Nhận định, soi kèo Sagaing United vs Yadanarbon FC, 16h30 ngày 3/2: Điểm tựa sân nhà

Thời sự 2025-02-05 08:11:27 1
ậnđịnhsoikèoSagaingUnitedvsYadanarbonFChngàyĐiểmtựasânnhàkết quả bóng đá c2   Hồng Quân - 02/02/2025 16:41  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://game.tour-time.com/html/08a198842.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’

Những hiểu lầm thường gặp về ung thư phổi - 1

Trong bệnh lý ung thư phổi, để sàng lọc - phát hiện sớm ung thư phổi, chụp cắt lớp vi tính đa dãy liều thấp (low-dose CT scan) giúp giảm tới 20% tỷ lệ tử vong do ung thư phổi.

Các đối tượng nguy cơ cao dưới đây nên sàng lọc ung thư phổi: tuổi từ 55-74, có thể trạng tốt và đang hút thuốc lá (hoặc mới bỏ thuốc lá chưa đến 15 năm) và tiền sử hút thuốc lá lâu năm, tần suất lặp lại nhiều như 01 bao/ngày.

Ngoài phương án chụp CT liều thấp được liệt kê phía trên, thì tất cả các phương án khác bao gồm: chụp X-quang, làm xét nghiệm trên đờm, xét nghiệm các chỉ điểm ung thư trong máu… đều chưa chứng minh được lợi ích trong việc sàng lọc ung thư phổi cũng như giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi.

Hiểu lầm 3: Mắc ung thư phổi là "án tử"

Đối với nhiều người, việc phát hiện ung thư phổi khiến tâm lý suy sụp và nghĩ rằng "án tử" đang tới rất gần. Thực tế không phải như vậy, đối với ung thư phổi giai đoạn sớm, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IA, IB, IIA, IIB lần lượt là 85%, 72%, 65% và 56%.

Ngay cả đối với bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn IV, với những tiến bộ gần đây, có nhiều bệnh nhân vẫn đạt được sống thêm lâu dài và có chất lượng cuộc sống tốt, ít độc tính mắc phải do điều trị.

Cần ghi nhớ, càng phát hiện sớm, cơ hội điều trị càng cao.

Hiểu lầm 4: Động dao kéo làm tăng nhanh di căn, tử vong sớm

Đây là một hiểu lầm phổ biến, không chỉ gặp trong ung thư phổi mà còn gặp trong rất nhiều bệnh lý ung thư khác.

Thực tế hoàn toàn ngược lại, đối với đa số các loại ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm. Còn phẫu thuật được cho thấy bệnh nhân có tiên lượng điều trị tốt.

Tuy nhiên, vì hiểu lầm này, nhiều bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc này thuốc kia các nơi, khi bệnh đã nặng mới vào viện, thời điểm vàng của quá trình điều trị đã trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật đã mất.

Tuy nhiên, vấn đề gì cũng có hai mặt, nếu phẫu thuật không đạt được triệt căn, không tuân thủ theo các nguyên tắc phẫu thuật ung thư; thì chúng ta đã gặp thất bại bước đầu trong điều trị, mà đôi khi sẽ dẫn đến khó khăn cho những điều trị tiếp theo bởi sự suy giảm về thể trạng bệnh nhân sau phẫu thuật. 

Hiểu lầm 5: Cao tuổi nên không điều trị được ung thư phổi

Nhiều bệnh nhân ung thư phổi lớn tuổi khá băn khoăn liệu mình có thể điều trị được, liệu mình có chịu đựng được các tác dụng phụ của điều trị. Riêng yếu tố về tuổi là chưa đủ để đánh giá đầy đủ về sức khỏe chung của một bệnh nhân. Bên cạnh tuổi, đó là thể trạng chung của bệnh nhân, khả năng hoạt động thể lực và thực hiện các sinh hoạt thường ngày, các bệnh lý kèm theo, …

Trong bệnh lý ung thư phổi, bên cạnh những điều trị kinh điển (phẫu thuật, hóa chất, xạ trị), với những tiến bộ gần đây về điều trị đích và điều trị miễn dịch - đây là 2 phương án điều trị toàn thân có ít tác dụng phụ và hoàn toàn có thể điều trị trên nhóm bệnh nhân cao tuổi. 

">

Những hiểu lầm thường gặp về ung thư phổi

Nữ trưởng khoa kể chuyện chứng kiến bệnh nhân chưa tròn 20 tuổi tử vong - 1

Bác sĩ Vũ Lệ Anh khám cho một bệnh nhân bị suy thận (Ảnh: BV).

