Mẹo làm sạch đồ dùng trong nhà
Nhà cửa sạch sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho mọi thành viên trong gia đình. Nhưng đôi khi,ẹolàmsạchđồdùngtrongnhàlịch dương 2022 bạn thấy mệt mỏi vì mất nhiều thời gian dọn dẹp. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn dọn nhà “siêu tốc”.
Làm sạch lò vi sóng
Cho dung dịch làm sạch vào miếng bọt biển ẩm. Sau đó, đặt miếng bọt biển lên đĩa chịu nhiệt trong lò rồi quay tối thiểu chừng 30 giây. Tiếp đó, bạn mở cửa và lau lò vi sóng từ bên trong ra ngoài. Với cách này, việc làm sạch lò vi sóng trở nên dễ dàng hơn, giúp loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn.
Làm sạch nệm
Qua thời gian, nệm sẽ bị bẩn hoặc ngả màu. Để làm sạch chúng, bạn rắc lên nệm chút bột baking soda rồi để như vậy trong vài giờ. Sau đó, dùng máy hút hút sạch chỗ bột soda. Dấu vết bụi bẩn và mùi sẽ biến mất. Phương pháp này có thể áp dụng tương tự với ghế sofa đã cũ.
Làm sạch thớt
Sự kết hợp tuyệt vời giữa muối và chanh sẽ giúp làm sạch bề mặt thớt. Sau khi rắc muối lên thớt, hãy chà bề mặt bằng miếng chanh tươi. Cuối cùng, bạn chỉ cần rửa lại bằng nước nóng.
Vết hoen gỉ trên bàn là
Trải giấy trắng lên bàn để là quần áo và rắc chút muối lên trên. Sau đó, bật chế độ nhiệt tối đa của bàn là và đảm bảo không có hơi nước ở đó. Khi mặt bàn là đủ nóng, hãy chà sát qua muối. Cách làm này giúp làm sạch các vết ố trên bề mặt bàn là.
Làm sạch cửa sổ
Hãy tận dụng những tờ báo cũ để lau cửa sổ. Phương pháp này giúp loại bỏ vết bẩn tự nhiên, mang lại độ sáng của tấm kính trên cửa.
Chậu rửa
Làm sạch chậu rửa bằng một chút soda rồi dùng bàn chải đánh răng cũ kỳ cọ. Sau đó, bạn có thể đặt vài miếng chanh lên chỗ thoát nước và rửa lại bằng nước thường.
Làm sạch thảm
Trộn một phần giấm với hai phần nước rồi để hỗn hợp trên vào trong chai nhựa có đầu phun xịt. Phun dung dịch này lên bất cứ vết bẩn nào trên thảm và đặt lên trên một miếng vải ẩm. Bật bàn là và cài đặt chế độ hơi nước. Sau đó, dùng bàn là là qua miếng vải chừng 30 giây. Các vết bẩn sẽ biến mất.
Làm sạch chảo gang
Dùng muối là cách tốt nhất để làm sạch một chiếc chảo gang. Muối hấp thụ dầu, giúp loại bỏ các mẩu thức ăn bị cháy còn dính trên chảo trước đó. Để muối trong chảo một thời gian ngắn, rửa và chà khô.
Mành rèm
Nhiều người cho rằng làm sạch từng phần nhỏ của mành rèm rất tốn thời gian. Tuy nhiên, bạn chỉ cần dùng chiếc tất đã cũ và chà sát trên những phần nhỏ cũng đủ để chúng trông lại như mới.
Làm sạch tủ bếp
Tủ bếp thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại chất bẩn nên sớm ngả màu. Hãy làm sạch chúng bằng hỗn hợp tẩy rửa tự chế. Pha một phần dầu thực vật với hai phần bột baking soda, bôi lên vết bẩn. Sau đó dùng miếng bọt biển hay bàn chải chà sạch. Mọi thứ trông lại như mới.
(Theo Dân trí)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2
- Tháng 8/2008, ông Lưu Gia Vinh sống ở huyện Phúc Thuận, tỉnh Tứ Xuyên, đang làm việc ngoài đồng bỗng cảm thấy chân tay tê cứng, mất sức rồi khuỵu ngã. Tại bệnh viện, ông được chẩn đoán bị xuất huyết não và phải nhập viện.
Lưu Cường, 45 tuổi, con trai thứ hai của ông Vinh đang làm việc ở Thành Đô, vội vã trở về quê cùng vợ con sau khi nghe tin bố nhập viện. Được đưa đến bệnh viện kịp thời nên sau một thời gian điều trị, ông Vinh đã hồi phục.
Lo bố tuổi cao sức yếu, Cường nói với anh cả Lưu Khôn rằng muốn đưa bố đến Thành Đô cùng mình. Bản thân ông Vinh cũng thích sống với con thứ hơn.
Sau khi bàn bạc, hai anh em thống nhất rằng Cường sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc bố, Khôn đưa tiền cấp dưỡng khoảng 200 nhân dân tệ mỗi tháng. Cả gia đình đều hài lòng với quyết định này, chỉ có vợ của Khôn là Trương Phượng (50 tuổi) có vẻ bất mãn.
Trưa 23/8, Phượng nấu một bữa thịnh soạn cho cả nhà để tiễn gia đình Cường về lại thành phố. Nhưng không lâu sau bữa ăn, con trai 2 tuổi tên Lưu Hồng của Cường đột nhiên quấy khóc, nôn mửa và tiêu chảy. Thấy vậy, Cường cùng vợ là Mã Phương vội đưa con đến trạm y tế thôn.
Bác sĩ cho rằng Hồng chỉ bị đau bụng, không nghiêm trọng nên kê đơn thuốc trị rối loạn tiêu hóa trong hai ngày. Sau khi uống thuốc, đêm đó, các triệu chứng của cậu bé đã thuyên giảm. Để con đỡ mệt, Cường quyết định đưa bố trở lại Thành Đô trước, vợ con sẽ đi sau 1-2 ngày.
Sáng sớm hôm sau, Phương ra bến xe tiễn chồng và bố chồng, về đến nhà thì đã 11-12h. Lúc đó, Phượng đang nấu cơm trong bếp, trên bàn có bát thuốc đã để nguội cho Hồng.
Phương cầm bát thuốc cho con uống rồi vào bếp phụ giúp. Nhưng ngay sau đó, cô nghe thấy con hét lên. Hồng ngã trên sàn, toàn thân co giật, trợn mắt và nôn mửa. Phương bế con chạy đến trạm y tế, tuy nhiên, Hồng không qua khỏi. Nguyên nhân cái chết được bác sĩ đưa ra là do bệnh lỵ trực khuẩn.
Cái chết của con nhỏ khiến vợ chồng Cường suy sụp. Họ đã phải trải qua nỗi đau mất con bốn lần trong 12 năm, lần lượt mất bốn đứa con trai.
Từ năm 1993, sau khi mẹ Cường qua đời vì bệnh, những điều kỳ lạ liên tục xảy ra trong gia đình họ Lưu. Ban đầu, hàng chục con lợn lăn ra chết không rõ nguyên nhân, đều bị co giật dữ dội, sùi bọt mép, chảy máu mũi.
Chẳng bao lâu sau, đàn gà cũng có triệu chứng tương tự. Cường lên thị trấn mua một số loại thuốc thú y nhưng không có tác dụng. Chỉ trong một tháng, đàn lợn, gà nhà nuôi không còn sót lại bao nhiêu.
Lo ngại gia súc, gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm, Cường báo cáo tình hình với Cục Chăn nuôi địa phương. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, nhà chức trách không phát hiện bệnh gì.
