- Alvaro Morata đã rời trại tập trung Real Madrid ở Mỹ,ểnnhượngMUMorataramắtChelseanóixátmuốtường thuật bóng đá phấn khích bay đến London ký hợp đồng ra mắt Chelsea. Anh thốt lời như xát muối vào MU và Mourinho, những người mua hụt.
Chelsea nổ "bom tấn" Morata, sếp bự MU họp gấp MourinhoTin chuyển nhượng MU: Morata ra mắt Chelsea, nói xát muối MU, Mourinho
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Torino vs Juventus, 0h00 ngày 12/1 -
Top 10 loại rau thơm tốt cho sức khỏe, giúp phòng và chữa bệnhKhông chỉ giúp món ăn thêm ngon, các loại rau thơm còn có tác dụng chữa bệnh. 4. Mùi tàu:Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu.
Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...
5. Húng chanh: Còn gọi là cây rau tần.
Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,… Trong dân gian, thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra các cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.
6. Húng quế: Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
7. Húng cây (bạc hà):cùng họi với húng quế, là một loại rau gia vị ăn sống. Húng cây là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ…
8. Sả:thường được ăn sống hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho do cảm cúm hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.
9. Tía tô:Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền.
Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.
10. Lá lốt: Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae).
Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.
Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: đau nhức xương khớp, bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, bệnh tổ đỉa ở bàn tay, đau rang, viêm xoang, chảy nước mũi đặc, giải say nắng, đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…
Đa số loại rau gia vị đều có vị cay, tính ấm, chứa tinh dầu, có tác dụng kích thích tiêu hóa, sát khuẩn, làm ấm bụng. Vào mùa lạnh có thể sử dụng các loại rau gia vị này nhiều hơn một chút sẽ có tác dụng tăng hương vị cuộc sống, bảo vệ sức khỏechống lại cái lạnh ngoài trời và cái lạnh trong lòng hiệu quả.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM
Công dụng tuyệt vời của rau thơm có thể bạn chưa biết
Các loại rau thơm không chỉ làm cho món ăn thêm hấp dẫn mà còn góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe, phòng và chữa bệnh."> -
Hút thuốc lá là yếu tố gây bệnh ung thư dạ dày hàng đầuVị bác sĩ chia sẻ khoa Nội soi tiêu hóa tiếp nhận không ít trường hợp nội soi với tiền sử hút thuốc lá lâu năm. Điển hình như ông V.T, 61 tuổi, tiền sử hút thuốc lá 35 năm, đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn. Kết quả nội soi phát hiện ông có u sùi chiếm gần toàn bộ lòng thực quản, không đưa ống soi qua được.
Ca bệnh khác là anh N.T.T, 25 tuổi, tiền sử hút thuốc lá liên tục từ năm 17 tuổi, khoảng 7 điếu/ngày. Kết quả nội soi phát hiện anh có tình trạng Barrett thực quản, là hiện tượng các tế bào trong thực quản - phần ống nối từ miệng đến dạ dày, được thay thế bằng các tế bào tương tự như niêm mạc ruột.
Theo bác sĩ Phương Liên, hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống thanh - khí quản - phổi mà còn theo cuống họng để xâm nhập tới thực quản và gây biến đổi ung thư hóa.
"Như trường hợp bệnh nhân N.T.T (25 tuổi) trên đây, hút thuốc cũng làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới (cơ giữa thực quản và dạ dày) giúp ngăn thức ăn từ dạ dày chảy ngược lại thực quản", bác sĩ Liên cho hay. Khi cơ vòng thực quản dưới yếu đi, các chất trong dạ dày có thể trào ngược lại thực quản, gây ợ chua và có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản. Barrett thực quản được coi là có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư thực quản.
Không chỉ thuốc lá truyền thống mà cả thuốc lá điện tử cũng có nguy cơ cao gây các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là ống tiêu hóa trên.
Tại Bệnh viện K (Hà Nội), hầu hết nam giới mắc ung thư dạ dàyđều sử dụng thuốc lá. Thói quen này được xếp hàng thứ 1 trong danh sách những yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.
Nguyên nhân khiến bệnh nhân hút thuốc lá phát hiện bệnh muộn
Ngoài ra hút thuốc lá còn là nguy cơ gây nên rất nhiều bệnh lý khác, ảnh hưởng đến người hút và cả những người xung quanh khi hít phải khói thuốc lâu ngày.
"Hầu hết bệnh nhân hút thuốc lá thường phát hiện bệnh muộn do sự ngấm dần từ từ của khói thuốc. Để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh, cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá", bác sĩ Liên đưa ra lời khuyên.
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong mỗi năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, nghĩa là hơn 100 người tử vong mỗi ngày, cao hơn gấp nhiều lần so với số ca tử vong vì tai nạn giao thông mỗi ngày. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo, đến năm 2030, con số này có thể sẽ tăng lên tới 70.000 người tử vong một năm nếu các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá không hiệu quả.
