Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Ông Hoàng Công Thủy, Ủy viên Đảng đoàn MTTQ Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Đảng đoàn MTTQ Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hội nghị hiệp thương dân chủ cử 7 người Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X giữ chức Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X:
Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam.
Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Bà Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội.
Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.
Ông Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến sinh ngày 10/11/1962, quê quán xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ông có trình độ Đại học Nông nghiệp chuyên ngành Trồng trọt; Cao cấp lý luận chính trị.
Ông Đỗ Văn Chiến là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.
Ông Đỗ Văn Chiến thời gian dài công tác tại tỉnh Tuyên Quang và trải qua các chức vụ: Phó Giám đốc Xí nghiệp Nông công nghiệp chè Tân Trào Sơn Dương; Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương; Phó Trưởng Ban Tài chính - Quản trị Tỉnh ủy; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Sơn; Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tuyên Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang.
Từ tháng 8/2011 đến 2/2015, ông Đỗ Văn Chiến được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Sau đó ông giữ cương vị Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (2/2015 - 4/2016) rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (4/2016 - 1/2021).
Ngày 12/4/2021, tại Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 4, khóa IX hiệp thương cử ông Đỗ Văn Chiến giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Ngày 16/5, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung ông Đỗ Văn Chiến làm Ủy viên Bộ Chính trị.
Anh Văn" alt=""/>Ông Đỗ Văn Chiến tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NamTrước đó, tại phiên làm việc chiều 17/10, Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X thông qua số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029 gồm 405 người.
Trong đó, tại Đại hội, các đại biểu biểu quyết hiệp thương cử 397 người, 8 người sẽ được kiện toàn bổ sung trong nhiệm kỳ.
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng 4.0, chữ ký số từ xa đang trở thành công cụ cơ bản, cần thiết đối với doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế số, xã hội số, giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí, loại bỏ hàng loạt giấy tờ cùng quy trình rườm rà, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và hiệu quả kinh doanh. Chữ ký số từ xa cũng là mắt xích quan trọng trên tiến trình chuyển đổi số, hướng tới xây dựng và phát triển kinh tế số - một trong những trụ cột vững chắc góp phần kiến tạo Việt Nam trở thành quốc gia số.
Hiện nay, FPT IS là một trong 6 tổ chức trên cả nước đáp ứng đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn, tính pháp lý và được Bộ TT&TT cấp phép cho loại hình ký số từ xa. Đặc biệt, với chứng chỉ QTSP được cấp bởi Tayllorcox, một trong những đơn vị đánh giá chứng chỉ uy tín nhất của châu Âu, cùng chứng nhận eIDAS, FPT.eSign được công nhận có tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo mật sánh ngang cùng các giải pháp của những đơn vị cung cấp hàng đầu thế giới.
Với FPT.eSign, người sử dụng không cần USB Token như ký số truyền thống, mà có thể sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng để thực hiện ký số. FPT.eSign đem lại nhiều thuận tiện, đặc biệt với người dùng cá nhân khi cho phép ký số mọi lúc, mọi nơi với chi phí hợp lý. Hệ thống ký số này có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như Ngân hàng - Tài chính, Bất động sản, Chứng khoán, Bảo hiểm, Thuế, Kho bạc, Hải quan… giúp rút ngắn thời gian, khoảng cách tiếp cận của các dịch vụ tài chính tới khách hàng.
Đến nay, FPT.eSign đã vượt qua các bài kiểm tra kỹ thuật và bảo mật để được sử dụng tại hơn 20 ngân hàng, tổ chức tài chính trên toàn quốc như FE Credit, Home Credit, HDSaison, Mcredit, CIMB… cùng hơn 100.000 khách hàng doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.
" alt=""/>Chữ ký số từ xa Make in Viet Nam hỗ trợ phát triển kinh tế sốNgười có trình độ thạc sĩ trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật thanh niên (đủ 16 tuổi đến 30 tuổi) tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn gồm: Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản 1 nêu trên; tốt nghiệp đại học loại khá trở lên và có chuyên ngành đào tạo sau đại học cùng ngành đào tạo ở bậc đại học.
