HLV Mai Đức Chung nói gì trước khi chia tay cầu thủ nữ Việt Nam?
"Sau khi giành vé dự World Cup rồi,ĐứcChungnóigìtrướckhichiataycầuthủnữViệtrực tiếp đá bóng đến bây giờ bản thân tôi cũng vẫn còn nhiều trăn trở. Tôi chỉ mong muốn làm sao lực lượng bóng đá nữ của chúng ta đông đảo hơn để chúng tôi tuyển chọn thoải mái hơn.
Chúng ta giờ có 6 CLB trong nước thi đấu thôi, không phải nhiều. Bây giờ chỉ ra ai ở các đội thì tôi đều nắm vững. Tôi mong rằng sẽ có nhiều em, nhiều cháu tham dự thi đấu bóng đá nhiều hơn, có nhiều cầu thủ cho bóng đá nữ.
Tôi cũng trăn trở cho cuộc sống của các cháu. Không phải chỉ bóng đá nam, giờ bóng đá nữ của tôi cũng có thành tích rồi, cớ sao không được quan tâm.
Tôi mong sau khi giải nghệ, các cầu thủ nữ có cuộc sống ổn định, và mong muốn hơn nữa của tôi là các cháu có một gia đình hạnh phúc, đầm ấm", HLV Mai Đức Chung trải lòng.
HLV Mai Đức Chung có nhiều trăn trở với bóng đá nữ |
Chiến lược gia 72 tuổi cho biết trong sự nghiệp cầm quân, điều ông chờ đợi lớn nhất không phải là những tấm huy chương, những thành tích, mà là... thiệp mời cưới của các cầu thủ nữ.
Cống hiến thanh xuân cho sự nghiệp quần đùi áo số, hầu hết các cầu thủ nữ sau khi giải nghệ đều đã quá tuổi, da đen sạm vì nắng. Có những cầu thủ từ thế hệ vàng cách đây gần 20 năm đến giờ vẫn... "chưa có gì".
Nói về hành trình chinh phục tấm vé dự World Cup 2023, HLV Mai Đức Chung kể lại một kỷ niệm rất thú vị: "Trong chuyến xe bus chở đội đi tập có 60 chỗ, chúng ta đếm trên đầu có 5-6 người đi tập, bao gồm 3 VĐV, 3 thành viên ban huấn luyện. Dân Ấn Độ và các đội khác người ta cứ đứng nhìn, không hiểu đội Việt Nam này giấu bài hay như thế nào.
Tuyển nữ Việt Nam có thời điểm chỉ có 3 cầu thủ tập luyện |
Tôi làm bóng đá bao nhiêu năm rồi nhưng chưa gặp trường hợp nào cam go như thế. Mỗi buổi sáng tôi gõ cửa từng phòng một hỏi thăm. Các cầu thủ nói "bác ơi con vẫn khỏe, bác ơi cháu rất khỏe", nhưng sao vẫn 2 vạch Covid-19?".
Ở tuyển nữ Việt Nam, Thái Thị Thảo là trường hợp đặc biệt khi nhiễm Covid-19 sau cùng. Vì thế, một mình cầu thủ này phải từ Tây Ban Nha sang Ấn Độ để hội quân với các đồng đội. Điều đáng nói là Thảo phải quá cảnh ở 2 sân bay rộng lớn Pháp và UAE, trong khi vốn tiếng Anh rất hạn chế.
"Ban huấn luyện gọi tôi là có đi một mình được không, vì đội đang rất cần người. Chuyến bay từ Tây Ban Nha về Ấn Độ không đơn giản, em phải bay từ Tây Ban Nha sang Pháp, nối chuyến tới Dubai rồi mới về Ấn Độ.
Màn vượt khó không tưởng của các nữ tuyển thủ |
Tôi sang Pháp người ta cứ chỉ thẳng em ra cửa máy bay nhưng em chưa có vé máy bay. Chỉ còn 1 tiếng nữa bay nhưng em chưa lấy được vé, rất may và thuận lợi khi cuối cùng em lấy được vé. Về tới khách sạn thì em gặp bác Chung, vừa về tới bác bảo em nghỉ đi, rồi 13h trưa ra sân tập ngay",Thái Thị Thảo kể lại.
Tiền vệ Tuyết Dung cho biết chỉ đến khi giành vé World Cup mới tính tới chuyện giải nghệ. Bản thân Tuyết Dung từng cùng tuyển nữ Việt Nam thất bại trong trận tranh vé World Cup cách đây 7 năm với đối thủ Thái Lan, nên cô rất quyết tâm chiến đấu cho một lần sau cuối.
Trong khi đó, tiền đạo Hải Yến đặt mục tiêu ghi được bàn ở World Cup 2023. Còn "cơn lốc đường biên" Thanh Nhã dù còn trẻ nhưng đã hiểu quá rõ về sự hi sinh, đánh đổi của bóng đá nữ Việt Nam.
