Vốn là ngân hàng có lượng người sở hữu thẻ đông đảo tại Hà Nội, chủ thẻ ngân hàng Shinhan giờ đây đã có thể rút tiền mặt tại cây ATM mà không cần dùng đến thẻ ngân hàng. Chị Trần Thị Thiên Thanh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phấn khởi nói: “Đó giờ nghe báo chí nói rút tiền ở cây ATM dễ bị sao chụp, đánh cắp thông tin thẻ, nên mỗi lần cần phải rút tiền là mình lại lo sợ nhìn trước ngó sau. Mà giờ chuyển sang dùng Samsung Pay, mình chỉ cần để điện thoại lại gần cây ATM của ngân hàng Shinhan là đã có thể rút tiền mặt dễ dàng như đang dùng thẻ vật lý, an tâm hơn rất nhiều”.
Anh Hoàng Mạnh Tùng, Quận Phú Nhuận, TP. HCM vui vẻ cho biết: “Chẳng cần mất thời gian tìm bóp tiền mỗi khi hội bạn rủ đi ăn bất ngờ nữa. Chỉ cần chiếc điện thoại bên mình là ổn, vừa gọn nhẹ, vừa có thể thanh toán hóa đơn nhà hàng, cà phê nhanh gọn. Hơn nữa tôi khá thích tính năng quản lý thẻ của Samsung Pay, chẳng cần phải mang theo một xấp thẻ thành viên bên người mà vẫn có thể tích điểm, hưởng ưu đãi dễ dàng”.
Tại Việt Nam, đã có 15 ngân hàng và 3 tổ chức chuyển mạch thẻ tham gia vào mạng lưới thanh toán di động Samsung Pay, chiếm 75% thị trường thẻ thanh toán nội địa. |
Không chỉ thanh toán tiện lợi bằng ứng dụng Samsung Pay trên điện thoại, hiện nay người dùng đã có thể thanh toán thời thượng một chạm với đồng hồ thông minh Gear S3. Chỉ cần kết nối đồng hồ với điện thoại Samsung thông qua ứng dụng Samsung Pay, việc thanh toán bằng Gear S3 sẽ nhanh chóng và dễ dàng như thanh toán bằng điện thoại.
“Mỗi lần muốn săn đồ giảm giá là lại lo sợ chen lấn, đánh rơi ví tiền hay có người lấy trộm nên mình đành bỏ qua. Nhưng từ hồi biết được khả năng thanh toán di động cũng được áp dụng trên chiếc đồng hồ Gear S3 của mình, việc đi mua sắm đã thoải mái hơn rất nhiều. Chẳng vướng túi xách hay ví tiền, tất cả những gì mình cần là chiếc Gear S3 trên tay. Vừa thanh toán nhanh chóng và an toàn, mình lại còn có thể dễ dàng quản lý thời gian của bản thân”. Đây là chia sẻ của chị Trần Thụy Thùy Nga, TP. Cần Thơ về trải nghiệm sử dụng thanh toán di động bằng đồng hồ thông minh Gear S3.
Cửa hàng bán lẻ không nằm ngoài cuộc chơi
Sử dụng công nghệ “truyền dữ liệu an toàn qua từ tính” (MST) và công nghệ “giao tiếp không dây tầm gần” (NFC), Samsung Pay hoạt động với hầu hết các máy quẹt thẻ (POS). Điều này đặc biệt phù hợp với hạ tầng thanh toán thẻ tại Việt Nam khi 98% máy quẹt thẻ sử dụng công nghệ từ tính MST. Chính vì vậy, điều này mang lại rất nhiều cơ hội cho các cửa hàng bán lẻ, không cần đầu tư/ nâng cấp các thiết bị để phục vụ nhu cầu thanh toán di động của khách hàng.
