当前位置:首页 > Công nghệ > Soi kèo tài xỉu Livingston vs Motherwell hôm nay, 22h ngày 2/1 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Theo Bảng xếp hạngNature Index, top 10 cơ sở nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam như sau:
Phương pháp đánh giá của Nature Index dựa vào 2 chỉ số là AC (Article Count)– số lượng bài báo khoa học của đơn vị/quốc gia trong khung thời gian đang xét, được công bố trên những tạp chí có ảnh hưởng cao và FC (Fractional Count)– tỉ lệ đóng góp của các tác giả từ đơn vị/quốc gia đó. Nếu bài báo có 10 tác giả, thì mỗi tác giả được chấm 1/10 điểm.
Trong giai đoạn từ 1/7/2019 – 30/6/2020, số bài báo AC của Việt Nam là 74, số bài báo tính theo FC là 15,27. Trong đó, ngành Khoa học Vật lý chiếm số điểm FC cao nhất với 9,77 điểm. Tiếp theo sau là ngành Hóa học với 2,46 điểm FC. Ngành Khoa học sự sống có 1,7 điểm. Cuối cùng là ngành Khoa học Trái đất và Môi trường có 1,8 điểm.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) vẫn là đơn vị dẫn đầu danh sách các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu trong nước về nghiên cứu khoa học với 33 điểm AC; 3,52 điểm FC.
Xếp thứ 2 và thứ 3 là Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Trường ĐH Phenikaa - một trường đại học tư thục còn trẻ tuổi - cũng có mặt trong bảng xếp hạng đứng ở vị trí thứ 4.
Những vị trí còn lại lần lượt là: Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành - Quy Nhơn (ICISE); ĐH Quốc gia TP.HCM; Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford tại Việt Nam (OUCRU); ĐH Quốc gia Hà Nội; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM); Trường ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
Xét ở góc độ quốc gia và vùng lãnh thổ, với dữ liệu từ 1/7/2019 – 30/6/2020, Việt Nam xếp thứ 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng và chất lượng công bố tốt nhất trên thế giới.
Ở giai đoạn này, Mỹ vẫn giữ vững ngôi đầu với FC là 20081,59 - gấp 1.5 và 4.46 lần các quốc gia xếp thứ 2 và thứ 3 là Trung Quốc và Đức.
Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore xếp vị trí 17 với FC là 602,5; Thái Lan xếp vị trí thứ 41 với FC là 47,4.
Nature Index chọn lọc ra 82 tạp chí hàng đầu thế giới từ hàng chục nghìn tạp chí quốc tế uy tín để đưa vào đánh giá xếp hạng, thuộc 4 nhóm lĩnh vực: Khoa học Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Môi trường, Khoa học sự sống. Theo Nature Research, Current Index là bảng xếp hạng được công bố liên tục hàng tháng, với dữ liệu đầu vào là những bài báo được công bố trong vòng một năm kể từ tháng đó trở về trước. Vì vậy, có thể hiểu bảng này cho sẽ phép đánh giá mức độ tích cực trong công bố quốc tế xuyên suốt một năm gần nhất của một đơn vị nghiên cứu hoặc một quốc gia. |
Thúy Nga
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị dẫn đầu về số lượng công bố quốc tế trên cả nước trong thời gian từ ngày 1/3/2019 đến ngày 29/2/2020.
" alt="Top 10 cơ sở nghiên cứu hàng đầu Việt Nam trong 4 nhóm lĩnh vực"/>Top 10 cơ sở nghiên cứu hàng đầu Việt Nam trong 4 nhóm lĩnh vực
Trước đó vào ngày 19/9, Thanh tra huyện Châu Đức đã có quyết định thanh tra toàn diện đối với trường này, sau buổi đối thoại giữa chủ tịch huyện và tập thể giáo viên để lắng nghe những tâm tư, tình cảm của họ.
Tại buổi đối thoại, nhiều giáo viên bật khóc khi nói về suất cơm 30 nghìn đồng nghèo nàn mà họ phải chịu đựng trong thời gian dài.
