HLV Ha Hyeok-jun của tuyển Lào.
"Điều tôi ấn tượng nhất ở tuyển Việt Nam là thể chất dồi dào. Đây là yếu tố quan trọng giúp họ tiệm cận với trình độ các tuyển như Hàn Quốc, Nhật Bản. Với lực lượng này, nếu tiếp tục tiến bộ, Việt Nam có thể vươn tầm châu lục như Nhật Bản, Hàn Quốc", ông Ha ca ngợi thể lực của tuyển Việt Nam.
Tuyển Lào chơi kiên cường và giữ sạch lưới đến tận phút 58 trước tuyển Việt Nam. Đây là sự tiến bộ rõ rệt của Lào bởi 3 lần gặp Việt Nam ở các kỳ AFF Cup gần nhất, Lào đều thua trong hiệp một, có trận thua rất sớm.
"Tuyển Việt Nam là một trong những đội hàng đầu Đông Nam Á. Chúng tôi hiểu đội bạn thi đấu thế nào và có kế hoạch để đối phó. Dù thi đấu nỗ lực nhưng kết quả thua là không tránh khỏi. Thể chất của các cầu thủ còn chưa tốt, nên dẫn đến việc không duy trì được thế trận trong hiệp hai. Tôi sẽ làm việc để tiếp tục cải thiện điều này", HLV Ha Hyeok-jun chia sẻ lý do thua đậm tuyển Việt Nam.
HLV Ha Hyeok-jun khẳng định tuyển Lào đã sẵn sàng cho trận gặp Indonesia ngày 12/12, tức 3 ngày nữa. Trận này, thầy trò HLV Ha sẽ có chuyến làm khách trên sân Manahan.
"Indonesia cũng là đội tuyển mạnh. Lào sẽ phải bay chặng đường dài đến Indonesia. Ban huấn luyện sẽ cố gắng giúp các cầu thủ hồi phục, cảm thấy thoải mái nhằm chuẩn bị cho trận đấu quan trọng này", chiến lược gia Hàn Quốc khẳng định.
![]() |
Toà nhà hơn 300 tỷ đồng mà Son Ye Jin mới tậu. |
Truyền thông Hàn cho biết toà nhà có diện tích đất nền khoảng hơn 400m2, được xây dựng với 2 tầng hầm và 6 tầng trên mặt đất. Tổng diện tích lên tới 1567m2. Dự kiến, Son Ye Jin sẽ mua căn nhà này để cho thuê các cửa hàng mỹ phẩm, trung tâm spa và chăm sóc sắc đẹp. Theo đánh giá của truyền thông, căn nhà nằm ở vị trí đắc địa, tiền thuê thu lại lớn nên mỗi năm trung bình Son Ye Jin sẽ thu lãi khoảng 3,5% trên tổng số tiền bỏ ra ban đầu là 16 tỷ won.
![]() |
Son Ye Jun hiện là nữ diễn viên hàng đầu Hàn Quốc với mức cát xê ngất ngưởng. |
Son Ye Jin hiện đang là một trong những nghệ sĩ nữ hàng đầu của làng giải trí Hàn Quốc. Thành công cả trong lĩnh vực truyền hình lẫn điện ảnh, Son Ye Jin có mức cát sê không phải dạng vừa. Năm 2010, mức cát sê của Son Ye Jin trong mỗi tập phim đã rơi vào khoảng 20 - 30 triệu Won (khoảng 386 - 579 triệu đồng). Năm 2013, con số này tăng lên 30 nghìn USD (gần 698 triệu đồng). Hiện tại, có nguồn tin cho rằng cát sê của nữ diễn viên lên đến 130 triệu won/tập (khoảng 2,6 tỷ đồng). Sau thành công của Hạ cánh nơi anh, mức cát sê của cô được dự đoán sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Son Ye Jin cũng là gương mặt được nhiều công ty quảng cáo chọn mặt gửi vàng. Chỉ trong năm 2015, mỗi hợp đồng quảng cáo của nữ diễn viên có trị giá 500 - 600 triệu won (khoảng 9,6 - 11,5 tỷ đồng).