Chị Minh Hạnh, chủ cửa hàng thời trang tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kể: “Từ hồi khách hàng chuyển sang thanh toán bằng Samsung Pay, việc kiểm soát doanh thu dễ dàng hơn hẳn, do mọi thứ đã hiện sẵn trên hệ thống. Năm 2018 này, Samsung Pay đã kết hợp với 15 ngân hàng nên rất thuận tiện cho cả khách hàng và cửa hàng trong việc thanh toán. Hơn nữa, việc thống kê tài chính cuối ngày cũng đỡ mất thời gian, công sức, cũng an toàn hơn do không phải để một lượng lớn tiền mặt tại cửa hàng”.
Đồng quan điểm với chị Hạnh, anh Huy Bình, chủ một quán cà phê tại Quận 3, TP. HCM chia sẻ: “Quán cà phê nên lúc nào cũng cần tiển lẻ để trả lại cho khách hàng. Nhiều khi khách hàng toàn đưa tiền mệnh giá lớn, mình không có đủ tiền lẻ để trả lại, phải chạy đi đổi tiền nên khách hàng họ cũng không vui. Từ khi khách hàng chuyển sang thanh toán bằng Samsung Pay, mình chẳng cần lo lắng kiếm tiền lẻ nữa. Việc áp dụng thêm mấy chương trình khuyến mãi qua thẻ thành viên cho khách hàng cũng thuận tiện hơn do họ đã có thể tích hợp vào điện thoại dễ dàng”.
Samsung Pay vận hành trên 3 ưu điểm chính là đơn giản, an toàn vả tiện dụng. Để thanh toán, người dùng chỉ cần vuốt lên từ cạnh dưới màn hình điện thoại, chọn phương pháp xác thực và đưa điện thoại đến gần các máy quẹt thẻ (POS). Việc thanh toán cực kỳ an toàn với 3 tầng bảo mật của Samsung Pay: tokenization, Samsung KNOX và các phương pháp xác thực sinh trắc học (quét vân tay, quét mống mắt) hoặc mã PIN. Samsung Pay còn tiện dụng ở chỗ nó hoạt động tốt với các máy quẹt thẻ sử dụng công nghệ NFC và MST, giúp người dùng có thể thanh toán di động ở mọi nơi có trang bị máy POS. |
Minh Nguyễn (tổng hợp)
" alt=""/>Giới trẻ đang thay đổi thói quen thanh toán như thế nào?Từ điện thoại di động đến điện thoại thông minh.
Quay về những năm đầu tiên của thập niên 90, đây là thời điểm những thiết bị di động bắt đầu phát triển và thông dụng. Tại thời điểm đó, Motorola chính là thương hiệu chiếm lĩnh thị trường di động, họ cũng là thương hiệu đầu tiên thương mại hóa điện thoại di động bằng chiếc Motorola DynaTac vào năm 1984.
Chiếc điện thoại cục gạch theo đúng nghĩa. |
Đến năm 1994, thương hiệu này đã bán được gần 17 triệu thiết bị. Xếp sau Motorola chính là hai cái tên quen thuộc Nokia với 11,3 triệu máy và Nec với gần 4 triệu máy. Nhưng sang đầu năm 1997, thị trường điện thoại di động trở nên sôi động hơn với các tên tuổi mới như Panasonic, Alcatel và Samsung. Đây cũng là năm đánh dấu việc Nokia vượt qua Motorola để lần đầu tiên trở thành nhà sản xuất di động lớn nhất thế giới, Motorola, Panasonic, Alcatel và Samsung lần lượt xếp sau.
Năm 2001 đánh dấu sự góp mặt của hai thương hiệu đến từ châu Á là LG và Sony Ericsson. Trong khi đó, 3 cái tên dẫn dầu vẫn không có sự thay đổi là Nokia, Motorola, Samsung.
Sony Ericsson đã thay đổi thị trường điện thoại. |
Đến năm 2007, Motorola không thể duy trì phong độ và bị Samsung lẫn LG vượt mặt. Trái lại, Nokia vẫn là thương hiệu độc tôn. Ngoài ra, đây cũng là năm Apple trình làng iPhone đầu tiên, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên công nghệ mới.
" alt=""/>Thị trường di động toàn cầu đã thay đổi thế nào sau gần 30 năm