|
|
1. Dòng tiêu đề rõ ràng, ngắn gọn
“Mọi người thường quyết định có mở một email không dựa vào dòng tiêu đề” – Pachter nói. “Hãy chọn một tiêu đề giúp người đọc biết rằng bạn đang đánh đúng vào mối quan tâm của họ”.
2. Dùng địa chỉ email chuyên nghiệp
Nếu bạn làm việc cho một doanh nghiệp, bạn nên dùng địa chỉ email của công ty. Nhưng nếu bạn sử dụng email cá nhân, bạn cũng nên thận trọng trong việc chọn địa chỉ, Pachter khuyên.
Bạn nên có địa chỉ email là tên mình để người nhận biết chính xác ai đang gửi thư. Đừng bao giờ dùng những địa chỉ (có lẽ là còn sót lại của thời đi học) không phù hợp với công sở như “cobethienthan” hay “changtrailangtu”…
3. Nghĩ kỹ trước khi nhấn nút “Trả lời tất cả”
Không ai muốn đọc thư từ 20 người mà không liên quan gì tới mình. Chỉ nên “trả lời tất cả” khi bạn thực sự nghĩ rằng mọi người trong danh sách nên nhận được thư.
4. Một đống chữ ký
Hãy cho người nhận biết một số thông tin về bạn – Pachter đề xuất. “Nhìn chung, cái này sẽ khẳng định tên đầy đủ của bạn, chức danh, tên công ty và thông tin liên hệ, trong đó có số điện thoại. Bạn cũng có thể “quảng cáo” thêm một chút cho bản thân, nhưng đừng làm quá với những câu trích dẫn hay tác phẩm nghệ thuật”.
Hãy sử dụng cùng một phông chữ, cỡ chữ và màu sắc cho phần chữ ký – bà nói.
5. Sử dụng lời chào chuyên nghiệp
Đừng sử dụng những từ thông tục như “Này”, “Ê…”
Đây là những lời chào thân mật, và nói chung không nên sử dụng trong môi trường công sở. Bà Pachter khuyên rằng không nên gọi ai đó bằng tên tắt. “Hãy nói ‘Chào Michael’ trừ khi bạn chắc rằng anh ta thích được gọi là Mike hơn”.
6. Sử dụng ít dấu chấm than
Nếu bạn quyết định sử dụng một dấu chấm than, chỉ nên sử dụng nó để truyền tải sự khuyến khích – Pachter nói.
“Đôi khi mọi người hay đặt quá nhiều dấu chấm than ở cuối câu. Bức thư có thể quá cảm xúc hoặc có vẻ như thiếu sự trưởng thành. Dấu chấm than chỉ nên sử dụng rất hạn chế trong văn viết”.
7. Thận trọng với khiếu hài hước
Khiếu hài hước rất dễ bị hiểu sai nếu không kèm giọng điệu và nét mặt. Trong một trao đổi nghiệp vụ, tốt nhất là nên loại bỏ yếu tố hài hước trừ khi bạn biết rõ người nhận. Ngoài ra, đôi khi cái mà bạn cho là hài hước lại không hài hước với người khác.
Pachter nói: “Một điều gì đó rất buồn cười khi nói có thể lại rất khác khi viết. Khi bạn nghi ngờ điều đó, hãy bỏ nó đi”.
8. Hiểu rằng văn hóa khác nhau có thể nói và viết khác nhau
Hiểu nhầm có thể dễ dàng xảy ra do khác biệt văn hóa, đặc biệt là trong văn viết khi bạn không thể nhìn thấy ngôn ngữ cơ thể của người kia. Hãy điều chỉnh thông điệp của bạn phù hợp với nền tảng văn hóa của người nhận.
Một nguyên tắc bạn luôn phải nhớ là ở những nền văn hóa như Ả Rập, Nhật Bản, Trung Quốc, người ta luôn muốn hiểu về bạn trước khi làm ăn với bạn. Ngược lại, những người Đức, Mỹ hay Scandinavian đưa ra quyết định rất nhanh.
9. Trả lời email – ngay cả khi email không chủ ý gửi cho bạn
Khi email vô tình gửi nhầm cho bạn, đặc biệt là nếu người gửi đang mong hồi đáp thì bạn nên trả lời lại. Việc trả lời không cần thiết nhưng đó là một hành xử tốt, đặc biệt là nếu người này làm việc cùng công ty hay cùng lĩnh vực với bạn.
Ví dụ, bạn có thể trả lời: “Tôi biết là anh đang rất bận, nhưng tôi không nghĩ rằng anh định gửi email này cho tôi. Và tôi muốn cho anh biết điều đó để anh có thể gửi lại đúng người”.