Năm 1996, gia đình Cường cũng bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh lạ. Con trai đầu lòng Lưu Ba bị đau bụng, buồn nôn, dần hôn mê rồi qua đời. Do trình độ y tế còn hạn chế, bác sĩ ở thôn không thể nêu rõ nguyên nhân tử vong.
Năm 2003-2004, vợ chồng Cường lần lượt mất đi con trai thứ hai và thứ ba, tình trạng trước khi chết giống hệt Lưu Ba, nguyên nhân tử vong không được làm rõ.
Trong khoảng thời gian này, Cường nghi ngờ chất lượng đất và nước ở nhà có vấn đề, nhưng kiểm tra cho thấy mọi thứ vẫn bình thường. Sau đó, anh bắt đầu "nghi thần nghi quỷ", cho rằng nhà mình gặp vận hạn hoặc phong thủy có vấn đề nên đã nhờ cậy không ít thầy bói, thầy phong thủy.
Để vượt qua nỗi đau mất đi ba đứa con liên tiếp, vợ chồng Cường rời quê đến Thành Đô làm việc. Năm 2006, sự ra đời của Hồng mang lại niềm an ủi lớn cho cặp đôi. Nhưng không ngờ Hồng mới hai tuổi cũng không thoát khỏi số phận.
Cái chết đột ngột của Hồng khiến cả thôn bàn tán xôn xao, bảo nhà họ Lưu là "nhà ma", ai sống trong đó sẽ gặp xui xẻo. Đài truyền hình địa phương cũng đến đưa tin về "ngôi nhà cổ bí ẩn" này. Có chuyên gia y tế xem bản tin, nghi ngờ nguyên nhân cái chết là do trúng độc nên đã liên hệ với cảnh sát địa phương.
Tháng 2/2009, được sự đồng ý của vợ chồng Cường, cảnh sát khám nghiệm tử thi Hồng, phát hiện thành phần thuốc diệt chuột trong cơ thể cậu bé.
Cuộc điều tra nhanh chóng dẫn đến nghi phạm là vợ chồng Khôn - Phượng. Ngoại trừ hai người này, những thành viên khác trong nhà họ Lưu đều có triệu chứng trúng độc, bao gồm cả vợ chồng Cường. Hơn nữa, vào ngày phát bệnh, Hồng chỉ tiếp xúc với vợ chồng Phượng, đồ ăn thức uống đều do họ chuẩn bị.
Một số dân làng cho biết, sau khi cảnh sát lập hồ sơ vụ án, Khôn vội chạy từ Quảng Đông về quê, vứt một túi đồ giữa đêm. Anh ta chỉ ở nhà một ngày rồi lại đi, còn nhờ người nghe ngóng tiến độ điều tra của cảnh sát.
Tháng 4/2009, Khôn và Phượng bị bắt tại một nhà máy ở Quảng Đông. Sự thật về bốn vụ án mạng cũng được làm rõ.
- Đọc sách thể hiện văn hóa của người làm nghệ thuật!
- Thói quen đọc sách của anh được hình thành từ khi nào?
Tôi bắt đầu tìm tới sách từ thời phổ thông, đặc biệt là quãng thời gian du học ở Nga. Khi về nước và định hướng theo nghệ thuật chuyên nghiệp, tôi càng đọc nhiều hơn. Tôi đọc đa dạng về thể loại như: tiểu thuyết, tài liệu nghiên cứu khoa học và nghiệp vụ của mình là sân khấu, đạo diễn.
So với nhiều người, sức đọc tôi không nhiều. Dẫu vậy, tôi luôn ý thức tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống và nghề nghiệp. Văn học và nghệ thuật là chiếc cầu nối lý tưởng để hình thành nên văn hóa đọc cho mỗi người. Là một nghệ sĩ, chúng tôi càng có sự nhạy cảm để tiếp cận và hình thành gu đọc cho riêng mình.
Sau này, guồng quay cuộc sống và tuổi tác không cho phép tôi đọc nhiều như trước. Tôi không đủ sức để đọc từng quyển nên lại chuyển sang phim hoặc dạng sách nói nhiều hơn.
NSƯT Công Ninh vừa giảng dạy, đóng phim và làm đạo diễn sân khấu. Anh tìm ý tưởng và sự sáng tạo thông qua việc đọc sách. - Điều gì khiến anh hứng thú nhất khi tìm mua và đọc một quyển sách?
Ngày xưa tôi đọc sách vì cốt truyện thu hút. Còn bây giờ tôi rút ra được bài học về giá trị, tính nhân văn trong mỗi tác phẩm. Tôi lưu tâm đến giá trị tư tưởng của tác giả, quan sát xem họ hướng đến tính thẩm mỹ và cách nhìn nhận cuộc sống ra sao.
Văn học là một thế giới rộng lớn. Một quyển sách cuối cùng vẫn phải phù hợp với nhân sinh quan và sở thích bản thân. Với người này, tác phẩm ấy là tuyệt tác song với người kia, nội dung lại rất khó để họ nắm bắt và tiếp thu. Tôi xem đó là là điều bình thường cũng như trong chính đời sống chúng ta cũng luôn có nhiều sự lựa chọn vậy.
- Quyển sách nào anh dành sự quan tâm trong thời gian gần đây?
Thời điểm này tôi đọc lại Những người khốn khổ của Victor Hugo. Với tôi, đây là tác phẩm kết nối tinh thần văn học mạnh mẽ, quyết liệt trong văn đàn nước Pháp. Tác giả đã mang đến một màu sắc đẹp đẽ, tinh khiết của những con người lý tưởng trong cái khổ của một xã hội đầy cạm bẫy, dối lừa.
Khi đặt vào bối cảnh cuộc sống hiện tại, tôi nghĩ nó lại càng phù hợp để mỗi người đọc và nghiền ngẫm. Giữa thiên tai, dịch bệnh, điều duy nhất chúng ta cần là sự thiện lương để đương đầu, thích nghi. Nói như Victor Hugo: “Bất hạnh làm nên con người, giàu sang tạo ra quái vật”. Con người bất cứ hoàn cảnh khổ đau tận cùng nào cũng cần phát huy cái đẹp đẽ từ con tim.
Nam nghệ sĩ cho rằng văn hóa đọc là phương diện thể hiện tầm vóc người làm nghệ thuật. - NSND Việt Anh từng chia sẻ: “Nhiều nghệ sĩ trẻ giỏi chém gió nhưng lười đọc sách”, theo anh văn hóa đọc có tầm quan trọng thế nào với những người làm nghệ thuật?
Với những nghệ sĩ – được hiểu là người công chúng, họ cần ý thức và trách nhiệm hơn với vốn hiểu biết của mình. Đời sống vội vã, bon chen đôi khi khiến mọi người cũng chạy đua với thời gian. Tuy nhiên, văn hóa đọc là cái tối thiểu, thể hiện tầm vóc một người làm nghệ thuật. Muốn đi lâu, đi xa với nghề, bạn nên tìm đến sách, thay vì những giá trị phù phiếm mang tính bề nổi!
Tôi luôn dạy học trò mình phải khiêm tốn
- Không ít người đọc sách nhiều nhưng tiếp thu kém hiệu quả vì sự hời hợt, qua loa trong cảm nhận tác phẩm, quan điểm anh thế nào?
Đọc sách là một con đường dài vô tận. Nó kéo dài từ sự tích góp, chọn lọc kiến thức và hướng mình đến những giá trị tốt đẹp. Tôi tin những con người thành đạt ngoài xã hội luôn có cho mình những đầu sách tâm đắc, mang đến cho họ nhân sinh quan và cái nhìn về cuộc sống rộng mở. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đọc sách rồi ngồi nghĩ câu hỏi, không hành động thì 5 -10 năm sau, bạn vẫn sẽ chỉ dừng lại ở đó, với câu hỏi đó mà thôi.