Diệp Chi
Tuyển nữ Việt Nam nhận mưa tiền thưởng trong lễ mừng công
Với thành tích World Cup lịch sử, thầy trò HLV Mai Đức Chung tiếp tục được động viên từ các khoản thưởng bằng tiền và hiện vật.
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Rionegro Aguilas vs La Equidad, 6h00 ngày 28/1: Ra quân nhẹ nhàng
Động thái mạnh của Trung Quốc được cho là để cứu lĩnh vực bất động sản (Ảnh: Reuters) Ngân hàng Công thương Trung Quốc ICBC thông báo sẽ nới hạn mức tín dụng tổng là 655 tỷ nhân dân tệ cho 12 công ty bất động sản. Các ngân hàng khác gồm Ngân hàng Tiết kiệm Bưu Điện Trung Quốc cũng tung các khoản vay mới cho lĩnh vực bất động sản.
Hãng Reuters dẫn thông tin độc quyền từ những người có thông tin nhưng giấu tên cho hay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản vay giá rẻ cho các công ty tài chính để mua trái phiếu do các công ty phát triển bất động sản phát hành.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hy vọng các khoản vay sẽ thúc đẩy tâm lý thị trường đối với lĩnh vực bất động sản, đồng thời giải cứu một số công ty phát triển tư nhân.
Theo Reuters, cơ quan chức năng Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp trong những tuần gần đây để hỗ trợ các công ty bất động sản sau khi nhiều công ty không trả được các khoản nợ và phải ngừng việc xây dựng.
Sau động thái bơm thanh khoản cho lĩnh vực bất động sản đã giúp cổ phiếu các công ty bất động sản tăng giá hôm 24/11.
Gary Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Đầu tư và Doanh nghiệp Natixis đánh giá, ưu tiên chính sách của Trung Quốc hỗ trợ các công ty bất động sản lớn hơn vì đang gặp khó khăn trong huy động tiền mặt thông qua bán hàng, trái phiếu và cổ phần.
"Nhưng tôi hơi lo lắng về những công ty nhỏ hơn, có thể vẫn không trả được nợ do những thách thức trong bán nhà hoặc tài chính", chuyên gia này bày tỏ.
Yan Yuejin - giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Trung Quốc E-house tại Thượng Hải cho rằng, sự hỗ trợ từ các ngân hàng nhà nước giúp vực dậy niềm tin của lĩnh vực đang gặp khó khăn về thanh khoản. Ông cho rằng, có thể thêm các nhà phát triển khác nằm trong top 20-70 xếp theo doanh số, được hỗ trợ nhiều hơn từ cuối tháng 11 đến tháng 12.
Theo Reuters
Trung Quốc bơm tiền giải cứu bất động sản trên diện rộngSau thời gian "siết" việc cho vay của ngân hàng với các công ty bất động sản, Trung Quốc dường như đã có động thái để cứu lĩnh vực này giữa bối cảnh suy giảm." alt="Trung Quốc bơm 162 tỷ USD cấp tiền mua trái phiếu công ty địa ốc phát hành" />- Trong lúc gặp nhiều khó khăn về tiền bạc, gia đình anh Đinh Văn Sơn đã nhận được sự ủng hộ kịp thời của bạn đọc Báo VietNamNet.
Anh Đinh Văn Sơn (ở xóm Đồng, thôn Nghĩa Trang, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) là nhân vật trong bài viết “Cha tai nạn vỡ sọ não, các con hoang mang giữa vùng dịch”. Hoàn cảnh người đàn ông 43 tuổi này hết sức éo le. Bản thân anh vốn làm thợ tự do, thu nhập tính theo ngày công. Tai nạn ập đến vào ngày 11/6/2021, trong quá trình làm việc, anh Sơn bị ngã từ tầng 2 xuống đập đầu vào cầu thang.
Báo VietNamNet đã chuyển số tiền 26.504.000 đồng, tấm lòng bạn đọc báo ủng hộ đến anh Đinh Văn Sơn Do hấn thương quá nặng, anh bị vỡ sọ não, đa chấn thương. Nhờ sự cấp cứu tích cực từ các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức nên anh mới giữ nổi tính mạng.
Do không có bảo hiểm y tế cùng với việc chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 thời điểm sau khi xảy ra tai nạn, chi phí trở thành vấn đề hết sức nan giải. Trung bình mỗi ngày, gia đình anh cần trả viện phí từ 6-7 triệu đồng.
Giữa lúc tính mạng anh Sơn trở nên quá đỗi mong manh, bạn đọc báo VietNamNet đã ủng hộ gia đình anh số tiền 26.504.000 đồng.
