Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA, Trưởng ban tổ chức giải thưởng nhấn mạnh: VietFuture Award 2023 không chỉ đem đến trải nghiệm hữu ích, kiến thức có giá trị cho sinh viên. Những dự án xuất sắc sẽ khởi đầu cho mối liên kết gần gũi hơn nữa giữa doanh nghiệp và nhà trường trong việc tìm kiếm, hỗ trợ đưa các sáng tạo hữu ích của các em sinh viên vào thực tiễn, vào thị trường.
“Những tập đoàn công nghệ lớn sẽ luôn ủng hộ và dành nguồn lực cho các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo từ sớm như VietFuture”, ông Nguyễn Văn Khoa chia sẻ
Trong năm đầu được tổ chức, sau 3 tháng phát động, VietFuture Award 2023 nhận được 74 đề cử từ 27 trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Vòng thi đánh giá thuyết trình toàn quốc và chung tuyển đã diễn ra với sự tham gia của 32 đề cử thuyết trình trực tiếp tại Huế vào ngày 14/12 và 42 đề cử tham gia thuyết trình trực tuyến đã diễn ra trước đó vào ngày 9/12.
Theo đánh giá của Ban giám khảo, ý tưởng, sản phẩm, dự án sinh viên dự thi có sự đa dạng, đầu tư cao, trải dài tới 14 lĩnh vực. Nhiều sản phẩm dự thi có tính ứng dụng tốt trong việc giải quyết vấn đề về môi trường, nông nghiệp, giáo dục, y tế, du lịch, văn hoá nghệ thuật, di chuyển thông minh, thương mại điện tử, logistic… hướng đến xây dựng môi trường sống chất lượng cũng như góp phần xây dựng xã hội số, phục vụ cuộc sống con người tốt hơn.
Trong đó, có dự án đã đi sâu vào hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Đáng chú ý, ban tổ chức đã nhận về số lượng lớn các dự án đăng ký thuộc các lĩnh vực tiêu biểu như trí tuệ nhân tạo và tự động hoá; công nghệ xanh và tiết kiệm năng lượng; công nghệ cho xã hội & phát triển cộng đồng; giáo dục, học tập và đào tạo 4.0.
Kết quả, Hội đồng giám khảo VietFuture 2023 đã chọn được 20 đề cử xuất sắc để trao các giải Nhất, Nhì, Ba và Tiềm năng. Đây là những dự án được đánh giá xuất sắc về ý tưởng, có khả năng ứng dụng hiệu quả trong tương lai.
Trong đó, 5 dự án của sinh viên được trao giải Nhất gồm: ‘Sử dụng vỏ trấu và nilon để chế tạo ra vật liệu xây dựng (gạch lát đường) bảo vệ môi trường’ của Đại học Duy Tân; ‘Ứng dụng công nghệ 3D Animation để tăng khả năng tiếp cận lịch sử của học sinh trong thời kỳ đổi mới’ của trường đào tạo mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena Multimedia; ‘Thiết kế và chế tạo Pin nhiên liệu cho xe điện’ của Đại học Lạc Hồng; ‘Ứng dụng vòng tròn xanh - ứng dụng khuyến khích học tập sáng tạo và mua bán các sản phẩm tái chế’ của Đại học Bách khoa Hà Nội; và ‘Metasoothe – Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cùng trợ lý ảo sử dụng trí tuệ nhân tạo’ của trường đại học CNTT và Truyền thông Việt – Hàn.
Theo Ban tổ chức, các dự án đạt giải thưởng VietFuture 2023 nhận được phần thưởng bằng tiền mặt và vật phẩm, nền tảng công nghệ. Trong đó, tổng giá trị giải thưởng bằng tiền mặt là 265 triệu đồng; học bổng từ CODEGYM có tổng trị giá 620 triệu đồng, quà tặng máy chủ đám mây và tài khoản học thuật dành cho sinh viên, giảng viên đến từ Alibaba Cloud có tổng trị giá 12 triệu USD.
