- Tây Ban Nha dễ dàng có được chiến thắng 2-0 trên sân của Albania nhờ công của Diego Costa và Nolito để tiếp tục dẫn đầu bảng G,òngloạđô mỹ hôm nay bao nhiêu vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Âu sau 3 lượt trận.
Video tổng hợp trận đấu:
Play- Tây Ban Nha dễ dàng có được chiến thắng 2-0 trên sân của Albania nhờ công của Diego Costa và Nolito để tiếp tục dẫn đầu bảng G,òngloạđô mỹ hôm nay bao nhiêu vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Âu sau 3 lượt trận.
Video tổng hợp trận đấu:
PlayChuyển đổi xanh theo ESG - Doanh nghiệp làm gì khi hạn chế nguồn lực?
Thêm nguồn nước uống sạch giải khát nơi cộng cộng
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc năm 2019, riêng ở Hà Nội, gần 3 triệu người dân lâm vào tình cảnh “khát” nước sạch. Một số khu đô thị mới chưa có hệ thống cấp nước đồng bộ. Trong những tháng cao điểm nắng nóng khi nhu cầu sử dụng nước sạch tăng 5-10%, cuộc sống người dân thủ đô vẫn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi vỡ ống, cắt nước hay sự suy giảm trữ lượng lẫn chất lượng của các nhà máy nước.
Thiếu nguồn nước sạch để giải khát ở những nơi đông người lui tới như công viên, trường học… cũng dần phổ biến, gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong thời tiết oi bức, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Để cải thiện tình hình, năm 2020, Sở Xây dựng Hà Nội đã yêu cầu các công ty cấp nước bảo đảm duy trì đủ áp lực cấp nước cho toàn bộ khách hàng hiện có; nhanh chóng khắc phục những điểm rò rỉ, vỡ ống với thời gian không kéo dài quá 10 giờ/1 điểm vỡ. Đồng thời, Sở Xây dựng Hà Nội cũng xây dựng các giải pháp vận hành cấp nước, để kịp thời bổ sung nguồn cấp từ các công ty nước sạch khi có sự cố. Các công tác bảo vệ an toàn nguồn nước hay lộ trình giảm khai thác nước ngầm cũng đang được thảo luận.
Đáng chú ý, thời gian qua, chính quyền Hà Nội liên tục khuyến khích các dự án cộng đồng về nước sạch. Được đầu tư bài bản, có kế hoạch rõ ràng, nhiều dự án đã và đang giúp người dân Hà Nội tiếp cận nguồn nước sạch dễ dàng hơn.
Điển hình như việc Coca-Cola Việt Nam và DuPont Việt Nam đã tài trợ và hợp tác cùng Trung tâm Sức khoẻ Gia đình và Phát triển Cộng đồng CFC trong dự án “Nước uống sạch cho thành phố Hà Nội” từ cuối năm 2019.
Hoàn thành vào năm 2020, dự án tài trợ tổng cộng 10 trụ máy lọc nước uống tại vòi cho thủ đô, trong đó có 5 trụ nước tại các địa điểm thuộc quận Hoàn Kiếm (Vườn hoa Hàng Trống, Vườn hoa Con Cóc, Phố Sách, Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn Hà Nội), và 5 trụ nước tại 5 trường đại học, Cao đẳng (Khoa Y dược -ĐH Quốc gia, ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Giáo Dục, Cao đẳng Sư phạm Trung ương).
Có thiết kế đẹp mắt và tiện dụng, trụ nước lấy nguồn nước của thành phố lọc thành nước sạch cho người dân sử dụng. Trụ nước có một vòi nước để uống trực tiếp và một vòi để chiết nước vào bình. Ứng dụng công nghệ siêu lọc UF và thẩm thấu ngược RO hiện đại của DuPont, các trụ nước đảm bảo công suất lọc lên đến 80 lít/giờ, đạt chỉ tiêu vệ sinh của Bộ Y tế.