Chị Trần Thị Minh Hạnh, vợ anh Sơn chia sẻ: “Nhờ có số tiền này mà tôi có tiền trang trải viện phí cho chồng đợt vừa rồi. May sao anh ấy được xuất viện. Giờ anh ấy đi lại được rồi, dù sức khoẻ yếu nhưng các bác sĩ bảo về nhà sẽ hồi phục dần dấn. Gia đình tôi mừng lắm. Cảm ơn Báo VietNamNet và các nhà hảo tâm”.
Phạm Bắc
Nỗi khổ tột cùng của gia đình có con bị ung thư xương, mẹ tàn tật
Cuộc sống chật vật, vợ tàn tật nhiều năm nay, thế nhưng bất hạnh vẫn chưa dừng lại với gia đình anh Hoà khi tháng 8/2020, con gái anh phát hiện mắc bệnh ung thư xương, tính mạng gặp nguy hiểm.
" alt="Anh Đinh Văn Sơn bị tai nạn vỡ sọ não đang dần bình phục" /> Theo mô tả, F**kLuna được phát hành nhằm phản đối đội ngũ phát triển của dự án và toàn bộ hệ sinh thái Terra. “Chúng tôi có thể đã ‘thuận buồm xuôi gió’ với thị trường. Đến khi gặp phải Do Kwon, mọi thứ trở nên lộn xộn. LUNA phải trả số tiền tiết kiệm lại cho chúng tôi”, đội ngũ của dự án F**kLuna đề cập trên trang chủ.
F**kLuna được niêm yết trên sàn giao dịch PancakeSwap hôm 14/5.
Hiện Twitter chính thức của dự án này có khoảng 2.677 lượt theo dõi. Hội nhóm trên Telegram thu hút hơn 4.000 thành viên tham gia.
So với các tiêu chí để đánh giá một dự án tiền số, F**kLuna có nhiều dấu hiệu bất thường. Đầu tiên, đội ngũ phát triển hoàn toàn ẩn danh. Theo đánh giá từ ScamAdviser, website của dự án này chỉ đạt mốc 40/100 điểm. Dữ liệu cho thấy người đứng sau trangf**kluna.io đã giấu danh tính.
Bên cạnh đó, F**kLuna đang được niêm yết trên nền tảng PancakeSwapV2, sàn giao dịch mà ai cũng có thể niêm yết token. Đồng thời, các token trên sàn phi tập trung thường có biến động giá lớn, dễ bị thao túng.
Theo thông tin từ PooCoin, giá đồng F**kLuna tăng hơn 11 lần sau khi được niêm yết trên sàn phi tập trung. Tuy vậy, giá đồng tiền số này cũng nhanh chóng sụt giảm 8 lần sau khi có đợt bán tháo lớn và không có lực mua vào.
Ngoài F**kLuna, thị trường tiền số còn xuất hiện dự án có tên BabyLuna. Hiện tại, dự án này chỉ có mã hợp đồng thông minh (smart contract) và đã được niêm yết trên sàn giao dịch.
Các kênh thông tin liên quan như Twitter, Telegram, website hay đội ngũ phát triển BabyLuna vẫn còn là một ẩn số. Trên tiêu các tiêu chí để đánh giá dự án tiền số, đây được xem là điểm trừ rất lớn khi mọi thứ còn mập mờ.
Giá đồng BabyLuna biến động mạnh khi vừa được niêm yết trên sàn giao dịch phi tập trung.
Sau khi được niêm yết trên sàn giao dịch phi tập trung, giá đồng Baby Luna đã tăng trưởng hơn 300%, từ mốc 0,000000031 USD/ đồng lên 0,00000012 USD/đồng vào khuya ngày 15/4.
Sau cú sập giá của LUNA, Do Kwon, Đồng sáng lập kiêm CEO của TerraForm Lab, đưa đề xuất “hồi sinh hệ sinh thái Terra”. Mấu chốt của sáng kiến này là xây dựng lại hệ thống mới với nguồn cung giới hạn 1 tỷ LUNA. Điều này đồng nghĩa với việc cả dự án sẽ được đưa về thời điểm trước cú sập, trừ lượng vốn hóa đã bốc hơi.
Trong đó 40%, tương đương 400 triệu token sẽ được chia cho những người nắm giữ LUNA trước sự kiện de-peg của UST (mất mốc 1 USD). Do Kwon cho biết dữ liệu để xác định lấy từ thời điểm cuối cùng UST có giá 1 USD trên sàn giao dịch Binance.
400 triệu LUNA sẽ được chia cho những người nắm giữ stablecoin UST đến thời điểm thiết lập lại mạng. Điều này có thể kích thích lực mua cho đồng UST trong thời gian tới, vì nhóm này được chia một lượng lớn tiền số.
Ngoài ra, 100 triệu token sẽ được phân bổ cho những người nắm giữ LUNA đến trước thời điểm đóng mạng. 10% token còn lại được sử dụng để phát triển cộng đồng trong tương lai.