Nghệ sĩ ưu tú Công Ninh tự nhận mình nghiêm khắc, quyết liệt trong giảng dạy học trò. Anh công tác tại trường Sân khấu điện ảnh TP.HCM nhiều năm qua. - Một Công Ninh dễ tính, gần gũi, có phần xuề xòa đời thường nhưng khi là thầy anh nghiêm khắc, thậm chí rất quyết liệt khiến học trò phải sợ?
Tôi luôn phải nghiêm khắc để các em ý thức với việc học, không chủ quan khi ra nghề. Tôi nghĩ bất cứ lĩnh vực nào cũng thế, ngoài kiến thức, nghiệp vụ chuyên ngành, điều quan trọng vẫn là đạo đức. Bên cạnh các bài dạy về kỹ năng diễn xuất, tôi cố gắng lồng ghép chuyện đời trong mỗi giờ lên lớp.
Tôi muốn các em hiểu rằng cho dù mình diễn giỏi nhưng thái độ làm việc không tốt sẽ rất khó sống với nghề này. Rồi một ngày nhà sản xuất không mời phim, đồng nghiệp từ chối hợp tác, khán giả quay lưng… khi ấy mới thấy được hậu quả. Đổi lại họ sẽ chọn một người diễn viên dẫu năng lực chưa xuất sắc nhưng tận tâm, làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm.
- Từ kinh nghiệm, kiến thức mình có được từ đọc sách, anh truyền dạy học trò mình thế nào?
Tôi luôn cố gắng dạy học trò của mình theo phương pháp mở. Ở đó, người dạy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, định hướng phương pháp, chính các em mới là người sáng tạo và phát huy tư duy của mình.
Trong nghệ thuật, việc thành công hay thất bại đôi khi không hẳn phụ thuộc vào chuyên môn. Tuy nhiên không vì thế mọi thứ đặt vào sự may rủi. Một diễn viên không trường lớp, cũng không chịu trau dồi bản thân thì không bao giờ thành công được.
Thực tế nhiều học sinh của tôi trở thành những tên tuổi nổi tiếng, nhưng đáng mừng mỗi gương mặt là một cá tính khác biệt trong nghệ thuật. Các em không bị là bản sao của bất kỳ ai khác, kể cả người hướng dẫn, giảng dạy mình.
Những nghệ sĩ thành danh trong nghề hiện nay như Trấn Thành, Ngọc Trinh, Việt Hương, Thái Hòa... đều là học trò của Công Ninh. - Anh dành lời khuyên về việc đọc sách đến độc giả?
Tôi luôn khuyên các bạn trẻ xung quanh mình nên có một văn hóa đọc. Đọc cái gì, tiếp thu và ứng dụng ra sao để phát triển cuộc sống mình tốt hơn. Dĩ nhiên không phải bất cứ cái gì cũng đọc mà cần có chọn lọc. Sách bạn chọn phải phù hợp với khuynh hướng sống, nghề nghiệp và hoàn cảnh hiện tại.
Có những tác giả mất cả quãng đời mình để viết một quyển sách. Vì thế, mọi người hãy tôn trọng công sức của họ bằng cách không mua sách lậu, sách giả. Khi bạn nhận ra được giá trị quyển sách, cũng là giúp bạn tích trữ những tri thức vô hạn, không bao giờ mất đi.
Clip Công Ninh trong 'Ký ức vui vẻ'
Tuấn Chiêu
NSƯT Công Ninh: 'Cưới được vợ kém 22 tuổi là phúc của tôi'
Gần 10 năm hôn nhân, Công Ninh và bà xã kém 22 tuổi xây dựng tổ ấm hạnh phúc với cô con gái nhỏ. Nam diễn viên cố gắng dung hòa, trách nhiệm để cuộc sống các thành viên luôn trọn vẹn.
" alt="NSƯT Công Ninh: Nghệ sĩ cần ý thức, trách nhiệm với vốn hiểu biết mình!" /> Đến nay, sau thời gian ngắn thí điểm, có hơn 110.000 khách hàng tại TP.HCM đăng ký sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng với hơn 730.000km đã đi
Anh Nguyễn Văn Hải, ngụ TP Thủ Đức đã vài lần thuê xe đạp công cộng chia sẻ: “Trước kia chưa có xe đạp công cộng thì khi đi lên thành phố tôi đi xe buýt và đi Grab bike đến những điểm mình cần đến ở trung tâm. Bây giờ có xe đạp, chỉ cần đi xe buýt đến bến Hàm Nghi, đi bộ khoảng 200m rồi thuê xe đạp đi khắp trung tâm với giá rất rẻ”.
Ghi nhận của PV, hiện rất đông người dân, nhiều nhất là giới trẻ thuê xe đạp để dạo phố, khám phá trung tâm TP.HCM vào dịp cuối tuần hoặc để tập thể dục. Cũng có khá nhiều người thuê xe là du khách nước ngoài.
“Tôi hy vọng TP.HCM có thể triển khai rộng rãi mô hình này toàn thành phố để không chỉ phục vụ nhu cầu dạo phố mà sẽ trở thành phương tiện đi làm, di chuyển an toàn”, chị Nguyễn Thị An, ngụ quận 1 chia sẻ.
Ông Đỗ Bá Dân, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trí Nam (chủ đầu tư) cho biết, mô hình xe đạp công cộng giá rẻ được thí điểm tại 43 điểm với 388 chiếc xe trên địa bàn quận 1 từ ngày 16/12/2021.
“Qua ghi nhận trên hệ thống, rất nhiều người sử dụng dịch vụ cho nhiều chuyến đi. Phản hồi từ người dân sử dụng dịch vụ khá tốt.
Nhiều khách hàng đề nghị sớm nhân rộng mô hình tại nhiều quận chứ không chỉ dừng ở quận 1 như hiện nay”, ông Dân nói và thông tin, đến nay có hơn 110.000 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ với hơn 730.000km đã đi.
Lúc đầu khai trương người dân thường thuê xe đạp để dạo phố, ngắm cảnh nhưng gần đây, lượng người thuê xe đạp đi làm cũng khá nhiều vì phù hợp với các tuyến đường trung tâm cần di chuyển.
Theo ông Dân, để thu hút người dân sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện App theo hướng ngày càng thân thiện, nhiều tiện ích.
Khách hàng chỉ cần tải App, đăng ký thông tin cá nhân và nạp tối thiểu 10.000 đồng là có thể sử dụng dịch vụ mà không cần phải đặt cọc. Giá thuê xe chỉ 5.000 đồng/30 phút và 10.000 đồng/tiếng. Xe sử dụng lốp không săm, có GPS theo dõi nên không lo mất trộm…
Sẽ có cả xe đạp điện để người dân lựa chọn
Đón nhận thông tin Hà Nội cũng sắp triển khai loại hình xe đạp công cộng ở 5 quận trung tâm, nhiều người dân tỏ rất hào hứng.
Chị Vũ Thị Thúy Hằng (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Hiện tôi vẫn đang phải đi xe cá nhân đi làm dù cơ quan cách tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông 2km. Nếu Hà Nội có dịch vụ xe đạp giống TP.HCM, tôi sẽ bỏ xe cá nhân để đi tàu và thuê xe đạp theo tháng”.
Là hành khách đang sử dụng tàu Cát Linh - Hà Đông để đi làm, anh Ngô Văn Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, anh và vợ đã mua vé tháng để đi tàu, nhưng tới ga Cát Linh lại phải đi thêm từ 1 - 3km nữa mới tới chỗ làm.