Theo kết luận thanh tra, hàng loạt những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong công tác hoạt động của nhà trường như: việc triển khai quy chế dân chủ, nội dung tăng thu nhập, thực hiện hợp đồng lao động, công khai tài chính… còn nhiều thiếu sót.
Từ đó, Chánh thanh tra huyện Châu Đức kiến nghị Hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Dương tổ chức xử lý dứt điểm các hạn chế, thiếu sót; trong đó, thực hiện các kiến nghị đối với việc tổ chức ăn trưa cho viên chức, người lao động và tổ chức bán trú.
Cụ thể, trường tổ chức công khai và hoàn trả lại số tiền hơn 18 triệu đồng cho giáo viên và người lao động đã đóng tiền ăn trưa từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024; công khai và hoàn trả lại số tiền hơn 5 triệu đồng cho giáo viên và người lao động đã đóng tiền ăn trưa hè năm 2024; thu hồi số tiền mà trường trả dư ngày công cho một giáo viên trong quá trình đi học; thực hiện xử lý hoàn trả số tiền còn tồn trong thời gian hè năm 2024 (hơn 25 triệu đồng) theo đúng quy định.
Thanh tra huyện Châu Đức cũng kiến nghị Chủ tịch huyện xử lý trách nhiệm đối với bà Phan Thị Hán Huệ, với vai trò là Hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Dương và các cá nhân có liên quan đến các hạn chế, thiếu sót theo kết luận của Chánh thanh tra huyện.
Trong một diễn biến liên quan, trước khi có kết luận thanh tra, giữa tháng 10 vừa qua, bà Phan Thị Hán Huệ, Hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Dương đã có đơn xin nghỉ việc theo nguyện vọng, gửi đến UBND huyện Châu Đức.
Ngoài lý do xin nghỉ việc do sức khỏe không đảm bảo và phải tiếp tục điều trị bệnh, bà Huệ cũng thừa nhận đã để xảy ra những thiếu sót, quản lý điều hành gây mất đoàn kết nội bộ, chưa chỉ đạo kịp thời trong vấn đề công khai các hoạt động.
Trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Châu Đức xác nhận, bà Huệ đã gửi đơn xin nghỉ việc đến lãnh đạo huyện, nhưng chưa được xem xét do sau khi có kết luận thanh tra sẽ tổ chức xử lý trách nhiệm. Tiếp đó, cơ quan chức năng mới xem xét cho bà Huệ nghỉ việc theo quy định.
Nữ hiệu trưởng xin nghỉ việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả
GS Vinh cho rằng, việc kiểm tra, đánh giá phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, đặc biệt trong vai trò tổ chức dạy học.
“Nếu chúng ta thiết kế một bài kiểm tra học kỳ mà bám quá nhiều, đi theo mẫu hoàn toàn như bài thi tốt nghiệp THPT thì liệu có đúng với mục đích của một bài kiểm tra học kỳ? Mặc dù có thể thông tin vẫn có nhưng nó có phải mục đích việc dạy và học hay không?”, GS Vinh nêu vấn đề.
Ngoài ra, theo ông Vinh, việc đánh giá cần phù hợp với chương trình, phương pháp giảng dạy và bối cảnh cụ thể.
Ông Vinh dẫn chứng: “Trong một môn học mà giáo viên không hề tổ chức một hoạt động nào để học sinh hợp tác thì đánh giá năng lực hợp tác của các em bằng gì? Trong trường hợp như vậy, nếu đánh giá học sinh không có khả năng hợp tác thì cũng chẳng phải lỗi của các em, bởi thầy cô dạy như thế thì các em thể hiện hợp tác bằng cách nào?”.
Chính vì vậy, theo ông Vinh, vấn đề đôi khi không nằm ở bộ công cụ để đánh giá mà nằm ở việc tổ chức dạy học của giáo viên. Hiện nay, các giáo viên chưa thể hiện được rõ điều này và cũng rất khó để làm được. Song, không phải không thể. Theo GS Vinh, cần tổ chức tập huấn để giúp các giáo viên thay đổi phương pháp tổ chức dạy học, biết cách thiết kế các hoạt động để phát huy năng lực học sinh và từ đó có cơ sở đánh giá.
