Công nghệ

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-03 23:40:19 我要评论(0)

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đôMinh PhươngThứ ba, 26/11/2024 - 16:56lịch thi đấu bóng đá v-league việt namlịch thi đấu bóng đá v-league việt nam、、

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô

Minh PhươngMinh Phương

(Dân trí) - Ấn Độ và Thái Lan đang tiến tới kế hoạch thu phí đối với phương tiện đi vào các quận trung tâm thành phố lớn nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm.

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô - 1

Chương trình thu phí chống tắc nghẽn là một phần trong nỗ lực nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm tại các thành phố lớn (Ảnh: Nikkei Asia).

BáoNikkei Asiacủa Nhật Bản ngày 25/11 đưa tin, Ấn Độ sẽ sớm thu thuế chống ùn tắc giao thông tại 13 khu trung tâm ở vùng New Delhi. Theo đó, các phương tiện giao thông đi vào khu vực trung tâm này trong các khung giờ cao điểm 8h-10h sáng và 17h30-19h30 sẽ bị tính phí.

Thành phố Bengaluru ở miền Nam Ấn Độ cũng đang xem xét triển khai chương trình tương tự.

Chính phủ Thái Lan gần đây cũng vạch ra kế hoạch thu phí 40 đến 50 baht (1,16 đến 1,45 USD) một ngày đối với các phương tiện chạy qua trung tâm Bangkok. Chi tiết chính sách, bao gồm khu vực trong diện áp dụng cũng như việc thu phí sẽ được thông qua vào năm 2025.

Lưu lượng giao thông hàng ngày ở trung tâm Bangkok đạt khoảng 700.000 xe/ngày. Theo ước tính, thuế tắc nghẽn sẽ mang lại nguồn thu hàng năm khoảng 10 tỷ baht và chính quyền địa phương có thể sử dụng nguồn ngân sách này để hỗ trợ giá vé tàu.

Tắc nghẽn giao thông đã trở thành một vấn đề xã hội ở châu Á. Khi mọi người chuyển đến các thành phố có nền kinh tế phát triển, đường sắt và cơ sở hạ tầng vận chuyển khác không theo kịp tốc độ. Tình trạng tắc nghẽn kinh niên cũng gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, ngành vận tải chiếm 13% lượng khí thải CO2 của châu Á trong năm 2018.

Thái Lan đã cam kết đạt được mục tiêu trung hòa carbon và đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.

Tuy nhiên, việc sử dụng xe điện tại các nước này vẫn ít hơn so với ở châu Âu. Chương trình thu phí chống tắc nghẽn là một phần trong nỗ lực giảm bớt việc sử dụng ô tô chạy bằng xăng thực hiện song song với các chương trình nhằm thúc đẩy sự phổ biến của xe điện.

Ở châu Âu, việc thu phí tắc nghẽn gắn liền với nỗ lực thúc đẩy xe điện và quá trình khử cacbon trong một số trường hợp.

Ví dụ, London đã mở rộng vùng phát thải siêu thấp cho toàn bộ thành phố kể từ tháng 8/2023, với những phương tiện không tuân thủ sẽ bị tính phí hàng ngày tách biệt với phí tắc nghẽn.

New York thu phí chống tắc nghẽn từ tháng 1/2025

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô - 2

Đường phố New York (Ảnh: New York Times).

Trên thế giới, một số thành phố lớn đã bắt đầu áp dụng chương trình thu phí chống tắc nghẽn. Cơ quan giao thông vận tải London cho biết lưu lượng giao thông trong tuần trong khu vực thu phí tắc nghẽn thấp hơn 18% so với trước khi chương trình được triển khai vào năm 2003.

Nối gót London (Anh), Stockholm (Thụy Điển) và Singapore, chính quyền New York, Mỹ mới đây cũng công bố chính sách mới nhằm hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông ở trung tâm.

Bất chấp những ý kiến trái chiều, Cục Quản lý Đường cao tốc Liên bang Mỹ đầu tháng này đã đưa ra phê duyệt cuối cùng đối với đề xuất thu phí chống tắc nghẽn của New York.

Theo đó, hầu hết tài xế các phương tiện khi đi vào trung tâm Manhattan sẽ phải trả phí 9 USD. Xe tải và xe buýt sẽ phải trả mức phí cao hơn, nhưng sẽ được giảm phí khi di chuyển vào giờ thấp điểm.

