Bệnh nhân nam,ắtxoắnđâmxuyênngườinamthanhniênngãtừtầbang xep hang nha 19 tuổi, đang làmbang xep hang nhabang xep hang nha、、
Bệnh nhân nam,ắtxoắnđâmxuyênngườinamthanhniênngãtừtầbang xep hang nha 19 tuổi, đang làm xây dựng tại Hưng Yên. Người nhà cho biết, khi đang lao động, nam thanh niên bị ngã trong tư thế úp sấp từ nhà 5 tầng xuống cọc bê tông có để sắt chờ. Ba thanh sắt xoắn đâm xuyên từ bụng qua vùng hạ vị, mông và tới đùi cẳng chân trái bệnh nhân.
Những người xung quanh dùng cưa cắt đứt 3 cọc sắt để hạ bệnh nhân xuống, đưa anh đi cấp cứu trong tư thế nằm sấp bất động.
Tiếp nhận bệnh nhân ở giờ thứ 3 sau tai nạn, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngay lập tức tổ chức hội chẩn, đẩy thẳng bệnh nhân vào phòng mổ. Hàng chục bác sĩ của 6 chuyên khoa: Cấp cứu, Gây mê hồi sức, Phẫu thuật tiêu hóa, Tiết niệu, Phẫu thuật mạch máu, Chấn thương cùng xử trí cấp cứu, phẫu thuật.
Vết thương của bệnh nhân xuyên thấu tầng sinh môn, tổn thương cơ thắt hậu môn và 1/3 dưới trực tràng, xuyên thủng bàng quang; xuyên thấu từ đùi lên vỡ chỏm xương đùi thủng trần ổ cối; thấu cẳng chân xuyên qua đùi trái.
Bệnh nhân phải mổ trong tư thế nằm sấp cố định. Thanh kim loại nằm sát các mạch máu lớn, đòi hỏi ê-kíp phẫu thuật mạch máu phải kiểm soát và tách rời các mạch máu lớn ra khỏi thanh kim loại. Điều này nhằm đảm bảo khi rút thanh sắt không gây tổn thương thêm, có thể làm bệnh nhân tử vong.
Sau khi xử trí rút các thanh sắt ra khỏi cơ thể bệnh nhân, ê-kíp phẫu thuật khâu vết rách lớn mặt trước bàng quang và dẫn lưu bàng quang; phẫu thuật mở bụng kiểm tra toàn bộ các tạng trong ổ bụng và làm hậu môn nhân tạo đại tràng xuống. Bệnh nhân cũng được lấy mảnh xương vỡ trần ổ cối bên trái, rạch rộng để ngỏ vết thương.
Chiều 11/5, các bác sĩ cho biết sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định, tới đây anh sẽ tiếp tục điều trị tổn thương xương khớp.
Nam thanh niên chấn thương nặng vì tông xe vào chó thả rôngĐang điều khiển xe máy trên đường, nam thanh niên bất ngờ tông vào chó thả rông và bị chấn thương nặng.
Nghĩ gì làm nấy, chị bắt tay ngay vào việc xây dựng khu vườn trên cao của mình. Tác phẩm của Zhou sau này đã giành được vị trí quán quân hạng mục sân thượng đẹp nhất Trung Quốc trong một cuộc thi làm vườn.
Trước khi trở thành một người làm vườn, Zhou từng làm công việc kinh doanh toàn thời gian, bận rộn đến mức hiếm khi có thời gian chăm lo cho gia đình và tận hưởng cuộc sống. Nhưng khi bước sang tuổi trung niên, lối sống của Zhou bắt đầu có những thay đổi. Người mẹ đã dành nhiều thời gian hơn cho người thân, sống chậm lại và bắt đầu thấy yêu những gì giản đơn, tự nhiên trong chính cuộc sống thường ngày.
"Giữa thành phố xô bồ, lạc lõng, tôi lại tìm thấy sự ngây thơ và giản đơn vốn đã đánh mất từ lâu".
