您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Hình ảnh đáng sợ của con người sau 25 năm làm việc tại nhà
NEWS2025-01-22 13:51:32【Bóng đá】4人已围观
简介Làm việc tại nhà đã trở thành xu hướng khi đại dịch Covid-19 bùng phát trong 4 tháng qua. Thay vì dậdự báo thời tiết tuần nàydự báo thời tiết tuần này、、
Làm việc tại nhà đã trở thành xu hướng khi đại dịch Covid-19 bùng phát trong 4 tháng qua. Thay vì dậy sớm để kịp chuyến xe đến công ty,ìnhảnhđángsợcủaconngườisaunămlàmviệctạinhàdự báo thời tiết tuần này chúng ta đã quen với việc sát giờ làm mới ra khỏi giường, ăn vội bữa sáng rồi bật máy tính, hoặc vừa làm vừa ăn.
Tóm lại, làm việc tại nhà khác xa cơ quan ngay từ những điều cơ bản nhất. Thay vì ngồi trên bàn, một số người làm việc trên giường ngủ hoặc ghế bành, đặt thức ăn kế bên để tiếp năng lượng rồi ngủ tại chỗ.
Điều đó cho thấy làm việc tại nhà khiến chúng ta ít vận động, di chuyển hơn. Nhiều người xem đó là sự thoải mái, nhưng nó sẽ mang đến tác động tiêu cực đến sức khỏe nếu cứ tiếp diễn trong thời gian dài.
Susan bị bệnh về mắt, khớp tay và béo phì do không tập thể dục trong suốt 25 năm làm việc tại nhà. Ảnh: DirectlyApply. |
Được tạo ra bởi một nhóm nhà tâm lý học lâm sàng và chuyên gia thể chất, Susan là mô hình của một người làm việc tại nhà trong 25 năm tới nếu không có chế độ đảm bảo sức khỏe hợp lý.
Về ngoại hình, đôi mắt của Susan mắc hội chứng thị giác máy tính (computer vision syndrome), xung quanh là quầng thâm rất đậm do nhìn vào màn hình máy tính suốt ngày.
Do không tập thể dục và ít di chuyển, Susan cũng bị béo phì. Việc thiếu vitamin D từ ánh nắng mặt trời khiến Susan rụng tóc, da dẻ nhợt nhạt. Theo website tìm việc DirectlyApply, gõ bàn phím trong thời gian dài khiến tay của Susan bị tật.
Những ảnh hưởng bên trong thậm chí còn tệ hơn. Trải qua thời gian dài không tiếp xúc với người khác có thể dẫn đến sự gia tăng hormone căng thẳng cortisol, làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, theo nhà tâm lý học lâm sàng Kate Brierton.
Làm việc tại nhà liên tục, không có chế độ giữ gìn sức khỏe khiến con người mắc nhiều bệnh nghiêm trọng. Ảnh: Pexels. |
Không thể rời khỏi công việc, nghĩa là thời gian làm việc lâu hơn khiến Susan mắc stress mạn tính, nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch và mạn tính khác.
Tất nhiên, tất cả chúng ta đều muốn dịch bệnh lắng xuống để cuộc sống trở lại bình thường. Một số công ty đã áp dụng chính sách làm việc tại nhà vĩnh viễn, và nếu không có chế độ đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, đó là những gì chúng ta sẽ gặp sau 25 năm nữa.
Để tránh những tác hại trên, các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên giúp cải thiện sức khỏe khi làm việc tại nhà.
Tiến sĩ Rachel M Allan, nhà tâm lý học tham vấn (chartered counselling psychologist) cho biết bám sát thói quen phù hợp với cuộc sống, năng suất làm việc và yêu cầu công việc là cần thiết để quản lý thời gian, duy trì sức khỏe cảm xúc khi làm việc từ xa. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian duy trì các mối quan hệ tích cực trong công việc.
