Đòn bẩy đầy hấp lực
Nghiên cứu của Savills Việt Nam cho thấy nhu cầu về khách sạn nghỉ dưỡng tại Việt Nam ngày càng cao. Cùng với các đường bay mới mở kích cầu du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng gia tăng. Quý 2/2016 số lượng khách quốc tế tăng 34%, nhu cầu về cơ sở lưu trú tăng cao trong đó khách nội địa có xu hướng ở khách sạn 3 - 4 sao, khách quốc tế có xu hướng ở 5 sao. “Thị trường khách sạn đang có công suất hoạt động tốt”, Savills nhận định.
Việt Nam cũng là nước có tăng trưởng du lịch nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Để đáp ứng nhu cầu về cơ sở lưu trú ngày một gia tăng, đặc biệt là khách sạn tiêu chuẩn từ 3-5 sao, các chủ đầu tư đã chú trọng vào phân khúc này. Thị trường sôi động trở lại, phân khúc khách sạn nóng hơn bao giờ hết.
Bà Đỗ Thu Hằng - Trưởng bộ phận nghiên cứu của Savills cho biết, thị trường xuất hiện nhiều xu hướng đầu tư mới như Condotel (căn hộ khách sạn) và Mini Hotel (khách sạn mini). Cả hai loại hình này đều có yếu tố đòn bẩy, thu hút nhà đầu tư.
Về yếu tố đòn bẩy của khách sạn mini, bà Hằng phân tích: Khi bán các khách sạn mini, chủ đầu tư có dòng tiền, còn người mua vừa kết hợp nghỉ ngơi vừa tham gia cho thuê lại khách sạn đó cùng thương hiệu quản lý của chủ đầu tư. Nhà đầu tư có thu nhập, tại vị trí tốt, khách sạn mini có giá trị gia tăng, đem lại tỷ lệ từ thu nhập từ cho thuê cao. Đây là bài toán kết hợp đòn bẩy tạo mức tăng tổng thể cho dự án, hạng mục đầu tư.
Theo bà Hằng, tùy từng thị trường mà đầu tư vào loại hình này, trong đó phải tìm đến những thị trường có nguồn cung vừa phải và bản thân thị trường đó khỏe để hỗ trợ cho khách sạn mini vận hành tốt.
“Như Đà Nẵng so với các địa phương khác đang ở ngưỡng phát triển hội tụ nhiều điểm mạnh như có sân golf, vui chơi giải trí, ẩm thực, công viên biển, bãi biển đẹp, giao thông thuận tiện, có đường bay trực tiếp… Khách sạn mini có mặt ở Đà Nẵng sẽ tạo ra hấp lực mạnh khó cưỡng cho nhà đầu tư trên nền tảng quy tụ nhiều yếu tố đòn bẩy”- bà Hằng cho hay.
Hiệu suất đầu tư cao
Với một thị trường nguồn cung còn khan hiếm đặt trong bối cảnh tăng trưởng du lịch nóng, nhu cầu về khách sạn lưu trú ngày càng cao thì sự xuất hiện của khách sạn mini tại Đà Nẵng đã đem lại một làn gió mới thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Tập đoàn Empire, chủ đầu tư tiên phong khai phá thị trường BĐS du lịch giải trí tại Đà Nẵng đã đem lại làn gió này với khách sạn mini Boutique nằm trong tổ hợp du lịch Cocobay đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á.
![]() |
Phối cảnh mô hình Boutique Hotel ở dự án Cocobay Đà Nẵng |
Lấy cảm hứng từ LasVegas, tổ hợp du lịch Cocobay là dấu ấn độc đáo trên thị trường BĐS du lịch Đà Nẵng, trong đó Boutique Hotel được ví như “trái tim” của dự án, nằm ở tâm điểm, dọc tuyến phố đi bộ dài nhất Việt Nam và là nơi hội tụ của nhiều hoạt động giải trí ấn tượng.
