Tại đây, các vũ công xứ tango hò hát và nhảy nhót ăn mừng cuồng nhiệt. Thủ quân Lionel Messithậm chí còn trèo cả lên bàn với cúp vàng trên tay đã cũng hòa vào khúc ca chiến thắng.
Có thể hiểu được El Pulga hạnh phúc nhường nào khi bao nhiêu khát khao, bao nhiều chờ đợi giờ đây anh đã hiện thực hóa giấc mơ vô địch Thế giới.
Video highlights Argentina 3-3 (pen 4-2) Pháp (nguồn: VTV)
Hành trình lên ngôi vô địch World Cup 2022 của ArgentinaĐội tuyển Argentina đã lên ngôi vô địch World Cup 2022 đầy xứng đáng, sau khi đánh bại Pháp trong trận chung kết siêu kịch tính trên sân Lusail." alt=""/>Messi cầm cúp vàng World Cup 2022 nhảy tưng bừng trong phòng thayMuốn trưởng thành phải học từ các nước phát triển
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, thời gian tới, bệnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều tiềm ẩn khó lường. Hình thức dạy và học trực tuyến sẽ tiếp tục được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục Việt Nam.
Do đó, Bộ GD-ĐT đã và đang ban hành các chính sách cần thiết để khuyến khích việc dạy và học trực tuyến, trực tuyến kết hợp với trực tiếp, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục.
“Nếu như trước kia chủ yếu học trực tiếp thì giờ đây việc kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp là phương thức phù hợp cho tất cả các môn, thậm chí có những môn có thể học trực tuyến hoàn toàn”.
Ông Nhạ cho rằng ngoài những lợi ích dễ thấy, việc học trực tuyến còn giúp giáo viên xây dựng được cơ sở học liệu phong phú, đặc biệt là nắm bắt được những tri thức đang được chia sẻ trên toàn cầu.
Theo ông Nhạ, định hướng của Bộ là phát triển việc dạy trực tuyến trở thành phương thức tốt trong thời gian tới
Theo ông Nhạ, “muốn trưởng thành nhanh phải học từ các nước phát triển”.
Khi tham gia đào tạo trực tuyến, sinh viên được tiếp cận với các bài giảng hay ở nước ngoài. Bên cạnh đó, giảng viên tiếp cận được với các phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức hiệu quả.
“Hiện tại, các trường đại học ở Việt Nam chủ yếu vẫn dạy theo hình thức trực tiếp, nhiều kiến thức chưa được đổi mới. Do đó, sự tác động này sẽ tạo ra động lực để giáo viên làm mới mình, đồng thời kết nối được với đồng nghiệp trên khắp thế giới.
Với cách làm như vậy, tôi tin rằng 5-7 năm nữa, Việt Nam sẽ có một thế hệ giảng viên đạt trình độ quốc tế. Từ đó, họ sẽ biết cách phát triển bài giảng như thế nào cho hiệu quả”, ông Nhạ chia sẻ.
Phải có nguồn đầu tư lớn
Là ngôi trường có hơn 20 năm nghiên cứu về đào tạo từ xa, hơn 10 năm nay Trường ĐH Mở Hà Nội đã triển khai đào tạo trực tuyến.
TS Dương Thăng Long, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Từ năm 2015, nhà trường nhận được sư hỗ trợ từ các trường đại học trực tuyến ở Hàn Quốc. Nhờ vậy, trong 5 năm qua, nhà trường đã nhận được hàng nghìn lượt đào tạo của cán bộ, giảng viên, kỹ thuật viên từ các trường đại học này. Chất lượng dạy và học trực tuyến nhờ đó cũng nâng lên đáng kể”.
Mặc dù thấy rõ hiệu quả nhưng theo ông Long, để có một hệ thống đào tạo trực tuyến cần phải có nguồn đầu tư lớn.
“Nếu trang bị hạ tầng công nghệ cũ với chi phí thấp thì sẽ không hiệu quả, trong khi đó hạ tầng công nghệ hiện đại đòi hỏi chi phí lớn. Do đó, các trường cần xác định rằng mặc dù chi phí ban đầu cao nhưng nếu lan tỏa được giá trị về mặt tri thức thì hiệu quả nhận lại sẽ rất lớn”.
Còn tại ĐH RMIT, năm nay, trường đã chuyển đổi thành công hơn 5.000 môn học sang trực tuyến trên toàn cầu nhằm ứng phó với những hạn chế do Covid-19 gây ra. Riêng tại Việt Nam, trường đã chuyển đổi 190 môn học sang hình thức trực tuyến.
Chủ tịch ĐH RMIT Việt Nam - Giáo sư Coloe cho biết học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến là “trạng thái bình thường mới” của nhà trường. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp các lựa chọn học tập linh hoạt và dễ tiếp cận cho sinh viên.
“Trong thế giới ngày càng số hóa mạnh mẽ và kết nối rộng khắp, học tập trực tuyến sẽ đem đến cơ hội học tập cho thêm nhiều lãnh đạo tương lai của Việt Nam, dù họ có ở đâu đi chăng nữa”, Giáo sư Coloe nhận định.