![]() |
Một góc căn nhà từng được mỹ nhân 'Hạ cánh nơi anh' tiết lộ. |
Với nguồn thu nhập lớn, Son Ye Jin sở hữu nhiều bất động sản đắt đỏ. Trong một chương trình truyền hình, Son Ye Jin từng giới thiệu đôi chút về căn nhà của mình. Cụ thể, nữ diễn viên khoe ngôi nhà 2 tầng trị giá 9,35 tỷ won (hơn 180 tỷ đồng) gần ga Hapjeong, Seokyodong, Seoul - nơi sống của tầng lớp thượng lưu Hàn Quốc.
Dù ít khi khoe khoang nhưng ai cũng biết Son Ye Jin có cuộc sống vô cùng dư dả, thoải mái. Nữ diễn viên xinh đẹp không ngại chi tiền khủng đầu tư cho trang phục, phụ kiện từ các thương hiệu nổi tiếng. Cô từng gây chú ý khi mang đôi bông tai có giá 59.800 USD (tương đương 1,39 tỷ đồng).
Son Ye Jin cũng là ngôi sao thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện. Cách đây không lâu, truyền thông Hàn đưa tin Son Ye Jin đã quyên góp 100 triệu won (khoảng 2 tỷ đồng) nhằm giúp đỡ các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Hành động của cô được cư dân mạng hết lời khen ngợi.
Hậu trường cảnh Hyun Bin và Son Ye Jin hôn nhau trong 'Hạ cánh nơi anh'
T.K
Son Ye Jin đã tổ chức buổi fan meeting online với sự xuất hiện đặc biệt của Yang Kyung Won, nam diễn viên thủ vai Pyo Chi Su trong phim "Hạ cánh nơi anh". Nhiều người hâm mộ tỏ ra tiếc nuối khi Hyun Bin không phải khách mời lần này.
" alt=""/>Mỹ nhân 'Hạ cánh nơi anh' Son Ye Jin mua toà nhà hơn 322 tỷBên cạnh đó, việc chuyển đổi quản lý nhà nước từ Bộ GD-ĐT sang Bộ LĐTB-XH từ đầu năm 2017 khiến các trường lúng túng trong việc tuyển sinh.
Không tuyển sinh được vì thông tư của Bộ
GS. TS Lê Ngọc Trọng, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách đào tạo cho biết, việc Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 26, 27, 28 trong đó quy định từ năm 2021 không tuyển dụng người có trình độ trung cấp với 4 ngành: dược sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên đã gây ra hiểu lầm trong xã hội, khiến các trường trung cấp y dược gặp khó khăn trong tuyển sinh.
"Bây giờ toàn xã hội hiểu là học trung cấp ra là không làm việc được. Phụ huynh và học sinh không muốn cho con vào học các trường trung cấp. Các trường sẽ đóng cửa vì không tuyển sinh được" - ông Trọng phân tích.
![]() |
GS Lê Ngọc Trọng cho rằng, thông tư của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đang gây ra hiểu nhầm trong xã hội, gây khó khăn cho các trường trung cấp y dược. Ảnh: Lê Văn. |
Đại diện trường Trường Trung cấp Phương Nam, bà Đào Thị Ngọc cho biết, bằng giờ mọi năm trường bà đã tuyển được 300-400 học sinh nhưng hiện nay, trường tuyển sinh chưa được nổi 50 học sinh. "Đó là điều rất đau lòng".
Theo bà Ngọc, nếu tình hình không được cải thiện, sớm muộn gì trường bà cũng diệt vong. "Thực tế một tháng phải trả gần 1 tỉ đồng cho cán bộ giáo viên mà học sinh chỉ có năm mấy học sinh thì làm sao hoạt động nổi".
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Phúc, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Phạm Ngọc Thạch cũng cho biết, trường ông có nguy cơ tan vì không có học sinh.
Theo ông Phúc, thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã không lường hết được thực tế. Trong khi lực lượng tuyển vào viên chức các cơ sở y tế công lập chỉ khoảng 5%, 95% còn lại là y tế cơ sở và y tế nhân dân thì lại không được tính đến.