Hiện Zhou vẫn làm công việc kinh doanh 2 ngày/tuần, thời gian còn lại cô dành hết cho khu vườn của mình. Để có được vườn hoa khoe sắc, thơm hương như ngày hôm nay, Zhou đã tự mình tìm hiểu cách làm thông qua sách báo, tạp chí và hầu như tự tay làm hết mọi việc.
Zhou đặt tên cho khu vườn theo tên cô con gái nhỏ là Nuomi Garden. Khu vườn rộng hơn 100m2, được phân chia hợp lý thành nhiều khu vực như một căn hộ ngoài trời: khu trồng hoa (chiếm phần lớn diện tích), vườn rau, khu ngắm cảnh, khu giải trí và khu ăn uống.
Khu vườn hiện trồng hơn 70 loại clematis, 40 loại hoa cẩm tú cầu và rất nhiều loại hoa khác như hoa hồng, hoa huệ, hoa diên vĩ, hoa lay ơn… Ngoài ra, cô cũng bố trí thêm nhà kính trồng hoa, đảm bảo khu vườn luôn khoe sắc dù trong thời tiết giá lạnh.
Trong khu vườn có những xích đu, những chiếc ghế, những vật trang trí xinh xắn mà Zhou dành nhiều thời gian sưu tầm. Ngoài ra còn có một chiếc hồ nhỏ nơi cô nuôi cá, ba ba và trồng sen. Nhờ đó, không gian sân thượng càng thêm sinh động.
Bà mẹ khéo léo bố trí thêm 3 ô đất nhỏ để trồng các loại rau và trái cây theo mùa như cà chua, ớt, rau diếp… Cô hoàn toàn không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu mà chỉ dùng phân trộn tự làm để tăng chất dinh dưỡng cho đất, đồng thời duy trì hệ sinh thái tự nhiên nhất thu hút các loài côn trùng có lợi cho sự phát triển của cây.
Bé Nuomi năm nay 8 tuổi và rất yêu khu vườn của mẹ. Thay vì chăm chú vào điện thoại, tivi, cô bé say mê hơn với cuộc sống và thiên nhiên bên ngoài, tinh nghịch trêu chọc những chú rùa và bắt bọ trong vườn, thích thú ngắm nhìn con sâu bướm phá kén thành một chú bướm xinh đẹp. Zhou cũng thường cùng con làm vườn, dạy con cách gieo hạt, cày và trộn đất, giâm cành và thụ phấn nhân tạo. Cô hy vọng con sẽ lớn lên với những kỉ niệm thật vui bên khu vườn.
Thú vui của Zhou hiện tại không chỉ là hàn huyên tâm sự cùng người thân, bạn bè bên khu vườn xinh xắn đầy hoa nở rực rỡ mà còn là thời gian sưu tầm những giống hoa mới, mày mò cách trồng, cách chăm… "Điều quan trọng nhất trong một khu vườn không phải là hoa mà là con người. Hãy để mọi người tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở nơi này", cô nói.
Cũng chính việc làm vườn, việc sở hữu không gian sân thượng ngập tràn sắc màu của hoa, của lá ấy đã giúp người phụ nữ này nhận ra rằng, giá trị hạnh phúc không thể được đo đếm bằng thành công hay bằng số tiền kiếm được mà chính là bằng ánh nhìn yêu thương và nụ cười mãn nguyện, tươi vui của những người thân trong gia đình.
Theo Dân Trí
Cặp vợ chồng biến mảnh đất khô cằn thành vườn hoa vạn người mê sau 20 năm
Từ con số không, cặp vợ chồng có niềm đam mê làm vườn đã tạo ra "thiên đường" với hàng ngàn cây khoe sắc rực rỡ khiến mọi người đổ xô đến tham quan.
" width="175" height="115" alt="Mẹ cùng con gái biến sân thượng thành thiên đường trăm loài hoa" />
Mẹ cùng con gái biến sân thượng thành thiên đường trăm loài hoa
Tu sĩ thực hiện nghi lễ cầu nguyện trước vị thần "Corona Devi" tại đền Kamatchipuri Adhinam ở thành phố Coimbatore để xin phước lành, giúp người dân vượt qua đại dịch Covid-19. Ảnh: AFP.