Thường xuyên tập thể dục, cải thiện mối quan hệ trong công việc sẽ giúp chúng ta có sức khỏe tốt hơn khi làm việc tại nhà. Ảnh: DirectlyApply. |
Theo tiến sĩ Allan, một số mối quan hệ bắt nguồn từ những cuộc trò chuyện xã giao tại cơ quan, làm việc tại nhà đôi lúc sẽ yêu cầu chúng ta kết nối với họ. Việc dành thời gian phát triển các mối quan hệ ấy có thể cải thiện tinh thần, năng suất và cảm xúc trong công việc.
Quan trọng không kém là tập thể dục. Joe Mitton, huấn luyện viên cá nhân chia sẻ rằng tập yoga là giải pháp tốt nhất trong thời gian này bởi có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp do ngồi máy tính lâu.
Ngoài ra, hãy đảm bảo không gian làm việc tách khỏi những khu vực khác để tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nếu được, hãy dành thời gian rảnh rỗi để trò chuyện cùng bạn bè, đi dạo vòng quanh nhà hoặc tập các môn thể thao ưa thích.
Cuối cùng, hãy thường xuyên tương tác, trò chuyện với nhóm đồng nghiệp để có động lực làm việc hiệu quả hơn.
(Theo Zing)
Hình ảnh đáng sợ của người nghiện phim, lướt web 20 năm nữa
Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp tất cả những tác hại lên cơ thể của việc dành nhiều thời gian nhìn màn hình máy tính, TV và điện thoại.
很赞哦!(4583)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Persib Bandung vs Dewa United, 19h00 ngày 17/1: Giữ vững ngôi đầu
- Việt Nam có hơn 32.000 bài báo quốc tế được công bố năm 2020
- Hot girl Hàn Quốc phẫu thuật thẩm mỹ toàn cơ thể
- Sao Việt check in ‘siêu ảo’ bên cây măng Noel độc đáo
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Aston Villa, 0h30 ngày 19/1: Bám đuổi ngôi đầu
- Trại hè trăm triệu đồng hấp dẫn phụ huynh
- Lời khai về chiếc Porsche Panamera trong vụ đánh bạc nghìn tỷ ở Hà Nội
- Lời chúc Giáng sinh bằng tiếng Anh ngọt ngào tặng người thân yêu 2020
- Nhận định, soi kèo Eyupspor vs Alanyaspor, 23h00 ngày 19/1: Sức mạnh tân binh
- Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên 'là nguyện vọng của nhà giáo'
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Reims vs Le Havre, 23h15 ngày 19/1: Chìm trong khủng hoảng
- Đặc biệt, khán giả tới xem cũng là những người đầu tiên “xông đất” sân khấu Cung hữu nghị Việt Xô tại khán phòng tuyệt đẹp, lộng lẫy từ âm nhạc, ánh sáng, ngoại cảnh và những câu chuyện âm nhạc mà các nghệ sĩ kể trên sân khấu mùa thu này.
Ca sĩ Lệ Quyên tại đêm nhạc "Thu hát cho người". Nhà sản xuất, đạo diễn Vạn Nguyễn cho biết, đây không chỉ là buổi biểu diễn đầu tiên kể từ khi sân khấu ca nhạc Cung hữu nghị Việt Xô được mở cửa trở lại, đó còn là đêm diễn đầu tiên của Vạn Show hội ngộ cùng khán giả tại nơi này sau một năm chờ đợi.
Trong hơn 20 ca khúc, Bằng Kiều và Lệ Quyên đã trải lòng cùng khán giả bằng những cảm xúc ngọt ngào. Lệ Quyên thổn thức với Khúc cho tình nhân, Nếu em được lựa chọn, Thành phố buồn, Nhớ về Hà Nội, Nỗi đau ngự trị, Tình lỡ.