Chính sách bắt đầu áp dụng từ ngày 5/1/2025. Mức phí sẽ tăng lên 12 USD sau 3 năm và sau đó lên 15 USD vào năm 2031.

Mục tiêu trọng tâm của chương trình là huy động 15 tỷ USD tài trợ cho Cơ quan Giao thông Đô thị để chi trả cho việc hiện đại hóa hạ tầng giao thông của thành phố.

Thống đốc bang New York Kathy Hochul cho biết, chương trình cũng sẽ giúp giảm tắc nghẽn, cắt giảm khí thải và cải thiện môi trường sống.

New York sẽ là thành phố tiên phong ở Mỹ áp dụng biện pháp thu phí nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí nội đô. Tuy nhiên, kế hoạch thu phí này của New York vẫn có nguy cơ bị hủy bỏ do đối mặt với một loạt vụ kiện.

Kendra Hems, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Đường bộ New York, nói rằng kế hoạch thu phí chống tắc nghẽn bất lợi cho nền kinh tế, gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, làm tăng giá hàng hóa. "Hiệp hội Vận tải Đường bộ New York sẽ tiếp tục sử dụng mọi công cụ có sẵn để chống lại kế hoạch này", ông tuyên bố.

Một cuộc khảo sát của Siena College được thực hiện vào tháng 4 cho thấy khoảng 2/3 cư dân bang New York phản đối chương trình này.

Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng phản đối kế hoạch thu phí, nói rằng chi phí tăng có thể khiến khách du lịch rời xa Manhattan và gây tổn hại cho doanh nghiệp. Ông cam kết sẽ hủy bỏ kế hoạch này ngay những ngày đầu khi ông nhậm chức vào tháng 1 tới mặc dù các lựa chọn của ông hiện bị hạn chế vì chính phủ liên bang đã phê duyệt.

Vào những năm 1950, ý tưởng thu phí tắc nghẽn lần đầu tiên được đưa ra tại New York bởi nhà kinh tế William Vickrey của Đại học Columbia nhằm hạn chế tình trạng tắc đường. Giới chức trách khi đó vẫn coi đây là ý tưởng khó khả thi bởi vì có những người đi làm không có lựa chọn nào khác ngoài lái xe vào trung tâm Manhattan.

Trên thế giới, một số thành phố bắt đầu áp dụng chương trình thu phí này. Ban đầu, người dân cũng tỏ ra không mặn mà với chính sách mới. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người thừa nhận chương trình này có hiệu quả trong việc giảm tắc nghẽn phương tiện và cắt giảm ô nhiễm đồng thời gây quỹ cho ngân sách công.

Theo các chuyên gia, kết quả chương trình thu phí của New York sẽ là hình mẫu cho các thành phố khác ở Mỹ.

"Mặc dù giai đoạn điều chỉnh là không thể tránh khỏi, nhưng lợi ích lâu dài đối với khả năng di chuyển trong đô thị, chất lượng không khí và khả năng phục hồi khí hậu là rất đáng kể và sẽ được các thế hệ hiện tại và tương lai đón nhận", Jimena González-Ramírez, giáo sư chuyên về kinh tế môi trường tại Đại học Manhattan, bình luận.

Theo Nikkei Asia, New York Times

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Charles Mury nằm trong nhóm 40 học sinh ưu tú nhận giải thưởng danh dự của hệ thống giáo dục New South Wales. Ảnh: NBN

Năm nay, Charles Mury 18 tuổi. Trước khi lên 3 tuổi, cậu được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ và được điều trị nhiều năm sau đó. Tới năm 16 tuổi, cậu chỉ được đánh giá có năng lực học tập của một học sinh mẫu giáo.

“Mức độ giao tiếp rất hạn chế, Charles chỉ làm một số hành động con muốn và con cần” - bố cậu chia sẻ.

Mẹ của Charles - bà Melanie, cho biết quá trình này diễn ra một cách "lạnh lùng" trước khi có "phép màu" xảy ra.

Charles Mury có bước đột phá cách đây 18 tháng, điều mà các chuyên gia cho rằng được thúc đẩy bởi sự xúc động của cậu trong đám tang bà ngoại.

“Khi bà mất, cả gia đình chúng tôi suy sụp một thời gian dài. Và trong lúc tuyệt vọng, tôi đã nói với con rằng “Hãy để bố mẹ giúp con''.