GS Đỗ Đức Thái (giảng viên Khoa Toán - Tin của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; chủ biên môn Toán chương trình phổ thông 2018) cho hay, có 2 triết lý rất cơ bản mà chương trình phổ thông mới ở môn Toán theo đuổi. Thứ nhất, hình thành và phát triển năng lực Toán cho học sinh. Giáo dục theo tiếp cận năng lực không chỉ bao hàm kiến thức, kỹ năng mà còn cả động cơ, thái độ, hứng thú và niềm tin trong học tập. Thứ hai, hình thành và phát triển năng lực vận dụng các tri thức Toán học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
“Đây là một trong những điểm chuyển đổi rất cơ bản giữa chương trình phổ thông 2006 với chương trình phổ thông mới 2018 về môn Toán. Chương trình phổ thông 2006 cũng đã cố gắng làm sao gắn với thực tiễn, nhưng chưa nhiều, chưa sâu sắc. Còn trong chương trình phổ thông 2018, nó trở thành một trong hai chân trụ và sẽ là một trong những điểm chính để đánh giá học sinh ở các đề thi cuối cấp”, GS Thái nói.
Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá cũng sẽ nhằm đánh giá năng lực Toán và năng lực vận dụng tri thức Toán học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
GS Thái mong các giáo viên hạn chế lối dạy truyền thụ kiến thức theo kiểu “rót kiến thức vào cái đầu rỗng” thông qua việc chỉ tập trung luyện các dạng mẫu, bài mẫu.
“Chúng ta chống Văn mẫu thì cũng phải chống ‘văn mẫu’ trong Toán. Truyền thụ, yêu cầu học sinh nắm vững những kiến thức cốt lõi khác hoàn toàn với dạy dạng mẫu, bài mẫu”, GS Thái nói.
GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cũng cho rằng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Toán (theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực học sinh) là một trong những việc rất quan trọng khi dạy học môn Toán theo chương trình phổ thông 2018.
Tuy nhiên, GS Châu cho rằng, dù theo chương trình nào, suy nghĩ và tư tưởng cho rằng học Toán phải dễ là sai lầm. “Đã đi học, phải chấp nhận chuyện học là phải khó. Chúng ta không cần phải làm nó khó hơn mức cần thiết, nhưng làm cho nó dễ đi là định hướng sai. Đi học khác với đi chơi. Việc biến chuyện học thành một việc như giải trí là một chuyện không tưởng, mà thực ra đó là sai lầm”, GS Châu nói.
GS Đỗ Đức Thái: Phải chống cả ‘văn mẫu’ trong dạy và học Toán
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1: Uy lực của Nhà vua
11 trường đại học của Việt Nam lọt top tốt nhất Châu Á của bảng xếp hạng QS (Ảnh chụp màn hình) |
Trước đó, hồi tháng 2, có 3 trường được vào top 500 trường hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi của Times Higher Education (THE) là ĐH Quốc gia Hà Nội (nhóm 201-250); Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (nhóm 251-300); ĐH Quốc gia TP.HCM (nhóm 401-500).
Còn trong bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2021 của THE, ĐH Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 801-1000, ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 1000+.
Trong khi đó, theo xếp hạng các ĐH xuất sắc nhất toàn thế giới năm 2020 do ARWU (Trường ĐH Giao thông Thượng Hải) công bố, Việt Nam có một trường duy nhất là Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào top 701-800.
Có thể thấy, những trường đại học Việt Nam ghi danh trên các bảng xếp hạng nói trên đa phần đang thực hiện tự chủ.
