Nhiều người giữ điện thoại cũ cho những trường hợp khẩn cấp nhưng phần lớn trong số chúng không bao giờ được sử dụng lại và cuối cùng trở nên vô giá trị. Điện thoại cũ sẽ biến tủ quần áo như đã nói ở trên thành kho chứa rác dù những chiếc smartphone hai năm tuổi vẫn có giá trị và vẫn là một thiết bị mạnh mẽ.
Và từ đây Samsung vừa nảy sinh ra một sáng kiến tuyệt vời mà họ gọi là “Upcycling" – nó được thiết kế để tận dụng những chiếc điện thoại thông minh cũ cho những điều mới mẻ. Ví dụ, thiết bị khai thác mỏ bitcoin này, được làm ra từ 40 thiết bị Galaxy S5 cũ, chạy trên một hệ điều hành mới mà Samsung đã phát triển cho riêng nó.
Samsung ra mắt giàn “trâu cày” này và một loạt các ứng dụng "cool” khác cho điện thoại cũ tại cuộc họp của nhà phát triển gần đây ở San Francisco. Với Upcycling, thay vì phá vỡ những chiếc điện thoại cũ và bán lại các thành phần của nó, những người ở phòng thí nghiệm C-Lab của Samsung - một nhóm kỹ thuật chuyên nghiên cứu các dự án sáng tạo - đã cho thấy các điện thoại Galaxy cũ và các loại máy tính bảng có thể tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Nhóm nghiên cứu đã kết nối 40 Galaxy S5 cũ với nhau để tạo ra một thiết bị khai thác bitcoin. Trong hệ thống này, họ sử dụng lại một chiếc máy tính bảng Galaxy cũ thay laptop chạy Ubuntu. Một chiếc Galaxy S3 được sử dụng cho vai trò giám sát và một phần mềm nhận dạng khuôn mặt cũ để bảo vệ hệ thống (trang trí hình chim cú khá xinh xắn).
Samsung đã từ chối trả lời những câu hỏi cụ thể về thiết bị khai thác mỏ bitcoin nhưng thông tin rò rỉ cho thấy 8 chiếc Galaxy S5 có thể khai thác hiệu quả năng lượng lớn hơn so với máy tính để bàn chuẩn.
Robin Schultz, người phát ngôn của Samsung cho biết: “Nền tảng sáng tạo này cung cấp một phương thức có trách nhiệm với môi trường cho các thiết bị di động Galaxy cũ, giúp chúng hít thở cuộc sống mới, cung cấp các khả năng mới và giá trị mở rộng tiềm năng cho các thiết bị có thể bị lãng quên trong ngăn kéo bàn hoặc bỏ đi”.
Upcycling là một cách tuyệt vời để giữ các thiết bị cũ còn sống và nó không thể dễ dàng thực hiện nếu không có sự hỗ trợ của nhà sản xuất ban đầu. Kyle Wiens, Giám đốc điều hành của iFixit nói: “Thử thách với việc giữ các thiết bị điện tử cũ chạy trong thời gian dài là phần mềm. Đặc biệt với điện thoại, phần mềm cũ không an toàn và không chạy các ứng dụng mới. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là nếu bạn có phần cứng hoàn hảo nhưng không có phần mềm tốt thì làm thế nào để nó tiếp tục hoạt động trong 10 năm”.
Wiens và iFixit đã tỏ ra rất thông minh khi trả lời câu hỏi đó. Trang web của ông là một nguồn tài nguyên mã nguồn mở cho những người tìm kiếm để sửa chữa thiết bị điện tử của mình. Wiens và nhóm của ông đang giúp Samsung sửa chữa S3 cũ để sử dụng cho dự án nâng cấp. Ông nói: “Bạn không thể thực sự làm điều này như một bên thứ ba. Samsung đã phát triển được các phần cứng mà bạn có thể cài đặt bất cứ thứ gì lên đó. Đây là một bước thấp hơn jailbreaking. Nó loại bỏ hoàn toàn Android”.
Dự án upcycling của Samsung có một trình giữ chỗ với một video giải thích quá trình của nó. Wiens giải thích: "Họ đang thiết lập danh mục các dự án. Trang web sẽ hoạt động bằng cách cho phép người dùng tải xuống phần mềm loại bỏ Android và mở các thiết bị tới các phần mềm khác. Từ đó, người dùng có thể duyệt qua rất nhiều phần mềm và các dự án”.,
Sự hỗ trợ mạnh mẽ cho việc tái sử dụng thiết bị như thế này chưa từng xảy ra trong ngành công nghệ. Các công ty như Apple đã gây khó khăn cho người sử dụng để sửa chữa thiết bị của họ khi bị hỏng.