Ở Ấn Độ, có một truyền thống lâu đời là vào những thời khắc xảy ra thiên tai, người dân thường hướng đến đức tin để xoa dịu đau khổ.
Những người sùng bái Sheetla Mata - nữ thần của bệnh đậu mùa - tin rằng bà sẽ bảo vệ họ khỏi căn bệnh này bằng cách giết chết những con quỷ được cho là gây ra nó.
Nữ thần Sheetla Mata được cho là hóa thân của nữ thần Hindu Durga. Một ngôi đền 300 năm tuổi ở Gurgaon, gần New Delhi, là nơi dành riêng để thờ cúng nữ thần Sheetla Mata này.
Ngoài ra, một số đền thờ khác chuyên để cầu được chữa bệnh. Những nơi này thờ các vị thần nam, ví dụ như đền Vaitheeswaran ở thị trấn Mayiladuthurai của bang Tamil Nadu. Tại đây, các tín đồ cầu nguyện trước hóa thân của thần Shiva.
Đền Mahadeva ở bang Kerala là nơi các tín đồ tìm đến với mong muốn chữa bệnh động kinh và hen suyễn mạn tính. Ở quận Tumkur của bang Karnataka lân cận, bệnh nhân ung thư thường xuyên đến thăm đền Areyuru Vaidhyanatheshwara. Họ tin rằng ngôi đền này có thể chữa khỏi bệnh cho họ mà không cần điều trị bằng y học hiện đại.
Đền Pataleshwar ở thành phố Muradabad, bang Uttar Pradesh - hiện đóng cửa vì đại dịch - thường là một điểm đến nổi tiếng của người mắc bệnh ngoài da.
Nhiều người hành hương đến đây xin phước lành bằng cách mang theo chổi làm vật cúng lễ hoặc quét sạch các tầng của ngôi đền.
Các cửa hàng bán chổi gần đền thờ thường rất đắt hàng vào cuối tuần. Sau khi cúng xong, đa số chổi được trả lại người bán và tiếp tục bán cho người đến sau.
Ở những nơi khác của bang Uttar Pradesh, một chiếc máy bơm bằng tay ở đền Jagnewa Hanuman bơm lên nước mà nhiều người tin rằng có khả năng chữa bệnh.
Các tín đồ tin rằng một vị thánh đã chạm vào máy bơm và truyền khả năng chữa bệnh vào nó. Họ lấy nước trong chai thủy tinh và rưới lên cơ thể bệnh nhân với niềm tin rằng họ sẽ khỏi bệnh.
Anant Kumar, một người dân địa phương, cho biết: “Bệnh hen suyễn mạn tính của con gái tôi - căn bệnh mà y học hiện đại không thể chữa khỏi trong nhiều năm - đã biến mất trong vòng một tháng sau khi con bé uống nước được lấy từ máy bơm bằng tay này”.
Tu sĩ thờ tượng thần thần Shiva và nữ thần Parvati tại một ngôi đền ở thành phố Prayagraj, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Truyền thống văn hóa hay mê tín dị đoan?
Hàng triệu người Ấn Độ đặt niềm tin vào những ngôi đền “chữa bệnh” như vậy. Trong khi đó, không ít người vẫn hoài nghi về điều này và cho rằng đây là mê tín dị đoan.
Harsh Bhagnani, một kỹ sư ở Mumbai, cho biết: “Các ngôi đền chữa bệnh chỉ có tác dụng như giả dược đối với những người cuồng tín. Các liệu pháp chữa bệnh nên bắt nguồn từ khoa học và y học hiện đại".
Một số người phản đối các đền thờ này cho rằng lý do người dân đổ xô đến đây là vì hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ không được chú trọng đầu tư.