Vị trí xếp hạng càng cao, quyền tự chủ càng nhiều
GS Philip G. Altbach (ĐH Boston, Mỹ) nhận định rằng một trường đại học xuất sắc, có vị trí cao trên các bảng xếp hạng là trường có hoạt động nghiên cứu khoa học xuất sắc, sở hữu các giáo sư hàng đầu, có môi trường học thuật tự do, khơi gợi được sự phấn khích trong việc sáng tạo tri thức mới, sở hữu mô hình quản trị hiệu quả, có đầy đủ cơ sở vật chất và các quỹ tài chính hùng hậu.
Theo ông Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM: “Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối tương quan giữa tự chủ đại học và vị trí trên các bảng xếp hạng. Trường đại học càng có vị trí cao trên các bảng xếp hạng thì có nhiều quyền tự chủ hơn về quản trị và tổ chức bộ máy, về tài chính và về học thuật”.
“Tự chủ về về quản trị và tổ chức bộ máysẽ giúp cho trường đại học chủ động tuyển dụng được những giảng viên giỏi, nhà khoa học xuất sắc, xây dựng và vận hành được hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI). Tự chủ về tài chínhgiúp đa dạng hóa nguồn thu: từ việc khai thác tài sản trí tuệ, cơ sở vật chất, đến việc chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, hình thành và vận hành các quỹ tài trợ, chủ động quyết định các khoản chi. Tự do học thuậtlà nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo trường đại học thực sự trở thành nơi sáng tạo ra tri thức mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trường đại học phải được quyền quyết định các vấn đề học thuật như tuyển sinh, đào tạo, mở ngành mới, quyết định về phương pháp, ngôn ngữ giảng dạy, các vấn đề về đảm bảo và kiểm định chất lượng…” – ông Quân phân tích.
Năm 2020, lần đầu tiên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức cho thí sinh làm bài kiểm tra tư duy để lấy kết quả xét tuyển kết hợp với điểm các môn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT |
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng chia sẻ, cách đây 3 năm, trường bắt đầu được tự chủ trong việc thuê và ký hợp đồng với giảng viên nước ngoài. Hiện, có hơn 10 giảng viên nước ngoài được ký hợp đồng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 50 cán bộ đến trao đổi, làm việc 3–6 tháng (chiếm khoảng 0,3% giảng viên).
Theo ông Thắng, việc này có ảnh hưởng rất tốt đến giảng viên về tác phong làm việc, tiếng Anh giao tiếp.
Từ năm 2018, trường bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
“2 năm nay, chúng tôi thực hiện trả lương dựa trên mức độ đãi ngộ phù hợp để tất cả giảng viên của nhà trường có thể làm việc được và cũng sử dụng các cơ chế đặc biệt để thu hút nhân tài (là những giảng viên nước ngoài có chỉ số H –index cao, các giảng viên là Việt kiều có mong muốn về nước)”...
Các chính sách này đã giúp trường lọt Top 300 trong bảng xếp hạng các trường đại học tại các nước có nền kinh tế mới nổi của THE. Trong các đại diện đến từ Việt Nam, trường đứng đầu về chỉ số ảnh hưởng nghiên cứu.
Còn ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ông Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng cho biết, từ khi tự chủ, số bài báo ISI tăng gấp ba.
“Nếu trước đây trường phụ thuộc cơ chế khen thưởng của Bộ, thì hiện nay trường thưởng một bài báo ISI là 100 triệu đồng. Vì tự chủ, trường cũng có chính sách thu hút người giỏi về công tác bằng các chính sách hấp dẫn”.
Có cần thiết tham gia xếp hạng?
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng khẳng định, việc hội nhập trong bảng xếp hạng quốc tế là cần thiết, phải tham gia vào việc đánh giá xếp hạng để biết chúng ta đang ở đâu.
Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng không phải chạy đua theo các tiêu chí đó mà đó chỉ là thước đo để biết điểm yếu của mình và có chính sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để khắc phục. Từ đó, các trường sẽ đẩy mạnh, làm tốt hơn những điểm trong hệ thống quản trị của mình.
Đồng quan điểm, ông Quân cho rằng, việc có tên trên các bảng xếp hạng là cần thiết.
