường mới chỉ quen nhìn mọi việc từ một góc độ mà thôi. Tôi đã học được cách suy nghi đa chiều và nhìn vấn đề ở nhiều mặt tích cực.
Có sức khoẻ và ý chí “quẳng” đi đâu tôi vẫn sống
Làm việc ở lĩnh vực giáo dục, chắc chắn bạn có nhiều trăn trở về lĩnh vực này?
Khi về Việt Nam làm việc tôi từng trăn trở với mức lương rất thấp. Quỹ lương của mình trong một công ty thấp hơn khá nhiều so với các nước lân cận. Chúng ta vẫn nói thế mạnh của chúng ta là nhân công rẻ nhưng ngược lại quỹ lương chúng ta rất thấp. Việc quỹ lương thấp đồng nghĩa với mức sống thấp và khi đi ra quốc tế thì rất thiệt thòi. Vì vậy chúng khó để hoà nhập với thế giới một cách tự tin. Tất nhiên trừ một số ít người trong xã hội, còn mặt chung vẫn bị ảnh hưởng bởi điều này.
Tôi nghĩ mọi người sinh ra đều có tiềm năng phát triển như nhau. Nhưng ở Việt Nam con người vẫn chưa phát triển đúng với năng lực nên chịu thiệt thòi, hơn nữa chính mình lại bó buộc mình rất nhiều. Nếu trả lời câu hỏi lỗi do ai, thì đó là chính chúng ta, chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào tư tưởng phương Đông.
Ngay trong gia đình, nhiều lúc vô tình bố mẹ cũng cấm đoán con và thường bảo con phải thế này, thế kia. Rồi ở trường giáo dục cũng phải chạy theo thành tích phải giỏi cái này, cái kia mà không nhìn ra được tiềm năng của mỗi người. Khi một đứa trẻ làm tốt thì ba mẹ thường không nói gì nhưng nếu làm không được sẽ bị chê bai và trẻ em thường bị gò ép bản thân theo mô phạm để phù hợp với gia đình, xã hội.
Một câu hỏi về mong muốn về bản thân, bạn sẽ nói gì?
Tôi mong một cuộc sống bình dị, hạnh phúc, bình thường đúng nghĩa. Tôi nghĩ mình có một cuộc sống vừa đủ và biết đủ. Nhưng biết đủ cũng phải biết rất rõ bản thân chứ không phải lao theo những cái bên ngoài.
Bản thân tôi cũng đề cao sự tự do vì vậy điều cuối cùng là chỉ cần sức khoẻ và ý chí. Nếu có hai cái này dù có bị “quẳng” đi đâu, ở đâu tôi vẫn có thể xây dựng lại mọi thứ. Có câu nói “nếu bạn mất của cải là không mất gì, mất sức khoẻ là mất đi một chút còn mất ý chí là mất hết’. Tôi luôn có ý thức cố gắng nuôi dưỡng những điều này cho bản thân.
Cảm ơn bạn đã trò chuyện!
Lê Huyền (Ảnh:NVCC)
" alt=""/>Cựu sinh viên Harvard: Từ bỏ Mỹ, tôi đã không làm việc vì tiền
Để dễ hiểu hơn tôi ví dụ, các doanh nghiệp khi xây dựng ứng dụng, website nhằm giới thiệu, bán sản phẩm tới khách hàng cần trang bị ít nhất hệ thống máy chủ và kết nối Internet. Khi khách hàng xem thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, họ không đơn thuần tương tác với giao diện ứng dụng website mà thực chất đang gửi các yêu cầu về thông tin để hệ thống máy chủ “trả lời” hay phản hồi lại. Toàn bộ các tài nguyên tính toán, lưu trữ và kết nối Internet chính là hạ tầng IT.Vậy ông có thể chia sẻ thêm về hạ tầng IT có ý nghĩa như thế nào trong chuyển đổi số để độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này?
Thực chất của quá trình chuyển đổi số nói chung không chỉ bắt đầu từ hạ tầng IT, mà là từ nhận thức và tư duy của các nhà điều hành doanh nghiệp. Sự thay đổi trước tiên nằm ở thay đổi tư duy về cách quản trị và vận hành doanh nghiệp khi đưa mô hình kinh doanh, mô hình quản trị truyền thống lên môi trường số.
|
Để quyết định tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể triển khai theo nhiều cách. Đó là doanh nghiệp chủ động tìm kiếm những nhân sự chuyên trách nội bộ hoặc lựa chọn bắt tay với các đơn vị chuyên nghiệp về cung cấp giải pháp chuyển đổi số.
