Vào thời điểm ra mắt, Ford không có tiếng tăm với hệ thống truyền động điện. Tuy nhiên, chiếc Escape đã được chứng minh về sự bền bỉ, mạnh mẽ khi chúng chạy tốt trong vai trò là những chiếc taxi ở thành phố New York.
Trong vòng một năm rưỡi đầu tiên, 18 chiếc Ford Escape hybrid đầu tiên từng được sản xuất đã đi được hơn 175.000 dặm (hơn 280.000 km) trên khắp các con đường của New York.
Chevrolet Suburban là một chiếc xe rất cứng cáp. Đừng ngạc nhiên nếu nó vẫn chạy hoàn hảo ngay cả sau 300.000 dặm (khoảng gần 500.000 km). Suburban là bảng tên tồn tại lâu nhất trong lịch sử ô tô, nó đã được sử dụng từ năm 1935.
Chevrolet Suburban. |
Thương hiệu này có lẽ là chiếc SUV duy nhất của GM từng vượt qua mốc 300.000 dặm. Nhiều chủ sở hữu xác nhận đã chạy chiếc xe này hơn 200.000 dặm ở ngoại ô. Thậm chí với những người chăm sóc tốt, chiếc SUV của họ còn có đồng hồ đã nhảy đến con số 300.000 dặm. Ngoài độ tin cậy cao, chiếc xe còn trông rất bắt mắt.
Năm này qua năm khác, Ford F-150 vẫn tiếp tục củng cố danh tiếng của mình trên thị trường xe bán tải. Trong nhiều năm, nó là phương tiện bán chạy nhất ở Mỹ. Hơn hết, F-150 được ca ngợi vì khả năng off-road đặc biệt, khả năng chuyên chở nặng và không gian rộng rãi trong cabin.
Ford F-150
|
Điều thú vị, mặc dù là một chiếc xe địa hình rất tốt, nhưng F-150 cũng rất mượt mà trên đường phố. Nhược điểm duy nhất là nó khá kén người sử dụng. Các báo cáo cho biết F-150 là một trong những phương tiện bị đánh cắp nhiều nhất ở Mỹ.
Là một chiếc SUV rất đáng tin cậy với nhiều phong cách, Lincoln Navigator sở hữu phiên bản nội thất thanh lịch nhất mà bạn có thể có được từ một chiếc SUV. Dưới mui xe, nó trang bị động cơ tăng áp kép V6 450 mã lực. Khối năng lượng đó được kết hợp với hộp số tự động 10 cấp, sau đó sẽ truyền sức mạnh đến hệ dẫn động cầu sau hoặc dẫn động tất cả các bánh.
Lincoln Navigator |
Bên trong cabin, xe có ba hàng ghế được cung cấp cho cả hình thức thông thường hoặc mở rộng. Theo tiêu chuẩn, chiếc SUV đi kèm ghế sưởi, nội thất gỗ xịn, bảng điều khiển số hóa và bánh xe 20 inch.
Ford đã đạt được thành công vang dội với F-Series. Với Ford Expedition, hãng đã cố gắng tạo lại công thức chiến thắng của họ lần này cho một chiếc SUV Mỹ đáng tin cậy.
Ford Expedition. |
Ford Expedition đã có mặt trên thị trường từ năm 1996. Trước phiên bản của năm 2009, chiếc xe vạm vỡ này có khả năng chứa tới 9 hành khách. Tuy nhiên, từ phiên bản năm 2009 trở đi, Ford Expedition đã không còn ghế một chỗ ngồi (bucket seats) ở hàng ghế trước nên hiện nó chỉ có tám ghế. Động cơ V8 được trang bị dưới mui xe là loại động cơ được sử dụng trên Lincoln Navigator.
Quân Hiếu(Theo Hotcars)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Danh sách được Hotcars lập dựa trên tiêu chí hàng đầu là sự cân bằng giữa hai yếu tố giá cả và chất lượng của những chiếc sedan. Đó đều là những cái tên quen thuộc với công chúng.
" alt=""/>5 chiếc xe vẫn bền bỉ ‘chiến đấu’ sau hơn 300.000 kmVề phần dân sự, bản án sơ thẩm buộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long phải bồi thường cho Bộ Y tế số tiền hơn 58 tỷ đồng.