Thông tin về loại tiền số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
(Theo Zing)
" alt="Ăn theo thảm họa tiền số LUNA, một số đồng coin tăng giá bất thường" />Ngoài các dịch vụ đô thị thông minh, ứng dụng Hue-S hiện còn được bổ sung một số chức năng hỗ trợ chống dịch như giải pháp quản lý dịch bệnh Covid-19 bằng mã QR (Ảnh: Sở TT&TT Thừa Thiên Huế) Hiện tại, trên ứng dụng Hue-S, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào vận hành nhiều dịch vụ đô thị thông minh cho người dân như: dịch vụ phản ánh hiện trường, dịch vụ thông tin cảnh báo, dịch vụ giám sát đô thị thông qua cảm biến camera; dịch vụ giám sát hồ đập, môi trường, dịch vụ giám sát tàu cá.
Thực tiễn vận hành các dịch vụ đô thị thông minh trên ứng dụng Hue-S đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước, cũng như gia tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với hoạt động của chính quyền.
Để hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19, thời gian gần đây, bên cạnh việc cùng với các địa phương khác trong cả nước tính cực tuyên truyền, vận động người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bổ sung chức năng quản lý dịch bệnh Covid-19 bằng mã QR trên Hue-S.
Theo thống kê, với Bluezone - ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19, đến chiều ngày 18/2, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 237.393 lượt tải và cài đặt ứng dụng Bluezone, đạt tỷ lệ 21,03% dân số, xếp thứ 12 trên toàn quốc.
Với Hue-S, đến nay đã có trên 350.000 người dân trên địa bàn cài đặt và sử dụng ứng dụng, chiếm hơn 31% dân số và chiếm gần 48% người dùng smartphone của tỉnh.
Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tỉnh
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn dân.
Việc này, theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhằm triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người dân; đồng thời vừa có tính lâu dài để hình thành thói quen của người dân sử dụng công nghệ, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tỉnh.
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế quán triệt nghiêm tục các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị, địa phương, tuyệt đối không lơ là trong phòng dịch.
Thủ trưởng các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế cũng được yêu cầu phải thường xuyên duy trì 5K, đồng thời chỉ đạo các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị, địa phương cài đặt ứng dụng Hue-S, triển khai giải pháp quét QR (mã thông tin phản hồi). Đây là là tiêu chí bắt buộc trong đánh giá mức độ an toàn phòng dịch tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, những đơn vị liên quan huy động tối đa lực lượng đi từng ngõ, gõ từng nhà để thông báo, rà soát, hướng dẫn và cài đặt ứng dụng Hue-S cho tất cả người dân có điện thoại thông minh.
Cùng với đó, tiếp tục triển khai đặt bảng mã QR tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý; chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh điện thoại di động hỗ trợ cài đặt ứng dụng Hue-S cho người mua.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có chỉ đạo cụ thể với các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh như: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở TT&TT, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp… về việc triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn bộ người dân trong tỉnh.
Theo đó, ngoài việc triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn thể đoàn viên thanh niên các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế còn có trách nhiệm chỉ đạo các cấp đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã thực hiện phong trào tình nguyện hỗ trợ các địa phương cài đặt Hue-S cho người dân có smartphone, đồng thời phát động toàn dân thừa Thiên Huế cài đặt Hue-S.
Sở TT&TT Thừa Thiên Huế có trách nhiệm kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, các lực lượng trong việc triển khai cài đặt Hue-S. Đồng thời, nghiên cứu giải pháp giám sát cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng Hue-S trên cơ sở dữ liệu quản lý số cán bộ, công chức, viên chức; cung cấp cho Sở Nội vụ số liệu để đánh giá việc thi đua, chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
M.T
100% điểm tham quan, di tích tại Thừa Thiên Huế sẽ có vé điện tử
Một mục tiêu của Kế hoạch triển khai nền tảng Hue-S liên thông với các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 2021 là 100% các điểm tham quan, di tích tại tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai hệ thống vé điện tử.
" alt="Thừa Thiên Huế kêu gọi người dân toàn tỉnh cài ứng dụng Hue" />Theo Thủ tướng, các chính sách sẽ giúp cung cấp ô-xy, dinh dưỡng cho doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát khung khổ pháp lý xem vướng mắc ở đâu
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo của các bộ, ngành về kết quả triển khai các nhiệm vụ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 33 và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản; các tham luận với những giải pháp rất cụ thể từ các hiệp hội, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, bất động sản đặc biệt là các giải pháp tháo gỡ vướng mắc pháp lý, tăng nguồn cung bất động sản, giải pháp tài chính, ngân hàng, giải pháp quản lý, tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp.
Thủ tướng nhấn mạnh, thông điệp của hội nghị là chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Việc triển khai Nghị quyết 33 đã có hiệu quả nhất định, giúp tình hình tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước và hy vọng năm 2023 sẽ tốt hơn năm 2022.