Đại diện Ban tổ chức cũng chia sẻ thêm, giải thưởng VietFuture 2024 sẽ được phát động sớm, ngay từ tháng 1/2024 để các trường đại học, các doanh nghiệp tổ chức có thể tham gia đặt hàng, nhận làm cố vấn cho các dự án từ các nhóm sinh viên của các trường đại học trên cả nước.
" alt=""/>20 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên giành giải VietFuture 2023Cụ thể, tập 34 của chương trình được ghi hình ở Nghệ An. Sau khi khám phá cảnh đẹp, các thành viên đã có một bữa ăn trưa ngoài trời với những món đặc sản địa phương. Tuy nhiên sau đó là hình ảnh quảng cáo dày đặc về một thương hiệu nước mắm. Chưa dừng lại ở đó, Lê Dương Bảo Lâm và HIEUTHUHAI và các thành viên khác cũng đã có đoạn đối thoại khá dài về sản phẩm nước mắm này.
Đáng nói, thành viên Ngô Kiến Huy tiếp tục phần quảng cáo, giới thiệu một thương hiệu cà phê hòa tan sau bữa ăn. Một khán giả bình luận: “Chương trình cố nhồi nhét quảng cáo quá sẽ khiến người xem khó chịu. Quảng cáo cũng được nhưng mà đừng khiên cưỡng và quá lố”.
Đây không phải lần đầu 2 ngày 1 đêmbị khán giả bàn tán việc đưa quảng cáo nhãn hàng quá lộ liễu trên sóng. Trước đó, trong tập 30, chương trình cũng bị phản ứng vì quảng cáo bia. Hình ảnh lon bia cùng logo thương hiệu xuất hiện nhiều lần trong suốt tập gây phản cảm. Trong mùa 1, 2 ngày 1 đêmcũng nhiều lần chèn hình ảnh các sản phẩm giữa nội dung chương trình với mục đích quảng cáo.
Đáng nói, 2 ngày 1 đêm không phải chương trình gameshow duy nhất chèn quảng cáo bị đánh giá là lố. Có rất nhiều gameshow truyền hình khác luôn tích cực trong việc chèn logo thương hiệu sản phẩm rất to, ở vị trí dễ nhìn thấy nhất để quảng cáo, thậm chí lồng ghép sản phẩm vào nội dung của chương trình gây phản cảm cho người xem.
Một ví dụ điển hình cho việc quảng cáo lố từng bị đem ra bàn tán là chương trìnhCặp đôi hoàn hảo. Trong một tập phát sóng mùa thứ 2, cặp thí sinh Khương Ngọc, Mỹ Lệ khiến khán giả bức xúc bởi màn PR quá lộ liễu cho nhà tài trợ là một nhãn hàng mì gói, từ đoạn giới thiệu trước đó đến khi bước lên sân khấu trong trang phục được gắn đầy bao bì của hãng này.
Việc chèn quảng cáo vào gameshow không mới và đây là nguồn thu cần thiết để xây dựng chương trình. Tuy nhiên, bài toán cần giải quyết là quảng cáo làm sao để người xem không thấy phản cảm hay khó chịu mà hiệu quả truyền thông vẫn cao.
Nhiều ý kiến cho rằng, sự lồng ghép khéo léo với tần suất vừa phải cũng đã đủ gây chú ý với người xem chứ không nhất thiết phải để thương hiệu xuất hiện dày đặc đến mức phản tác dụng như vậy.
Thu Hà
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' lên tiếng về cảnh HIEUTHUHAI bị lột đồNhà sản xuất chương trình cho biết đoạn HIEUTHUHAI trút bỏ dần đồ khi 5 thành viên còn lại đưa ra đáp án sai là một phần trong kịch bản gốc." alt=""/>Gameshow truyền hình chèn quảng cáo vô tội vạ khiến khán giả ngao ngánTổng cộng có 482 OA đã được triển khai thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, bao gồm 1 OA cấp tỉnh, 21 OA cấp huyện, và 460 OA cấp xã. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An là đơn vị đầu tiên trên cả nước triển khai OA trên toàn tuyến.