Theo đánh giá của HĐXX, trong vụ án này, các bị cáo là cựu cán bộ Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long đã không báo cáo Bộ Y tế về số tiền hơn 3,8 triệu USD được giảm giá mà hạch toán trái pháp luật, che giấu số tiền phải trả lại cho Bộ Y tế. Đây là vụ lợi tập thể, các bị cáo có lỗi trực tiếp gây thiệt hại.
Việc Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long dùng tiền vào nhiều mục đích khác nhau (như chia cổ tức cho các cổ đông…), số tiền trên đã hòa vào hoạt động chung của công ty nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh từ đó đến nay.
Bản án sơ thẩm cho rằng, theo quy định của pháp luật, thiệt hại của pháp nhân gây ra thì pháp nhân phải bồi thường trước, sau đó pháp nhân có thể yêu cầu cá nhân gây thiệt hại phải hoàn trả số tiền trên cho Bộ Y tế.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long cũng có quyền yêu cầu các bị cáo, cá nhân liên quan hoàn trả lại tiền, nếu có tranh chấp, yêu cầu giải quyết trong vụ án dân sự khác.
" alt=""/>Cựu Chủ tịch Công ty Dược Cửu Long kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạtĐa phần các doanh nghiệp quy mô lớn hiện nay gần như đều đã và đang chuyển đổi số trong quá trình hoạt động và vận hành. Tuy nhiên, đại dịch khiến các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng hơn vào việc làm sao để tối ưu được chi phí.
“Thực tế, có sự dịch chuyển từ nền tảng số nước ngoài sang Make in Vietnam. Các nền tảng Make in Vietnam, ngoài việc hiểu rõ doanh nghiệp, tổ chức trong nước cần gì, còn có lợi thế rõ rệt về khả năng tùy chỉnh để thích ứng với các doanh nghiệp. Đồng thời, có đội ngũ hỗ trợ luôn sẵn sàng và chi phí thấp hơn nhiều so với nền tảng nước ngoài”, ông Hà Trung Kiên nhận xét.
Vị đại diện tập đoàn công nghệ G-Group cũng cho rằng, một trong những vấn đề nhiều doanh nghiệp trăn trở hiện nay là mức độ gắn kết của nhân sự trong tổ chức, đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Theo nghiên cứu của Deloitte, 87% doanh nghiệp gặp vấn đề về sự kém tương tác của nhân sự. Và theo nghiên cứu của Fobes, 71% nhân sự cảm thấy công việc của mình không tác động đến kết quả kinh doanh.
Vì thế, giải quyết được vấn đề tương tác của nhân viên trong tổ chức sẽ tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của tổ chức. “Dữ liệu của Gallup cho thấy, kết quả kinh doanh của 1 doanh nghiệp có thể tăng 22% nếu doanh nghiệp đó có tính gắn kết nội bộ cao. Còn theo University of Warwick, hiệu suất làm việc tăng 12% nếu như nhân sự cảm thấy hạnh phúc với công việc họ đang làm”, ông Hà Trung Kiên nêu dẫn chứng.
Đại diện G-Group khẳng định: Văn hóa chính là lời giải cho bài toán làm sao xây dựng 1 tổ chức gắn kết với nhau và có hiệu suất làm việc cao. Hai yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của 1 doanh nghiệp, tạo nên văn hóa doanh nghiệp chính là nhân sự và thông tin. Nếu nhân sự được coi là “xương sống” với doanh nghiệp thì thông tin là “mạch máu” lưu thông. Và nếu “mạch máu” này bị tắc nghẽn thì sẽ khiến doanh nghiệp “co giật” thậm chí là chết vì dòng chảy thông tin không được lưu thông và xử lý kịp thời.
Thách thức trên đã được nhiều doanh nghiệp, tổ chức nhận thức được, và vì thế họ đang sử dụng các nền tảng trả phí để giải quyết. Song thực tế, hiện đa phần doanh nghiệp đang sử dụng các công cụ giao tiếp phổ biến như Messenger, Zalo, Viber, WhatsApp, Skype, Telegram cho giao tiếp hàng ngày.
“Điều này dẫn đến là thông tin nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức rất dễ bị rò rỉ ra ngoài và nhân sự bị sao nhãng trong quá trình làm việc bởi những thứ bên ngoài tổ chức, dẫn đến đó, hiệu suất làm việc sẽ bị giảm”, ông Hà Trung Kiên nhận xét.
