Steve Jobs có một mối tình lãng mạn với Tina Redse kéo dài trong suốt 5 năm. Nguồn: wagcenter. |
Vào đầu năm 1985,ệntìnhlãngmạncủhôm nay là ngày mấy âm lịch trên đường đi dự một cuộc họp, Jobs dừng lại tại văn phòng của một người đang làm việc với Apple Foundation - tổ chức giúp những chiếc máy tính đến được tay tổ chức phi lợi nhuận.
Ngồi trong văn phòng là một phụ nữ tóc vàng duyên dáng, một con người kết hợp tuyệt vời giữa sự thuần khiết tự nhiên phảng phất nét hoang dã với sự nhạy cảm sắc bén của một nhân viên tư vấn máy tính. Tên cô là Tina Redse. “Cô ấy là người phụ nữ đẹp nhất mà tôi từng gặp”, Jobs nhớ lại.
Ông gọi cho cô ngay ngày hôm sau và mời cô đi ăn tối. Cô đã từ chối và nói rằng cô đang sống cùng bạn trai. Vài ngày sau, ông đưa cô đi dạo gần công viên và một lần nữa mời cô ra ngoài, và lần này cô đã nói với bạn trai mình rằng cô muốn đi cùng Jobs. Cô rất trung thực và cởi mở.
Sau bữa tối, cô bắt đầu khóc vì biết rằng cuộc sống của cô sắp bị xáo trộn. Và đúng là như vậy. Vài tháng sau, cô đã phải chuyển tới căn biệt thự giản dị của Jobs ở Woodside. “Cô ấy là người đầu tiên tôi thật sự yêu”, sau này Jobs nói. “Chúng tôi đã có một mối quan hệ rất sâu sắc. Tôi không biết liệu có ai có thể hiểu tôi nhiều như cô ấy không”.
Redse xuất thân từ một gia đình không mấy yên ả, và Jobs chia sẻ với cô về nỗi đau của chính mình khi bị bỏ rơi và được nhận nuôi.
“Chúng tôi đều bị tổn thưởng bởi tuổi thơ của mình”, Redse nhớ lại. “Anh ấy nói với tôi rằng chúng tôi là những con người lạc lõng, đó là lý do tại sao chúng tôi thuộc về nhau”.
Họ rất quấn quýt nhau và công khai thể hiện tình cảm; những giai đoạn tiến triển trong mối quan hệ của họ ở NeXT vẫn được nhân viên ở đây nhớ rất rõ. Cả những cuộc cãi cọ diễn ra ở rạp chiếu phim và trước mặt khách viếng thăm Woodside cũng vậy. Nhưng ông vẫn luôn ca ngợi sự trong sáng và tự nhiên của cô.
Như những gì mà Joanna Hoffman “chân thật” đã nói về sự mê muội của Jobs với cô gái Redse thánh thiện: “Steve có xu hướng nhìn vào sự yếu đuối và rối loạn tinh thần, và biến chúng thành những thứ thần thánh”.
Khi ông bị sa thải khỏi Apple vào năm 1985, Redse đã đi du lịch cùng ông tới châu Âu để giải khuây. Đứng trên chiếc cầu bắc qua sông Seine vào một buổi tối, trong khung cảnh lãng mạn đó, họ bàn với nhau về ý định sẽ ở lại Pháp, ổn định và sống suốt đời bên nhau. Redse rất háo hức, nhưng Jobs lại không muốn vậy. Ông đã thất bại nhưng vẫn rất tham vọng. […]
Mối quan hệ này đã trải qua sóng gió trong suốt năm năm. Redse ghét phải sống trong ngôi nhà hầu như không được bày biện nội thất ở Woodside. Jobs đã thuê hai thanh niên từng làm ở Chez Panisse để làm người giữ nhà và nấu các món chay, và họ đã khiến cô cảm thấy mình như là một kẻ thừa thãi. Cô hiếm khi ra khỏi căn hộ của mình ở Palo Alto, đặc biệt là sau một trận tranh cãi nảy lửa với Jobs.
“Sự thờ ở là một hình thức ngược đãi”, cô từng viết nguệch ngoạc câu đó lên bức tường hành lang dẫn đến phòng ngủ của họ. Ông đã mê hoặc cô, nhưng cô cũng bị đánh gục bởi sự vô tâm của ông.
Sau này cô nhớ lại đã đau khổ như thế nào khi yêu một người quá ích kỷ. Quan tâm sâu sắc đến một ai đó không có khả năng quan tâm là một dạng đặc biệt của địa ngục mà cô không hề mong muốn ai phải chịu đựng, cô đã nói vậy.