Việc lựa chọn kênh Zalo OA để phát triển cho toàn tuyến huyện, xã nhằm hiện thực hóa quan điểm, mục tiêu của Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029 là xây dựng hình ảnh “Người cán bộ Mặt trận trong kỷ nguyên số” đủ mạnh, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, luôn đi cùng và bắt kịp sự chuyển động của thời đại.
Để quá trình chuyển đổi số của MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An diễn ra thành công, ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An đã thành lập tổ tham mưu văn bản triển khai OA, dưới sự hỗ trợ của đội ngũ Zalo. Sau khi Zalo OA được triển khai, MTTQ Nghệ An đã tổ chức tập huấn cho hơn 2.300 cán bộ trên phạm vi toàn tỉnh.
Bà Võ Thị Minh Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An, khẳng định: “Chúng tôi nhận thấy Zalo OA là kênh có nhiều tính năng phù hợp với mục đích tuyên truyền, vận động tập hợp các tầng lớp nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc".
Cũng theo bà Sinh, Zalo được sử dụng rộng rãi ở cả thành thị và nông thôn, và được ưa chuộng bởi người dùng thuộc mọi tầng lớp xã hội, bao gồm cả người có thu nhập thấp bởi tính năng nhắn tin nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật; đây chính là điểm rất thuận lợi, đúng với phương châm của chúng tôi là “Hướng mạnh về cơ sở, lắng nghe tiếng dân, hành động vì dân.
Ông Trương Thiết Hùng, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An, cho biết mô hình Zalo OA đã góp phần nâng cao trình độ của cán bộ Mặt trận trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời, hiệu quả và chuyên nghiệp, góp phần phát huy hiệu quả vai trò, vị trí của Mặt trận trong tình hình mới, thật sự là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.
“Hiện nay, MTTQ các cấp tỉnh Nghệ An đang mong muốn sử dụng Zalo Mini App để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, góp ý các văn bản của nhà nước, lấy ý kiến, kiến nghị của nhân dân”, ông Trương Thiết Hùng chia sẻ.
Zalo đã nhiều lần được tặng bằng khen từ các cơ quan Nhà nước, không chỉ cho những đóng góp quan trọng với công tác chuyển đổi số quốc gia mà còn bởi những hoạt động thiết thực hướng tới cộng đồng và xã hội. Tháng 4/2023, Zalo được Giám đốc Công an TP.HCM khen thưởng vì những thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đóng góp tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm và cải cách hành chính của quận 12.
Tháng 8/2021, Zalo được UBND tỉnh Bắc Giang khen tặng vì những đóng góp tích cực vào việc phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Sự ghi nhận của các cơ quan Nhà nước là nguồn động lực to lớn để Zalo tiếp tục những đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng bằng sức mạnh của công nghệ, xứng đáng với danh hiệu nền tảng nhắn tin “quốc dân” tại Việt Nam.
Không chỉ đồng hành cùng Cơ quan chính phủ trong chuyển đổi số hành chính công, Zalo còn là phương tiện, công cụ và nền tảng đắc lực để kết nối chính quyền các cấp đến gần hơn với người dân, nỗ lực tối đa trên mọi phương diện, mọi mặt trận của cuộc cách mạng chuyển đổi số. Tính đến năm 2024, Zalo có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan Nhà nước và đơn vị tiện ích đang hoạt động với hơn 57 triệu người quan tâm, tạo ra hơn 1,6 tỷ lượt tương tác. Hiện nay, có hơn 468 Mini App đang hoạt động trên Zalo, phục vụ hơn 6,8 triệu người dùng đối với khối cơ quan nhà nước và các đơn vị tiện ích.
" alt=""/>Zalo nhận bằng khen từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An