Một game thủ Mỹ vừa tuyên bố mình đã bắt được tất cả các Pokémon trong tựa game đang gây sốt Pokemon Go khiến nhiều người sửng sốt.Nick Johnson, một game thủ tại Mỹ vừa chia sẻ rằng mình là người chơi Pokémon Go đầu tiên bắt được tất cả 142 Pokemon.
|
Nick Johnson. Ảnh: BI |
Theo trò chơi nguyên gốc mà Pokémon Go phát triển theo thì có tổng cộng 151 quái vật. Tuy nhiên, tại Mỹ thì người chơi chỉ có thể bắt tối đa 142 Pokémon mà thôi. 3 Pokémon độc quyền cho 1 số vùng trên thế giới và 6 Pokémon khác còn thì gần như không thể biết chúng ở đâu.
Johnson nói với Business Insiderrằng, anh đã tốn khá nhiều thời gian nhưng việc bắt được tất cả các Pokémon đã giúp anh thực hiện ước mơ thời thơ ấu.
Trên trang Reddit, nơi Johnson chia sẻ việc mình đã hoàn thành bộ sưu tập Pokémon, nhiều người cho rằng anh đã gian lận hoặc 'chém gió'. Tuy nhiên, Johnson cho biết thành tích này không phải đơn giản mà có được.
|
Bộ sưu tập Pokemon của Johnson. Ảnh: BI
|
Hành trình tìm kiếm được bắt đầu từ 6h hoặc 6h30 sau khi kết thúc công việc, Johnson bắt đầu đi bộ từ Manhattan và Brooklyn để tìm kiếm Pokémon. Những cuộc đi như thế có khi kéo dài đến 8 giờ đồng hồ. Ứng dụng sức khoẻ trên iPhone của anh báo rằng, anh đi bộ trung bình khoảng 13km mỗi ngày trong 2 tuần kể từ khi game Pokémon Go ra mắt.
TIN LIÊN QUAN Cơ hội kiếm tiền béo bở từ Pokemon Go"> Khó tin, có người đã bắt được tất cả các Pokemon
|
|
Người dùng di động khắp nơi đang háo hức chuyển đổi những bức ảnh chụp thành các tác phẩm nghệ thuật với một ứng dụng mới dựa trên tiến bộ của trí thông minh nhân tạo (AI). Không cần tốn nhiều thời gian bạn cũng đã có thể sở hữu cho mình một tác phẩm nghệ thuật theo phong cách của họa sỹ thiên tài Picaso.
Prisma – một ứng dụng hiện đã thu hút hơn 1 triệu người sử dụng hàng ngày - được xem là một tái phát minh khái niệm về công nghệ bộ lọc máy ảnh. Việc thêm các bộ lọc cho các bức ảnh kỹ thuật số đã xuất hiện cách đây khá lâu nhưng Prisma là ứng dụng duy nhất sử dụng trí thông minh nhân tạo để "sáng tạo" lại một bức ảnh.
Điều này có nghĩa là Prisma không phải là các loại bộ lọc nghệ thuật mà Instagram thường sử dụng cho các ảnh gốc. Thay vào đó, Prisma đi qua các lớp khác nhau và tái tạo lại hình ảnh từ đầu (theo các nhà phát triển ứng dụng có trụ sở tại Moscow, Nga).
Alexey Moiseenkov, đồng sáng lập của Prisma cho biết: "Chúng tôi làm cho hình ảnh trở nên tươi mới hơn. Nó không giống như bộ lọc của Instagram nơi bạn chỉ cần thêm các lớp vào bức ảnh… Chúng tôi làm một cái gì đó giống như họa sỹ vẽ một bức tranh".
Moiseenkov, 25 tuổi, một trong 4 thành viên tham gia phát triển Prisma nói rằng ứng dụng được phát hành lần đầu tiên vào tháng Sáu nhưng chỉ mới trở nên "hot" trong tuần trước. Những ảnh chụp được xử lí bằng Prisma bắt đầu tràn lan trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram.
Phần mềm này được đánh gía rất dễ sử dụng, tương tự như Instagram - ứng dụng chia sẽ ảnh thuộc sở hữu của Facebok.
Người sử dụng có thể chụp ảnh trực tiếp từ ứng dụng hoặc chọn một ảnh từ thư viện ảnh của họ. Sau khi cắt xén hình ảnh của bạn, bạn hãy chọn 1 trong 33 bộ lọc của ứng dụng, ví dụ như Great Wave hay The Scream… Prisma cho biết họ sẽ tiếp tục cập nhật các bộ lọc mới trong tuần tới.
Sau khi ứng dụng thêm bộ lọc, bạn có thể điều chỉnh cường độ và sau đó gửi tới Instagram hoặc Facebook.
">