Bà Lưu Mộng Thu Hương, giám đốc kinh doanh của DuPont Water Solutions cho biết: “Nước sạch là một trong sáu mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Theo báo cáo năm 2019 của WHO, 1/3 dân số thế giới đang thiếu điều kiện để tiếp cận nguồn nước sạch và thực trạng sẽ còn khó khăn hơn trong ba thập kỷ tới khi dân số thế giới gia tăng. Chính vì vậy, chúng tôi mong rằng dự án sẽ góp phần lan toả tư duy về sử dụng nước uống sạch và an toàn trong cộng đồng”.
Thiết thực và ý nghĩa, góp phần thay đổi bộ mặt thành phố theo hướng xanh sạch và văn minh, dự án đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của cộng đồng từ học sinh sinh viên, những gia đình có trẻ nhỏ cho đến người dân lao động như bán hàng rong, ve chai hay tài xế công nghệ.
Tiếp nối những giá trị bền vững
Chia sẻ về dự án, ông Phạm Hữu Trí, đại diện Coca-Cola Việt Nam khẳng định, phát triển bền vững luôn được xem là “kim chỉ nam” cho hoạt động của Coca-Cola Việt Nam và hỗ trợ cộng đồng tiếp cận nguồn nước sạch, cũng như bảo tồn nguồn nước là một trong bốn trụ cột chính của các chương trình phát triển bền vững tại Coca-Cola.
Từ năm 2015-2018, Coca-Cola Việt Nam đã bồi hoàn 31,8 tỷ lít nước cho cộng đồng và thiên nhiên. 82.000 người hưởng lợi gián tiếp và trực tiếp được tiếp cận nước máy và nước uống.
Những dự án nổi bật có thể kể đến như hợp tác cùng WWF trong dự án khu bảo tồn Tràm Chim, hợp tác cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN hỗ trợ trữ nước, góp phần giảm bớt tình trạng hạn hán và lũ lụt tại Đồng bằng sông Cửu Long; dự án “Nước uống sạch cho cộng đồng” ở các khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và TP.HCM; dự án “Nước uống sạch cho trường học Việt Nam”…
Trong 25 năm có mặt tại Việt Nam, Coca-Cola được ghi nhận là một trong những tập đoàn đa quốc gia có nhiều đóng góp thiết thực, toàn diện cho cộng đồng, đặc biệt là trong những vấn đề xã hội và môi trường. Với các mục tiêu gồm “Nước - Phụ nữ - Chất lượng sống - Quản lý rác thải bao bì”, Coca-Cola muốn lan tỏa giá trị bền vững thông qua các dự án có sức ảnh hưởng lâu dài.
Đến năm 2020, dự án “Nước uống sạch cho trường học Việt Nam” của Coca-Cola Việt Nam hợp tác cùng Trung tâm Sức khoẻ Gia đình và Phát triển Cộng đồng CFC đã bước sang năm thứ năm với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Lắp đặt hệ thống lọc nước uống sạch tại vòi, dự án đã đem lại nguồn nước sạch cho hơn 15.000 học sinh và giáo viên tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Trong khi đó, luôn tiên phong dẫn đầu trong các dự án xử lý nước là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của DuPont đến năm 2030. Gần đây, DuPont đã tài trợ hệ thống siêu lọc Skyhydrant để cung cấp nước uống khẩn cấp cho người dân sau thảm họa lũ lụt tại các khu vực Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Ngãi. Đồng thời, DuPont cũng đã trao tặng máy lọc nước thẩm thấu ngược với RO DuPont FilmTec và bộ quần áo bảo hộ y tế DuPont cho 5 bệnh viện địa phương (Bệnh viện Hà Nội, Bệnh viện Hà Nội, Bệnh viện Bắc Thăng Long Hà Nội, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) trong những thời khắc thách thức chống Covid-19.
Với những đóng góp và sáng kiến phát triển bền vững cho cộng đồng, Coca-Cola Việt Nam cùng các đối tác của mình không ngừng mang đến những giải pháp tối ưu để lan toả những giá trị vốn có, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.
Ngọc Minh
" alt=""/>Hà Nội có thêm 10 điểm nước uống tại vòi công cộngChủ nhật tuần trước là lễ ăn hỏi của chúng em.