Người có trình độ tiến sĩ trong độ tuổi (dưới 35 tuổi) theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 nêu trên.
Các đối tượng được ưu tiên trong xét tuyển công chức là Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B sẽ được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động. Đối tượng này được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong sẽ được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Trường hợp người dự tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên quy định nêu trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
Vị trí, chỉ tiêu, yêu cầu về chuyên ngành đào tạo
Nội dung, hình thức xét tuyển và xác định người trúng tuyển
Việc xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng, trong đó vòng 1 kiểm tra điều kiện dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển của người dự tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
Ở vòng 2, người dự tuyển sẽ tham gia phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn). Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.
Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
Đăng ký dự tuyển, hoàn thiện hồ sơ dự tuyển
Thông báo nêu rõ, để đăng ký dự tuyển, hồ sơ dự tuyển (đựng trong túi đựng hồ sơ) cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ và danh mục thành phần tài liệu gồm: Phiếu đăng ký dự tuyển; Bản sao các văn bằng, bảng điểm kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Các văn bằng, bảng điểm bằng tiếng nước ngoài yêu cầu nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trong trường hợp trên bằng tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nước ngoài không ghi rõ loại khá, giỏi, xuất sắc thì bổ sung các tài liệu chứng minh kết quả học tập của người dự tuyển đạt loại khá, giỏi, xuất sắc theo xếp loại của trường (ví dụ bảng đánh giá xếp loại của trường; thư xác nhận của trường là đạt loại khá, giỏi, xuất sắc...);
Bằng khen, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực chứng minh đạt giải cá nhân trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học đáp ứng quy định tại khoản 1, Điều 2, Nghị định 140/2017/NĐ-CP; Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; 3 phong bì thư có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận.
Về lệ phí, thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, Bộ TT&TT không thu lệ phí tuyển dụng đối với thí sinh dự tuyển.
Thời gian nộp hồ sơ dự tuyển kéo dài 30 ngày, kể từ ngày 23/12/2022 đến hết ngày 22/1/2023. Người dự tuyển nộp hồ sơ trực tiếp trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần tại Vụ Tổ chức cán bộ ở phòng 610, tầng 6, nhà B của Bộ TT&TT, số 18 Nguyễn Du, Hà Nội.
Người dự tuyển cũng có thể chọn gửi hồ sơ qua đường Bưu điện về Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TT&TT, số 18 Nguyễn Du, Hà Nội, với thời gian nộp tính theo dấu bưu điện.
Kết quả kiểm tra hồ sơ dự tuyển sẽ thông báo cụ thể trên website của Bộ Thông tin và Truyền thông, địa chỉ mic.gov.vn. Mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký dự tuyển, người dự tuyển liên hệ với Vụ Tổ chức cán bộ qua số điện thoại 024.39436930 để được hướng dẫn, giải đáp.
Sau khi trúng tuyển, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến Bộ TT&TT để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển.
Hồ sơ dự tuyển phải được bổ sung để hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng, bao gồm: Bản sao giấy khai sinh; Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp; Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
Đối với các văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, người trúng tuyển phải nộp giấy công nhận văn bằng của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam. Trường hợp không có giấy công nhận của cấp có thẩm quyền sẽ không được tuyển dụng.
Trường hợp phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng không hợp pháp hoặc có vi phạm điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, vi phạm trong kê khai phiếu đăng ký dự tuyển, kê khai lý lịch, Bộ TT&TT sẽ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Thời gian và địa điểm phỏng vấn
Dự kiến thời gian phỏng vấn sẽ diễn ra trong quý I/2023. Địa điểm phỏng vấn tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, số 18 Nguyễn Du, Hà Nội.
Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 2, lịch phỏng vấn sẽ thông báo cụ thể trên website của Bộ TT&TT tại địa chỉ mic.gov.vn.
Xem chi tiết thông tin Tuyển dụng công chức Vụ Tổ chức cán bộ năm 2022 của Bộ TT&TT TẠI ĐÂY
" alt=""/>Bộ TT&TT tuyển dụng 2 công chức Vụ Tổ chức cán bộ năm 2022