“Nhiều lúc có việc đột xuất phải gọi taxi hay xe ôm chi phí khá đắt đỏ. Tôi mong Hà Nội sớm triển khai mô hình xe đạp công cộng, nếu có thêm các dòng xe đạp điện, xe máy điện để người dân lựa chọn nữa thì quá tốt!”, anh Tuấn bày tỏ.
Thông tin về lộ trình triển khai tại Hà Nội, ông Đỗ Bá Dân cho biết, theo chủ trương đã được UBND TP Hà Nội và Sở GTVT chấp thuận, đề án “Xe đạp đô thị” tại Hà Nội sẽ triển khai theo hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu trong năm 2022 - 2023 triển khai ở các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa và Thanh Xuân với 85 điểm trạm và 1.000 xe (trong đó có 500 xe đạp thường và 500 xe đạp điện). Quy mô giai đoạn 2 (từ năm 2023) tùy điều kiện thực tế để có các điểm kết nối thuận tiện và mở rộng ra 3.000 xe.
“Theo tính toán, chi phí đầu tư ban đầu cho giai đoạn 1 khoảng gần 30 tỷ đồng. Giai đoạn đầu không có lợi nhuận nhưng tương lai sẽ trở nên phổ biến. Lúc đó doanh thu tăng và bù đắp đầu tư hiện tại.
Để thuận tiện và thu hút người dân, các trạm, bãi đỗ xe sẽ được bố trí gần các khu vực đông người như: Bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, chung cư… Chúng tôi cũng đang đề xuất thành phố hỗ trợ một số địa điểm đặt trạm sạc”, ông Dân nói.
Về thời gian, hiện Trí Nam đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị, có thể đưa mô hình này vào hoạt động trong vòng 2 - 3 tháng sau khi được Hà Nội cho phép.
Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, dự án “Xe đạp đô thị” nhằm mục tiêu đa dạng hóa loại hình phương tiện vận tải hành khách thân thiện với môi trường, kết nối giữa nhà ga xe buýt, nhà ga đường sắt đô thị, các khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại, khu liên cơ quan và phục vụ đi lại, thúc đẩy phát triển du lịch, tham quan các danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
Việc đề xuất mở loại hình này ra với mong muốn người dân thuận tiện hơn khi tham gia loại hình vận tải hành khách công cộng trên địa bàn TP, dần bỏ xe cá nhân.
Theo Báo Giao thông
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hạ tuổi cấp bằng lái xe máy: Phụ huynh lo "vẽ đường cho hươu chạy"
Trước ý kiến đề xuất cần hạ tuổi được cấp giấy phép lái xe máy hạng A1, nhiều phụ huynh tại Hà Nội và TP. HCM đã bày tỏ những ý kiến rất khác nhau.
" alt="Xe đạp công cộng hút khách ở TP.HCM, sắp ra Hà Nội" />Ngay ở những tập đầu, Happi tình cờ gặp Quân ở siêu thị và dễ dàng theo người đàn ông lạ mặt đi tìm mẹ, thậm chí ngồi lên ô tô của anh. Người xem thì biết quá rõ Quân nhưng với một em bé như Happi, việc đi theo và tin tưởng một người đàn ông lạ mặt ngay lần đầu như vậy tôi thấy có phần khiên cưỡng. Đã thế cô bé này còn chấm chú Quân ngay lần đầu gặp để giới thiệu cho mẹ Hạnh, thậm chí còn lập luận nếu không tìm chồng cho mẹ thì mẹ có tự đi tìm hay không. Một đứa trẻ mới 6-7 tuổi liệu có suy nghĩ già đời như vậy?
Khi bị mẹ giục học chữ, Happi nói "sao từ đầu mẹ không cho con học lớp 5 luôn đi, lỡ con là thiên tài mà mẹ không biết thì sao. Con học mẫu giáo hơn các bạn có 1 năm thôi mà sao mẹ cứ nói nhiều thế. Mà mẹ đừng quên mẹ chưa học đại học đấy". Đúng là tình huống này gây thích thú cho khán giả nhưng cứ thấy sai sai vì trẻ con mà ăn nói già dặn quá. Ngay cả bản thân nhân vật Hạnh cũng từng nhận xét về Happi rằng: "Sao con cứ lý luận như bà già thế".
Về sau này, Happi thành tác nhân chính để "đẩy thuyền" Hạnh và Quân. Vì được Quân hết sức yêu chiều nên cô bé luôn bày tỏ mong muốn anh và Hạnh sẽ về một nhà và mẹ sẽ sinh thêm em bé cho mình có em bế. Khi biết Trung - người yêu cũ của Hạnh muốn rủ mẹ con mình đi du lịch, Happi đã gọi điện thoại cho chú Quân nhờ giao thật nhiều việc để mẹ mình không thể đi. Một đứa trẻ liệu có hiểu chuyện và biết cách sắp xếp tình huống cho người lớn như vậy không?
Dĩ nhiên kịch bản phim luôn phải xây dựng những chi tiết mới mẻ và hấp dẫn để tạo kịch tính, thu hút người xem. Song tôi có cảm giác như biên kịch đã cố nhồi vào nhân vật Happi nhiều suy nghĩ và lời nói của người lớn. Điều này khiến khán giả cảm thấy bàn tay sắp đặt hơi lộ của biên kịch khiến đứa trẻ trên phim phần nào mất đi sự hồn nhiên đúng tuổi của mình.
Tuy vậy, tôi vẫn đánh giáĐừng làm mẹ cáulà một bộ phim hay và đặc biệt thành công nhờ diễn xuất đáng yêu, hợp vai của hai diễn viên nhí, nhất là bé An Nhiên trong vai Happi. Nếu một ai khác đóng vai này thì có lẽ Đừng làm mẹ cáuđã không thu hút khán giả như vậy.
Độc giả Thu Hiền (Hải Phòng)
Clip: VTVGoĐộc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Mẹ bé Happi 'Đừng làm mẹ cáu': Tôi không bao giờ hạ giá conChị Ly Ly, mẹ bé An Nhiên - cô bé đang được yêu thích với vai Happi trong 'Đừng làm mẹ cáu' có kế hoạch riêng để quản lý mức thù lao 'khủng' mà con gái kiếm được ở tuổi lên 6." alt="Băn khoăn vì bé Happi quá già đời trong 'Đừng làm mẹ cáu'" />Sau một chuyến bay bị delay nhiều giờ, khi về đến Hà Nội, anh Đặng Thành Long (35 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) đã đặt một chiếc xe taxi công nghệ đón ở sân bay với mong muốn sớm về nhà sau chuyến đi dài. Những tưởng có được khoảng thời gian yên tĩnh, thảnh thơi, thế nhưng vừa lên đến xe, vị tài xế lớn tuổi đã liên tục “chuyện như pháo rang”.
Lúc đầu, vì phép lịch sự nên anh Long đáp lại vui vẻ, tuy vậy nam tài xế lại tiếp tục ‘buôn’ với anh những câu chuyện không đầu không cuối khiến khách hàng này không khỏi khó chịu.
“Dù rất mệt và muốn được yên tĩnh, thế nhưng tôi vẫn phải cố tiếp chuyện bác tài. Lúc sau thì chỉ ‘à, ừ’ cho xong nhưng vẫn bị lái xe này bắt nghe những chuyện ‘trên trời dưới đất’, từ thời sự quốc tế đến văn hoá giải trí và cả chuyện đánh ghen, nhảy cầu,... Có thể do tính cách cởi mở, họ làm vậy là muốn gây thiện cảm để khách hàng chấm 5 sao nhưng tôi vẫn thấy rất phiền", anh Đặng Thành Long chia sẻ.
Tương tự anh Long, chị Nguyễn Quỳnh Nga (25 tuổi) sau bữa tiệc sinh nhật bạn thân về khá muộn cũng đã bắt một chuyến taxi để về nhà. Thế nhưng, quãng đường hơn 20 km từ Hà Đông về nhà chị ở Long Biên (Hà Nội) đã không mấy dễ chịu.
