Con chim gõ kiến nhỏ bé không buông tha kẻ thù phá tổ của mình là một con rắn lục cực độc. Nó lao vào đánh đuổi kẻ thù nhưng suýt phải trả giá bằng mạng sống.
Play
Con chim gõ kiến nhỏ bé không buông tha kẻ thù phá tổ của mình là một con rắn lục cực độc. Nó lao vào đánh đuổi kẻ thù nhưng suýt phải trả giá bằng mạng sống.
Ảnh minh họa: Nationnews
Nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời khẳng định chắc chắn liệu Omicron có dễ lây nhiễm hơn các biến thể khác, gây ra bệnh nặng hơn hay vượt qua Delta để trở thành biến thể phổ biến nhất hay không.
Đặc điểm mới của Omicron là kết quả của sự tái tổ hợp virus. Đó là quá trình hai loại virus khác nhau trong cùng một tế bào chủ tương tác khi tạo ra các bản sao mới có một số gen từ "cha mẹ" .
Trình tự gen tương tự xuất hiện nhiều lần ở một loại virus corona gây cảm lạnh ở người - được gọi là HCoV-229E - và trong virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây ra bệnh AIDS.
Các nhà khoa học Nam Phi trước đó đã đưa ra quan điểm, Omicron có thể xuất phát từ cơ thể của một người có hệ miễn dịch bị ảnh hưởng bởi HIV hoặc một tình trạng suy giảm miễn dịch nào đó.
Những dữ liệu ban đầu ghi nhận, bệnh nhân nhiễm Omicron đều có các triệu chứng nhẹ, phổ biến nhất là ho, nghẹt mũi và mệt mỏi. Biến thể phát hiện lần đầu ở Nam Phi đã lan ra khoảng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chưa có ca tử vong.
An Yên(Theo Reuters, Hindustantimes)
Đặc điểm di truyền ở tế bào bạch cầu có thể đã giúp người Nhật ít trở nặng và tử vong do Covid-19 hơn.
">Ảnh minh họa: Biovendor
Đang có mặt ở Nam Phi, nơi phát hiện ra Omicron đầu tiên, ông Fivelman ghi nhận chủng mới ít nghiêm trọng hơn Delta.
Khi nhanh chóng lan rộng, Omicron đang gây ra sự hủy diệt cho chính mình. Các kháng thể do từng nhiễm Omicron có tác dụng với một số chủng khác.
"Omicron có khả năng lây truyền ở Nam Phi nhanh đến mức phần lớn dân số chưa tiêm vắc xin đã nhiễm bệnh và phục hồi”, Tiến sĩ Fivelman nói.
"Có vẻ số ca bệnh đã lên đến đỉnh điểm và đang giảm dần. Tin tốt hơn nữa là phản ứng miễn dịch của những người từng nhiễm Omicron dường như tăng khả năng bảo vệ chống lại Delta gấp 4 lần. Điều đó có nghĩa Omicron đang nhanh chóng thay thế chủng Delta ít lây nhiễm nhưng nghiêm trọng hơn".
Các chuyên gia tin rằng, giống như tất cả các loại virus, việc từng nhiễm Omicron sẽ đem lại khả năng miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên, Tiến sĩ Luis Ostrosky, trưởng bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Khoa học Y tế, Đại học Texas (Mỹ), cho rằng, các kháng thể bắt đầu giảm sau vài tháng.
Tiến sĩ Ostrosky dự đoán, nhiễm Omicron không đảm bảo khả năng chống lại các biến thể trong tương lai. Vắc xin cung cấp sự bảo vệ hiệu quả và lâu dài hơn.
Mặc dù nhẹ hơn nhưng Omicron vẫn gây ra những ca nhập viện, tử vong.
Tiến sĩ Fivelman nhận định, nếu đại dịch ở Vương quốc Anh theo xu hướng tương tự như Nam Phi, chỉ những người dễ bị tổn thương mới cần tiêm tăng cường liều thứ 4.
Vị chuyên gia này nói thêm, sẽ có những biến thể khác nhưng Omicron có khả năng là biến thể gây lo ngại cuối cùng, Covid-19 trên đà trở thành bệnh đặc hữu giống như bệnh cúm.
An Yên(Theo Express)
Một số nhà khoa học cho rằng phát hiện về biến thể Deltacron là lỗi kỹ thuật trong phòng thí nghiệm.
">Nguy cơ phình động mạch não
- Thưa bác sĩ, triệu chứng như thế nào thì có thể nghĩ tới nguy cơ phình động mạch não và tỉ lệ mắc bệnh này là bao nhiêu %?
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ phình động mạch não trong cộng đồng khoảng 3-5%. Đây là những túi phình có kích thước nhỏ và vừa, hầu hết không có triệu chứng, một số ít có triệu chứng hay gặp như là nhức đầu kéo dài không đặc hiệu hoặc liệt dây thần kinh số 3… cho đến khi túi phình mạch não vỡ thì gây nên triệu chứng rầm rộ như: nhức đầu dữ dội như chưa từng gặp trong đời, nôn mửa, rối loạn ý thức… Thường khi đó, bệnh nhân mới được đưa đến bệnh viện cấp cứu hoặc thậm chí tử vong ngoại viện.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, những bệnh nhân nhức đầu kéo dài khi được bác sĩ thăm khám và chỉ định được chụp MRI não phát hiện tỷ lệ bị túi phình động mạch não khoảng 7-9%.