Vấn đề của các doanh nghiệp Việt Nam theo tôi thấy, là họ đã có tư duy về chuyển đổi số; song, họ còn tương đối mông lung về việc nên làm việc gì trước, việc gì sau. Trải qua quá trình trưởng thành cùng VCCorp, Bizfly Cloud với các kinh nghiệm đúc kết nhiều năm hiện vẫn đang hỗ trợ tư vấn các giải pháp mang tính tổng thể và đem lại hiệu quả lâu dài cho nhiều mô hình doanh nghiệp.
“Hạ tầng IT Cloud” là từ khóa được rất nhiều người trong cộng đồng công nghệ nhắc đến trong thời gian qua, phải chăng đây sẽ là mục tiêu mà các doanh nghiệp đều hướng đến để thay thế cho hạ tầng truyền thống?
Ứng dụng điện toán đám mây rộng rãi trên thế giới đã là xu thế hơn chục năm nay, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sử dụng hạ tầng truyền thống vẫn khá phổ biến. Sau thời gian giãn cách của xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cùng với chủ trương của Nhà nước đã xác định hạ tầng IT sẽ là một nền tảng có tầm quan trọng cốt yếu tương tự như hạ tầng viễn thông trước đây, là việc phải làm.
Tùy vào nhu cầu cụ thể và đặc thù kinh doanh, doanh nghiệp có thể chọn lựa cách triển khai phù hợp. Hình thức phổ biến là sử dụng mô hình kết hợp “Hybrid” giữa hạ tầng IT “đám mây” và truyền thống. Trong thực tế, nếu doanh nghiệp lựa chọn đầu tư 100% cho mô hình hạ tầng IT cloud, thì vẫn sẽ có những thành phần dữ liệu được bảo mật cao, với những dịch vụ hạ tầng IT cloud riêng biệt và chuyên biệt.
Ngoài những vấn đề trên thì điện toán đám mây còn sở hữu nhiều ưu điểm và lợi ích nổi trội hơn so với hạ tầng truyền thống có thể kể đến như: Đầu tiên là chi phí và công sức vận hành. Điện toán đám mây làm được 2 việc: Tiết kiệm chi phí và khoản tiền đầu tư ban đầu. Hiện tại với hạ tầng hybrid cloud, các khâu này chỉ tốn rất ít nguồn lực, ví dụ chỉ mất vài click để khởi tạo máy chủ theo nhu cầu thực tế tại thời điểm đó.
Tiếp đến, trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp có khả năng “dùng tới đâu trả tiền tới đó” nhờ sự linh hoạt của mô hình cloud: Doanh nghiệp chỉ phải thanh toán cho đúng các dung lượng sử dụng như dung lượng lưu trữ, dung lượng truyền dữ liệu, dùng thêm bao nhiêu thì trả thêm bấy nhiêu, nhu cầu giảm đi thì chi phí giảm đi, nhu cầu phát sinh theo giờ nào thì chỉ phải trả chi phí cho giờ đó.
Về vấn đề bảo mật, các nhà cung cấp dịch vụ luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật rất nghiêm ngặt bởi nếu có vấn đề xảy ra thì họ sẽ là người đầu tiên chịu trách nhiệm. Ngoài kinh nghiệm bảo vệ hệ thống báo nội bộ gồm nhiều trang tin lớn như Kênh 14, CafeF, Cafebiz, GenK; hàng trăm tựa game của Soha Game, hay những lĩnh vực đòi hỏi nhu cầu bảo mật cao như tài chính chứng khoán, cổng thanh toán trực tuyến,…, hiện nay Bizfly Cloud đang hỗ trợ cảnh báo sớm khách hàng những lỗ hổng bảo mật hoặc rủi ro mà khách hàng có nguy cơ đối diện và cung cấp gói bảo mật chuyên biệt nếu khách hàng có yêu cầu.
Dự đoán của ông về chủ đề hạ tầng IT và chuyển đổi số trong thời gian sắp tới?
Theo số liệu của Bộ TT&TT, đến hết năm 2020, tỷ lệ chuyển đổi sử dụng điện toán đám mây của doanh nghiệp trong nước mới đạt 20% thị phần, và đã đạt 40% nhờ “cú huých” Covid-19. Theo quan điểm cá nhân tôi, chuyển đổi số nói chung ở các doanh nghiệp sẽ diễn ra rất nhanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp đều đang chờ đón đà “hồi sinh” bùng nổ hậu dịch bệnh. Từ đó có thể dự đoán nhu cầu về chuyển đổi hạ tầng IT cũng sẽ tăng nhanh.
Quay trở lại với Bizfly Cloud, với vai trò là đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành vì sự thành công của quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy khả năng hòa nhập với xu thế toàn cầu của khách hàng trong nước.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
https://bizflycloud.vn/
" alt=""/>CEO Bizfly Cloud chia sẻ kinh nghiệm triển khai hạ tầng giúp tiết kiệm chi phí