“Nam tài xế thấy mình đi về một mình thì hỏi những câu rất kém duyên như: Em đang làm nghề gì? Đang ở nhà với bố mẹ hay thuê trọ? Sao lại đi chơi có 1 mình? Bạn trai đâu mà không đưa về?... Không trả lời thì bất lịch sự mà nếu cứ tiếp chuyện thì sẽ bị hỏi mãi. Sau đó, mình phải giả vờ gọi điện thoại để cắt mạch ‘điều tra’ của anh taxi”, chị Nga kể.
Trường hợp của anh Long, chị Nga chỉ là hai trong số hàng ngàn trường hợp khách hàng đi taxi (cả taxi truyền thống và xe công nghệ) cảm thấy khó chịu với sự cởi mở đến mức vô duyên của các tài xế. Nhiều lái xe còn nói chuyện điện thoại hàng chục phút, bật nhạc quá to hoặc thậm chí sẵn sàng văng tục, chửi bậy khi bất chợt bị một xe nào đó tạt đầu, lấn làn.
Khi sự riêng tư cần được tôn trọng
Theo nhiều chuyên gia tâm lý học, con người nói chung và những khách hàng sử dụng dịch vụ công cộng như taxi, xe buýt, xe ôm,... nói riêng khi buộc phải tiếp chuyện trong tình thế bị động sẽ dẫn tới trải nghiệm không mấy vui vẻ, thậm chí khó chịu và gây ra sự ám ảnh mức độ nhẹ.
Đặc biệt là nhóm người introvert (người hướng nội), việc phải trò chuyện với một ai đó thật là điều không dễ dàng. Trong những trường hợp này, dù muốn hay không thì hành khách vẫn phải nghe những câu chuyện "chẳng đâu vào đâu" của lái xe mà hầu như rất ít người dám đề nghị tài xế im lặng vì sợ bị đánh giá là bất lịch sự hoặc sợ
Mới đây, Grab thông báo chuẩn bị tung ra tính năng "chuyến xe yên lặng" áp dụng từ ngày 27/6 nhằm tăng trải nghiệm cho khách hàng yêu thích sự yên tĩnh. Tính năng này được lựa chọn khi khách hàng mong muốn hạn chế trao đổi và tiếp xúc với tài xế khi đang sử dụng các dịch vụ di chuyển của Grab.
Với những chuyến xe như vậy, tài xế sẽ cần giữ im lặng trong suốt hành trình. Tuy nhiên, các bác tài vẫn có thể trao đổi với khách một số thông tin cần thiết để phục vụ chuyến đi như chào hỏi, xác nhận thông tin chuyến xe, lời nhắc an toàn (thắt dây an toàn, đội nón bảo hiểm hoặc mở/đóng cửa xuống xe bên phải), xác nhận điểm đến là lộ trình...
Đây được coi là một giải pháp kỹ thuật hữu hiệu để nâng cao chất lượng, giúp những khách hàng cần sự riêng tư có được sự thoải mái nhất khi sử dụng dịch vụ.
Dù chưa đến ngày chính thức được Grab áp dụng tại Việt Nam, tuy nhiên đa phần khách hàng đều háo hức và đánh giá cao tính năng này. Còn cánh tài xế Grab đều vui vẻ đồng tình và cho rằng nếu hành khách yêu cầu "yên lặng" thì cũng sẽ sẵn sàng đáp ứng và tập trung vào việc lái xe.
Anh Đỗ Văn Thành (43 tuổi, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) một tài xế Grab chia sẻ, tính năng này rất phù hợp với những người hướng nội, ít nói như anh bởi thực tế đôi khi chính cánh tài xế taxi cũng buộc phải tiếp xúc với những hành khách "hay chuyện".
"Khi có khách đặt xe thì thường tôi cũng sẽ hỏi những câu hỏi giao tiếp cơ bản và cũng cố gắng nói chuyện để được khách hàng đánh giá cao. Với tính năng mới này, tài xế có thể biết được khách hàng có nhu cầu nói chuyện hay không, nếu không thì tôi chỉ tập trung lái xe thôi, càng nhàn ", anh Thành chia sẻ.
Tuy vậy, cũng có những tài xế dù rất ủng hộ tính năng mới này nhưng cũng cảm thấy hơi buồn vì việc giao tiếp trong chuyến đi sẽ trở nên thoải mái, vui vẻ hơn, nhất là những chuyến đi đường dài.
Anh Phạm Thành Luân (28 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Chúng tôi hàng ngày phơi mặt ngoài đường, vốn đã khá đơn điệu. Với quãng đường chở khách đi xa mà không được nói chuyện, nghe nhạc thì thực sự rất buồn tẻ. Thế nhưng mình vẫn phải tập thói quen để tôn trọng khách hàng thôi".
Có thể thấy, giao tiếp là nhu cầu cần thiết và không thể thay thế của người với người. Đôi khi từ vài mẩu tâm sự, trải lòng sẽ dẫn tới sự đồng cảm, sẻ chia quý giá của những con người xa lạ với nhau.
Thế nhưng mọi sự giao tiếp, trao đổi thông tin cần phải dựa trên lẽ tự nhiên cũng như nhu cầu từ hai phía, nhất trong một không gian nhỏ hẹp như trong xe ô tô. Và quan trọng nhất là cả "chủ" và "khách" luôn tôn trọng sự riêng tư của nhau.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="“Ong thủ” khi gặp phải những tài xế vô duyên" />- 10.000 cuốn sách giả thuộc bộ Giáo trình Tiếng Hàn tổng hợp dành cho người Việt Nam vừa được công ty cổ phần Sách MCBooks phát hiện và làm việc trực tiếp với nhiều nhà sách trên địa bàn Hà Nội để mua lại, hỗ trợ một phần với quyết tâm có thể đẩy lùi nạn sách giả.
Ông Nguyễn Văn Cường, giám đốc công ty cho biết: “Thông thường, những cuốn sách giả, lậu sẽ xuất hiện trước những cuốn sách bản quyền. Chính vì thế, người Việt đã có thói quen sử dụng những cuốn sách lậu và rất khó thay đổi. Các nhà sách cũng vì nhu cầu của thị trường, ham lợi mà bán những cuốn sách lậu. Chúng tôi đã kết hợp với rất nhiều cơ quan chức năng để xử lý việc vi phạm bản quyền các cuốn sách nhưng hiệu quả chỉ đạt được ở một mức độ nào đó. Chính vì vậy, chúng tôi cũng chủ động làm việc với các đơn vị vi phạm để có biện pháp xử lý quyết liệt hơn".
Phun nước trước khi tiêu hủy sách lậu Là người đã làm sách được hơn 20 năm, ông Cường cho rằng ngoài những đơn vị cố tình chống đối pháp luật thì nhiều nhà sách in và bán sách theo nhu cầu của thị trường, thường in số lượng lớn để bán vài năm. Khi yêu cầu chấm dứt hành vi buôn bán sách giả, họ chưa lập tức dừng ngay được vì số tiền đầu tư bỏ ra là rất lớn.
"Nhiều nhà sách xin chúng tôi, được bán hết sách giả nhưng là một đơn vị sách bản quyền chúng tôi không muốn tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật như vậy".
Năm 2008, Bộ sách Giáo trình Tiếng Hàn Tổng hợp dành cho người Việt Nam (phiên bản bìa xanh lá cây) ra đời nhờ sự hợp tác giữa ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn và Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc. Bộ sách phiên bản cũ này được phổ cập cho người học dưới hình thức tải bản PDF để học trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều đơn vị lại sử dụng chính bản PDF này để sao chép và in ra thành sách để bán cho các trung tâm, trường học.