Trước đó, khi bàn về việc ăn hỏi, bố mẹ em yêu cầu nhà trai phải mang đến 5 hoặc 7 tráp lễ, một phong bì tiền (lễ đen).
Khoản tiền bỏ phong bì, bố mẹ em không nói rõ là bao nhiêu, để nhà trai tự sắp xếp. Tuy nhiên, khi dẫn lễ tới, nhà trai đã bỏ qua khoản phong bì.
Phong tục ở quê em lại khá quan trọng chuyện này. Trong ngày lễ ăn hỏi, những người có vai vế trong họ nhà gái sẽ ngồi kiểm đếm từng lễ vật do nhà trai mang tới.
Nếu đã đúng theo yêu cầu của nhà gái, chú rể tương lai mới được vào gặp cô dâu và nhà trai mới được chọn ngày giờ tốt để tổ chức đám cưới.
Khi kiểm tra thấy thiếu phong bì, các bậc cao tuổi lên tiếng thắc mắc.
Bố bạn trai em nói rằng, bây giờ việc quan trọng là các cháu yêu thương, cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Những tục lệ đã cũ thì nên bỏ qua kẻo ảnh hưởng hạnh phúc của các con các cháu.
Ông trưởng họ nhà em nghe vậy càng không hài lòng. Trước họ hàng hai bên, ông bảo, nếu bố mẹ em cảm thấy việc ăn hỏi chỉ cần tổ chức qua loa để các cháu nhanh chóng được đến với nhau thì các cụ trong họ cũng sẽ không xét nét. Nhưng nếu nhà gái đã yêu cầu mà nhà trai không thực hiện tức là nhà trai đang thiếu tôn trọng nhà gái. Mối quan hệ bắt đầu từ sự thiếu tôn trọng sẽ khó tốt đẹp.
Sau đó, ông yêu cầu bố mẹ em lên tiếng để xác nhận chuyện này.
Bố em nóng tính, lại rất coi trọng sĩ diện nên khi thấy bị coi thường, ông khẳng định rằng, việc ăn hỏi của con gái không thể tổ chức qua loa. Nếu nhà trai không có đầy đủ lễ vật thì đám hỏi buộc phải dừng lại.
Lúc này, một người phụ nữ bên họ nhà trai từ bên ngoài lẻn vào khu vực đặt tráp, nhét vào trong tráp một chiếc phong bì nhàu nhĩ.
Các cụ cao tuổi bên họ nhà em nhìn thấy đều lắc đầu ngán ngẩm. Bố em lại càng nóng mặt. Ông đuổi người phụ nữ ra ngoài và tuyên bố không thể chấp nhận cách hành xử của nhà trai.
Bố bạn trai em lúc này không nhẫn nhịn nữa. Thế là hai ông thông gia lớn tiếng cãi nhau.
Đỉnh điểm, bố bắt chồng tương lai của em gọi người mang các tráp lễ ra khỏi nhà ông.
Bố chồng em cũng không vừa. Ông yêu cầu người nhà mang hết lễ về và tuyên bố không cưới xin gì nữa.
Em khóc hết nước mắt. Bạn trai em cũng ra sức xin bố mẹ bình tĩnh. Tuy nhiên, lễ ăn hỏi của chúng em vẫn bị phá nát một cách không thương tiếc.
Bây giờ, 1 tuần đã trôi qua. Bố em vẫn kiên quyết không cho cưới xin. Bên nhà trai cũng rất căng thẳng.
Chúng em không biết phải làm thế nào. Bạn trai em bảo, nếu bố mẹ hai bên căng quá thì hai đứa sẽ âm thầm đi đăng ký kết hôn và không tổ chức đám cưới nữa.
Nhưng như vậy thì quá thiệt thòi cho em. Em nên làm gì lúc này? Mong mọi người cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn.
Hậu đám cưới, gia đình tôi náo loạn vì toàn bộ số tiền mừng cưới của vợ chồng tôi đã “không cánh mà bay”.
" alt=""/>Hai ông thông gia cãi lộn vì chiếc phong bì nhét vội trong lễ ăn hỏi