Tôi đã đưa cho Charles bút, giấy, và chúng tôi đã có cuộc trò chuyện đầu tiên" - bà Melanie nhớ lại.

Kể từ thời điểm đó, những lời nói và ý tưởng của Charles tuôn trào và nảy nở với sự giúp đỡ của các giáo viên tại Trường Cộng đồng Hunter River. Đến nay, ở tuổi 18, Charles cuối cùng đã tìm thấy giọng nói của mình với sự trợ giúp của máy tính.

Mẹ của Charle cho biết con trai đã có một bước đột phá cách đây 18 tháng. Ảnh: NBN

"Giao tiếp đã thay đổi cuộc sống của em theo hướng tốt nhất. Nó đã cứu mạng em" - Charles nói và khẳng định "Tất cả những người mắc chứng tự kỷ đều thông minh và đáng được tôn trọng ngay cả khi họ không thể giao tiếp".

Hiện nay, Charles học rất tốt môn ngôn ngữ, cùng với Toán học, Sinh học và Nông nghiệp. 

Các giáo viên của Charle nói rằng đó là một bài học cho tất cả các nhà giáo dục, rằng không bao giờ đánh giá thấp bất kỳ ai.

"Chúng ta không nhận được phản hồi của học sinh không có nghĩa là họ không tiếp thu, chúng ta không bao giờ nên đưa ra giả định" - giáo viên Tracey Rapson nói.

Charles sẽ thi Chứng chỉ Trung học phổ thông (HSC) vào học kỳ tới. Trong khi hầu hết các sinh viên đã có nhiều năm để chuẩn bị, Charles chỉ có 18 tháng.

Sau khi tốt nghiệp, cậu hy vọng sẽ tiếp tục theo đuổi môn Toán ở trường đại học và chuyển đến một môi trường mới, nơi những người bị khiếm khuyết được hỗ trợ nhiều hơn.

Bảo Huy (Theo 9News)

Du học sinh Việt Nam tại Melbourne tổ chức Movsa Gala 2022

Du học sinh Việt Nam tại Melbourne tổ chức Movsa Gala 2022

Với mục đích tạo nên sân chơi nghệ thuật, kết nối các bạn sinh viên, du học sinh có đam mê ca hát và thể hiện năng khiếu bản thân, cuộc thi "Movsa Gala 2022" đã tìm ra những gương mặt xuất sắc nhất để bước vào vòng chung kết." alt="Điều kỳ diệu đến với cậu bé mắc chứng tự kỷ ở bang New South Wale" width="90" height="59"/>

Điều kỳ diệu đến với cậu bé mắc chứng tự kỷ ở bang New South Wale

Bác sĩ, điều dưỡng, phóng viên... tham gia chống dịch năm 2021 là khách mời trong giải chạy Run To Heart.

Theo Ban tổ chức giải, hiện đã có một số y bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, tình nguyện viên một số tỉnh phía Bắc từng hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM đã đăng ký tham gia. Các vận động viên, người yêu thích chạy bộ vẫn có thể đăng ký tham gia từ nay đến hết ngày 16/6. 

Ngoài ra, giải chạy Run to Heart còn có sự tham gia của các vận động viên tự do, chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp với 2 cự ly chạy 5km và 10km.  Hiện giá trị giải thưởng vẫn chưa được công bố, tuy nhiên Ban tổ chức cho biết sẽ dành riêng hạng mục giải thưởng ở cự ly 5 km cho khách mời. Hạng mục giải thưởng ở cự ly 5 km và cự ly 10 km dành cho vận động viên đăng ký tự do.

Theo Ban tổ chức, giải chạy Run to Heart năm 2022 nhằm mục tiêu cao nhất là tri ân và khích lệ tinh thần vượt qua gian khó của đội ngũ tuyến đầu đã tham gia chống dịch Covid-19 tại TP.HCM cách đây tròn 1 năm. Bên cạnh đó, giải chạy còn đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục, thể thao nói chung và phong trào tập luyện chạy bộ nói riêng.

Phú Sĩ

Đậu mùa khỉ có thể lây lan qua không khíTrong một số trường hợp mắc đậu mùa khỉ, lây truyền qua không khí là lời giải thích duy nhất." alt="200 nhân viên y tế tham gia giải chạy tri ân tuyến đầu chống dịch Covid" width="90" height="59"/>

200 nhân viên y tế tham gia giải chạy tri ân tuyến đầu chống dịch Covid