Mong muốn được các bộ ban ngành "cứu" các trường trung cấp y dược vì đã "chết đến nơi", đại diện các trường Trung cấp mong muốn cơ quan quản lý nhà nước mới là Bộ LĐTB-XH cho phép họ chuyển đổi từ trường trung cấp lên thành trường cao đẳng.
Theo lý giải của đại diện các trường trung cấp y dược thì việc nâng cấp lên thành trường cao đẳng sẽ giúp các trường tránh được hiểu nhầm trường trung cấp học ra không ai nhận như hiện nay.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Minh, Chủ tịch HĐQT, Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh, Hà Nội cho rằng, vướng mắc hiện nay là quy định điều kiện đối với trường cao đẳng quá cao, các trường khó có thể đáp ứng được chẳng hạn như quy định phải có diện tích 5ha và vốn là 100 tỷ.
Đây cũng là điểm mấu chốt mà các trường trung cấp y dược mong muốn được cơ quan quản lý nhà nước mới là Bộ LĐTB-XH tháo gỡ, bởi nếu để các trường trung cấp y dược phá sản thì không chỉ "gây nguy hiểm cho nguồn tài chính của xã hội" mà nền y tế cơ sở cũng "có nguy cơ tan rã vì không ai làm".
Lúng túng xây dựng chương trình và tuyển sinh
Theo đại diện các trường trung cấp y dược, việc chuyển đổi cơ quan quản lý nhà nước từ Bộ GD-ĐT về Bộ LĐTB-XH từ đầu năm 2017 đã dẫn đến nhiều lúng túng trong các trường trong hoạt động, đặc biệt là khâu tuyển sinh.
Theo ông Vũ Đức Mối, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y - Dược Hà Nội, lâu nay, chương trình của các trường trung cấp y dược được xây dựng theo niên chế, sau đó là theo học phần, học trình nay chuyển sang Bộ LĐTB-XH lại yêu cầu xây dựng theo tín chỉ.
Trong khi đó, ông Phan Văn Các, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật Y Dược Hà Nội cho rằng, ngành y là ngành đặc thù nên việc xây dựng chương trình phải có sự tham gia của Bộ Y tế, hướng dẫn các trường xây dựng chương trình theo quy định của Bộ LĐTB-XH chứ không thể mỗi trường một chương trình.
Bên cạnh đó, đại diện các trường trung cấp y dược cho rằng, hiện nay, nhiều trường chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, chưa được giao chỉ tiêu tuyển sinh nên chưa biết năm nay sẽ tuyển sinh thế nào.
![]() |
Ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTB-XH giải thích các thắc mắc của đại diện các trường trung cấp y dược. Ảnh: Lê Văn. |
Chưa kể, việc chuyển đổi cơ quan quản lý nhà nước buộc các trường phải chuyển đổi con dấu nhưng hiện tại Bộ LĐTB-XH vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc này. "Nhiều việc hành chính phải đóng dấu ký tên. Rồi học sinh đã tuyển sinh từ trước thì liệu có thể đóng dấu mới vào bằng cũ do Bộ GD-ĐT cấp được không?" - ông Phan Văn Các đặt câu hỏi.
Giải thích về các thắc mắc này, đại diện Bộ LĐTB-XH, cho biết, theo quy định của Bộ LĐTB-XH, các trường cao đẳng, trung cấp trước thuộc Bộ GD-ĐT nay chuyển sang Bộ LĐTB-XH thì phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Sau khi đăng ký thì các trường tự xây dựng đề án tuyển sinh chứ Bộ không giao chỉ tiêu tuyển sinh.
Đối với việc xây dựng chương trình, đại Bộ LĐTB-XH cho biết, việc chuyển sang xây dựng chương trình theo tín chỉ là căn cứ theo Khung trình độ quốc gia do Thủ tướng ban hành. Tuy nhiên, trong việc dạy thì các trường vẫn có thể lựa chọn 1 trong 3 phương thức là dạy theo niên chế, module hoặc tín chỉ. Bộ LĐTB-XH cũng đã làm việc với Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình.
Còn đối với việc chuyển đổi con dấu, đại diện Bộ LĐTB-XH thừa nhận việc này cần có lộ trình.
Lê Văn
" alt=""/>Sống dở, chết dở vì mang danh trường trung cấp