Tuy nhiên, có nhiều vấn đề vướng mắc kéo dài nhiều năm, không thể giải quyết bằng một cuộc họp, một văn bản hay một năm, một quý. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những khó khăn vướng mắc liên quan tới pháp lý, việc phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn, các thủ tục hành chính, việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền…
Một số cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến đùn đẩy, chậm xử lý, không dám đề xuất, không dám quyết định. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, cần linh hoạt, chủ động, sáng tạo hơn, việc phối hợp giữa các cấp, các ngành cần đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa.
Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt một số quan điểm chỉ đạo. Theo đó, cần tiếp tục kiên trì, kiên định giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tiếp tục rà soát khung khổ pháp lý xem vướng mắc ở đâu, tại văn bản nào, nội dung gì, ai giải quyết, giải quyết trong bao lâu; trong đó, cần thúc đẩy nhanh sự ra đời của các sàn giao dịch bất động sản để phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường, hạn chế việc can thiệp hành chính.
Các bộ, ngành địa phương tập trung, khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch với các ngành, vùng, địa phương, phân khu.
Để tăng tổng cung và tổng cầu, cần quyết liệt triển khai chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng, kịp thời, hiệu quả hơn nhưng có kiểm soát (giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức tín dụng, đẩy mạnh cung tiền M2; đẩy mạnh tiến hành khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ…; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát (với các biện pháp giảm, giãn hoãn thuế, phí, lệ phí…, trong đó giảm thuế VAT phải nhanh với tinh thần "cái gì được thì cho đi trước", không thể chờ cả gói mới thực hiện miễn là đúng luật pháp; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển); chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp các chính sách.
Các chính sách này sẽ giúp cung cấp ô xy, dinh dưỡng cho doanh nghiệp, Thủ tướng so sánh.
Thứ ba, tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế, thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần và nhân dân cho người dân.
Thủ tướng một lần nữa lưu ý các địa phương, các khu đất đẹp, thuận lợi về giao thông cần ưu tiên dành cho sản xuất kinh doanh, từ đó mới tạo công ăn việc làm, thu hút người đến làm, có người đến làm thì mới có người đến ở, có người đến ở thì mới có người mua nhà, từ đó mới phát triển được bất động sản, đô thị… Đây là vấn đề có tính quy luật, được thực tiễn chứng minh.
Thứ tư, cơ cấu lại các phân khúc bất động sản cho phù hợp, lưu ý quan tâm phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà cho người thu nhập trung bình. Cơ cấu bất động sản không hợp lý khiến nhiều người có nhu cầu thực không thể tiếp cận nhà ở.
Thứ năm, đẩy mạnh nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ, lãnh đạo các tỉnh, thành phố cần chú trọng công tác này, thực hiện thực chất, hiệu quả, không hình thức.
Thứ sáu, giải pháp về tổ chức thực hiện và giải pháp con người.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các bộ, ngành, địa phương phải chủ động thực hiện các giải pháp nói trên theo thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền thì đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Các cơ quan động viên, khuyến khích, đề cao trách nhiệm và hình thành cơ sở, hành lang pháp lý để cán bộ, công chức, viên chức dám nghĩ, dám làm thực hiện công việc, miễn là vô tư, trong sáng, vì lợi ích chung, vì sự phát triển; khen thưởng, kỷ luật, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Tiếp tục rà soát việc cho vay tín dụng đối với bất động sản
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Tổ công tác theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật.
Phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện rà soát, lập và công bố danh mục các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai hiệu quả gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ và gói hỗ trợ tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi kinh tế.
Thủ tướng đánh giá Hòa Bình, Bình Định đang làm tốt việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang cũng đang tích cực triển khai…
Bộ Xây dựng chủ trì đề xuất sửa đổi Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; sửa đổi ngay Thông tư 09 năm 2021 của Bộ về nhà ở xã hội theo trình tự, thủ tục rút gọn; sửa đổi Thông tư 06 năm 2022 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
Hoan nghênh Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo giảm lãi suất cho vay, ban hành các thông tư 02 và 03, Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục rà soát việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản; có giải pháp phù hợp, hiệu quả để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn, vừa tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kiểm soát được rủi ro, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, nhất là xem xét rất cụ thể để cho vay với các dự án sắp hoàn thành.
NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư.
Các ngân hàng thương mại tiếp tục chia sẻ với doanh nghiệp, người dân, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho vay; phát huy cơ sở dữ liệu dân cư trong quản lý, cho vay tín dụng. Doanh nghiệp phải hỗ trợ người mua nhà về thủ tục. Ngân hàng, doanh nghiệp và người mua nhà cần phát huy tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác quy hoạch và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, bất động sản, trong đó có nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để tăng nguồn cung cho thị trường.
