Do đó, nếu không muốn trở thành mục tiêu của tội phạm mạng, bạn hãy nhớ không nên chia sẻ 5 loại thông tin dưới đây:
1. Vị trí
Dữ liệu vị trí sẽ gồm có hai loại, một là do người dùng chủ động chia sẻ vị trí và hai là dữ liệu được thu thập bởi các ứng dụng hoặc thiết bị mà bạn đang sử dụng (thụ động).
Có thể thấy, đa số các ứng dụng như Facebook, Instagram hay Messenger đều tích hợp tính năng chia sẻ vị trí, cho phép người dùng đánh dấu những địa điểm thường hay lui tới hoặc thông báo cho bạn bè biết vị trí hiện tại. Thoạt nhìn thì thấy có vẻ như mọi thứ đều vô hại, tuy nhiên, kẻ xấu có thể lợi dụng những thông tin này để nắm bắt thời gian, sau đó đột nhập vào nhà hoặc gây bất lợi cho bạn.
Không nên check in các địa điểm mà bạn thường hay lui tới.
Cần làm gì để ngăn chặn?
- Kiểm tra các cài đặt bảo mật trên mạng xã hội.
- Vô hiệu hóa tính năng tự động gắn thẻ vị trí Facebook hoặc Twitter.
- Không nên check in tại nhà.
- Hủy bỏ các thông tin EXIF trên các bức ảnh.
- Đối với iPhone, bạn hãy vào Setting > Privacy > Location Services > Cameravà chọn Neverđể không tự động lưu vị trí lên hình ảnh. Nếu sử dụng Android, bạn hãy cài ứng dụng Permission Managertại đây. Sau đó, chuyển sang thẻ Locationvà lấy lại quyền truy cập vị trí của ứng dụng đó.
Vô hiệu hóa tính năng tự động gắn vị trí lên hình ảnh.
2. Địa chỉ và số điện thoại
Đa số người dùng hiện nay thường rất thoải mái trong việc chia sẻ thông tin, đặc biệt là địa chỉ nhà và số điện thoại. Việc cung cấp số điện thoại cá nhân cho những người xa lạ không phải là một ý tưởng hay, bởi họ có thể sử dụng nó để spam hoặc quấy rối bạn.
Cần làm gì để ngăn chặn?
- Cài đặt ứng dụng Hushed (https://goo.gl/4kUqS) để bảo mật số điện thoại.
- Hãy nhìn kĩ vào địa chỉ trên trình duyệt, xem nó sử dụng giao thức bảo mật "https" hay "http" thông thường.
- Không đăng tải địa chỉ nhà lên các diễn đàn công cộng như Reddit, Twitter hoặc Craigslist...
3. Thông tin cá nhân, thẻ tín dụng và ngân hàng
Sẽ rất phiền phức nếu chẳng may bạn bị mất CMND hoặc thẻ căn cước, kẻ xấu có thể dựa vào các thông tin này để dò ra tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc giả mạo bạn trong việc thanh toán.
Dù biết rằng các thông tin này rất quan trọng, tuy nhiên nhiều người vẫn vô tư đăng tải nó lên Facebook và Twitter. Hình ảnh này rất thường xảy ra trên các fanpage lừa đảo tặng xe, tặng máy bay hoặc tặng thẻ cào miễn phí.
Một số hình thức lừa đảo ăn cắp thông tin cá nhân.
Cần làm gì để ngăn chặn?
- Không đăng ký các thông tin cá nhân như số CMND, địa chỉ nhà, ngày tháng năm sinh… trên các website trực tuyến.
4. Không nên chia sẻ các thông tin về đồng nghiệp trên Internet
Có thể trong công việc bạn gặp phải những đồng nghiệp không hợp tác, hoặc gặp các sếp khó tính thì bạn cũng không nên chia sẻ hoặc đăng tải các khiếu nại lên mạng xã hội. Đây chính là nguyên nhân khiến khá nhiều người đã bị mất việc.
Cần làm gì để ngăn chặn?
- Hãy chia sẻ mọi thứ thật khéo léo, tốt nhất là nên nói chuyện riêng.
- Nếu muốn bớt căng thẳng, bạn có thể chia sẻ với bạn bè hoặc đăng tải lên Facebook nhưng để chế độ Only Me.
- Tạo ra các danh sách tùy chỉnh bạn bè trên Facebook, để tránh trường hợp đồng nghiệp hoặc sếp có thể thấy được bài viết của bạn.
- Không đăng các dự án làm việc hoặc những thông tin bí mật lên mạng xã hội.
Không nên phàn nàn về công việc trên Facebook.
Bảo mật thông tin là vấn đề rất quan trọng trong kỷ nguyên số hiện nay, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người lơ là và không hề quan tâm. Họ chia sẻ vô tội vạ mọi thứ trên Internet, cho đến khi xảy ra chuyện thì mọi thứ dường như đã muộn.
" alt=""/>4 loại thông tin không nên chia sẻ lên Internet