Theo kết quả Báo cáo Phát triển Con người năm 2020 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Ấn Độ đứng thứ 155 trong số 167 quốc gia về số giường bệnh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu người dân. Tỷ lệ cụ thể của nước này là 5 giường bệnh và 8,6 bác sĩ trên mỗi 10.000 dân.
Tuy nhiên, đối với R. P. Mitra, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Delhi, những nghi lễ tôn giáo nói trên đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Ấn Độ.
Bệnh viện Ấn Độ quá tải trước làn sóng Covid-19 thứ hai, với tình trạng thiếu giường bệnh và oxy y tế. Ảnh: Reuters.
"Những ngôi đền này là điểm tựa, trợ giúp các tín đồ trong thời điểm bất an, sợ hãi và đau khổ do những căn bệnh chết người gây ra. Các ngôi đền có thể được coi là một khu phức hợp siêu nhiên", giáo sư Mitra phân tích.
Ông cho biết những người sùng đạo vẫn có thể muốn nhận được phước lành của thần thánh và vẫn có niềm tin vào y học hiện đại, vì cả hai không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau.
"Dù là y học cổ truyền của Trung Quốc hay các liệu pháp cổ xưa được áp dụng ở khắp các quốc gia như Bangladesh, Pakistan, Nepal hay Ấn Độ, thì niềm tin tôn giáo luôn được đưa vào y học cổ truyền", ông nói thêm.
Theo Zing
Người quyết định ai được sống, ai phải chết trong bệnh viện Ấn Độ
26 tuổi, còn chưa hoàn thành xong chương trình đào tạo y khoa nhưng bác sĩ Aggarwal phải đưa ra quyết định ai được sống, ai phải chết - việc mà anh cho rằng nên là trách nhiệm của Chúa.
Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025được nhận định có tính liên ngành cao khi có sự vào cuộc của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an.
Ngoài ra, chương trình cũng nhận được sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Các doanh nghiệp thông tin và truyền thông, các cơ quan báo chí cũng tham gia, triển khai chương trình. Chương trình cũng đưa ra nhiều sáng kiến, nhiệm vụ, giải pháp đột phá.
Một trong số đó là triển khai các giải pháp công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…) để tự động thu thập, phân tích cảnh báo sớm, ngăn chặn/xử lý nội dung vi phạm pháp luật về trẻ em, nội dung không phù hợp đối với trẻ em.
Chương trình thành lập và tổ chức hoạt động của Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với các nhiệm vụ chính gồm nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý kịp thời các phản ánh, vấn đề phát sinh đối với trẻ em trên môi trường mạng.
Xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sáng kiến, cung cấp các giải pháp kỹ thuật an toàn thông tin bảo vệ trẻ em tương tác an toàn trên môi trường mạng; đề xuất cơ chế thí điểm đặt hàng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển để hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo trên môi trường mạng.
Tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111; hướng tới hình thành một ứng dụng duy nhất trên môi trường mạng để phản ánh, chia sẻ các vấn đề liên quan tới trẻ em.
Xây dựng và lồng ghép vào chương trình giáo dục việc đào tạo “bộ kỹ năng số” cho trẻ em theo độ tuổi gồm một số nội dung, kỹ năng như: kiến thức về mạng Internet, mạng xã hội; kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; cách thức nhận biết khi bị lợi dụng, xâm hại trên môi trường mạng và nơi cần thông tin, phản ánh…
Triển khai các giải pháp kỹ thuật tại trường học nhằm giám sát, chặn lọc truy cập các nội dung vi phạm pháp luật, các nội dung không phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi.
Việc ban hành chương trình nói trên là cụ thể hóa một bước việc thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Động thái này cũng là thông điệp mạnh mẽ, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ bảo vệ thế hệ công dân số tương lai, hướng tới xây dựng, duy trì một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em thỏa sức sáng tạo.
Nguyễn Sơn
Toàn bộ Chương trình 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng'
" alt="Lần đầu tiên Việt Nam có chương trình cấp quốc gia bảo vệ trẻ em trên mạng" width="90" height="59"/>