Đau đáu trong lòng về mong muốn được thay đổi hậu quả của nhóm bệnh này là bước ngoặt để chị lựa chọn gắn bó với lĩnh vực Thận học.

Đến nay khi đã có gần 20 năm trong nghề y, tiếp cận hàng ngàn ca chạy thận và trường hợp mắc các bệnh lý thận, bác sĩ Lệ Anh vẫn trăn trở về nỗi khổ của người bệnh cũng như gánh nặng của gia đình bệnh nhân.

"Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để người dân được điều trị với chi phí tiết kiệm, vì bệnh thận thường phải can thiệp lâu dài, tốn kém.

Nhất là đối với những trường hợp bị thận mạn, phải lọc máu liên tục để kéo dài sự sống.

Lúc đầu biết mình mắc bệnh suy thận mãn, hầu hết bệnh nhân đều khó chấp nhận được sự thật. Tôi phải đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu nỗi đau, những chuyển biến tâm lý, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp và nâng cao hiệu quả", bác sĩ Lệ Anh chia sẻ.

Theo nữ bác sĩ, bệnh suy thận hầu như không thể phục hồi. Do đó, bệnh nhân cần cố gắng điều trị, theo dõi sát các triệu chứng để can thiệp, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm (như rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan), ngăn chặn bệnh diễn tiến đến giai đoạn cuối nguy hiểm tính mạng, phải lọc máu.

Thống kê trên toàn thế giới, bệnh thận mạn tính đã gây ra 4,6% tử vong, là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 12 vào năm 2017. Tại Việt Nam, có hơn 8,7 triệu người trưởng thành mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% dân số.

Nước ta hiện có hơn 400 đơn vị chạy thận nhân tạo và cung cấp dịch vụ lọc máu cho khoảng 30.000 bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối mỗi năm, nhưng mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của bệnh nhân cần lọc máu trên cả nước.

Nữ trưởng khoa kể chuyện chứng kiến bệnh nhân chưa tròn 20 tuổi tử vong - 2

Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thận mạn tính có ý nghĩa to lớn với bệnh nhân (Ảnh: BV).

Theo báo cáo của Bảo hiểm Y tế Việt Nam năm 2022, chi phí thanh toán cho chạy thận nhân tạo hiện đang đứng đầu danh sách chi trả, ước tính hơn 4.000 tỷ đồng.

Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thận mạn tính, cũng như làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận, điều trị thay thế thận sẽ đem đến những lợi ích đáng kể và lâu dài về kinh tế, đồng thời làm giảm gánh nặng cho ngành y tế.

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), bác sĩ Lệ Anh gửi gắm đến các đồng nghiệp nữ, nếu đã chọn học ngành y nói chung và chuyên ngành Thận nói riêng, hãy luôn tìm tòi, suy nghĩ cách giúp đỡ bệnh nhân tốt nhất, để vượt qua trở ngại của giới tính và thấy sự đam mê, thú vị trong công việc của mình.

"Trong công việc chuyên môn, người bệnh là người thầy lớn nhất, giúp chúng tôi cùng học hỏi trên từng trường hợp và rút ra những kinh nghiệm quý báu cho quá trình làm nghề của mình", nữ bác sĩ chia sẻ.

Nhiều hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024), nhiều bệnh viện tại TPHCM đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa.

Như tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Công đoàn đơn vị đã tổ chức Hội thi trang trí mâm ngũ quả với chủ đề "Tôn vinh Phụ nữ Việt Nam", nhằm tuyên dương và ghi nhận những đóng góp của đội ngũ nữ cán bộ, viên chức đang công tác tại đây.

Nữ trưởng khoa kể chuyện chứng kiến bệnh nhân chưa tròn 20 tuổi tử vong - 3

Bác sĩ Bệnh viện Da Liễu TPHCM khám da cho đồng nghiệp Bệnh viện Nhi đồng 2 (Ảnh: BV).

Công đoàn cơ sở Bệnh viện Da Liễu TPHCM cũng phối hợp cùng các đồng nghiệp Bệnh viện Nhi đồng 2 tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề "Hướng dẫn chăm sóc da" cho các nữ nhân viên y tế làm việc ở bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối.

Thông qua chương trình, các chị em nắm được kiến thức chăm sóc da cơ bản, để có được làn da khỏe đẹp, sống trẻ, sống vui. Sau buổi nói chuyện, các nữ nhân viên y tế còn được các đồng nghiệp ở Bệnh viện Da Liễu TPHCM thăm khám miễn phí, tặng quà.