“Khai thác triệt để quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ĐH Quốc gia TP.HCM đã tiên phong trong giáo dục đại học của Việt Nam như về số lượng các chương trình đạt chuẩn quốc tế, vị trí trên các bảng xếp hạng quốc tế, dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đạt chuẩn khu vực và quốc tế…
Để có được thứ hạng cao và bền vững, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ưu tiên phát triển một số trường đại học như cách mà các quốc gia khác trên thế giới đã làm. Tuy nhiên, ở thời điểm này, nhiệm vụ đào tạo nhân lực trình độ cao, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước vẫn phải là nhiệm vụ quan trọng nhất” – ông Quân nhấn mạnh.
Ngân Anh - Lê Huyền - Thúy Nga
Hiệu trưởng nhiều trường đại học đang thực hiện tự chủ sử dụng những so sánh, ví von mạnh mẽ khi chia sẻ về công việc đang làm.
" alt="Trường càng tự chủ, xếp hạng càng cao"/>TP.HCM: Kiến nghị thanh tra dự án lấp rạch, bán nhà trái phép
Chấm dứt hoạt động 39 dự án vi phạm Luật Đất đai tại Hà Nội
TP.HCM: Công bố sai phạm hơn 2.000ha đất công tại Sagri
Ông Nguyễn Thức (trú tại khối 16, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) gửi đến các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh đơn tố cáo một số cá nhân ngang nhiên chiếm đoạt hàng ngàn m2 đất rừng mà ông là người được Nhà nước giao quyền sử dụng hàng chục năm nay.
Ông Nguyễn Thức, người được nhà nước giao 11,7ha đất lâm nghiệp từ 1991 đứng ra tố cáo việc đất rừng bị xẻ, cấp sai |
Đơn tố cáo ông Thức cho biết, năm 1991 ông được Nhà nước giao 11,7ha rừng sản xuất tại lô 12, khoảnh I (lúc này đang thuộc xã Gia Phố) theo quyết định 66/QĐ – UBND huyện Hương Khê.
Do gia đình ông Thức neo người và thiếu vốn trồng rừng nên năm 2005 ông đã liên kết với ông Dương Đình Huân (trú thị trấn Hương Khê) cùng bỏ vốn trồng rừng sản xuất. Gần đây, sau khi khai thác số rừng trồng kể trên, ông Thức phát hiện hơn 3ha rừng của ông bị một số cá nhân chiếm đoạt.
Ông Thức cho hay, một số cá nhân không biết bằng cách nào đã chiếm đoạt hàng nghìn m2 trên đất lâm nghiệp của ông. Và điều đáng nói là có ¾ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ) có cả diện tích đất ở.
Hai thửa đất bị xẻ cấp cho hai mẹ con bà Sâm và ông Sơn nhưng không ở. Sau đó được chuyển nhượng cho 1 cá nhân với giá 3,2 tỉ |
Một trong những bìa đỏ cấp cho hộ dân bị tố cáo chồng lên đất ông Thức |
Cụ thể, ông Mai Văn Ngân có Giấy CNQSDĐ gần 2000m2; ông Ngô Hồng Sơn có giấy CNQSDĐ 1750m2 (300m2 đất ở) và bà Nguyễn Thị Sâm (mẹ ông Sơn) có giấy CNQSDĐ 1750m2, và sau tăng lên gần 4000m2 (300m2 đất ở).
Đáng chú ý, mảnh đất đứng tên hai cá nhân là bà Nguyễn Thị Sâm (SN 1944, trú xã Hà Linh, Hương Khê) và ông Ngô Hồng Sơn (SN 1965, trú TP Hà Tĩnh) đã được chuyển nhượng hàng tỷ đồng.
Cụ thể, ông Ngô Tuấn Dũng, em trai ông Sơn đã viết giấy bán cho ông Trần Xuân Thạch (trú thị trấn Hương Khê) 2 thửa đất đứng tên bà Sâm và ông Dũng (ông Sơn tặng lại em) với giá trị 3,2 tỉ đồng.