Qũy Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc và Hội nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam đã chuyển giao quyền xuất bản của bộ sách cho công ty. Đồng thời, tiến hành cải biên lại bộ sách, cập nhật thêm nhiều nội dung, kiến thức văn hóa mới. Ông Woo Hyeong Min - Trưởng đại diện Văn phòng Quỹ giao lưu Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, MCBooks đã được ủy quyền độc quyền xuất bản và phát hành bộ sách từ tháng 5/2019.
Theo Điều 27 của nghị định 159, các hành vi vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm sẽ có mức phạt từ 1 triệu đến 30 triệu đồng. Để đảm bảo uy tín của tác giả cũng như các nhà xuất bản chân chính, công ty đã quyết định hỗ trợ các cơ sở kinh doanh một phần chi phí để gom mua và tiêu hủy hơn 10.000 cuốn sách lậu.
Khánh Ngọc
Cuốn sách tranh minh hoạ hài hước về nghề giáo
"Đời giáo dở khóc dở cười" là cuốn sách tranh thể hiện được trọn vẹn các sự kiện diễn ra quanh một người thầy.
" alt="Tiêu hủy hơn 10.000 cuốn sách lậu tiếng Hàn" />
- ·Nhận định, soi kèo Dibba Al
- ·Xăng tăng giá, thời của xe điện đã tới?
- ·Học sinh cấp 2
- ·Tết Giáp Thìn đọc cuốn Sự trỗi dậy của gia tộc rồng
- ·Soi kèo phạt góc Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- ·Diễn viên Park Min Jae đột ngột qua đời ở tuổi 32
- ·Đoàn phim xin lỗi vì sửa nhầm ảnh Rosé nhóm Blackpink thành gái mại dâm
- ·Cầm hoặc chạm vào điện thoại di động khi lái xe bị phạt nặng cỡ nào ở Úc?
- ·Nhận định, soi kèo Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2: Tin vào Blaugrana
- ·Cụ bà nổi tiếng ở chợ Thủ Đức: 75 tuổi, đẩy cả tấn hàng mỗi đêm
Sở GTVT đề xuất nhiều loại xe khác, trong đó có xe buýt thường được sử dụng làn đường BRT để giảm ùn tắc giao thông. Trong khuôn khổ Toạ đàm trực tuyến "Giải pháp cho giao thông bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2020-2030"được Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sáng 28/6, GS.TS Từ Sỹ Sùa - Giảng viên cao cấp trường ĐH Giao thông vận tải đã thẳng thắn phản đối việc cho xe buýt thường chạy vào làn đường BRT.
Vị chuyên gia này cho rằng, xe buýt thường và buýt nhanh BRT khác hoàn toàn nhau về cách thức di chuyển. Trong khi buýt thường bố trí cửa và đón khách ở bên phải thì BRT lại có cửa, di chuyển và đón khách phía bên trái đường. Do vậy, để các loại phương tiện này chạy chung một làn đường là rất không hợp lý.
"Chúng ta hình dung mỗi bến xe buýt thường chỉ cách nhau khoảng 500-600m, nếu xe buýt thường chạy làn bên trái rồi mỗi khi đón khách lại đánh võng sang phải sẽ xung đột giao thông nghiêm trọng với dòng phương tiện khác, gây nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao", GS.TS Từ Sỹ Sùa nói.
Theo GS.TS Sùa, nếu Hà Nội cho các phương tiện khác sử dụng chung làn đường BRT, nên chăng chỉ cho các xe ưu tiên (xe cứu hoả, cứu thương, quân đội, công an làm nhiệm vụ,...), ngoài ra có thể nghiên cứu cho thêm xe taxi bởi đây là loại hình vận tải hành khách công cộng chiếm số lượng rất đông và lộ trình khá rõ ràng.
"Nếu xe taxi được đi vào làn BRT cũng sẽ làm giảm áp lực đáng kể cho các loại ô tô xe máy khác. Nhưng lưu ý là chỉ các xe taxi có mào mới được đi vào cho dễ quản lý, còn taxi công nghệ không có mào thì vẫn đi như bình thường",vị chuyên gia này nêu ý kiến.
Hà Nội sẽ phát triển xe buýt sạch, hạn chế dần xe cá nhân
Cũng tại buổi toạ đàm, các chuyên gia cũng như các nhà quản lý đều thừa nhận, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thường xuyên ùn tắc như hiện nay cũng có lý do xuất phát từ quy hoạch đô thị, sự phát triển của hạ tầng giao thông chưa bắt kịp sự phát triển của xã hội, hệ thống phương tiện công cộng không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân dẫn tới xe cá nhân gia tăng rất nhanh.
Ông Nguyễn Tuyển - Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, TP. Hà Nội có định hướng phát triển phương tiện sử dụng năng lượng sạch. Hiện nay, đã có 8 tuyến xe buýt chạy bằng điện ( xe VinFast), 7 tuyến chạy bằng CNG.
"Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham mưu với thành phố thay thế những tuyến xe buýt trong nội đô trở thành những chiếc xe năng lượng sạch. Đồng thời, tiếp tục phát triển những phương tiện với sức chứa nhỏ hơn như xe đạp công cộng, xe điện cỡ nhỏ để tăng cường kết nối mạng lưới phương tiện tiện công cộng. Mục tiêu là đến năm 2030, vận tải hành khách công cộng sẽ đạt từ 40-45% nhu cầu di chuyển của người dân", ông Tuyển nói.
Về giải pháp phát triển phương tiện công cộng, trong đó có xe buýt, GS.TS Từ Sỹ Sùa cho rằng, muốn thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng thì đầu tiên phương thức giao thông đó phải có chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý. Nếu đáp ứng được 2 tiêu chí trên, người dân sẽ tự nguyện tìm đến với phương tiện giao thông công cộng và bỏ dần phương tiện cá nhân.
"Thời gian di chuyển của phương tiện công cộng theo phương pháp OD, tức là từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc phải đảm bảo nhanh hơn đi xe đạp (vận tốc tiêu chuẩn của xe đạp hiện nay là 12km/h) và giá thành rẻ hơn xe máy. Khi đó người ta sẽ bỏ xe máy, xe đạp để đi xe công cộng", GS.TS Từ Sỹ Sùa nói.
Vị chuyên gia giao thông này cũng cho rằng, việc hạn chế ô tô xe máy cá nhân cần phải thực hiện bài bản, có lộ trình chứ không nên cấm phương tiện trên một vài tuyến đường hoặc thu phí vào nội đô ở vùng có diện tích quá rộng như một số đề xuất trước đây được.
"Hạn chế phương tiện cá nhân phải theo nguyên lý “vết dầu loang”, phải từ trong ra chứ không phải từ ngoài vào. Ví dụ hạn chế khu vực bờ hồ rồi mở rộng dần ra khu vực lân cận. Ngoài hạn chế theo không gian, có thể hạn chế theo thời gian như ngày chẵn, ngày lẻ, khoanh giờ hoạt động...", GS.TS Từ Sỹ Sùa nêu giải pháp.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Chuyên gia phản đối đề xuất mới của Hà Nội về làn BRT" />Sau chuyến đi đó, Hiền bắt đầu thích việc đi phượt và khát khao được phượt xuyên Việt một lần để không phải nuối tiếc những tháng năm tuổi trẻ.
“Tiền có thể kiếm được nhưng tuổi trẻ thì không”, mang tư tưởng đó, cô gái trẻ 22 tuổi quyết định nghỉ việc để thực hiện đam mê đi phượt xuyên Việt. Hiền cho hay cô xuất phát từ Hà Nội hôm 11/5/2022. Đây là chuyến đi Hiền đã ấp ủ 2 năm nhưng vì dịch bệnh nên phải trì hoãn.