Bằng Kiều với giọng hát cao vút thể hiện liên khúc Cánh hồng phai - Tình như lá bay xa, Thu hát cho người - Tình bơ vơ - Bản tình cuối và sâu lắng cùng Lệ Quyên qua những tình khúc sánh đôi như Để nhớ một thời ta đã yêu, Lâu đài tình ái…
Bằng Kiều song ca cùng nghệ sĩ trẻ. Đêm nhạc còn hội tụ những giọng ca trẻ đầy cảm xúc góp phần tạo nên những âm sắc trữ tình, sưởi ấm trái tim và xúc cảm khán giả bằng tiếng hát và âm nhạc như Bảo Trâm, Lê Việt Anh, Phạm Quốc Huy và phần dẫn dắt ngọt ngào của MC Mỹ Lan.
Bên cạnh đó, đêm nhạc “Thu hát cho người” còn để lại ấn tượng đẹp với khán giả trong phong cách thiết kế không gian thu trong mát dịu ngọt.
Những giọng ca trẻ đầy cảm xúc trong đêm nhạc. Tất cả đã tạo nên một đêm nhạc đầy cảm xúc, chiếm trọn trái tim khán giả.
Cô bé 11 tuổi tổn thương vì bị bao bọc thái quá, òa khóc vì sợ mẹ giận
Cô bé Thảo My ví mình như chú bướm, được cái kén gia đình bảo vệ quá nghiêm ngặt nên không thể phát triển theo cách của mình được.
">Đêm nhạc 'Thu hát cho người' gây thương nhớ cho khán giả
Cô bé Lily-Rae bên mẹ (Ảnh: DM).
Để giúp Lily-Rae có những ký ức tươi đẹp nhất trước khi thị lực bị sụt giảm nặng nề, gia đình cô bé đã thực hiện một chiến dịch gây quỹ, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng. Mục đích của việc gây quỹ nhằm giúp Lily-Rae sớm thực hiện được một số việc muốn làm, khi thị lực của cô bé vẫn còn đủ để trải nghiệm.
Ngay khi biết tới câu chuyện của Lily-Rae, nữ diễn viên phim Titanic- Kate Winslet - đã góp phần giúp cô bé thực hiện những điều ước. Kate Winslet đã thu xếp để Lily-Rae và mẹ của cô bé có chuyến hành trình từ Nottingham tới khu kịch nghệ nổi tiếng ở London, để cùng cô xem kịch. Hai bên đã có cuộc gặp gỡ rất vui vẻ.
Lily-Rae bày tỏ sự biết ơn dành cho nữ diễn viên Kate Winslet và khoản quyên góp 5.000 bảng (gần 160 triệu đồng) của cô. Người đẹp của phim Titanicđã giúp cô bé Lily-Rae nhanh chóng thực hiện được những trải nghiệm mong muốn, như nhìn ngắm bắc cực quang hay đến thăm công viên safari.
Hiện tại, Lily-Rae đã biết cách sử dụng chữ nổi để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình học tập của mình. Cô bé đã thực hiện một tấm thiệp cảm ơn nữ diễn viên Kate Winslet với những nội dung được viết bằng chữ nổi. Đi kèm với tấm thiệp, Lily-Rae gửi tặng nữ diễn viên Kate Winslet bảng chữ cái nổi để cô có thể tự "dịch" nội dung viết trong tấm thiệp.
Thông qua sự quyên góp của cộng đồng, gia đình Lily-Rae đã nhận được hơn 10.000 bảng (hơn 320 triệu đồng).
Đầu năm nay, gia đình đã đưa cô bé tới Phần Lan để được nhìn ngắm bắc cực quang. Hiện tại, gia đình chuẩn bị đưa cô bé tới Paris (Pháp) để nhìn ngắm tháp Eiffel. Sau cùng, họ sẽ đưa Lily-Rae tới Kenya để tham quan công viên safari.
Bà Emma Merchant - mẹ của Lily-Rae - đang làm nhiều công việc một lúc để có thể chu cấp cho gia đình. Bà bày tỏ sự biết ơn đối với cộng đồng đã hào phóng quyên góp, để gia đình bà có điều kiện mang đến cho con gái những trải nghiệm mà cô bé ao ước.