Mặt khác, không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng đủ nguồn tài chính để chi trả khoản chi phí sử dụng các nền tảng, công cụ tính phí của nước ngoài. Cụ thể như, chi phí dùng Microsoft Teams là hơn 3 USD/người/tháng, Workplace thì 4 USD/người/tháng với công ty, còn quy mô tập đoàn là 8 USD người/tháng, Slack khoảng hơn 6 USD/người/tháng.
Duy trì thông suốt “mạch máu” thông tin doanh nghiệp bằng nền tảng Việt
Là tập đoàn sở hữu 11 doanh nghiệp, trong quá trình phát triển, G-Group từng gặp vấn đề: mỗi công ty, thậm chí là mỗi phòng ban chọn dùng một nền tảng giao tiếp khác nhau, và khi triển khai công việc thì thông tin qua các tầng, nấc đã có sự sai khác.
Từ thực tế đó, để xây dựng được một tổ chức gắn kết, G-Group đã có hơn 3 năm sử dụng nền tảng nước ngoài Workplace làm nền tảng giao tiếp nội bộ và xây dựng văn hóa của doanh nghiệp mình. “Toàn bộ hoạt động kinh doanh điều hành đều thực hiện trên này và chúng tôi phải trả với mức giá 8 USD/người/tháng. Với quy mô nhân sự gần 5.000 người, một tháng chúng tôi phải chi trả 40.000 USD/ năm. Chi phí đó là quá lớn với 1 doanh nghiệp Việt Nam”, ông Hà Trung Kiên nói.
Xuất phát từ giải quyết vấn đề của doanh nghiệp mình, G-Group đã phát triển và cho ra mắt nền tảng giao tiếp Make in Vietnam GapoWork. Nền tảng này giúp nhân sự trong doanh nghiệp kết nối với nhau dễ dàng, gia tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, thông tin truyền tải tức thì dù bất kì ở đâu.
Sau 4 tháng sử dụng GapoWork, các doanh nghiệp, tổ chức và trường học đã có hơn 260.000 cuộc họp nhóm, hơn 890 triệu phút gọi và 12,5 triệu người tham gia. |
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã sử dụng nền tảng GapoWork để giao tiếp và quản lý công việc trong đơn vị.
Có thể kể đến một số trường hợp sử dụng như, với gần 3.000 nhân sự cùng 500 phòng giao dịch trên toàn quốc, đội ngũ của F88 có thể kết nối với nhau mọi lúc mọi nơi, cùng phối hợp nhịp nhàng, giúp tăng hiệu suất công việc. Hơn 1.000 nhân viên tại 120 cửa hàng trên khắp cả nước của Hoa Sen Việt Group, nhà phân phối các thương hiệu quốc tế như adidas, The Face Shop... cũng đã gắn kết hiệu quả nhờ các hoạt động truyền thông nội bộ cũng như lan tỏa được giá trị cốt lõi và ghi dấu ấn về văn hoá doanh nghiệp.
Với sự hỗ trợ của GapoWork, 10.000 y bác sĩ tham gia Mạng lưới thầy thuốc đồng hành đã thành công trong việc chăm sóc từ xa cho 373.096 bệnh nhân Covid-19, chiếm đến 42% số F0 cả nước. Hay với Edufit, tập đoàn giáo dục có 12 cơ sở, đã vận hành hệ thống nhà trường trên môi trường số hiệu quả, giúp công tác dạy và học đơn giản, nhanh chóng, chất lượng nhờ GapoWork.
Một lần nữa nhấn mạnh quan điểm coi thông tin là mạch máu của doanh nghiệp, đại diện G-Group nêu rõ: “Dòng chảy thông tin trong doanh nghiệp chiếm vai trò rất quan trọng và để đảm bảo dòng thông tin xuyên suốt, mượt mà với doanh nghiệp là một bài toán doanh nghiệp phải giải quyết để đạt được hiệu quả kinh doanh và tối ưu hiệu suất”.
Vân Anh
Với việc bổ sung 6 nền tảng số mới: MISA AMIS, Ubot Meeting, Ubot Invoice, Gapowork, Joboko và Vexere, hiện số nền tảng “Make in Vietnam” xuất sắc được đánh giá, chọn tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số là 24 nền tảng.
" alt=""/>Nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức duy trì thông suốt “mạch máu” thông tin