10. Soát lỗi sai chính tả
Có thể người nhận sẽ không chú ý những lỗi này, nhưng bạn vẫn nên đọc đi đọc lại email vài lần. Cũng đừng phụ thuộc vào phần mềm kiểm tra chính tả vì đôi lúc nó sai.
11. Hãy gõ địa chỉ email cuối cùng
“Bạn sẽ không muốn vô tình gửi thư đi khi chưa hoàn thành. Ngay cả khi bạn đang trả lời thư, tốt nhất là bạn nên xóa địa chỉ người nhận, sau đó chèn vào khi chắc chắn rằng đã hoàn thành tin nhắn” – Pachter nói.
12. Gửi đúng địa chỉ người nhận
Pachter nói rằng hãy thận trọng khi gõ địa chỉ người nhận vào dòng “To”. “Rất dễ chọn sai tên. Nó có thể khiến bạn và người nhận email nhầm đều xấu hổ”.
13. Giữ phông chữ cổ điển
Một nguyên tắc bất di bất dịch là email của bạn nên để phông chữ mà người khác có thể đọc dễ dàng nhất. “Nhìn chung, tốt nhất là bạn nên chọn cỡ chữ 10-12 và chọn phông dễ đọc như Arial, Calibri hay Times New Roman. Còn với màu sắc, màu đen luôn là lựa chọn an toàn nhất” - Pachter khuyên.
14. Thận trọng với giọng điệu
Cũng giống như khiếu hài hước trong văn viết, khi không có biểu hiện khuôn mặt và giọng nói, giọng điệu cũng có thể dễ bị hiểu sai. Ý bạn nói là “thẳng thắn” thì họ sẽ hiểu thành “tức giận và cộc lốc”.
Để tránh điều này, Pachter đề xuất bạn nên đọc to thư của mình lên trước khi gửi. Nếu bạn thấy không ổn thì người nhận cũng cảm thấy như vậy.
15. Không có gì bí mật
Mọi tin nhắn điện tử đều để lại dấu vết. Hãy luôn nhớ điều đó.
Hãy luôn giả sử rằng người khác sẽ nhìn thấy những gì bạn viết, vì thế đừng viết bất cứ điều gì mà bạn sẽ không muốn mọi người nhìn thấy. Đừng viết bất cứ điều gì không có lợi cho bạn hay khiến người khác tổn thương. Sau cùng, email rất dễ “forward”, nên tốt nhất là an toàn, hơn là phải nói lời xin lỗi.
- Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)
" alt="15 quy cách gửi email văn minh mọi nhân viên công sở nên biết"/>
15 quy cách gửi email văn minh mọi nhân viên công sở nên biết
Đúng 7h tối ngày 20/05/2022, sau một tuần kiểm tra với 115 bài test, Uptime Institute (Mỹ) chính thức công bố Tân Thuận Data Center của CMC Telecom đã thành công đạt được chứng chỉ TCCF đầu tiên với số lượng bài test cao nhất. Ông Andy Soon, Trưởng đoàn đánh giá của Uptime Institute chia sẻ: “Với chứng chỉ TCCF, Data Center Tân Thuận của CMC Telecom là DC hiện đại nhất Việt Nam và không thua kém các DC chất lượng quốc tế trên thế giới”. |
Tân Thuận Data Center đạt chứng chỉ TCCF đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam với số lượng bài test tối đa |
Chứng chỉ TCCF đầu tiên và duy nhất của Việt Nam
Để lấy được chứng chỉ TCCF, CMC Telecom phải đảm bảo đặt được các điều kiện nghiêm ngặt sau đây:
Thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm định và phê duyệt trong chứng chỉ thiết kế Tier III TCDD (Tier Certification Design Documents).
Tất cả thiết bị lắp đặt thực tế phải trùng khớp 100% với các thiết bị được tuyên bố sử dụng trong khâu thiết kế khi nộp thiết kế chứng chỉ TCDD. Những thiết bị này đều mang mã định danh và được kiểm tra trực tiếp từng chi tiết một
Phải vượt qua hơn 113 bài kiểm tra vận hành thực tế để chứng minh thực hiệu quả hoạt động ở chế độ hoạt động bình thường, nâng cao, chế độ cách ly cách ly thiết bị ra để bảo dưỡng, sửa chữa, chế độ đặc biệt khi có sự cố.