Theo bà Emma, Lily-Rae đang đối diện với thực tế một cách rất bình tĩnh và mạnh mẽ. Gia đình bà đang sống trong sự trân quý thời gian hết mức và luôn quan tâm những trải nghiệm của Lily-Rae.
Gia đình nhận ra vấn đề thị lực của Lily-Rae từ khi cô bé mới 5 tuổi. Khi đi học, Lily-Rae đã luôn gặp khó khăn trong việc đọc. Sau quá trình theo dõi, đến cuối năm 2023, cô bé được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh Stargardt. Tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này vào khoảng 1/10.000 người.
Hiện tại, Lily-Rae chỉ có thể nhìn được người và vật ở trong khoảng cách 1,8m. Muốn đọc được chữ trên laptop, cô bé phải sử dụng cỡ chữ 64.
Chia sẻ với truyền thông về suy nghĩ của bản thân khi đối diện với bệnh tật, Lily-Rae cho biết cô sẽ sống thật mạnh mẽ và không nản lòng: "Nếu có điều gì khiến cháu cảm thấy bản thân bất ổn, đó không phải là căn bệnh Stargardt này. Cháu sẽ không nhìn nhận bản thân như một người tàn tật, bị mất đi năng lực kiểm soát cuộc sống của bản thân.
Cháu cũng hy vọng không ai nhìn nhận cháu như một người tàn tật. Gia đình và cháu lựa chọn nhìn nhận sự việc này như một bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời, từ đây cháu sẽ phải tìm ra những khả năng mới, những hướng đi mới cho bản thân. Khi không thể thay đổi được sự việc, chúng ta có thể thay đổi cách nhìn nhận của bản thân về sự việc".
">Nghị lực sống của nữ sinh mất dần thị lực ở tuổi 12
Austin Russell từng bỏ học ĐH Stanford Hôm 3/12, Công ty công nghệ Luminar – doanh nghiệp do Russell thành lập năm 17 tuổi chuyên sản xuất cảm biến laser cho ô tô – đã ra mắt trên thị trường chứng khoán với tư cách một công ty đại chúng.
Theo thời báo phố Wall, công ty hiện có giá trị thị trường khoảng 7,8 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu tăng gần 28%.
Đối với Russell, việc chào bán công khai thành công đồng nghĩa với việc 104,7 triệu cổ phiếu của anh trị giá 2,4 tỷ USD vào cuối phiên giao dịch hôm 3/12. Theo Forbes, chàng trai 25 tuổi đã trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất và mới nhất thế giới.
Nói về thành tựu mới này, tỷ phú trẻ tuổi cho biết con đường đi đến thành công của anh không hề dễ dàng.
“Nó cực kỳ dữ dội, mệt mỏi…”. Anh nói thêm rằng việc đưa công ty ra mắt công chúng cũng là một “phần thưởng tuyệt vời”.
“Tôi vẫn còn khá trẻ, nhưng đã có nhiều máu, mồ hôi và nước mắt phải rơi xuống. Tôi cũng may mắn khi giữ lại được một lượng cổ phiếu đủ tốt” – anh chia sẻ.
Chia sẻ với CNBC, anh nói rằng sự thành công của công ty anh không có gì đáng ngạc nhiên vì nó luôn là mục tiêu. “Chúng tôi thành lập công ty để trở thành một doanh nghiệp bền vững lâu dài và tạo sức mạnh cho một tương lai tự động của tất cả các nhà sản xuất ô tô”.
Russell thành lập Luminar vào năm 2012 sau khi bỏ học ĐH Stanford – nơi anh đang theo học ngành Vật lý. Sau khi bỏ học, anh nhận học bổng Thiel từ người đồng sáng lập PayPal – Peter Thiel số tiền 100.000 USD dành cho những người trẻ bỏ học đại học để theo đuổi ước mơ của mình.
Bằng việc thành lập công ty, Russell tập trung khả năng của mình vào công nghệ lidar, sử dụng cảm biến laze phản xạ lại các vật thể để cung cấp cho các phương tiện góc nhìn 3 chiều về khung cảnh xung quanh.