Trong hầu hết các trường hợp, các nhà sản xuất muốn mọi người mua thiết bị mới hơn là sửa chữa thiết bị cũ của họ. Đó là một triết lý tốt cho công ty, nhưng xấu cho môi trường và xấu cho khách hàng.
Wiens nói với tôi: "Điều tốt nhất cho hành tinh là cho các thiết bị cũ của bạn được giá trị càng nhiều càng tốt. Samsung có ý muốn duy trì giá trị của thiết bị của họ trong thời gian dài".
Theo GenK
" alt=""/>Samsung xây dựng dàn trâu cày Bitcoin từ 40 chiếc Galaxy S5 cũNgoài ra, những thông tin về hoạt động của người dùng trên Quora như đăng câu hỏi, câu trả lời, nhấn nút bình chọn hoặc bỏ bình chọn, cũng bị rò rỉ.
Quora ngay lập tức cho gửi thông báo tới những người dùng bị ảnh hưởng, đồng thời đăng xuất tài khoản của họ khỏi trang này để tăng cường công tác bảo mật. Ngoài ra, Quora cũng cho mở cuộc điều tra về vụ việc và thực hiện các biện pháp tăng cường bảo mật thông tin của người dùng.
Quora là trang web dịch vụ hỏi đáp được chính những người sử dụng tạo lập, trả lời và chỉnh sửa.
Trước đó, Tập đoàn kinh doanh khách sạn toàn cầu Marriott International cho biết dữ liệu cá nhân của khoảng 500 triệu khách hàng của họ có thể đã bị tin tặc đánh cắp trong một vụ tấn công vào cơ sở dữ liệu đặt phòng tại các khách sạn thuộc chuỗi Starwood của tập đoàn này.
Việc rò rỉ thông tin người dùng đang khiến nhiều công ty và cả các tập đoàn công nghệ gặp không ít khó khăn để ngăn chặn.
H.N. - Kim Duyên - Trần Thanh Thủy (tổng hợp)
" alt=""/>Hàng trăm triệu người lộ thông tin sau vụ hacker tấn công trang QuoraÔng Phạm Kim Hùng, CEO&Founder của Base (thứ hai từ trái sang) trao đổi tại sự kiện
Trao đổi tại sự kiện SaaS Day 2018 với chủ đề “The Future of Work” do Base.vn tổ chức, ông Phạm Kim Hùng, CEO&Founder của Base nhận định việc xây dựng phần mềm trong doanh nghiệp là bài toán phức tạp.
Công việc này đòi hỏi sự hiểu biết sâu về các nghiệp vụ doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng phải quan tâm đến trải nghiệm của người dùng cuối là những người trực tiếp sử dụng phần mềm hàng ngày.
“Điều này trở thành rào cản trong việc tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp: con số sử dụng phần mềm chỉ ở mức 5% tại Việt Nam, thấp hơn hàng chục lần so với thế giới”, CEO Base nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ đám mây, phần mềm doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch. Các sản phẩm đi từ hình thức cài đặt máy tính (SaaP - Software as a Product) được chuyển lên nền tảng đám mây (SaaS - Software as a Service), hình thức mà đến nay được sử dụng bởi hơn 70% doanh nghiệp trên thế giới ở mọi quy mô.
So với SaaP, SaaS vượt trội hơn hẳn ở 4 điểm: người dùng truy cập được ở mọi nơi, mọi thiết bị; có thể nâng cấp linh hoạt theo nhu cầu của doanh nghiệp; người dùng cộng tác với nhau trên cùng một môi trường và quy trình triển khai dễ dàng nhanh chóng.
Đồng quan điểm, ông Dirk van Quaquebeke, đại diện quỹ đầu tư mạo hiểm BEENEXT cho hay SaaS được cả các doanh nghiệp SMEs và MNCs sử dụng và đã tăng số lượng người dùng tại Đông Nam Á lên 360% chỉ trong 1 năm qua.
" alt=""/>CEO Base: Phần mềm trong doanh nghiệp Việt đang có xu hướng “lên mây”