Hằng năm, WHO đã thống kê tỷ lệ tử vong do thuốc lá vào khoảng 8 triệu người trên toàn cầu, đồng thời có thêm 1 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Ở nước ta, cứ 7 người thì có 1 người tử vong do thuốc lá gây ra.
Không chỉ tiêu hóa, các nhà khoa học thống kê có 25 căn bệnh khác liên quan đến sử dụng thuốc lá như: Đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi... Đây đều là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.
Chất gây bệnh mới vừa phát hiện trong thuốc lá điện tử nguy hại ra sao?
Theo Bộ Y tế, thuốc lá điện tử chứa vitamin E axetat và tetrahydrocannabinol, một chất kích thích hệ thần kinh có trong cần sa. Chất này được cho là có vai trò quan trọng gây ra hàng nghìn ca tổn thương phổi."> -
Mối nguy hiểm khi lạm dụng thuốc lá ít người biếtLạm dụng thuốc lá được xác định là có nguy cơ cao ảnh hưởng đến bệnh hoại tử chỏm xương đùi. Hoại tử chỏm xương đùilà tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do thiếu máu nuôi dưỡng lên chỏm xương đùi không do nguyên nhân nhiễm trùng hay chấn thương. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 30 tới 50 tuổi. Tuy nhiên, gần đây số lượng bệnh nhân mắc bệnh này ngày càng nhiều, tuổi ngày càng trẻ, dẫn đến hỏng khớp háng ở các mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến âm thầm, ngày càng nặng lên, cuối cùng đau, mất chức năng khớp háng, bắt buộc phải thay khớp háng nhân tạo, như bệnh nhân 29 tuổi trên đây.
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, gây hỏng khớp háng. Bệnh thường xuất hiện ở những người thợ lặn, công nhân hầm mỏ, những người sử dụng thuốc corticoid trong thời gian kéo dài, người mắc các bệnh mạn tính (viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống...), người lạm dụng thuốc lá, rượu bia.
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá - nguy cơ cao bị hỏng khớp háng
Một nghiên cứu trong 5 năm (2017-2022) cho thấy lạm dụng rượu và thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ cao tác động đến bệnh lý này.
Nghiên cứu được thực hiện ở 67 bệnh nhân dưới 40 tuổi phải thay khớp háng nhân tạo tại Khoa Phẫu thuật chi dưới (Bệnh viện Việt Đức). Các bệnh nhân này không gồm những người mắc các bệnh lý mạn tính như lupus, viêm đa khớp..., hoặc người gặp các bệnh lý, tổn thương khớp háng có chỉ định thay. Bệnh nhân đã dùng thuốc corticoid trước khi có biểu hiện đau vùng khớp háng cũng được loại trừ, không trong diện nghiên cứu.
Người nhỏ tuổi nhất tham gia nghiên cứu là thanh niên 21 tuổi, lớn tuổi nhất là 40. Trong số này, 94% là nam giới. 100% bệnh nhân đến viện đều có triệu chứng đau.
Theo đó, 85% bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi uống rượu thường xuyên và thường bị cả hai bên khớp háng (78%), cao hơn nhiều so với người không uống rượu. Nếu thường xuyên kèm theo hút thuốc lá, tỷ lệ này sẽ tăng lên.
Cụ thể, hơn 43% bệnh nhân uống rượu ở mức hơn 1.333ml mỗi tuần. Lượng rượu sử dụng trung bình là 1,2 lít/tuần, chủ yếu là rượu trắng (loại rượu thường có nồng độ cồn 30%).
Phân tích cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá chiếm gần 50%. Trong số những người hút thuốc, tỷ lệ bị tổn thương khớp háng cả hai bên lên tới 80%, cao hơn nhiều so với người không hút.
"Trong nghiên cứu, tất cả bệnh nhân hút thuốc đều uống rượu, 88% người trong số họ có tổn thương 2 bên khớp háng, cao hơn rất nhiều so với số bệnh nhân không đồng thời sử dụng cả rượu và thuốc lá (56%), và cao hơn so với số bệnh nhân chỉ dùng rượu hoặc thuốc lá đơn thuần", nghiên cứu chỉ ra.
Theo bác sĩ Tùng, điều này nói lên rượu và thuốc lá là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến toàn thân, ảnh hưởng đến bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi và gây tổn thương khớp háng tiến triển ở cả hai bên.
Thói quen gây ung thư nhưng nhiều người chưa thể bỏ
Hút thuốc góp phần gây ra nhiều rối loạn hệ tiêu hóa, đồng thời đây cũng là yếu tố nguy cơ xếp hàng thứ nhất gây nên bệnh ung thư dạ dày.">