Về mục tiêu tương lai của mình, anh chia sẻ với Forbes rằng anh hi vọng công nghệ sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về an toàn giao thông đường bộ.
5 lời khuyên của tỷ phú kim cương cho người trẻ
Tỷ phú kim cương Fred Mouawad, đồng sở hữu công ty nữ trang Mouawad (Thuỵ Sĩ) đã có những chia sẻ với người trẻ về cách làm việc hiệu quả trong một bài viết mới đây.
">Chàng trai trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới ở tuổi 25
Siêu máy tính dự đoán Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1
- Cách đây một ngày, trên một số diễn đàn của sinh viên, học sinh ở Hà Nội, thông tin trường Đại học Hà Nội tăng học phí gây xôn xao.
Hoàng Hải, sinh viên năm thứ hai khoa Công nghệ thông tin, nói biết tin qua trang quản lý và đào tạo của nhà trường. Học phí năm học 2024-2025 sẽ khoảng 720.000-1,49 triệu đồng/tín chỉ, tăng 9-11% so với hiện tại. Mức này áp dụng với sinh viên các khóa tuyển sinh từ năm 2022 (khóa 22).
Số tiền học phí của Hải năm tới sẽ lên 33 triệu đồng, tăng ba triệu. Nam sinh lo lắng đây trở thành gánh nặng với bố mẹ vì ba chị em trong nhà đều đang đi học.
Theo Hải, khi tư vấn tuyển sinh năm 2022, trường cam kết giữ nguyên học phí suốt bốn năm học, ở tất cả ngành. "Em rất bức xúc vì trường không làm đúng cam kết", Hải nói.
Nhiều sinh viên khác cũng bất ngờ. Theo Thanh Ngân, sinh viên năm thứ hai khoa Ngôn ngữ Trung, việc trường tăng học phí được bạn bè quan tâm, bàn luận trong các giờ học.
Khi đỗ vào trường, Ngân ước tính học phí bốn năm khoảng 120-135 triệu đồng. Xác định trường có thể tăng nhưng em không nghĩ tới 10%. Hơn nữa, việc này không công bằng khi khóa trước đó được áp dụng mức cũ 480.000 đồng/tín chỉ.
Trong khi, Trần Tuấn Kiệt, sinh viên ngành Ngôn ngữ Italy, nói bất lực và cảm thấy bị lừa. Nam sinh cho biết đăng ký vào trường là vì nghĩ học phí hợp lý.
Đặng Hoàng Hà, ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha, cho biết sinh viên trong trường đang lấy ý kiến, kiến nghị trường thực hiện đúng cam kết về học phí.
Thế nhưng, chuyện ông Cao Thanh Mỹ (62 tuổi, ngụ Quận 7, TP. HCM), bỏ nhà mặt phố để ra sống nơi gầm cầu Bà Bướm (Quận 7) thực sự khiến nhiều người khó hiểu.
Những vật dụng giản đơn của ông Mỹ để phục vụ cho cuộc sống dưới gầm cầu. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Bỏ nhà phố để ở gầm cầu
“Cơ ngơi dưỡng già” của ông Mỹ cách vị trí chị Thúy neo đậu chiếc ghe cũ kỹ không xa. Đó là một tấm ván lớn được ông trải dưới nền đất, bên trên là cầu Bà Bướm. Mỗi lần có xe di chuyển trên cầu, “mái nhà” của ông rung lên bần bật.
Dù trời mưa lất phất, hơi lạnh bốc ra từ những mảng xi măng dưới gầm cầu khiến chúng tôi run lên liên hồi, ông vẫn mình trần trùng trục, ngồi võng đung đưa.
Từ khi chị Thúy và chồng neo ghe tại đây đã thấy chiếc ghe chài nhỏ của ông Mỹ tấp gọn gàng dưới gầm cầu này. Ông có mái tóc dài, lượn sóng đặc vị nghệ sĩ nhưng lại xuề xòa, chân chất đến lạ. Thấy chúng tôi, ông vẫy tay, gọi vào uống nước, tránh mưa.