Giấy viết tay bán đất của ông Dũng |
Ông Thức cũng tố cáo một cá nhân khác là ông Tùng (trú Hương Khê) bán lại 21.000m2 đất rừng cho ông Thạch với giá 3,7 tỷ đồng.
Trong đơn tố cáo, ông Thức cũng cho rằng, quá trình làm giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất có dấu hiệu làm khống hồ sơ khi số diện tích đất trên vẫn chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất ở, không có quy hoạch sử dụng đất và không có biên bản giao đất thực địa…
Cơ quan chức năng nói gì?
Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, chúng tôi đã có mặt tại khu vực đất rừng được Nhà nước giao cho ông Thức. Trước đây, khu vực đất này thuộc địa giới hành chính xã Gia Phố. Từ ngày 1/1/2010 thuộc địa phận thị trấn Hương Khê.
Quyết định giao đất của ông Thức từ 1991 |
Tại hiện trường, phần đất bị tố cáo chiếm dụng được xây dựng hàng rào kiên cố, phía trong hàng rào còn xuất hiện một móng nhà, cây bụi mọc dày đặc.
Ông Phan Quốc Lập - Trưởng phòng TN&MT huyện Hương Khê cho biết, khu vực đất ông Thức tố cáo bị chiếm dụng trái phép liên quan đến 4 hộ dân. Đặc biệt, có hộ dân được cấp đất trước cả thời điểm ông Thức được Nhà nước giao rừng?
Tại buổi làm việc này, chúng tôi đề nghị Phòng TN&MT huyện Hương Khê cung cấp các hồ sơ gốc liên quan đến quá trình cấp đất cho 4 hộ dân kể trên.
Ông Phan Quốc Lập, Trưởng phòng TN&MT huyện Hương Khê |
Tuy nhiên chỉ có hồ sơ thời điểm 2011, hồ sơ cấp đất từ 2003 thì không có. Nhóm PV đã đề nghị cung cấp kế hoạch quy hoạch đất ở tại vị trí đất mà ông Thức tố cáo bị chiếm đoạt và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện. Tuy nhiên ông Lập không thể cung cấp.
Khi được hỏi diện tích đất của 4 hộ dân trên có nằm chồng lên phần đất rừng Nhà nước đã giao cho ông Thức quản lý hay không, ông Lập cho biết, hiện vẫn chưa thể phân định được ranh giới, tuy nhiên, nếu phần đất đã cấp cho 4 hộ trên nằm chồng lên phần đất của ông Thức thì việc cấp đất là sai và phải thu hồi.
“Việc chồng lấn hay không, cấp sai đúng thế nào vẫn đang được kiểm tra để trả lời đơn tố cáo”, ông Lập nói.
Điều dư luận quan tâm hơn cả là năm 2003, hai mẹ con bà Sâm, ông Sơn được chính quyền xã Gia Phố đề nghị cấp 2 thửa đất (đều 1750m2), trong đó có 300m2 đất ở tại khu vực này.
Tuy nhiên, đến thời điểm 2011, bà Sâm vẫn đang có hộ khẩu ở xã Hà Linh, ông Sơn ở TP Hà Tĩnh.
Ông Đặng Văn Định – Cán bộ địa chính xã Gia Phố thông tin không tìm thấy hồ sơ gốc cấp đất của bà Sâm, ông Sơn |
Khi được hỏi cơ sở để cấp đất ở cho hai hộ này, ông Đặng Văn Định, cán bộ địa chính làm việc tại xã Gia Phố từ năm 2000 đến nay nói ông không nhớ trình tự cấp đất cho 2 người này. Còn hồ sơ gốc hiện… chưa tìm thấy”?
Ông Nguyễn Quang Hào - Hạt trưởng hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê cho hay, việc Nhà nước giao 11,7ha đất lâm nghiệp cho ông Thức là đúng. Đối với diện tích đất Nhà nước giao cho ông Thức từ trước đến nay vẫn giữ nguyên hiện trạng, chưa trải qua lần chuyển đổi mục đích sử dụng nào.
Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, UBND huyện Hương Khê đã giao cho UBND thị trấn Hương Khê chủ trì kiểm tra và báo cáo. Tuy nhiên, đến nay như lời trưởng phòng TN&MT nói, vẫn chưa thể xác định ranh giới khu vực xảy ra tố cáo.
Lê Minh - Duy Quang (còn nữa)
UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi toàn bộ đất trồng mía giao cho công ty Kim Long, gồm cả phần đất có 7 ngôi biệt thự xây trái phép.
" alt="Bài 1: 'Thương vụ' tiền tỉ trên 11,7ha đất rừng ở Hà Tĩnh"/>Tại sự kiện, NTK Châu Loan - Trưởng BTC cuộc thi cho biết: “Siêu mẫu nhí toàn năng 2024 mong muốn tìm kiếm tài năng người mẫu nhỏ tuổi, ngoài khả năng trình diễn catwalk còn có sự tự tin xử lý các tình huống trên sân khấu.
Trong cuộc thi, BGK sẽ đưa ra nhiều thử thách thực tế để các bé có thể vượt qua thử thách, khám phá giới hạn của bản thân, bình tĩnh xử lý tình huống, từ đó vững tin theo đuổi đam mê trở thành người mẫu chuyên nghiệp. Các bé sau đó được đào tạo và có cơ hội tham gia trải nghiệm cả những sân chơi thời trang quốc tế”.
Về tiêu chí tìm kiếm Siêu mẫu nhí toàn năng 2024, Trưởng BGK - NSƯT Trần Đại Mý cho hay: “Chúng tôi sẽ đánh giá công tâm dựa trên nhiều tiêu chí, trình diễn, vẻ duyên dáng và cả sự hiểu biết của các bé về văn hóa, lịch sử của dân tộc. Không dừng lại ở một cuộc thi, tìm kiếm người mẫu trình diễn đơn thuần, qua các vòng thi, chúng tôi hỗ trợ đào tạo cho các em hiểu biết thêm những kỹ năng trình diễn, ứng xử…
Chúng tôi cũng sẽ động viên để các em có sự thoải mái, tự tin thể hiện khả năng của mình. Các bé đi vào vòng trong sẽ là tổng hòa các kỹ năng, trình diễn, thần thái, hơn nữa sẽ hiểu thêm về văn hóa truyền thống Việt Nam”.
Hoa hậu Thạch Thu Thảo chia sẻ: “Sẽ có rất nhiều khó khăn và thử thách khi tham gia cuộc thi, các thí sinh hãy chuẩn bị thật tốt, cố gắng hết mình. Hãy cho thấy các bạn thật sự tâm huyết và máu lửa, Thảo luôn tin rằng những gì đến từ trái tim sẽ chạm tới trái tim. Các bạn hãy luôn tự tin, rạng rỡ thể hiện tài năng của mình và chiến thắng”.
Chính thức được khởi động từ ngày 20/1/2024, cuộc thi Siêu mẫu nhí toàn năng được tổ chức thành các vòng: vòng sơ tuyển (online), vòng bán kết được tổ chức thi trực tiếp 3 miền Bắc - Trung - Nam với các thử thách Hội đồng BGK và BTC đưa ra. Vòng chung kết toàn quốc dự kiến diễn ra tháng 2/2024 tại Hà Nội.
Á quân quốc tế Nguyễn Lê Thuỳ Linh làm đại sứ 'Siêu mẫu nhí toàn năng'Ban tổ chức cho biết Đại sứ chương trình là Á quân quốc tế cuộc thi Tài năng Thanh thiếu niên toàn cầu (Kids & Teen Pageant) Nguyễn Lê Thuỳ Linh." alt="Hoa hậu Thạch Thu Thảo ngồi 'ghế nóng' Siêu mẫu nhí toàn năng 2024"/>Hoa hậu Thạch Thu Thảo ngồi 'ghế nóng' Siêu mẫu nhí toàn năng 2024