Bộ Tài chính rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, triển khai các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp; nghiên cứu hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội cho công nhân; thúc đẩy tăng cường hợp tác công tư trong phát triển nhà ở xã hội…
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi); khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về phương pháp định giá đất; xây dựng điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; định giá đất cụ thể và hoạt động tư vấn xác định giá đất theo trình tự thủ tục rút gọn; đồng thời hướng dẫn các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến xác định giá đất.
Tập trung rà soát các tồn tại, hạn chế, vướng mắc của các Thông tư để khẩn trương sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, nhất là Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất để ban hành cùng với Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP.
Tập trung xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin về đất đai theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
Đối với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chủ tịch UBND chủ động thành lập các Tổ công tác, tập trung rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản trên địa bàn.
Khẩn trương, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được giao cụ thể tại Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" và Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư.
Đẩy mạnh công tác quy hoạch. Nghiên cứu đơn giản hóa, rút ngắn các thủ tục hành chính theo thẩm quyền. Chú trọng việc đào tạo, nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức.
Đối với các doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị tiếp tục chủ động tổ chức rà soát, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, danh mục đầu tư, cơ cấu sản phẩm đầu tư của doanh nghiệp nhằm đảm bảo phù hợp với năng lực tài chính, quy mô, khả năng quản trị của doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu thực của xã hội.Khẩn trương rà soát, hoàn thiện và báo cáo, đề xuất cơ quan, người có thẩm quyền xem xét giải quyết các thủ tục pháp lý của dự án để nhanh chóng triển khai, thực hiện dự án đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Tập trung nguồn lực thỏa đáng cho các dự án sắp hoàn thành, các dự án lớn có tính khả thi cao để sớm đưa vào kinh doanh, khai thác thu hồi vốn, tạo dòng tiền cho doanh nghiệp và tăng nguồn cung cho thị trường. Rà soát, cơ cấu lại nguồn vốn; tập trung xử lý nợ xấu, nợ đến hạn để tạo cơ sở, điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán... triển khai thực hiện dự án.
Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường thông tin khách quan, trung thực, chú ý đề xuất, gợi mở các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản. Người dân cần được hướng dẫn, tuyên truyền, được cung cấp thông tin liên quan bất động sản, sản phẩm của doanh nghiệp, được thông tin về các chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan bất động sản.
Thanh tra Chính phủ tăng cường thanh tra công vụ đột xuất ở một số địa phương.
Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo.
Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý; đề xuất xử lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
Thủ tướng một lần nữa đề nghị các chủ thể liên quan gồm các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, ngân hàng, doanh nghiệp, người dân đều phải có trách nhiệm, chung tay đoàn kết, thống nhất để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo chuyển biến tích cực sau Hội nghị, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững.
Hội nghị tháo gỡ khó khăn bất động sản: Khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyếtNgười đứng đầu Chính phủ cho rằng, một hoặc hai hội nghị không thể giải quyết được hết tất cả những vấn đề đặt ra, trong đó có những vấn đề đã kéo dài hàng chục năm không thể xử lý trong “một sớm một chiều”." alt="Thủ tướng: Đẩy nhanh sự ra đời của sàn BĐS, hạn chế can thiệp hành chính" />3 người này bị bắt, khám xét để điều tra về tội "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cụ thể, ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Bộ TN&MT bị khởi tố, bắt giam để điều tra về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Các ông Cao Đại Nghĩa, Phó trưởng phòng giá đất Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất (hiện là bị can trong vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn), thành viên Thường trực Hội đồng kiêm Tổ trưởng Tổ giúp việc Hội đồng và ông Khương Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định giá Thăng Long bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 356 BLHS.
Hiện, CQĐT đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Cao su Việt Nam và các đơn vị, cá nhân có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã (C03) đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị liên quan.
Vụ án liên quan đến các sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, P12, quận 4, TP.HCM.
CQĐT đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 9 người, trong đó có ông Lê Quang Thung, cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
" alt="Bắt tạm giam Phó Cục trưởng của Bộ TN&MT do nhận hối lộ" />
- ·Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Puebla , 06h00 ngày 26/1: Chủ thắng trận, thua kèo
- ·Pakistan bỏ lệnh cấm TikTok của Trung Quốc
- ·Cách dùng Copy và Paste nâng cao trên Windows
- ·Uống trà và cà phê quá nóng có tác hại gì tới sức khỏe?