Khách sạn mini không chỉ được Tập đoàn Empire thiết kế sang trọng, tiện nghi mà còn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Ôm trọn lấy Boutique Hotel là một trong 6 bãi biển được Forbes vinh danh đẹp nhất hành tinh, nước xanh trong mát lành. Kế đó là hai bên hai sân golf rộng lớn, tiêu chuẩn quốc tế, tạo khoảng không gian thoáng đãng, bình yên cho du khách. Dòng sông Cổ Cò phía sau khách sạn như một nốt nhạc, tạo cho khung cảnh nên thơ. Nghỉ tại Boutique Hotel, du khách được trải nghiệm những ngày gần gũi với thiên nhiên, thảnh thơi, thực sự là những giây phút thư giãn đáng nhớ.
Cùng với khung cảnh tuyệt vời ấy, Boutique Hotel còn được giới đầu tư ví như “trái ngọt” với hiệu suất đầu tư cao. Mỗi tòa Boutique gồm 7 tầng với 2 tầng shophouse (trung tâm thương mại - giải trí) và 5 tầng làm khách sạn mini (từ tầng 3 đến tầng 7) có tối thiểu 10 phòng. Bài toán đầu tư hấp dẫn chính bởi chính sách khách hàng được chia 80% lợi nhuận từ chương trình cho thuê Boutique Hotel trong suốt 50 năm và trong 8 năm đầu tiên khách hàng được cam kết tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu 12,5%/năm. Nếu bỏ số tiền từ 7,9 tỷ đồng để đầu tư một tòa, nhà đầu tư có thể bỏ túi khoảng hơn 20% từ năm thứ 9.
Chưa kể nhà đầu tư có thể nghỉ miễn phí 15 đêm tòa/năm tương đương 150-300 đêm phòng/năm đồng thời được quy đổi đêm nghỉ tại hệ thống Empire.
Hiệu suất đầu tư hấp dẫn ấy đã khiến nhà đầu tư phải nhìn lại các kênh đầu tư hiện tại và có xu hướng chuyển sang đầu tư vào khách sạn mini có độ bền, an toàn và lợi nhuận.
Theo anh Phạm Anh Thế, nhà đầu tư tại Đà Nẵng: “Boutique Hotel hoàn toàn mới lạ trên thị trường BĐS Đà Nẵng, lần đầu tiền giới đầu tư của thành phố đáng sống này biết đến loại hình đầy màu sắc và hấp dẫn như vậy. Không chỉ góp phần giải tỏa cơn khát về cơ sở lưu trú chất lượng cao mà còn là cơ hội để nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận”.
Doãn Phong
" alt=""/>Trái ngọt từ đầu tư khách sạn miniĐầu tháng 6/2016, người thu nhập thấp trên cả nước phấn khởi đón nhận thông tin về việc Chính phủ đã có Quyết định về mức lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8%/năm tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định 100. Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2016 và được áp dụng cho tất cả các khoản vay còn dư nợ trong năm 2016.
Như vậy, chỉ còn hơn 5 tháng nữa là kết thúc chương trình cho vay ưu đãi này, nhưng hiện vẫn chưa biết nguồn vốn cấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ lấy từ đâu.
![]() |
Hiện nguồn vốn cấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ lấy từ đâu. (Ảnh minh họa: Internet) |
Gần 1 tháng kể từ khi Chính phủ có quyết định về một chương trình cho vay ưu đãi nhà ở xã hội với lãi suất 4,8%/năm, chị Hoàng Thu Quyên ở quận Thanh Xuân, Hà Nội đã tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin nhưng vẫn không biết là muốn vay tiền tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thì phải làm thế nào, các điều kiện được vay, bao giờ chương trình mới có thể triển khai được. Mức lãi suất 4,8%/ năm là mơ ước và hy vọng để mua nhà của người thu nhập thấp, nhưng lại kết thúc vào cuối năm nay, tức là chỉ còn hơn 5 tháng nữa.
“Hiện đã có chương trình vay vốn với lãi suất ưu đãi 4,8% để mua nhà, nhưng không ai biết khi nào mới triển khai và thủ tục ra sao. Tôi cũng rất sốt ruột vì gói 30.000 tỷ đã hết, chương trình mới chưa biết thời điểm thực hiện. Việc mua được nhà trong thời điểm này đối với người thu nhập thấp thực sự rất khó khăn”, chị Quyên chia sẻ.