TS. BS. Tôn Thất Trí Dũng, Trưởng Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Đà Nẵng |
- Vậy người bệnh có triệu chứng đau đầu kéo dài không rõ nguyên nhân có thể nghĩ đến nguy cơ phình động mạch não?
Đúng vậy. Theo tôi, khi có dấu hiệu đau nhức đầu kéo dài thì không nên chủ quan bỏ qua hoặc tự động sử dụng thuốc giảm đau mà cần phải đi khám bệnh để xác định nguyên nhân đau đầu để có kế hoạch điều trị cụ thể.
Một ca bệnh túi phình mạch não được các bác sĩ chỉ định đặt phương pháp can thiệp nội mạch loại bỏ túi phình bằng kỹ thuật stent chuyển dòng |
Bệnh viện ĐKQT Vinmec Đà Nẵng trong thời gian qua phát hiện nhiều bệnh nhân đau đầu kéo dài bị túi phình động mạch não kích thước nhỏ, vừa và chưa vỡ.
Trường hợp của bà L.T.T 55 tuổi, quê ở Hà Tĩnh là một ví dụ. Bà L.T.T bị nhức đầu đã nhiều năm, đi khám nhiều nơi nhưng không cải thiện, tình trạng nhức đầu tăng lên và đau liên tục thời gian dần đây. Khi đến khám tại Vinmec và được chỉ định chụp MRI, chúng tôi phát hiện được 3 túi phình động mạch não ở nhiều vị trí với kích thước lớn. Chúng tôi đã quyết định chọn phương pháp can thiệp nội mạch loại bỏ túi phình bằng kỹ thuật stent chuyển dòng. Ngay sau can thiệp tình trạng nhức đầu của bệnh nhân đã giảm đáng kể, cho đến khi xuất viện thì sức khỏe cải thiện tốt.
Đây chỉ là 1 trong những trường hợp mắc bệnh phình động mạch não mà Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng đã phát hiện và điều trị thời gian qua. Trong những năm gần đây, nhờ các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại, số lượng người bị túi phình động mạch não chưa vỡ được phát hiện tăng cao. Việc điều trị bằng các phương pháp xâm nhập tối thiểu với các kỹ thuật can thiệp nội mạch hiện đại như kỹ thuật Stent chuyển dòng, chủ động loại bỏ túi phình mạch não với hiệu quả cao và an toàn, tránh nguy cơ vỡ túi phình, giảm tử vong và tàn phế cho bệnh nhân.
Can thiệp đặt stent cho bệnh nhân phình mạch não
- Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh phình động mạch não, thưa bác sĩ?
Trước đây bệnh lý phình động mạch não khó chẩn đoán và thường được phát hiện khi túi phình vỡ gây xuất huyết não - màng não thì mới phát hiện được do người bệnh chủ quan với các triệu chứng đau đầu thông thường. Ngày nay, với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đặc biệt là thế hệ cộng hưởng từ (MRI/MRA) với từ lực cao (3.0 tesla) có thể chụp và phát hiện bất thường hệ mạch máu não (phình động mạch nõa, dị dạng động tĩnh mạch não…) mà không cần tiêm thuốc đối quang từ, không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, ngoại trừ một số trường hợp chống chỉ định. Điều này khác với chụp CT mạch máu não: cần phải dùng đến thuốc cản quang, có thể gây dị ứng, shock, suy thận và nhiễm tia X.
Tuy nhiên công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI/MRA) với từ lực cao (3.0 tesla) hiện nay chưa phổ biến, chủ yếu chỉ có ở các bệnh viện lớn của Hà Nội, TP.HCM. Bệnh viện ĐKQT Vinmec Đà Nẵng hiện đã được trang bị phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại này nên rất hữu ích, giúp các bác sĩ lâm sàng phát hiện phình động mạch não chưa vỡ ở những bệnh nhân nghi ngờ, từ đó có kế hoạch theo dõi và điều trị loại bỏ túi phình một cách chủ động.
Các bác sĩ bệnh viện Vinmec Đà Nẵng can thiệp đặt stent cho bệnh nhân phình mạch não |
- Xin bác sĩ cho biết, cùng với việc phát hiện sớm thì đâu là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh lý này?
Có hai biện pháp điều trị phình động mạch não chủ yếu hiện nay là can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp can thiệp nội mạch là phương pháp xâm nhập tối thiểu, hiệu quả và an toàn hơn nên được sử dụng nhiều hơn.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện can thiệp mạch não ngày càng tiến bộ, giúp điều trị hiệu quả rất cao với các bệnh lý mạch máu não và đột quỵ, trong đó kỹ thuật stent chuyển dòng điều trị túi phình động mạch não khổng lồ, cổ rộng, chưa vỡ cho kết quả loại bỏ túi phình rất cao, nguy cơ biến chứng thấp. Tuy nhiên, để thực hiện kỹ thuật này bác sĩ cần phải có kinh nghiệm và thực hiện ở các bệnh viện có đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và can thiệp hiện đại mới đưa đến kết quả thành công cao và an toàn cho bệnh nhân.
Video đặt stent chuyển hướng dòng chảy điều trị phình mạch não : https://www.youtube.com/watch?v=gcn12N0WuKY&t=3s
Minh Tuấn
">