- ·Kèo vàng bóng đá Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1: Khó tin The Hammers
- ·Cận cảnh khu ‘đất vàng’ trong vụ án Sabeco vừa bàn giao cho UBND TP.HCM quản lý
- ·Bắt buộc mua bán nhà đất qua sàn ai hưởng lợi
- ·BizFly được lựa chọn là nền tảng chuyển đổi số xuất sắc tham gia hỗ trợ SMEs
- ·Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Girona, 20h00 ngày 26/1: Chủ nhà thắng thế
- ·Vinhomes Golden Avenue tăng sức hút nhờ tiến độ và tiềm năng sinh lời
Mục tiêu đến năm 2030 trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (Ảnh: Hoàng Hà) Tuy nhiên, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc trong quy định đã được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì còn có những nội dung tồn tại, vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và cần được sửa đổi trong Luật Nhà ở năm 2014.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 (trong đó có nội dung về quỹ đất phát triển nhà ở xã hội nhằm xử lý triệt để những bất cập liên quan đến quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị), dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
“Bộ Xây dựng đã đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung quy định về quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội. Một trong những phương án đưa ra theo hướng bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng. Thay vào đó, bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh;
Khi lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường, lớp dành cho người khuyết tật, yêu cầu bắt buộc UBND cấp tỉnh căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng thời kỳ phải bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội” – Bộ Xây dựng thông tin.
Liên quan đến mô hình dự án nhà ở xã hội tập trung (dự án nhà ở xã hội độc lập, quy mô lớn), Bộ Xây dựng xin ghi nhận kiến nghị của cử tri Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trong quá trình Dự thảo Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Về việc xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập, tập trung theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật xã hội, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết, đây là chủ trương lớn của thành phố đã đề xuất với Chính phủ từ năm 2017.
Cũng theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, 5 khu nhà ở xã hội tập trung quy mô đất khoảng 280ha đã được bố trí ở khu vực Đông Anh khoảng 84ha, khu vực Thanh Trì, Thường Tín quy mô cũng là 4ha và một khu vực huyện Gia Lâm quy mô 55ha và một khu nữa ở Đông Anh với quy mô lớn khoảng gần 100ha. Dự kiến thời gian tới, sẽ hoàn thành bảo đảm quy mô, công suất khoảng 2,3 triệu m2 sàn tương đương 38.000 căn hộ.
Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, cho thấy, tính đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn, với tổng diện tích gần 7,8 triệu m2. Đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 455.000 căn, với tổng diện tích khoảng 22,700 triệu m2.
Với kết quả này, việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp chưa đáp ứng nhu cầu rất lớn cũng như yêu cầu đặt ra.
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Bộ Xây dựng đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH dành cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Bộ trưởng Xây dựng lên tiếng việc nhà ở xã hội ‘leo giá’ 21-25 triệu đồng/m2Đại biểu đặt vấn đề giá nhà ở xã hội đang ở mức rất cao trên 15 triệu đồng/m2, có nơi 21 - 25 triệu/m2 và chất vấn Bộ trưởng Xây dựng có thể đưa giá nhà ở xã hội về với khả năng của người có thu nhập thấp không?" alt="Dân chật vật mua nhà đề xuất sửa quy định về quỹ đất nhà ở xã hội " />Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ kể từ sau công cuộc Đổi mới. Tiếp tục tăng năng suất lao động trên nền tảng ứng dụng khoa học, công nghệ
Trong vòng 20 năm trở lại đây, Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với tốc độ từ 6-7%. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), từ năm 2002 đến 2018, GDP đầu người của Việt Nam tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019.
Tuy vậy, có một số liệu đáng lưu ý khi nhìn vào các chỉ số phát triển để dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Đó là năng suất lao động sơ bộ của người Việt năm 2019 vào khoảng 110,5 triệu đồng/lao động.
Báo cáo của tổ chức Năng suất châu Á (APO, 2019) cho thấy, năng suất lao động của người Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm. Con số này có nhích lên trong mấy năm gần đây (2016-2018) với mức tăng 5,7%/năm.
So sánh với các nước trong khu vực, tỷ lệ tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện cao hơn Singapore (1,42%/năm), Malaysia (2%/năm), Thái Lan (3,2%/năm), Indonesia (3,6%/năm), Philippines (4,4%/năm) và cao nhất trong khu vực ASEAN.
Khoảng cách về năng suất lao động trên mỗi lao động (màu đỏ) và trên mỗi giờ (màu xanh) của các nước so với Mỹ. Sơ đồ này cũng cho thấy mối tương quan về năng suất lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Số liệu: APO Tuy vậy, thống kê của APO cũng chỉ ra rằng, năng suất lao động tính theo PPP của người Việt vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Trung bình mỗi giờ, năng suất lao động của một người Việt Nam chỉ bằng 1/11,5 so với Singapore, 1/4,5 Malaysia, 1/2,5 Thái Lan, 1/2 Indonesia, 1/1,6 Philippines và thậm chí chỉ bằng 89% của Lào.
Sự tăng trưởng thần kỳ của Việt Nam thời gian qua là nhờ chiến lược phát triển thị trường, mở cửa nền kinh tế với thương mại quốc tế, thu hút mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phát triển nền tảng sản xuất và xuất khẩu.