"Khi đã có chủ trương cần phải có kế hoạch từ sớm để cho người dân biết được lộ trình, điều kiện vay, có thỏa thuận được với các chủ đầu tư không? Chậm triển khai chính sách sẽ liên tục để cho người dân lo lắng, các doanh nghiệp cũng khó thực hiện.” |
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội
Trả lời báo chí, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội khẳng định, “đã chuẩn bị tinh thần, nhân lực, các quy trình nghiệp vụ và sẵn sàng thực hiện khi được Chính phủ bố trí vốn”. Chính sách đã có, nhưng nguồn vốn ở đâu để thực hiện vẫn là bài toán “đau đầu” của các cơ quan chức năng, bởi các Bộ, ngành liên quan đều đang gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn cho nhiệm vụ này.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội nhận định, hiện vẫn chưa biết sắp xếp vốn từ đâu sẽ khiến chương trình chậm trễ, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội.
“Về mặt chính sách là tốt nhưng để triển khai được đến nay vẫn chưa có một nguồn lực rõ ràng được khẳng định, chưa có hướng dẫn từ ngân hàng. Khi đã có chủ trương cần phải có kế hoạch từ sớm để cho người dân biết được lộ trình, điều kiện vay, có thỏa thuận được với các chủ đầu tư không? Chậm triển khai chính sách sẽ liên tục để cho người dân lo lắng, các doanh nghiệp cũng khó thực hiện”, ông Điệp bày tỏ.
Nguồn vốn chưa có, đồng nghĩa với việc người dân chưa có cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi, doanh nghiệp vẫn còn trong tâm thế “chờ đợi”. Trong khi thực tế là ở Hà Nội và TP HCM ngày càng khan hiếm các dự án nhà ở xã hội, nhà giá rẻ.
Ông Nguyễn Chí Thanh, đại diện một doanh nghiệp bất động sản cho rằng, khi bắt đầu triển khai gói 30.000 tỷ trước đây, nguồn vốn đã có sẵn, nên các doanh nghiệp mới tích cực xây dựng tạo nguồn cung đáp ứng nhu cầu nhà ở của những người vay gói hỗ trợ này. Do vậy, cần luôn tạo ra cơ chế thu hút lượng tiền phục vụ phát triển nhà ở trong nhiều năm tới mới có thể giải quyết được vấn đề này.
“Quy định như vậy nhưng quan trọng là Ngân hàng Chính sách sẽ thu xếp được bao nhiêu? Tại sao trước đây thu xếp được gói 30.000 nghìn tỷ? Các ngân hàng đều có trích các quỹ làm từ thiện nên việc kêu gọi ngân hàng tiếp tục trích 1 khoản ra để giúp cho nhà ở xã hội là cần tiếp tục định hướng kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước. Nếu không thì nguồn cấp được cho nhà ở xã hội sẽ lại rất nhỏ”, ông Thanh kiến nghị.
Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong những năm tới là rất lớn. Theo Bộ Tài chính, dự kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay vốn ODA, mà phải chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi, tiến tới vay theo điều kiện thị trường với mức lãi suất cao. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi, hoặc tăng lãi suất lên từ 2%-3,5%.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, giải pháp hiện nay là Nhà nước cần tiếp tục tăng thu, đồng thời tìm kiếm các nguồn vốn, rà soát để xem xét những khoản tiền liên quan đến đầu tư không cần thiết hay lãng phí để có thể chuyển vào nguồn vốn dành cho phát triển nhà ở.
“Một là vẫn phải chờ, hai là phải rà soát lại các khoản thu chi. Bây giờ Nhà nước đi vay ở đâu về thì không có, in tiền ra cũng không được. Chuyện này khó không chỉ có khoản này mà một số khoản khác vẫn đang nợ. Chỉ có trách là trong bối cảnh như vậy mà nếu như một số khoản chi khác vẫn phóng tay thì không nên”, ông Phong nêu quan điểm.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc nhanh chóng thu xếp nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện chương trình vay vốn ưu đãi nhà ở xã hội với lãi suất 4,8%/năm, cũng cần thiết có tổng kết, đánh giá quá trình triển khai thực hiện gói 30.000 tỷ đồng để có bài học kinh nghiệm cho các chương trình hỗ trợ nhà ở tiếp theo.
Theo VOV
" alt=""/>Vay ưu đãi mua nhà ở xã hội 4,8%/năm vẫn “giẫm chân tại chỗ'