Đối với Hiền, công việc rất cần nhưng đời người chỉ có một tuổi trẻ, đam mê cũng có giai đoạn nên khi tích đủ vốn liếng, 10X quyết định xin nghỉ việc. Đây cũng là lần thứ 2 Hiền xin nghỉ việc để đi phượt.
"Tháng 5 năm ngoái, khi còn làm việc ở Hà Nội, mình xin nghỉ đi xuyên Việt. Nhưng vì dịch bùng phát nên mình phải gác lại kế hoạch và về quê 5 tháng. Khi tình hình ổn trở lại, mình lên Tây Bắc làm việc. Được 2 tháng, mình lại xin nghỉ để thực hiện ước mơ", cô gái 22 tuổi chia sẻ.
Nói về quyết định đi phượt một mình bằng xe máy, cô cho biết, ban đầu cô có ý định tìm bạn đồng hành nhưng không được nên mới tự đi.
“Mình nghĩ đơn giản, con trai làm được thì tại sao mình không làm được? Mình coi đó là một thử thách đối với bản thân và cần thực hiện nó. Cho đến thời điểm hiện tại mình thấy chuyến đi này hoàn toàn đúng đắn vì nó khiến con người mình cởi mở hơn, vui vẻ hơn, học được rất nhiều điều mới mẻ. Mình khởi hành từ Hà Nội, đi theo đường ven biển tới Mũi Cà Mau rồi ngược về Tây Nguyên là kết thúc hành trình”, Hiền cho biết.
Chuyến đi phượt lần này ngoài chiêm ngưỡng phong cảnh của Việt Nam, Thu Hiền còn muốn khám phá văn hóa vùng miền ở những nơi mình đặt chân đến.
Kinh nghiệm đi phượt một mình thời bão giá
Trong 53 ngày độc hành xuyên Việt, cô gái 22 tuổi đi được 60 tỉnh thành, vượt qua 5600km.
Dù độc hành nhưng Hiền quyết định không tham khảo lịch trình của mọi người cũng không cố định hành trình bởi cô thích đi theo cách riêng. Nơi nào đẹp cô sẽ dừng chân lâu hơn để tận hưởng.
Nói về hành trang cho chuyến đi, Hiền chỉ mang theo balo quần áo, bộ dụng cụ sửa xe, vá xe và một số vật dụng y tế cơ bản như thuốc giảm đau, hạ sốt, băng bó cá nhân… Cô cũng nhắc nhở những ai có ý định phượt không nên mang theo vali vì rất cồng kềnh, khó chở.
“Nếu bạn đi Xuyên Việt một mình thì nên căn thời gian di chuyển và nên dừng chân trước 6h tối. Tuyệt đối không đi tối, vì một mình rất khó giải quyết nếu có vấn đề xảy ra. Bạn nên tìm phòng trước một hôm để đề phòng lúc đến hết phòng. Muốn tiết kiệm chi phí, bạn cũng nên xem phòng qua các app như agoda, booking, traveloka… , bên nào rẻ thì đặt. Thông thường các phòng mình đặt vào khoảng 150-200 nghìn đồng. Mình chọn ăn uống ở các quán bình dân để tránh bị ‘chặt chém’, đảm bảo tiêu chí ‘rẻ là được’ vì mình không quá quan trọng ăn uống”, Hiền chia sẻ kinh nghiệm.
“Ngoài ra, trước khi đi bạn nên bảo dưỡng lại xe máy, kiểm tra săm lốp, dầu xe, chú ý xem xích có bị chùng không để có một chuyến đi an toàn. Nếu bạn đi một mình cung đường Tây Nguyên thì nên xem trước hướng đi để chọn cung đường phù hợp. Nên chọn đường có nhà dân và không đi buổi tối, tránh nguy hiểm cho bản thân”, Thúy Hiền nói thêm.
Để tiết kiệm chi phí, cô gái sinh năm 2000 tiết lộ nên mang theo bột giặt để tự giặt đồ khi ở nhà nghỉ, phơi qua đêm trước quạt, sáng hôm sau sẽ khô.
Tự nhận mình từng là người rất tự ti, ngại giao tiếp nhưng từ khi đi phượt, gặp được những con người cùng chung sở thích, Hiền dần thấy bản thân cởi mở hơn. Cho đến hiện tại, Hiền không còn cảm giác ngại ngần khi gặp người lạ và khá tự tin khi nói chuyện với người mới.
Dù nghỉ việc để đi phượt nhưng gia đình luôn ủng hộ Hiền. Ai cũng biết Hiền vốn đam mê du lịch, mỗi tháng đều dành vài ngày để đi chơi nên không hề cho chuyện đi phượt là lạ lẫm. Bố mẹ cũng rất ủng hộ đam mê của con gái nên Hiền càng tự tin nghĩ đến những chuyến đi phượt sau.
“Nếu không thể tìm được bạn đồng hành, hãy cứ đi. Bởi khi đến nơi, bạn sẽ thấy họ ở đó”, Hiền tâm niệm.
Một vài thông tin chuyến đi của Thu Hiền
- Phương tiện: Xe wave
- Tổng chi phí: khoảng 25 triệu
- Sự cố: Bị thủng săm 1 lần và tự vá
- Trải nghiệm sợ nhất: Đi đèo tối không có ai vào Tà Năng trong tiết trời mưa lạnh, đường đất ướt
- Đường đi dài nhất: 400km
- Chụp ảnh: Bằng Tripod hoặc nhờ người chụp
Các chặng đường mà Thu Hiền đã đi trong 53 ngày:
Chặng 1: Hà Nội- Hà Tĩnh
Chặng 2: Hà Tĩnh - Huế
Chặng 3: Huế - Đà Nẵng
Chặng 4 : Đà Nẵng- Hội An
Chặng 5 : Hội An- Quy Nhơn
Chặng 6 : Quy Nhơn - Tuy Hoà
Chặng 7 : Tuy Hoà - Đầm Môn
Chặng 8 : Hiking Mũi Đôi Cực Đông
Chặng 9 : Đầm Môn - Nha Trang
Chặng 10 : Nha Trang - Phan Rang
Chặng 11 : Phan Rang- Phan Thiết
Chặng 12 : Đảo Phú Quý
Chặng 13 : Phan Thiết - Vũng Tàu
Chặng 14 : Vũng Tàu - TP.HCM
Chặng 15 : Sài Gòn - Bến Tre
Chặng 16: Bến Tre - Sóc Trăng- Đất Mũi
Chặng 17: Đất Mũi - Cà Mau- Cần Thơ
Chặng 18: Cần Thơ - Tịnh Biên - Châu Đốc
Chặng 19: An Giang- Long An- TP.HCM
Chặng 20: TP.HCM - Tà Năng ( Lâm Đồng )
Chặng 21: Hiking Tà Năng - Phan Dũng
Chặng 22: Phan Dũng - Đà Lạt
Chặng 23: Đà Lạt - Tà Đùng ( Đăk Nông)
Chặng 24: Tà Đùng - Buôn Mê Thuột
Chặng 25: Buôn Mê Thuột - Pleiku
Chặng 26: Pleiku - KomTum- Ngã ba Đông Dương- Măng Đen
Chặng 27: Măng Đen - K'Bang
Chặng 28: Hiking Thác K50
Chặng 29: K'Bang- Hà Nội (gửi xe)
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bán hết tài sản để du lịch vòng quanh thế giới
Năm 2019, vợ chồng Chloe và Jordan Egbert (Mỹ) quyết định nghỉ việc và bán tất cả tài sản họ có, bao gồm cả nhà và ôtô, để lên đường du lịch vòng quanh thế giới." alt="10X phượt xuyên Việt thời bão giá: Đi 53 ngày, tiêu gần 25 triệu" />Cậy nhiều tiền, nam trưởng phòng công khai ngoại tình, đưa bạn gái về tận nhà
Không muốn gia đình tan nát, của cải rơi vào tay người đàn bà khác, tôi cắn răng chịu đựng chồng trăng hoa, bồ bịch, không ngờ ...