">

Nữ trưởng khoa kể chuyện chứng kiến bệnh nhân chưa tròn 20 tuổi tử vong

Soi kèo phạt góc Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2

Chia sẻ với báo chí mới đây về đề xuất bỏ giấy chuyển tuyến trong khám chữa bệnh BHYT, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, chỉ ra thực tế chung là hầu hết các nước đều có quy định về đăng ký ban đầu và chuyển tuyến.

Một số nước có hệ thống bác sĩ gia đình, còn đa số các nước có cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.

Đây là nơi người bệnh đăng ký đầu tiên để quản lý sức khỏe, để đảm bảo các điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu. Từ đó, nếu bệnh nặng hơn vượt quá khả năng của cơ sở tuyến dưới thì các nước đều chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Điều này giúp ổn định hệ thống, phân bổ hiệu quả nhất vấn đề điều trị cũng như để đảm bảo chất lượng phục vụ cho người bệnh.

Có nên bỏ giấy chuyển tuyến? - 1

Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế (Ảnh: N.N).

"Nếu như chúng ta cứ tự đi khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến trên thì tuyến trên sẽ quá tải. Cả bệnh thông thường, bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo đều vượt lên tuyến trên thì chính những người bệnh nặng, hiểm nghèo sẽ bị ảnh hưởng vì điều trị không kịp thời do vấn đề quá tải.

Họ cũng sẽ phải chờ đợi, xếp lịch mổ sẽ mất thời gian hơn vì năng lực của bác sĩ chỉ có hạn, cơ sở cũng chỉ có bằng đấy bác sĩ", bà Trang phân tích.

Theo bà, thực trạng này sẽ vô tình làm giảm chất lượng điều trị do những nguy cơ tai biến rủi ro cao hơn.

Ngoài ra, bệnh nhẹ cũng lên tuyến trên thì người bệnh vừa mất thời gian vừa làm tăng chi phí xã hội, chi phí đi lại, làm tăng chi của quỹ BHYT.

"Vì thế, không có quốc gia nào là không có cơ chế chuyển tuyến, vấn đề là trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế này, chúng ta giải quyết sao cho hợp lý", bà Trang nhấn mạnh.

Cải cách nhiều thủ tục hành chính

Cụ thể, theo bà Trang, những thủ tục phiền hà về mặt địa giới hành chính sẽ phải cải cách. Trong đó, loại bỏ đi những thủ tục phiền hà đó về mặt hành chính, còn những yêu cầu chuyên môn chúng ta phải giữ lại để đảm bảo chất lượng, ổn định hệ thống cũng đảm bảo chính quyền lợi của người dân, đảm bảo cân đối quỹ BHYT.

Trên cơ sở đó dự thảo luật cũng đã có những giải pháp cụ thể.

Thứ nhất, các quy định liên quan đến đăng ký ban đầu đã được quy định rõ ràng về mặt tiêu chí, cấp nào thì được đăng ký ban đầu và tiêu chí phân bổ thẻ BHYT như thế nào.

Bộ Y tế sẽ hướng dẫn cụ thể, trên cơ sở đó, Sở Y tế và BHXH tỉnh sẽ phân thẻ BHYT bảo đảm tiêu chí công bằng, khoa học và phù hợp thực tiễn.

Thứ 2, khi người bệnh có thẻ đăng ký ban đầu thì cũng không phân biệt địa giới hành chính.

Cụ thể, trong trường hợp cấp cứu người bệnh được khám, chữa bệnh ở tất cả các cơ sở trong toàn quốc. Khi đi công tác, thay đổi nơi tạm trú, người bệnh cũng được khám bệnh chữa ở cơ sở ngang cấp nhưng chúng ta không khuyến khích cái này.

"Chúng ta đặt ra quy định với trường hợp bệnh nặng, bệnh cấp cứu thôi còn bệnh nhẹ, bệnh thông thường thì chúng ta không cần thiết là trong chuyến đi công tác phải đi khám bệnh, chữa bệnh. Chúng ta thực hiện theo nguyên lý những trường hợp bệnh nặng, cấp cứu thì không phân biệt địa giới hành chính", bà Trang nói.

Có nên bỏ giấy chuyển tuyến? - 2

Quy định về đăng ký khám ban đầu và chuyển tuyến nhằm ổn định hệ thống, tránh quá tải cho tuyến trên (Ảnh minh họa: H.K).