Trên thực tế, vì CMC Telecom đạt được tối đa bài test của Uptime đưa ra với chất lượng tốt nhất, CMC Telecom đã được Uptime “thưởng thêm” 3 bài test đặc biệt để đánh giá tiền đề cho chứng chỉ Tier IV. Điều này càng thêm khẳng định chất lượng hoàn thiện tuyệt đối của DC Tân Thuận trong mắt đội ngũ Uptime Institute.
|
Đoàn Uptime Institute đang phối hợp cùng CMC Telecom thảo luận phương án kiểm tra |
Uptime Institute là một viện nghiên cứu chuyên nghiệp về trung tâm dữ liệu, thành viên của Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông Hòa Kỳ chuyên giúp các Trung tâm Dữ liệu trên thế giới cải thiện chất lượng hoạt động, nâng cao hiệu xuất và thiết kế và đánh giá các hệ thống trong trung tâm dữ liệu thông qua việc cấp chứng chỉ đánh giá sự tuân thủ theo hệ thống tiêu chuẩn của Uptime Institute.
Uptime Institute ban hành hệ thống tiêu chuẩn đánh giá uy tín nhất trên thế giới dành cho việc thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý và sự ổn định về dịch vụ của trung tâm dữ liệu. Chuẩn “Tier” của đơn vị này được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và chia làm 4 cấp độ: Tier 1, Tier II, Tier III, Tier IV. Tier III là cấp độ cao nhất mà các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đạt được.
|
Mr. Andy Soon, Trưởng Đoàn Uptime Institute đang kiểm tra chất lượng DC Tân Thuận |
Tân Thuận Data Center hiện đại nhất Việt Nam của CMC Telecom
Tân Thuận Data Center là Trung tâm Dữ liệu mới ra mắt tháng 5/2022, nằm trong tổ hợp CMC Creative Space của Tập đoàn Công nghệ CMC đặt tại khu chế xuất Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Tân Thuận Data Center có diện tích sàn sử dụng 5.000 m² và 3.110 m2 dành cho thiết bị CNTT (white space) với quy mô 1.200 tủ rack, 1.603 m2 dành cho hệ thống điện, ắc quy và 287 m2 dành cho hệ thống UPS.
Các tủ rack của DC Tân Thuận có công suất thiết kế lớn lên tới 20kW/rack. Với tổng công suất là 12.000kW, DC Tân Thuận giúp đưa tính an toàn của thiết bị, hệ thống điện, đảm bảo được nguồn cấp điện liên tục cho các thiết bị CNTT vận hành tại DC.
|
Tân Thuận Data Center là Trung tâm Dữ liệu lớn nhất Việt Nam |
Đội ngũ chuyên gia vận hành Tân Thuận Data Center chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế
Ngoài việc đạt được sự công nhận từ chính Uptime Institute, DC Tân Thuận còn sở hữu đội ngũ chuyên gia vận hành DC chuyên nghiệp. Ông Lê Minh Hiếu, Phó Giám đốc Kỹ Thuật CMC Telecom, một trong 3 người Việt Nam duy nhất sở hữu chứng chỉ CDCE (Certified Data Center Expert), chứng chỉ cao cấp nhất về Data Center. CDCE còn được gọi là “Tiến sĩ Trung tâm dữ liệu”.
|
Anh Lê Minh Hiếu, Phó Giám đốc Kỹ Thuật CMC Telecom |
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Minh Hiếu tự hào chia sẻ: “Ngay từ khi hình thành dự án xây dựng Data Center, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ CMC và CMC Telecom đã xác định sẽ phải xây dựng một DC hiện đại, tiêu chuẩn không thua kém các DC của các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới. Sau khi dự án thành công sau gần 1 năm thần tốc và được Uptime đánh giá, chúng tôi tự hào nhận ra rằng, các kỹ sư công nghệ người Việt hoàn toàn có thể sánh ngang với các chuyên gia quốc tế”.
|
Anh Đinh Tuấn Trung, DCEO/ Giám đốc chi nhánh Miền Nam của CMC Telecom |
Anh Đinh Tuấn Trung, D.CEO/ Giám đốc chi nhánh Miền Nam chia sẻ: “DC Tân Thuận là DC thứ 3 của CMC Telecom với 15 năm kinh nghiệm đang tiếp tục phục vụ nhu cầu rất lớn từ các đối tượng khách hàng khó tính như ngân hàng, tài chính, các nhà cung cấp dịch vụ OTT và đặc biệt là các Tổ chức đang mạnh mẽ chuyển đổi số. Với các chứng chỉ TVRA, chứng chỉ bảo mật và phòng chống rủi ro cao nhất cho DC đầu tiên của Việt Nam; Chứng chỉ PCI DSS, chứng chỉ bảo mật thanh toán đầu tiên của Việt Nam; chứng chỉ TCCF của Uptime đã giúp các khách hàng yên tâm và trao trọn niềm tin cho hạ tàng và dịch vụ của CMC Telecom.”
Phạm Trang
" alt="Chuyên gia Uptime Institute: “DC của CMC là DC hiện đại nhất Việt Nam hiện nay!”"/>
Chuyên gia Uptime Institute: “DC của CMC là DC hiện đại nhất Việt Nam hiện nay!”