Họ khác nhau rất nhiều thứ. “Đi từ độc ác đến thánh thiện, họ gần như là hai thái cực trái ngược nhau”, Hertzfeld nói. Sự ân cần của Redse được biểu lộ qua những việc từ nhỏ đến lớn; cô luôn cho những người lang thang tiền, cô tình nguyện giúp những ai (như cha cô) đang đau khổ với căn bệnh thần kinh, và cô chăm lo để Lisa và ngay cả Chrisann cảm thấy thoải mái với cô.
Hơn bất cứ ai, cô đã thuyết phục Jobs dành nhiều thời gian hơn cho Lisa. Nhưng cô thiếu đi nghị lực và tham vọng của Jobs. Phẩm chất đẹp đẽ trong con người khiến cô có vẻ hòa hợp với Jobs, điều đó cũng chính là thứ khiến họ khó có thể đứng trên cùng một chiến tuyến. “Mối quan hệ của họ cực kỳ dữ dội”, Hertzfeld nói. “Do tính cách của cả hai người, vì thế họ có rất nhiều, rất nhiều trận cãi vã”. […]
Càng ở với nhau lâu thì mối quan hệ của họ càng trở nên xấu đi. Nhưng khi họ rời xa nhau, Jobs lại rất nhớ cô. Cuối cùng, mùa hè năm 1989, ông đã cầu hôn cô. Cô đã không thể chấp nhận. Cô nói với bạn bè rằng điều đó sẽ khiến cô phát điên. Cô đã trưởng thành trong một gia đình nhiều biến động, và mối quan hệ của cô với Jobs đã gợi lại quá nhiều điểm tương đồng với môi trường sống đó.
“Tôi không thể là một người vợ tốt đối với ‘Steve Jobs’, một biểu tượng”, cô giải thích. “Tôi hẳn sẽ trở nên bế tắc với nó ở mọi phương diện. Trong mối quan hệ cá nhân của chúng tôi, tôi không thể chịu được sự tàn nhẫn của anh ấy. Tôi không muốn làm tổn thương anh ấy, nhưng tôi cũng không muốn đứng cạnh và nhìn anh ấy làm tổn thương những người khác. Điều đó thật sự rất đau đớn và mệt mỏi”.
Sau khi họ chia tay, Redse đã hỗ trợ thành lập OpenMind, một mạng lưới chăm sóc sức khỏe tinh thần ở California. Cô đã vô tình đọc một cuốn cẩm nang bệnh tâm thần về chứng rối loạn cá nhân tự yêu bản thân mình thái quá và thấy rằng Jobs là người có đủ tất cả tiêu chí trong đó.
“Cuốn cẩm nang đã trình bày rất chính xác và giải thích rất nhiều về điều mà chúng tôi đã tranh cãi để cuối cùng tôi nhận ra rằng việc đợi chờ anh ấy trở nên thân thiện và bớt yêu bản thân mình hơn cũng giống như đợi chờ một người mù có thể nhìn thấy”, cô nói. “Nó cũng giúp giải thích một vài quyết định của anh ấy về con gái Lisa lúc đó. Tôi nghĩ vấn đề ở đây là sự thấu hiểu. Anh ấy thiếu khả năng thấu hiểu”.
Sau đó, Redse đã kết hôn và có hai con trước khi ly dị. Đến tận bây giờ Jobs vẫn nhớ cô ngay cả sau khi ông đã có một gia đình hạnh phúc. Và khi ông bắt đầu phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, cô đã liên lạc để giúp đỡ ông.
Cô rất dễ xúc động mỗi lần nhớ lại mối quan hệ của họ. “Mặc dù đức tin của chúng tôi mâu thuẫn nhau và khiến cho chúng tôi không thể có được mối quan hệ như chúng tôi từng hy vọng thì sự quan tâm và tình yêu mà tôi dành cho anh ấy mấy chục năm trước vẫn còn”.
Còn Jobs bỗng nhiên bật khóc vào một buổi chiều khi ông đang ngồi trong phòng khách và nhớ về cô. “Cô ấy là một trong số những người thánh thiện nhất mà tôi từng biết, ông nói, nước mắt lăn dài trên gò má. “Có cái gì đó thiêng liêng ở cô ấy và ở mối quan hệ mà chúng tôi từng có”.
Ông nói rằng mình luôn thấy hối hận khi họ không thể cùng nhau tiếp tục, và ông biết rằng cô cũng vậy. Nhưng điều đó sẽ chẳng đi đến đâu. Họ đều nhất trí với nhau như vậy.