Bố chồng tôi là giám đốc một chi nhánh ngân hàng. Mẹ chồng tôi là phó giám đốc một công ty xuất khẩu thủy hải sản. Nhà chồng tôi được xếp vào hàng đại gia theo quan niệm của nhiều người. Chắc mọi người nghĩ, tôi về làm dâu nhà đại gia là cả đời sẽ sống trong nhung lụa, tiền đếm mỏi tay, tiêu chẳng hết. Nhưng sự thật không như mọi người nghĩ. Năm năm làm dâu nhà đại gia, tôi vẫn chẳng có gì trong tay.
Sinh ra đã ở vạch đích, được bố mẹ nuông chiều nên chồng tôi không có chí tiến thủ. 30 tuổi đầu, anh đi làm chỉ để cho vui với mức lương ba cọc ba đồng. Có thời gian, anh thường đi chơi, nhậu nhoẹt với bạn bè. Khi thiếu tiền, anh vẫn ngửa tay xin mẹ.
Con trai tôi hơn 3 tuổi rồi nhưng anh chưa đưa đồng nào để tôi mua sữa, mua bỉm cho con. Mỗi lần tôi đòi tiền, anh toàn kêu không có tiền. Sống chung với gia đình chồng, tôi chịu đủ áp lực, ức chế, lại thêm người chồng ích kỷ, ỷ lại, tôi thực sự nhiều lần nghĩ đến chuyện ly hôn.
Hơn nữa, 5 năm ở nhà chồng, tôi ăn ở không đến nỗi nào. Bố mẹ chồng bảo gì tôi làm nấy, chưa bao giờ tôi dám cãi lại câu nào. Nhưng tôi có cảm giác, gia đình chồng vẫn khinh thường tôi và coi tôi như người ngoài. Vì bố chồng xin việc cho tôi nên thỉnh thoảng họ vẫn kể công và mỉa mai rằng nếu chẳng có nhà chồng, chắc giờ tôi chỉ là một nhân viên quèn đi làm thuê.
Đầu năm nay, mẹ chồng tôi khoe khắp nơi là cho vợ chồng tôi 1 căn nhà trị giá 5 tỷ. Và sau đó, bà làm giấy sang tên căn nhà ấy thật. Tuy nhiên, bà chỉ sang tên căn nhà cho chồng tôi thôi. Bà cũng làm đúng theo điều luật cho/tặng tài sản trong thời kỳ hôn nhân để sau này nếu có chuyện gì, căn nhà ấy vẫn là của chồng tôi.
Tôi thấy vậy ức chế lắm, tôi đã hỏi thẳng mẹ chồng rằng tại sao bà không để 2 vợ chồng tôi đứng tên căn nhà đó. Có phải bà vẫn còn đề phòng tôi, vẫn sợ vợ chồng tôi sẽ chia tay nhau hay không.
Nào ngờ, khi nghe phải câu ấy, bà trợn mắt lên nói: "Tôi nói cho chị biết. Đây là nhà của tôi. Tiền của tôi. Tôi muốn sang tên cho ai. Đó là quyền của tôi. Chị không có quyền can thiệp".
"Mẹ nói thế tức là mẹ vẫn coi con là người ngoài chứ không phải là con dâu của mẹ rồi", tôi nói.
"Nếu thật là như thế thì sao", bà hỏi lại tôi với giọng điệu thách thức.
Tiếp đó, chồng tôi cũng mua 1 chiếc xe hơn 1 tỷ. Nhưng anh cũng chỉ để tên anh trên chiếc xe đó. Khi tôi hỏi, anh cũng bảo đây là tiền mẹ cho anh mua xe. Với cả, tôi cũng chẳng đóng góp đồng nào để mua xe nên tôi không được đứng tên.
Tôi uất ức rớt nước mắt nói với chồng rằng, mấy năm qua đi làm được bao nhiêu tiền, tôi dồn cả vào để nuôi con. Anh đâu đưa cho tôi đồng nào.
Vậy là sau 5 năm làm dâu, tôi chẳng có gì trong tay ngoài chiếc xe máy bố mẹ tôi mua cho từ trước và cậu con trai 3 tuổi. Nhiều lúc, tôi đã thuyết phục chồng chí thú làm ăn, để hai vợ chồng tích cóp, dành dụm ra ở riêng nhưng chồng tôi không chịu.
Anh vẫn tiếp tục sống buông thả, không mục tiêu, không lý tưởng. Giờ tôi phải làm gì để thay đổi chồng tôi và suy nghĩ của những người nhà chồng tôi đây? Cứ phải sống thế này chắc tôi phát điên lên mất. Xin được độc giả tư vấn.
Cuộc hôn nhân hạnh phúc của tôi sụp đổ khi tôi ngã lòng với huấn luyện viên thể hình còn độc thân.
" alt=""/>Tâm sự khi ấy chồng thiếu gia, tôi vẫn chật vật, nghèo rớtXe ba gác chở giường vừa dừng lại ở trước ngõ, bà đi ra ngấm nguýt cái giường ra vẻ không hài lòng rồi thở dài thườn thượt. Đứa cháu chạy đến bên xun xoe “Ngoại sướng nhé, tối nay được ngủ giường mới đó”. Bà quay qua đàn con nói dứt khoát “Mẹ thích cái giường cũ hơn!”.
