Trước đó, ông M.V.T. (73 tuổi) phát hiện bị ung thư thận, chồi bướu đi vào 1 phần tĩnh mạch chủ. Ông T. tìm đến các bài thuốc dân gian nhưng không hiệu quả. Hai tuần sau, ông quay lại Bệnh viện Bình Dân nhưng khối bướu đã bít kín lòng tĩnh mạch chủ bụng và lấn sang một phần tĩnh mạch thận trái, dính vào tá tràng.
Ê-kíp điều trị nhận định bệnh diễn tiến quá nhanh, chồi bướu sẽ theo đường tĩnh mạch chạy lên tim gây tử vong nếu không can thiệp gấp. Ca phẫu thuật nhanh chóng được tiến hành, kéo dài 5 giờ với sự hỗ trợ của robot.
Các bác sĩ đã bóc tách phần rễ và hạch của bướu dính ở tá tràng, sau đó cắt bỏ thận phải và bóc khối u. Người bệnh tiếp tục được mở tĩnh mạch lấy chồi bướu. Khối bướu lấy ra khá lớn, kích thước 7x10cm. Bệnh nhân xuất viện sau 6 ngày.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Phú Phát, Trưởng khoa Niệu A, Bệnh viện Bình Dân cho biết theo y văn, ung thư thận có chồi bướu vào lòng tĩnh mạch chiếm 4-10% các ca ung thư thận. Người bệnh có thể chỉ sống thêm khoảng 5 tháng nếu không kịp thời điều trị. Nếu cắt thận và lấy chồi bướu, tỷ lệ sống 5 năm lên đến 64%.
Ung thư thận rất âm thầm
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Phó Minh Tín, Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, gần 80% trường hợp ung thư thận tại đây được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường và thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng ung thư thận.
Ở giai đoạn sớm, bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn với nguy cơ tái phát thấp. Tuy nhiên giai đoạn này, bệnh không có triệu chứng rõ ràng.
Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể có đau lưng hông, tiểu ra máu, sờ thấy khối u vùng thắt lưng hoặc sụt cân, mệt mỏi. Nếu ung thư thận âm thầm, kéo dài có thể dẫn đến việc khối bướu có chồi bướu, xâm lấn nhiều cơ quan.
Đến nay, y khoa chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra ung thư thận mà chỉ nhận diện các yếu tố nguy cơ như béo phì, hút thuốc lá, cao huyết áp, công việc có tiếp xúc với hóa chất, di truyền. Siêu âm bụng là một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu với chi phí thấp nhưng phát hiện được khối u thận hay các tổn thương để đưa ra hướng điều trị.
Linh Anh
Gan nhiễm mỡ nặng có thể dẫn đến viêm gan
1. Đồ cay nóng
Các đồ ăn cay nóng có nguy cơ làm suy giảm chức năng gan khiến gan không thể bài tiết chất béo, gây tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng thêm.
2. Chất béo, mỡ động vật
Các chất béo hoặc mỡ động vật đi qua gan sẽ trở thành gánh nặng cho gan nếu tiêu thụ quá nhiều. Nguyên nhân là, gan không thể bài tiết mỡ gây tích tụ từ đó dẫn đến gan nhiễm mỡ. Bạn có thể thay mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật.
3. Thực phẩm giàu cholesterol
Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng thường rất giàu năng lượng và làm tăng cholesterol trong cơ thể. Bạn nên giảm tiêu thụ thực phẩm này để giảm lượng chất béo trong lá gan.
4. Thịt đỏ
Ăn quá nhiều thịt đỏ dễ gây tích tụ carnitine gây xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Lượng khuyên dùng tối đa cho thịt đỏ là 70 gam mỗi ngày hoặc 500 gam mỗi tuần đối với thịt đã nấu chín.
5. Trái cây nhiều năng lượng, khó tiêu
Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm theo viêm gan vừa hoặc nặng, bạn nên cẩn thận khi ăn các loại quả chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít, sầu riêng…
6. Rượu bia, chất kích thích
Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ đối với người bị gan nhiễm mỡ vì những thực phẩm này thúc đẩy quá trình bệnh gan nhiễm mỡ sang bệnh xơ gan, thậm chí là bệnh ung thư gan.
An An (Dịch theo QQ)
Ăn thịt đỏ thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư…Nhưng nếu chọn biết ăn thịt đỏ đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể tác hại của nó.
" alt=""/>6 thực phẩm không nên ăn đối với người gan nhiễm mỡ