Thúy Nga
Lần đầu tiên, một buổi thẩm định đề cương luận văn cao học được triển khai online. Nhiều tình huống "chưa từng có" đã xảy ra như: học viên "gọi điện cho người thân" hay thậm chí bật khóc trước màn hình...
" alt=""/>“Nhờ học trực tuyến, Việt Nam sẽ có thế hệ giảng viên đạt trình độ quốc tế”Một số phụ huynh yêu cầu quá nhiều ở các giáo viên chủ nhiệm |
“Cô ấy mắc chứng bệnh rối loạn lo âu điển hình. Trong khoảng thời gian trước và sau khai giảng cũng có rất nhiều giáo viên gặp tình trạng như vậy. Thậm chí một số giáo viên còn có dấu hiệu trầm cảm”- Ông Tô Hoành, Khoa Sức khỏe Tâm thần của Bệnh viện nhân dân tỉnh Chiết Giang nói.
Cô Hà hay bị mất ngủ, thường xuyên tỉnh dậy vào lúc 2,3 giờ sáng. Sau khi tỉnh dậy, cô Hà rất khó để tiếp tục giấc ngủ của mình. Không chỉ vậy, cô hay cáu gắt vô cớ, hay nổi nóng với chồng, la mắng con cái, kể cả khi chúng đã học cấp 3.
Nhận ra sự thay đổi của bản thân và những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, cô Hà đã tìm gặp bác sĩ tâm thần.
Trước đó, mặc dù trong khoảng thời gian dịch bệnh không phải đến trường để dạy học, nhưng hàng ngày cô Hà vẫn phải dạy học trực tuyến. Cô cần chuẩn bị bài, học cách phát sóng trực tiếp cũng như tìm cách để tương tác với học sinh hiệu quả nhất.
Sau khi dịch bệnh được kiểm soát và trường học cũng bẳt đầu mở cửa trở lại, nỗi lo lắng của cô Hà càng thêm lớn.
“Mỗi ngày đều có rất nhiều phụ huynh hỏi cô ấy trong nhóm: Con tôi ở trường có đeo khẩu trang không? Hôm nay con có rửa tay không? Có giữ khoảng cách an toàn khi ăn cơm không?... Trong khi, ở trường ngoài thời gian dạy học, cô Hà còn phải dọn dẹp, khử trùng vệ sinh lớp học và rất nhiều công việc vặt khác. Có những lúc vì quá bận nên cô Hà xem và trả lời tin nhắn trong nhóm Wechat muộn. Phụ huynh cũng vì điều này mà phàn nàn cô ấy” – bác sĩ Tô Hoành nói.
Bởi vì dịch bệnh nên thời gian khai giảng bị hoãn lại, nhưng với trách nhiệm là một giáo viên chủ nhiệm, cô ấy luôn bận rộn, không có thời gian để nghỉ ngơi. Đã từng có một phụ huynh hơn 10 giờ tối vẫn gửi bài tập của con mình để cô Hà chữa.
Trong giờ lên lớp, cô Hà luôn thông báo rất rõ yêu cầu bài tập về nhà với các học sinh. Tuy nhiên, sau đó cô Hà lại phải thông báo lại trong nhóm của các phụ huynh. Nếu có hôm thông báo muộn, các phụ huynh sẽ cảm thấy không hài lòng, phàn nàn không có thời gian thúc giục con cái. Sau những lần như thế, cô Hà ngày càng sợ hãi khi nói chuyện với phụ huynh học sinh.
Trầm cảm vì phản ứng của phụ huynh
Bác sĩ Tô Hoành cũng tiếp nhận một bệnh nhân nữa là cô Lưu. Mới tốt nghiệp đại học, cô Lưu được phân công làm giáo viên chủ nhiệm ở một trường tiểu học. Dù còn trẻ, nhưng tình trạng của cô Lưu còn nghiêm trọng hơn cô Hà.
Trong lớp có một nam sinh khá tinh nghịch, nhưng rất thông minh và hay đặt câu hỏi, thể hiện ý kiến riêng trong các bài giảng.
Cô Lưu cho rằng đây là cá tính riêng của cậu học trò nên thường xuyên khen ngợi nam sinh này. Tuy nhiên, điều này khiến nhiều phụ huynh không hài lòng và phản ứng rất gay gắt.
“Một số phụ huynh cho rằng con họ rất ngoan nhưng lại không nhận được sự khen ngợi. Trong khi đó giáo viên lại đi cổ vũ, khuyến khích học sinh nghịch ngợm. Họ cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của con cái họ” – cô Lưu nói.
Sau đó, cô Lưu bắt đầu nhạy cảm hơn, hay suy nghĩ đến lời nói của phụ huynh rồi tự dằn vặt. Cô thường xuyên mất ngủ, ban đêm chỉ ngủ 2, 3 giờ đồng hồ, còn ban ngày không ngừng suy nghĩ.
Cuối cùng, theo lời khuyên của bác sĩ, cô Lưu phải xin đổi sang dạy một lớp khác.
Đỗ Nhung(theo Xinhuanet)
Trường Trung học Hành Thuỷ (Hà Bắc, Trung Quốc), được mệnh danh là “siêu xưởng luyện thi đại học” khi có tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh thuộc diện nhiều nhất cả nước.
" alt=""/>Giáo viên chủ nhiệm rối loạn lo âu vì yêu cầu của phụ huynh