Ảnh minh họa |
Chúng tôi nháy mắt ra hiệu khiêng giường mới vào nhà, kê vào chỗ ngủ của bà rồi nhanh chóng gõ gõ vài nhát búa lên mấy thanh gỗ mục của giường cũ. Nó bong ra từng mảng, đàn cháu dấm dúi khiêng mấy mảnh gỗ ra vứt sau hè. Tối đó, bà chẳng còn cách nào đành lên giường mới nằm, vậy mà cũng kịp buông tiếng xuýt xoa “Tiếc cái giường cũ ghê…”.
Giường mới dù có chắc chắn, bóng loáng, đẹp đẽ đến đâu thì trong tâm trí của người bà suốt một đời sống vì con vì cháu ấy vẫn chẳng đủ sức hấp dẫn bằng cái giường ọp ẹp xưa cũ. Bản tính tiết kiệm đến mức tối đa, dung dị đến mức tối giản đã ăn sâu vào tiềm thức của một thế hệ trưởng thành và bươn chải trong loạn lạc, khốn khó, vất vả trăm bề.
Vậy nên khi thế kỷ hai mươi mốt đã sang ngót nghét hai thập kỷ mà gian bếp nhà bà vẫn còn đong đưa mấy cái nồi méo miệng, sứt quai, lõm đáy. Thỉnh thoảng con cái muốn “cải tổ” gian bếp, thay mới nồi niêu xoong chảo là y như rằng bị dập tắt chiến dịch từ trong trứng nước. Bà bảo đơn giản rằng “còn dùng được, cớ gì phải sắm mới?!”.
Tấm chăn chắp vá chằng chịt từ nhiều mảnh vải cũ, nối dài vô số ô bầu dục giờ cũng đã ngả màu, nhập nhoạng loang lổ chẳng thể phân biệt nổi sắc gì màu gì vẫn được bà nâng niu, xếp thẳng băng trong góc tủ. Bàn đến chuyện mua tấm chăn mới ấm áp hơn, êm mượt hơn lại vẫn là câu trả lời muôn thuở: “Vẽ chuyện, nó còn tốt chán mà…”.
Để đối phó với cái bệnh “thích sống khổ” của bà, đàn con và đám cháu chỉ còn cách “tiền trảm hậu tấu”. Không bàn luận, chẳng thăm dò ý kiến của bà mà cứ thế thay mới.
Lẽ tất nhiên sắm mới là bà lại chê, chê nhiều đến mức con cháu thủ thỉ về chân lý “không chê không phải là ngoại!” cùng cái nhún vai cảm thán và ánh nhìn yêu thương vô bờ bến dành cho người phụ nữ tóc hoa râm sống tằn tiện riêng mình để dành tất cả cho con cháu.
Bao giờ cũng vậy, sau lời chê bai của bà là đàn cháu lại tủm tỉm cười, len lén nhìn bà sờ soạng lau chùi cái giường mới, ngắm nghía cái mũ bảo hiểm mới, bưng bê nhẹ nhàng cái quạt mới, xếp gọn đôi dép mới lên giá… và đôi khi bà lại nhìn xa xăm, ánh mắt rưng rưng…/.
Sự kiên nhẫn không phải là cứ ngồi im chẳng làm gì cả, mà là dành thời gian để đảm bảo rằng những bước đi của bạn là đúng đắn và chính xác.
" alt=""/>Bà ngoại thích 'sống khổ'Nguyên liệu:
- 2 củ khoai mì (gần 1kg),
- 25g bột nếp.
- 200ml nước cốt dừa
- 1 chén vụn cơm dừa
- Mè, đậu phộng rang thơm
- Đường, muối
- Màu: lá dứa, đậu biếc, thanh long, dành dành
Cách làm:
- Khoai mì bóc vỏ ngâm qua đêm để loại độc tố sau đó mài hoặc xay.
- Dùng khăn màn vắt khoai đã xay cho hết nước, để phần nước lắng xuống thì bỏ nước lấy phần tinh bột bên dưới cho vào phần khoai mì vừa vắt.
- Cho 100ml nước cốt dừa vào khoai mì + bột nếp+ đường + muối tuỳ thích (tỉ lệ thông thường là 1 muỗng canh đường và 1 muỗng cafe muối)
- Trộn hỗn hợp và chia thành 5 phần bằng nhau. Sau đó cho màu vào 5 phần khoai đã chia.
Cuối cùng dùng muỗng nén các màu vào khuôn mang đi hấp (lưu ý để không lãng phí khoai khi tạo kiểu về sau thì khi hấp nên nén thành các tảng hình chữ nhật, dầy vừa đủ) 15-20 phút bánh sẽ chín.
*Làm muối mè: đậu phộng giã + mè+ đường và ít muối.
*100ml cốt dừa còn lại, cho thêm đường muối và 2 muỗng cafe bột gạo vào nấu sôi sánh lại là được (nếu bị đặc quá thì thêm nước vào nấu loãng ra)
Tạo kiểu bánh tuỳ thích, lăn qua lớp dừa vụn, xếp ra đĩa, rắc muối mè, rưới nước cốt dừa và thưởng thức thôi.
Chúc các bạn thành công!
Những hộp cơm bento giàu dinh dưỡng, bắt mắt là tâm huyết và tình yêu mà chị Yến Dung muốn dành cho con của mình mỗi ngày.
" alt=""/>Cách làm món bánh 'sushi' khoai mì