Chị Thúy nói, ở đây, vợ chồng chị chỉ có ông Mỹ là lối xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Nghe vậy, ông cười lớn nói: “Tao cũng như bay, ăn nhờ ở đậu gầm cầu cả. Tối lửa tắt đèn có nhau gì chứ”.
Thực ra, ông có nhà cửa khang trang ngoài mặt phố ở Quận 7. Ông Mỹ cũng không phải gốc là dân chài lưới hay ôm mộng chim trời cá nước làm kế mưu sinh. Ông ra gầm cầu ít người qua lại này tá túc là vì cái sở thích kỳ lạ của mình.
“Trước đây, tôi làm tài xế cho hãng phim nổi tiếng. Lúc đoàn phim thiếu diễn viên, thấy tôi hợp vai nào, họ lôi tôi vào đóng luôn. Thế mà cũng có cảnh lên phim, tôi trở thành diễn viên nghiệp dư. Lúc trẻ lo làm, tích góp mua được nhà cửa, cưới vợ sinh con, giờ tôi giao nhà lại cho vợ con rồi ra đây ở”, ông Mỹ nói.
Cái lý do ông bỏ nhà cao cửa rộng, cuộc sống tiện nghi để chui rúc dưới gầm cầu, sống cùng chuột bọ cũng khiến chúng tôi bất ngờ. Hỏi mãi, cuối cùng ông cũng tiết lộ. Ông ra đây ở vì sợ… chết.
Ông nói, ở nhà hoài chán, không làm gì người cứ tăng cân không kìm được. Nếu cứ như thế, ông sợ một ngày nào đó sẽ lâm bệnh mà chết.
“Tính tôi thích đi lại, không quen ngồi một chỗ. Ở nhà tù túng, quanh đi quẩn lại chỉ 4 bức tường. Cứ thế sớm muộn tôi cũng lâm bệnh mà chết. Tôi quyết định bỏ nhà, ra gầm cầu này sống như thổ dân. Ai khuyên can, chửi bới gì tôi cũng mặc”, ông Mỹ kể thêm.
Vui thú tiêu dao
Chiếc thuyền câu, phương tiện giúp ông Mỹ vui hưởng thú tiêu dao của mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Để chuẩn bị cho cuộc sống dưới gầm cầu, ông Mỹ mua lại một ghe đánh cá nhỏ rồi cuốn theo mấy bộ đồ cũ xuôi theo dòng nước ra phía cầu Bà Bướm. Ngày nắng đẹp, ông chèo ghe rong ruổi theo con nước đánh bắt cá tôm. Ngày mưa gió, ông chui vào ghe nằm...
Ông nói, chiếc ghe không phải là phương tiện mưu sinh mà là công cụ giúp ông chạm đến cuộc sống an nhiên tự tại. Ông câu cá, chài lưới không cưỡng cầu được, mất. Có cá, ông có thêm miếng ăn ngon. Về tay không, ông ăn cơm với rau dại chấm muối…
Chị Thúy nói, ban ngày, ông Mỹ cứ mình trần lủi thủi trên ghe, thả trôi theo dòng nước. Ông lang thang đây đó trên sông ngắm chỗ này, “nghiên cứu” chỗ nọ. Chiều xuống, ông bơi thuyền về đậu dưới gầm cầu Bà Bướm.
“Hôm có nhiều cá tôm, ông chia lại cho tôi và những người lao động nghèo khác. Ông không bán bao giờ, thấy ai khổ ông còn mua gạo đem đến biếu. Ở đây, ai cũng thương ông ấy cả. Cháu, con ông cũng hay đến gầm cầu thăm ông đòi ông về nhưng ông không chịu”, chị Thúy kể.