Nhưng để tiếp tục phát triển, Việt Nam cần thoát khỏi chiến lược phát triển dựa vào lực lượng lao động giá rẻ, xuất khẩu dựa trên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, và chuyển trọng tâm phát triển vào tăng năng suất lao động. Trong đó, tăng trưởng năng suất do ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ sẽ là yếu tố tiên quyết để Việt Nam phát triển nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1985 - 2019. Số liệu: World Bank Theo Dự án “Đánh giá tác động đổi mới của công nghệ ở Việt Nam tới tăng trưởng năng suất GDP của các ngành kinh tế”, kết quả phân tích năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế giai đoạn 2000-2018 cho thấy, tăng trưởng sản lượng bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam là 3,3%.
Có nhiều yếu tố tác động tới sản lượng lao động, có thể kể tới như thâm dụng vốn, sự chuyển dịch lao động giữa các ngành, khả năng hấp thụ công nghệ, nỗ lực của doanh nghiệp đầu ngành trong việc ứng dụng công nghệ,...Trong đó, yếu tố hấp thụ công nghệ đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng, chiếm 1,8% trong tổng mức tăng 3.3% đó.
Báo cáo này cũng cho rằng, trong hơn 20 năm qua, nếu đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, phần lớn các doanh nghiệp Việt có thể tiến gần hơn tới mức tối ưu mà các doanh nghiệp hiệu quả nhất trong nền kinh tế có thể đạt được.
Đầu tư cho khoa học công nghệ: Hưởng thành quả phồn vinh 5-10 năm sau
Theo các chuyên gia, việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng sản lượng trên mỗi lao động. Việc áp dụng công nghệ là kênh quan trọng của tăng trưởng. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các công cụ chính sách hỗ trợ cải thiện năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế là việc đầu tư cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam vẫn còn thấp. Năm 2017, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam chỉ chiếm 0,5% GDP, thấp hơn nhiều so với 1,44% của Malaysia hay 0,8% của Thái Lan.
Việc áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ tác động mạnh tới năng suất lao động, từ đó tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt Mức đầu tư thấp cho R&D, từ cả khu vực nhà nước cũng như tư nhân, là vấn đề rất đáng quan tâm. Mức đầu tư thấp cùng với sự hoài nghi của các nhà đầu tư có thể xuất phát từ niềm tin rằng năng suất thu được từ việc áp dụng và sáng tạo công nghệ là không cao. Tác động trực tiếp và gián tiếp của đầu tư vào công nghệ ở Việt Nam đối với năng suất, GDP và tăng trưởng kinh tế hiện vẫn còn mang tính suy đoán.
Nghiên cứu của Bộ Khoa học & Công nghệ, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR-VNU) và trường đại học Queensland (Australia) đã chỉ ra rằng, việc tăng gấp đôi đầu tư cho R&D trong 1 năm có thể dẫn đến mức tăng trưởng GDP thực trên đầu người hàng năm là 1,8% trong giai đoạn 15 năm. Các tác động cao nhất sẽ được nhận thấy vào khoảng 5 đến 10 năm sau quá trình đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Nguồn vốn đầu tư cho R&D cũng sẽ tác động đến sự gia tăng tiêu dùng và tiền lương, chủ yếu do sự gia tăng thu nhập của lao động có kỹ năng và lao động phổ thông trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong 15 năm, sự gia tăng đầu tư cho R&D dẫn đến mức tiêu dùng tăng trung bình 2,51% và đầu tư toàn nền kinh tế tăng 2,48% hàng năm.
Nhìn chung, việc áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong 20-25 năm tới. Trên con đường đó, các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp ICT sẽ là những “đầu kéo” quan trọng, góp phần chuyển đổi số cho cả nền kinh tế Việt Nam.
Trọng Đạt
Tạo sức mạnh tổng hợp mới cho đất nước
Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản trị…, từng bước hình thành kinh tế số, xã hội số, chính phủ số,...
" alt="Cất cánh tới phồn vinh từ 'đường bay' khoa học công nghệ" />
- ·Soi kèo phạt góc Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
- ·Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài chưa được chấp thuận thu hồi 204ha đất
- ·Mối liên hệ giữa vòng eo và nguy cơ suy tim
- ·Biểu hiện cơn đau tim xuất hiện trước 1 tháng ở 71% bệnh nhân nữ
- ·Nhận định, soi kèo Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1: Khó cản chủ nhà
- ·Nhà sáng lập Ecopark kiến tạo tổ hợp khoáng nóng quy mô phía đông TP.HCM
- ·Bộ Khoa học & Công nghệ: Động đất ở Kon Tum chưa đến mức độ nghiêm trọng
- ·Bạn đọc ủng hộ 3 chị em mồ côi ở Hải Dương gần 100 triệu đồng
- ·Siêu máy tính dự đoán Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1
- ·Cứu sống bé trai 11 tháng tuổi nuốt cục pin vào thực quản