Ngoài ra, với một số bệnh như bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh có kỹ thuật chuyên môn cao, kỹ thuật mới mà tuyến dưới chưa có khả năng làm được ngay trong thời điểm nhất định thì người bệnh được phép lên cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn (cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu tùy theo năng lực).

Bộ Y tế sẽ quy định danh mục các bệnh này, danh mục này không cố định mà được điều chỉnh tùy từng giai đoạn. Trường hợp này không cần giấy chuyển tuyến.

Thứ 3, với một số trường hợp chúng ta vẫn phải giữ giấy chuyển tuyến trong năm. Trước đây, trong năm cứ đến ngày 31/12, người bệnh phải đi lấy giấy chuyển tuyến của cả một năm.

Nội dung này sẽ được điều chỉnh theo hướng bất cứ thời điểm nào người bệnh có nhu cầu chuyển tuyến thì được cấp giấy chuyển tuyến mà không phụ thuộc vào năm tài chính, năm dương lịch. Như vậy khám bệnh thuận tiện hơn, thay vì trước đây phải xếp hàng vào ngày 31/12, gây quá tải tại một thời điểm.

Thứ 4, chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin cải cách thủ tục hành chính.

Chẳng hạn, chúng ta sẽ thực hiện trích chuyển dữ liệu điện tử một cách thống nhất đồng bộ để giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại được tích hợp trên VNeID, như thế sẽ giảm thủ tục phiền hà.

Bộ Y tế cũng đang thí điểm triển khai sổ sức khỏe điện tử và sau này sẽ sử dụng chính thức khi có điều chỉnh và tiến tới làm hồ sơ bệnh án điện tử theo lộ trình từ ngày 1/1/2027. Như vậy, cũng sẽ tạo nhiều điều kiện cho người bệnh, giảm hồ sơ giấy tờ.

Bộ cũng đang xây dựng kế hoạch để có thể liên thông các kết quả xét nghiệm ở các tuyến. Như vậy, tuyến dưới chỉ định chụp chiếu khi gửi bệnh nhân lên tuyến trên thì có cơ chế để công nhận kết quả xét nghiệm đó.

Người dân không phải chụp chiếu lại, giảm thủ tục. Việc này cũng tiết kiệm được chi phí cho cả quỹ BHYT, người bệnh, tiết kiệm được thời gian công sức của tất cả các bên liên quan.

Song song với đó, Bộ Y tế cũng đang xây dựng các nghị định, thông tư để làm tạo được sức hấp dẫn, nâng cao chất lượng ở tuyến dưới để người bệnh gắn bó với y tế cơ sở, không nhất thiết phải lên tuyến trên gây tốn kém, mất thời gian, vất vả.

">

Có nên bỏ giấy chuyển tuyến?

Virus viêm gan B, C làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến từ viêm gan cho đến xơ gan. Biến chứng ung thư thường xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị xơ gan.

Nguy cơ ung thư gan ở nhóm người nhiễm HIV vì virus viêm gan C - 1

PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS. (Ảnh: Thu Hương).

Theo ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 6,6 triệu người mắc viêm gan B và 900.000 người nhiễm viêm gan C mạn tính. 

Đặc biệt với người nhiễm HIV, rất nhiều người đồng nhiễm viêm gan C. Theo ước tính, có trên 50.000 người nhiễm HIV mắc viêm gan C mạn tính. Tuy nhiên, hiện có rất ít người được tiếp cận với điều trị viêm gan C do bảo hiểm y tế chi trả.

Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, người có hành vi nguy cơ cao đồng nhiễm HIV và mắc viêm gan virus C là khá phổ biến. Người đồng nhiễm HIV và viêm gan virus C, có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc bệnh lý gan mất bù cao hơn so với người chỉ nhiễm viêm gan C.

Theo thống kê, năm 2018, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C mạn tính ở người nhiễm HIV khoảng 30% (22-44%), ở người tiêm chích ma túy từ 40 - 90%. .

Trong khi đó, thuốc điều trị viêm gan C giá thành đắt đỏ. Với sự hỗ trợ từ Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS trong năm 2021- 2022, có hơn 16.000 người nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C đang điều trị methadone tại 36 tỉnh/thành phố, được điều trị viêm gan virus C.

Kết quả đến hết ngày 30/11/2022, trong số người bệnh hoàn thành điều trị đã thực hiện xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C lần 2 (là xét nghiệm cần thiết để đánh giá kết quả điều trị viêm gan C) thì tỷ lệ khỏi điều trị viêm gan C là 96,6%.

Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS đánh giá, việc lồng ghép điều trị viêm gan C tại các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV là khả thi, hiệu quả. Không có sự khác biệt về tỷ lệ khỏi điều trị viêm gan C giữa cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương.

TS.BS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, nhiễm viêm gan C là mối đe dọa lớn đối với sự sống còn của bệnh nhân HIV. Bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C có tiến triển nhanh hơn đến xơ gan và các biến chứng của nó so với bệnh nhân đơn nhiễm viêm gan C.

Vì thế, WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ Cục Phòng chống HIV/AIDS giải quyết bệnh viêm gan C trong nhóm dân số chính và những người nhiễm HIV để đạt được mục tiêu quốc gia và toàn cầu về loại trừ viêm gan virus vào năm 2030.

">

Nguy cơ ung thư gan ở nhóm người nhiễm HIV vì virus viêm gan C

Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu tăng, Sở Y tế TPHCM gửi kiến nghị - 1

Tình hình dịch bệnh sởi tại TPHCM tính đến tuần 43 (Ảnh: SYT).

Trong khi số bệnh nhân tại Thành phố bắt đầu giảm thì số ca sởi từ các tỉnh xung quanh đến TPHCM khám và điều trị tiếp tục tăng mạnh trong 2 tuần qua. Chỉ tính riêng tuần gần nhất, số ca bệnh ngoài TPHCM đến điều trị tại 4 bệnh viện trên địa bàn là 255 ca, tăng 43% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó có 209 ca điều trị nội trú.

Đặc biệt, khi số trẻ mắc bệnh sởi ở lứa tuổi 1-10 tuổi của Thành phố bắt đầu giảm, thì hệ thống giám sát, các trường hợp trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là nhóm từ 6 tháng tuổi đến 9 tháng tuổi.

Đây là nhóm tuổi nhỏ, chưa đủ tuổi để tiêm sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng (quy định tại thông tư 10/2024/TT-BYT), trong khi kháng thể từ mẹ truyền sang có thể đã sụt giảm dưới mức bảo vệ. Từ đầu vụ dịch đến nay, số bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi là 315 trẻ, chiếm tỷ lệ 24% tổng số ca mắc.

Theo báo cáo tại các bệnh viện, có 146 ca sởi cần hỗ trợ hô hấp, trong đó có hơn 36% (53/146) là trẻ dưới 9 tháng tuổi. Đối với ca sởi địa chỉ tại Thành phố, có 31,5% (17/54) là trẻ ở nhóm nêu trên.

Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu tăng, Sở Y tế TPHCM gửi kiến nghị - 2

Trẻ điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).

"Như vậy, nhóm trẻ 9 tháng tuổi đang là nhóm có khả năng mắc bệnh nặng cao. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cũng ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh sởi mới ở nhóm người lớn và trẻ lớn từ 11 tuổi trở lên", Sở Y tế TPHCM thông tin.

Trước diễn biến nêu trên, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế về việc tiêm vaccine sởi cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vaccine sởi đơn giá có thể tiêm cho trẻ em diện trên trong các vụ dịch, như là một biện pháp chống dịch tăng cường.

Mũi vaccine này được xem như mũi "sởi 0", để sau đó trẻ vẫn tiếp tục được tiêm chủng 2 mũi khác theo lịch của chương trình Tiêm chủng mở rộng vào lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi. 

Song song đó, Sở Y tế cũng vận động các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi và người thân trong gia đình cần chủ động tiêm phòng bệnh sởi, để bảo vệ cho trẻ chưa đủ tuổi được tiêm chủng.

Tính đến hết ngày 25/10, tổng số mũi tiêm vaccine sởi tích lũy trên địa bàn Thành phố là 223.978 mũi. Chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi cho trẻ 1-10 tuổi đã hoàn thành 100% theo kế hoạch.

Hiện tại, còn quận 3 có tỷ lệ tiêm vaccine sởi chưa đạt 95%. Sở Y tế đề nghị UBND quận 3 cần đẩy nhanh tiến độ để đạt mục tiêu chiến dịch tại quận. Đối với những quận huyện đã đạt tỷ lệ từ 95% trở lên, cần duy trì việc cập nhật tình hình trẻ di biến động, tránh để bỏ sót trẻ chưa được tiêm chủng trên địa bàn.

">

Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu tăng, Sở Y tế TPHCM gửi kiến nghị

友情链接