Ông Mỹ một mình sống dưới gầm cầu nhưng chưa bao giờ bệnh. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Quanh năm mình trần, ngủ gầm cầu ẩm thấp vậy mà ông Mỹ chưa hề một lần bệnh tật. Ở tuổi 62, ông vạm vỡ và vô cùng lạc quan. Ông bảo, người ta chê gầm cầu chứ ông thấy ở gầm cầu sướng hơn ở phòng máy lạnh.
“Như vậy là tôi sống cùng thiên nhiên, vạn vật. Đêm nằm nghe tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nghe tiếng xe chạy trên đầu, cảm nhận được những khối bê tông rung lên bần bật mỗi khi xe chạy qua… Cuộc sống cứ thế chầm chậm trôi qua. Tôi thấy an nhiên hơn là vào sống trong kia, nơi đèn điện sáng lòa mà ngột ngạt, bon chen quá”, ông Mỹ nói.
Mải nói chuyện, ông không nghe tiếng gió rít qua kẽ xi măng báo hiệu cơn mưa lớn sắp ập đến. Thấy chúng tôi có vẻ lạnh, ông cười xòa bảo sức khỏe thanh niên bây giờ kém hơn xưa nhiều.
Nói xong, ông xếp thêm mấy cây củi khô vào ngọn lửa để sưởi ấm, chống muỗi mòng. Trời nhá nhem tối, ông bật chiếc đèn chiếu sáng bằng ắc quy rồi lôi ra những bức ảnh đen trắng ghi lại kỷ niệm thời ông đi đóng phim khoe khách lạ.
Cuối cùng, ông lôi từ trên thanh dầm gầm cầu chiếc ipad cũ mèm để gọi điện trò chuyện với đứa cháu ngoại. Ông kể, cháu ngoại còn nhỏ nhưng thương ông nhất. Ngày ông rời nhà ra gầm cầu sống, nó cứ khóc hoài rồi đòi “ngoại về nhà chơi với con”. Mấy nay mưa bão, ông chưa về thăm cháu được nên đành trò chuyện từ xa.
Ông nói: “Nhiều người cứ nghĩ phải ở nhà to, nhà rộng rồi lao thân đi kiếm thật nhiều tiền để phục vụ cho mơ ước của mình. Tôi lại thấy ở đâu cũng vậy miễn sao mình thấy vui là được. Như tôi bây giờ, tôi thấy mình sống rất vui và thi vị”.
Gầm cầu Sài Gòn: Chốn 'sám hối' của anh ra tù, 'bến đợi' của chị xa quê
Dưới gầm một số cây cầu tại TP.HCM là cuộc sống của những phận đời với nhiều hoàn cảnh trái ngược.
">Người đàn ông bỏ nhà Sài Gòn ra sống gầm cầu: Ở đây sướng hơn phòng máy lạnh
Từ một máy đầu tiên tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú (TP.HCM), không lâu sau hàng trăm máy "ATM gạo" khác cũng được đặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để giúp đỡ người nghèo và khó khăn trong thời điểm cách ly xã hội.
4 nhân vật, mỗi người một lĩnh vực, một câu chuyện. Nhưng họ đều có một điểm chung là luôn tràn đầy năng lượng sống, sự quyết tâm nỗ lực bền bỉ, tính sáng tạo; là những trí óc và trái tim tử tế đầy nhân ái sẻ chia.
Những hành động dù có thể nhỏ bé, nhưng với tinh thần lớn đầy phi thường đó đã tạo nên sức lan tỏa tích cực mạnh mẽ đến cộng đồng, đến chính những người làm báo như chúng tôi. Để chúng ta lại tiếp tục cố gắng, tiếp tục tin tưởng rằng những điều tử tế sẽ luôn được nuôi dưỡng, luôn được nối dài trong mọi hoàn cảnh, dù gian khó.
VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020
Bốn nhân vật truyền cảm hứng của năm 2020 do độc giả VietNamNet bình chọn đã được vinh danh vào tối nay (ngày 18/12) tại lễ kỷ niệm 23 năm thành lập báo.
">Năm mới 2021 và hành trình kiên định những câu chuyện tử tế