" alt="Bạn gái ngoại tình với sếp, chàng trai lật mặt ngay trong đám cưới" />Đỗ Hồng Phúc (bên phải) trong một lần đi tìm người. Hồng Phúc chia sẻ: “Sau chương trình, tôi biết có rất nhiều bạn trẻ là người gốc Việt đang ở nước ngoài muốn tìm lại cha mẹ ruột, người thân tại Việt Nam. Phần lớn, họ đều bị cha mẹ vì một lý do nào đó đem cho người ngoài làm con nuôi”.
“Khi trưởng thành, các bạn này khát khao tìm về cội nguồn của mình. Tuy vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ, không nắm rõ vị trí địa lý ở Việt Nam.... Thế nên tôi quyết định đi tìm người thân giúp các bạn ấy”, Phúc chia sẻ thêm.
Ngay sau đó, Phúc bắt đầu nhận hồ sơ, thông tin của những người đang sinh sống ở Pháp, Mỹ… gửi về nhờ tìm cha mẹ ruột. Dựa vào các thông tin được cung cấp, Phúc cùng với bạn bè tự bỏ tiền túi đi tìm.
Không chỉ ở TP.HCM, Phúc còn cùng bạn bè mở rộng khu vực tìm kiếm tại các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số tỉnh miền Tây. Đến nay, sau 3 năm tình nguyện, Phúc đã tìm thấy, tạo nên những cuộc hội ngộ đầy xúc động cho hơn 10 trường hợp thất lạc nhau suốt 2 thập kỷ.
Đó là trường hợp của cô gái người Việt tên Lisa đang sinh sống ở Pháp. Lisa sinh ra ở Việt Nam nhưng được cha mẹ cho gia đình người Pháp làm con nuôi từ năm 1998.
Trưởng thành, Lisa mong mỏi tìm lại nguồn cội. Cô gửi hồ sơ, nhờ Phúc giúp mình tìm lại cha mẹ ruột đang sinh sống tại Việt Nam.
Những cuộc hội ngộ đầy nước mắt
Dựa trên các thông tin cô gái cung cấp, Phúc tìm đến địa chỉ nơi gia đình Lisa sinh sống lúc cô chào đời. Tuy vậy, khi đến nơi, gia đình này đã rời đi nơi khác.
Không bỏ cuộc, Phúc cố gắng dò hỏi. Cuối cùng, anh tìm được người biết nơi gia đình mẹ ruột Lisa đang sinh sống.
Dưới sự hướng dẫn của người này, Phúc đã tìm được cha mẹ ruột của Lisa. “Sau khi đối chiếu các thông tin, tôi khẳng định bà chính là mẹ ruột của Lisa. Lúc này, chúng tôi mới liên hệ với cô gái. Sau đó, mẹ con Lisa có cuộc gặp qua mạng xã hội sau 22 năm xa cách”, Phúc chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dễ dàng như vậy. Nhiều lần, Phúc phải vượt hàng trăm km để tìm đến địa chỉ được cung cấp. Có lần, anh phải di chuyển giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai 3-4 lần để tìm kiếm thông tin.
Đó là lần Phúc tìm cha mẹ ruột cho 3 cô gái người Việt đang sống ở Pháp. Sau khi lọt lòng tại tỉnh Đồng Nai, 3 cô gái được cha mẹ đem cho 3 gia đình người Pháp đang sinh sống ở 3 khu vực khác nhau tại đất nước hình lục lăng làm con nuôi.
Lớn lên, bằng một cách thần kỳ nào đó, 3 chị em sinh 3 khác trứng này lại tìm được nhau. Biết được mình là người gốc Việt, 1 trong 3 cô gái quyết định liên hệ, nhờ Phúc tìm lại cha mẹ ruột của mình.
Phúc kể: “Sau khi xem xong hồ sơ, tôi biết được gia đình các bạn này ở Đồng Nai nên đã sắp xếp công việc đi tìm. Quá trình tìm kiếm khá khó khăn nhưng cuối cùng chúng tôi cũng tìm được mẹ đẻ của các cô gái”.
“Khi xác định được họ là mẹ con, tôi cho họ gặp nhau qua mạng xã hội. Lúc này, mẹ con họ òa khóc. Chứng kiến cảnh ấy, ai cũng xúc động. Cô gái này cho biết, cô đã mua vé máy bay và sẽ về thăm gia đình, thăm mẹ ruột trong thời gian tới”, Phúc kể thêm.
Mới đây nhất, ngày 26/05, Phúc cũng tìm được người thân tại Việt Nam của cô gái gốc Việt tên Kim Hoa sau 26 năm xa cách. Điều đáng buồn là mẹ ruột cô gái đã qua đời. Gia đình của Hoa tại TP.HCM hiện chỉ còn ông bà ngoại.
Hiện nay, số lượng hồ sơ gửi về nhờ Phúc tìm kiếm người, cha mẹ ruột ở Việt Nam ngày càng nhiều. Thế nên, gần như những ngày cuối tuần, Phúc đều tranh thủ đi tìm kiếm. Đặc biệt, hoạt động này của Phúc là hoàn toàn phi lợi nhuận.
Các chi phí phát sinh trong việc tìm kiếm người thân cho người bị thất lạc gia đình của Phúc đều do anh và các bạn của mình tự chi trả. Phúc không nhận bất kỳ chi phí, quà tặng nào từ hoạt động này.
Mỗi khi tìm được người thân cho người nhờ mình hỗ trợ, Phúc sẽ tạo một nhóm chat. Sau đó, những người này sẽ trực tiếp trò chuyện với nhau trên mạng xã hội. Phúc sẽ nhờ một người bạn làm nhiệm vụ phiên dịch để hai bên có thể trò chuyện với nhau.
Nam kiến trúc sư nói: “Mỗi lần tìm được người thân cho một bạn nào đó, tôi rất vui và cảm thấy thật sự thỏa mãn. Đó là cảm giác được thỏa mãn trong niềm đam mê của mình”.
“Tôi xem công việc này như một niềm đam mê của bản thân nên không nhận tiền hay gì khác của những người cần tôi giúp đỡ. Niềm vui của tôi là thấy những con người thất lạc tìm thấy nhau, thấy được sợi dây tình thân kết nối lại sau nhiều năm xa cách”, Phúc nói thêm.
Hà Nguyễn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
" alt="Chàng trai hơn 3 năm giúp người gốc Việt tìm lại cha mẹ ruột" />
- ·Soi kèo góc Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2
- ·Gần 1 triệu xe sang Mercedes
- ·Đằng sau những cuốn sách đặc biệt được đóng thủ công
- ·Chàng thượng úy cưới nàng kế toán sau 1 năm tham gia Bạn muốn hẹn hò
- ·Nhận định, soi kèo Neom SC vs Al Jubail, 20h15 ngày 4/2: Khách ‘tạch’
- ·Hoàng gia, hoàng tử, công chúa nào có nhiều follow nhất trên mạng
- ·Siêu trộm xe hoàn lương trải lòng về góc khuất tội lỗi của mình
- ·‘Thần tiên tỷ tỷ’ Lưu Diệc Phi: Xinh đẹp, nổi tiếng, 36 tuổi vẫn độc thân
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Nhạc kịch thuần Việt lấy cảm hứng từ thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh